nuôi lươn trong bể xi măng hiệu quả thế nào bà con nhỉ

  • Thread starter nongdan-nghean@
  • Ngày gửi
bà con ai đã từng nuôi lươn tron bệ ximang chưa ,minh doc nhiều thông tin nhưng chưa thấy một thông tin nào báo cáo cụ thẻ năng suất của mô hình xin anh em chỉ jum với
 


em cũng đang muốn hỏi điều giông bác , ai đã nuôi chỉ giúp bọn đàn em với.
 
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%"><TBODY><TR height=29><TD style="BACKGROUND-IMAGE: url(/wps/skins/html/SoNongNghiep_HotNews/images/tnb1.jpg); BACKGROUND-REPEAT: no-repeat" width=23></TD><TD style="BACKGROUND-IMAGE: url(/wps/skins/html/SoNongNghiep_HotNews/images/tnb2.jpg); BACKGROUND-REPEAT: repeat-x" width=1>Thủy sản
</TD><TD style="BACKGROUND-IMAGE: url(/wps/skins/html/SoNongNghiep_HotNews/images/tnb2.jpg); BACKGROUND-REPEAT: repeat-x" width=* height=29> http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/.../chuyentranggiong/thuysan/mohinhnuoiluoncaosu</TD><TD style="BACKGROUND-IMAGE: url(/wps/skins/html/SoNongNghiep_HotNews/images/tnb3.jpg); BACKGROUND-REPEAT: no-repeat" width=4 height=30></TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=0><TBODY><TR><TD>
arr_m.jpg
Mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su (15/12/2010)

</TD></TR><TR><TD align=top>
nuoiluonanbinh.jpg

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Xã An Bình huyện Thoại Sơn là một xã khó khăn, chủ yếu là canh tác nông nghiệp. Trước tình hình đó, các cấp lãnh đạo đã nghiên cứu nhiều đề tài nhằm thúc đẩy nền kinh tế của xã. Dự án Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp - phát triển nông nghiệp bền vững tại xã An Bình đã được triển khai, trong đó có mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su cũng được thực hiện trên địa bàn xã này.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p style="MARGIN: 0px; LINE-HEIGHT: normal" align="justify"></o:p>[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nuôi lươn đồng tuy dễ nhưng nếu người nuôi không nắm bắt được kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế mang lại không cao thậm chí còn thua lỗ. [/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Chính vì lý do đó, Trung tâm khuyến nông An Giang đã làm thí điểm mô hình mẫu trên địa bàn xã. Nguồn kinh phí từ Dự án An Bình, để người dân làm theo đó, góp phần giúp người dân tăng thêm thu nhập cho gia đình.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Mô hình trình diễn trên được thực hiện tại hộ chú Nguyễn Hoàng Sơn, cư ngụ tại ấp Sơn Hiệp. Với thời gian nuôi 06 tháng, chú Sơn đã thu lãi hơn sáu triệu đồng. Sau đây là bảng hoạch toán kinh tế từ mô hình này.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]- Con giống: 1.200 con X 1.000 đồng/con = 1.200.000 đồng[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]- [/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thức ăn: 260 kg X 3.000 đồng/kg = 780.000 đồng[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]<o:p style="MARGIN: 0px; LINE-HEIGHT: normal" align="justify">- </o:p>[/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Chi phí làm bể: 1.500.000 đồng[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]- [/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Chi phí khác (thuốc, thay nước,...): 500.000 đồng[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]- [/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tổng chi: 3.980.000 đồng[/FONT]
- [FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tồng thu: 200 kg X 50.000 đồng = 10.000.000 đồng[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]- [/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Lợi nhuận từ mô hình: 6.020.000 đồng[/FONT]


Ngô Tuấn Tính
Trung tâm Khuyến nông An Giang


</TD></TR></TBODY></TABLE>
---------------
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=0><TBODY><TR><TD>http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/...e/chuyentranggiong/thuysan/lopdaynghenuoiluon

arr_m.jpg
Lớp dạy nghề nuôi lươn (12/09/2010)

