Miền Bắc Trồng Cây Gì Và Nuôi Con Gì Hiệu Quả Cao?

  • Thread starter tiennm122
  • Ngày gửi
Thưa các bác, em sinh ra và lớn lên ở vùng quê kinh bắc, hiện nay em đang làm công chức nhà nước, em là con nhà nông chính hiệu có thể chính vì lẽ đó mà dù học ra trường có công việc ổn định nhưng em vẫn ấp ủ là quyết tâm làm giầu ở chính mảnh đất quê hương mình và bằng con đường của nhà nông. Thời gian qua em đã thuyết phục gia đình xin nghỉ việc để về quê làm người nông dân (mới là nói với gia đình nhưng nhiều người biết được và cả gia đình em cho em là có vấn đề, đang ổn định lại thích về làm nông). Đến nay, có lẽ gia đình em cũng có vẻ đồng ý để em quyết định, Em đã vào diễn đàn và đọc rất nhiều cũng như tìm rất nhiều tài liệu để tham khảo trước khi quyết định trồng cây gì và nuôi con gì. Hiện gia đình em có mảnh đất 1500m2 và trong năm tới khi dồn điền đổi thửa thì em có thêm khoảng 7 - 15 sào nữa liền nhau hiện đất này quê em để trồng lúa nước nhưng em thấy chỉ đủ ăn thôi mà không giầu được vì vậy em đang có mong muối là thay đổi để nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nhưng hiện nay em đang rất băn khoăn và tha thiết mong muốn nhận được ý kiến giúp đỡ của các bác để có hướng đi hiệu quả nhất trước mắt là cho 1500m2 và cuối năm tới là khoảng 3000 - 4000m2 nữa và hiện em cũng mới chỉ có 200 triệu thôi. Rất mong nhận được ý kiến của các bác.
 


Last edited by a moderator