</TD></TR><TR><TD align=top>
nuoiluonchohongheo.jpg

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nhằm giúp bà con nông dân, đặc biệt là nông dân thuộc đối tượng nghèo có thêm kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi thuỷ sản, n[/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]gày 06/9/2010, tại ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, An Giang, Trung tâm Khuyến nông An Giang, Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú đã kết hợp với Hội Nông dân tổ chức lớp dạy nghề nuôi lươn, có 28 nông dân tham gia. Trong đó có 20 nông dân nghèo có sổ, 6 chị em phụ nữ.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p style="MARGIN: 0px; LINE-HEIGHT: normal" align="justify"></o:p>[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nội dung lớp dạy nghề chủ yếu là giúp bà con nắm vững được kỹ thuật từ khâu chọn giống lươn tốt, quản lý chăm sóc và phòng trị bệnh thường gặp. [/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]Với phương pháp dạy ngày càng cải tiến và nâng cao, chú trọng thực hành, rèn luyện tay nghề cho học viên nên thu hút đông đảo nông dân tham gia và thảo luận sôi nổi.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thông qua lớp dạy nghề này, hy vọng những tiến bộ mới được bà con nông dân áp dụng vào chăn nuôi, góp phần tăng năng suất, chất lượng vật nuôi trên địa bàn của huyện, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nguyễn Thị Khiếm<o:p style="MARGIN: 0px; LINE-HEIGHT: normal" align="justify"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Trạm Khuyến nông Châu Phú[/FONT]​


</TD></TR></TBODY></TABLE>​
---------------
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=0><TBODY><TR><TD>http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/...uyentranggiong/thuysan/chauthanhvaovunuoiluon

Châu Thành vào vụ nuôi lươn mới (04/09/2010)
</TD></TR><TR><TD align=top>
nuoiluonbenilon02.jpg

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Vào khoảng tháng 6 âm lịch, khi đi suốt tuyến Tỉnh lộ 941 từ xã Cần Đăng đến xã Vĩnh An của huyện Châu Thành (An Giang), chúng ta sẽ bắt gặp mô hình thủy sản rất độc đáo mà người dân đã nghĩ ra, đó là mô hình nuôi lươn trong bể nylon. Từ khoảng đất trống trước sân, bên hông hay ở sau nhà, họ đều tận dụng để nuôi lươn. Vật liệu chỉ là vài cây tre, một ít đất và một tấm bạt cao su.Đến nay, mô hình cho hiệu quả rất cao.[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tại xã Vĩnh Hanh, bà con đang tất bật chuẩn bị đất, bể để căng thành bồn nuôi. Năm 2010 này, ước toàn xã có khoảng 400 bồn, với diện tích 10.664m<SUP>2</SUP> đã được chuẩn bị sẵn. Theo anh Trương Hoàng Anh Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hanh cho biết: “Bà con ở đây rất phấn khởi vì vụ thu hoạch lươn của năm 2009 vừa xong, mô hình nuôi rất đạt, ít dịch bệnh, con giống ít hao hụt, với giá bán lươn thịt loại 1 từ 90.000 – 135.000đồng, lợi nhuận thu được từ 30-40%...”[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Lâu nay, con lươn giống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, thường thì bà con tự trang bị dụng cụ để đánh bắt lươn như lợp, dớn, trúm, đống ủ…. Khi nước lên ở những cánh đồng hai vụ về nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng lươn giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm, một số gia đình phải đi đánh bắt lươn ở tận biên giới giáp với Campuchia hay ở Kiên Giang về nuôi. Mỗi chuyến đi thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Để con giống tốt và khỏe mạnh thì số lươn giống đánh bắt mỗi ngày được bà con để trong khoan xuồng, vì nếu chứa trong thùng, can nhựa lâu ngày sẽ giảm chất lượng và bị hao hụt nhiều.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Anh Ngô Phước Nhiều chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh cho biết “Trong tháng 7 này, Trung tâm giống Thủy sản An Giang đã tổ chức 1 lớp kỹ thuật sản xuất giống lươn cho 25 nông dân của xã Vĩnh Hanh. Qua lớp học, học viên sẽ được trang bị kiến thức về kỹ thuật sinh sản tự nhiên, từ đó bà con nông dân có thể tự sản xuất để có con giống nuôi tốt, không còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên”.[/FONT]

Phạm Thị Như
Trạm Khuyến Nông Châu Thành


</TD></TR></TBODY></TABLE>​
 
Last edited by a moderator:
:wacko:cái khâu con giống là cả 1 vấn đề lớn, em ở ngoài bắc kiếm lươn giống đâu ,hay là phải đi mua từ những hộ đánh bắt lươn về nuôi.:)
 
Cám ơn anh Tám chuyển bài cho xem, nếu có rảnh xin anh cho thêm bài chi-tiết hơn. Bởi các bài trên, báo thì không phải bài báo, bài về kỹ-thuật thủy-sản thì rõ-ràng không thấy gì hết! Người muốn nuôi lươn trên bể nổi, đọc xong rồi có thêm được chút hiểu biết nào không?
Tui đọc nhiều bài, cứ chuyên đưa mặt tốt của vấn-đề, tức "thành-tích". Người muốn làm việc để có miếng ăn, tìm đọc mấy bài kiểu nầy, mừng quá, rồi về nhà đưa ra cho vợ coi, hai vợ chồng ngời sáng hy-vọng...
Mà anh Tám thì đâu có làm trong Ngành Khuyến...(Dụ)?
Thân.
 

Chào Ông Thầy!
Ông Thầy nói vậy có phải là cùng ý với tui không? Họ coi mình ngu, cứ nói theo kiểu đó hoài thì có chết dân nghèo không?
Thân.

Chào bác!
Không biết bên Úc báo chí có thổi phòng sự thật lên không, chứ em đây đã từng là chứng kiến gần như nhân vật chính trong một bài báo. Sự thật là thế này, chỗ em có một trang trại gần sát bên trại của em, một hôm có một số nhà báo lên viết về tình hình kinh tế của trang trại vùng sâu vùng xa. Ở trại này chỉ mới có 400 gốc xoài, 100 gốc bưởi và một số cây trồng khác, mới bắt đầu cho thu hoạch thôi. Nhà báo này viết là vào mùa thu hoạch xoài hàng ngày ông thu từ 300kg-400kg xoài, bưởi thì lúc nào cũng có thu 50-70kg/ngày. Mà em tận mắt nhìn thầy xoài thì mới cho thu thôi, lưa thưa vài cây mà lấy đâu ra hàng ngày có tới 300-400kg chứ. Vì ông chủ trại này nổi tiếng là người chế ra chiếc máy bơm nước không dùng nhiên liệu nên ổng rất nhiều bài báo viết về ổng. Em thấy hết tin nổi luôn, vì vậy khi đọc những bài báo viết kiểu này thì chỉ tin 50% là tốt rồi. Chứ cứ nghe theo có ngày bán hết gia tài theo mấy ổng làm nhà báo luôn (báo đời, báo cô, báo hại) huhuhu...
 
bà con ai đã từng nuôi lươn tron bệ ximang chưa ,minh doc nhiều thông tin nhưng chưa thấy một thông tin nào báo cáo cụ thẻ năng suất của mô hình xin anh em chỉ jum với
Bạn hãy sống và làm việc theo chữ ký của bạn. Khó ai tư vấn được trong chuyện này. Báo đài đăng rất nhiều.
Chúc bạn thành công.
 
Các bác đã bác nào nuôi lươn ss được chưa cho em hỏi ,hay la vẫn mua giống ở ngoài chợ
 
Các bác đã bác nào nuôi lươn ss được chưa cho em hỏi ,hay la vẫn mua giống ở ngoài chợ
Chưa nói đến vấn đề nhiệt độ giữa Bắc Trung bộ và Nam bộ, chưa nói đến nuôi lươn sinh sản,
nếu bạn "quyết liệt" nuôi và mua giống ngoài chợ (thị trường trôi nổi) thì chỉ có một cách là tự sát.
Trong đúng chu trình nuôi (6th, 8th, 12th), đổ giống xuống 10kg, thu được thương phẩm 10kg, tôi cõng bạn đi!
(Tôi đã thất bại thảm hại về vấn đề này)
Rút ra kết luận: khoan tin những gì báo chí nói mà hãy nhìn kỹ những gì ... nông dân thất bại.
(Xin lỗi, tôi nhầm VTĐL giữa bạn và chủ top, tuy nhiên t cũng gần như nhau)
Thân.
 
Last edited by a moderator:
Chào bác!
Không biết bên Úc báo chí có thổi phòng sự thật lên không, chứ em đây đã từng là chứng kiến gần như nhân vật chính trong một bài báo. Sự thật là thế này, chỗ em có một trang trại gần sát bên trại của em, một hôm có một số nhà báo lên viết về tình hình kinh tế của trang trại vùng sâu vùng xa. Ở trại này chỉ mới có 400 gốc xoài, 100 gốc bưởi và một số cây trồng khác, mới bắt đầu cho thu hoạch thôi. Nhà báo này viết là vào mùa thu hoạch xoài hàng ngày ông thu từ 300kg-400kg xoài, bưởi thì lúc nào cũng có thu 50-70kg/ngày. Mà em tận mắt nhìn thầy xoài thì mới cho thu thôi, lưa thưa vài cây mà lấy đâu ra hàng ngày có tới 300-400kg chứ. Vì ông chủ trại này nổi tiếng là người chế ra chiếc máy bơm nước không dùng nhiên liệu nên ổng rất nhiều bài báo viết về ổng. Em thấy hết tin nổi luôn, vì vậy khi đọc những bài báo viết kiểu này thì chỉ tin 50% là tốt rồi. Chứ cứ nghe theo có ngày bán hết gia tài theo mấy ổng làm nhà báo luôn (báo đời, báo cô, báo hại) huhuhu...

Có bạn, có thổi phồng, nông-dân gốc Việt nói riệng và gốc Á-châu nói chung đã từng là nạn-nhân. Tui có kể lại chuyện "thổi phông" cung-cách xử-dụng sai thuốc sát-trùng của nông-dân gốc Á-châu. Tui đã phản-ứng mạnh vụ đó. Nhưng họ làm vậy vì lợi-ích chung.

Nhưng chúng ta thấy báo-chí họ xử-dụng quyền Tụ-do Ngôn-luận với báo đài trong tay như những lưỡi dao bén ngót. Đối-tượng nào mà bị họ nhắm vào thì từ chết tới bị thương. Họ không từ ai, kể cả Thủ-tướng, Nữ-Hoàng cũng bể mình với họ, nên không ai dám làm sai. Mất chức như chơi.
Báo-chí hành-nghề một cách hết sức tự-trọng, đó là một "thiên-chức". Nhưng không phải họ muốn nói gì thi nói. Họ phải ra Tòa, phải bồi-thường, phải bị tù nếu tung tin sai lạc tùy theo mức tác hại cho nạn-nhân.
Báo-chí họ khao-khát tin-tức xác-thực, đến độ các đặc-phái-viên của họ luôn được gởi đén tận nơi "dầu sôi lửa bỏng" chết như chơi, chỉ với mục-đích thông-tin đúng và nhanh nhất.

Mấy phóng-viên bạn tuongsinh kể lại trên, họ có phải là phóng-viên không? Tui nghĩ là không!
Báo đài ở VN mình, họ không bị buộc phải làm nhiệm-vụ thông-tin trung-thực.
Thân.
 
Last edited:
.......Mấy phóng-viên bạn tuongsinh kể lại trên, họ có phải là phóng-viên không? Tui nghĩ là không!
Báo đài ở VN mình, họ không bị buộc phải làm nhiệm-vụ thông-tin trung-thực.
Thân.

Em nghĩ chắc mấy ông viết bài này là những ký giả lấy tin viết bài để lấy nhuận bút thôi, chứ họ không chú trọng lắm chuyện ảnh hưởng có nó tới đâu đối với bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm.
Họ cũng từng đề nghị viết bài về trang trại của em, nhưng em không chịu. Vì em sợ họ thổi phồng sự thật lên thì chết em, lúc đó em chỉ là một anh nông dân mới chập chững bước vào nghề thôi.
 
Cám ơn anh Tám chuyển bài cho xem, nếu có rảnh xin anh cho thêm bài chi-tiết hơn. Bởi các bài trên, báo thì không phải bài báo, bài về kỹ-thuật thủy-sản thì rõ-ràng không thấy gì hết! Người muốn nuôi lươn trên bể nổi, đọc xong rồi có thêm được chút hiểu biết nào không?
Tui đọc nhiều bài, cứ chuyên đưa mặt tốt của vấn-đề, tức "thành-tích". Người muốn làm việc để có miếng ăn, tìm đọc mấy bài kiểu nầy, mừng quá, rồi về nhà đưa ra cho vợ coi, hai vợ chồng ngời sáng hy-vọng...
Mà anh Tám thì đâu có làm trong Ngành Khuyến...(Dụ)?
Thân.

Tui làm cái nghề khuyến dụ nầy không khá, qua cái chuyện con tôm đã mất mạng rồi ...giờ đến con lươn nó có có cái vần gần với lẹo ...mà cái tội lương-lẹo tày trời ...thì mất mạng cũng như chơi ....

Tám tui lục lại trong cái kho chứa của tui có gần 20 bài nói về lươn ...bài nầy nói ba mớ bài kia nói 3 mớ ...có lẽ tui phải Ngâm Cứu trên mạng và cho nó đẻ trên mạng luôn.

Theo tui chúng ta phải tạo điều kiện sống tự nhiên cho con lươn và đẻ tự nhiên như con rắn Ri Voi thì mới mong có con giống để nuôi thương phẩm, còn bằng không mà đánh bắt lươn giống ngoài tự nhiên rồi 1 ngày nào đó sẽ cạn kiệt ...lươn vô nồì canh chua không có, có còn đâu là lươn giống với lươn nuôi ....mà tui vẫn có lươn giống nuôi như thường ....ha ha ...nuôi lươn trên mạng.
 
Last edited by a moderator:
Lươn là một đặc sản của Nghệ An, từ con lươn có thể chế biến thành nhiều nón đặc sản như cháo lươn, canh lươn nấu cà, canh lươn nấu hoa chuối rừng,...
Chính vì vậy việc đầu tư nuôi cũng sẽ là một hướng đi đúng đối với người dân xứ nghệ (theo tôi được biết thị trường lươn trên địa bàn Nghệ An cung không đủ cầu; giá lươn giao động từ 80.000đ - 140.000đ/kg)

Bạn nongdan-nghean@ khi nào đầu tư thành công thì cho đồng hương học hỏi với nhé! Thấy ý tưởng nuôi lươn của bạn là rất hay và có tiềm năng phát triển. Chúc thành công!
 
Đồng ý với 2 bạn tuongsinh và hoclachinh về việc chúng ta nên tin ít ít vào các tin tức nông nghiệp trên báo thôi. Chính laibuon@ tui cũng đã từng dở khóc dở cười với mấy cái tin nông nghiệp trên báo rồi. Nếu pa kon nào muốn đầu tư về nông nghiệp thì nên chịu khó đi tới các nơi để tận mắt, tận tai nhìn và nghe thì may ra mới có được 60-70% thông tin cho việc đầu tư của mình. Thông thường mình xem nưuời ta cũng cho xem, mình hỏi người ta cũng nói nhưng ít khi nói hết những gì khó khăn của họ. Nếu không đi nhiều và suy nghĩ về những điều mình mắt thấy tai nghe thì...e rằng...
 
Đồng ý với 2 bạn tuongsinh và hoclachinh về việc chúng ta nên tin ít ít vào các tin tức nông nghiệp trên báo thôi. Chính laibuon@ tui cũng đã từng dở khóc dở cười với mấy cái tin nông nghiệp trên báo rồi. Nếu pa kon nào muốn đầu tư về nông nghiệp thì nên chịu khó đi tới các nơi để tận mắt, tận tai nhìn và nghe thì may ra mới có được 60-70% thông tin cho việc đầu tư của mình. Thông thường mình xem nưuời ta cũng cho xem, mình hỏi người ta cũng nói nhưng ít khi nói hết những gì khó khăn của họ. Nếu không đi nhiều và suy nghĩ về những điều mình mắt thấy tai nghe thì...e rằng...

Rất đồng tình với bác laibuon@. Như bác nói, các bạn đến tận nơi để quan sát, học hỏi, tận mắt thấy rõ thực tế là rất tốt. Nhưng một điều các bạn không thể có được nếu các bạn không bắt tay vào làm là: Thời gian đề bạn trải nghiệm và rút ra được kinh nghiệm thực tiễn cho mình về những gì mà mình đã được quan sát, học hỏi. Lúc đó các bạn mới thực sự chắc chắn về mô hình, dự án của mình cần học hỏi và áp dụng từ người khác.
Chúc các bạn có được nhiều kinh nghiệm quý báu từ bản thân!
Thân chào!
 
Last edited by a moderator:


Back
Top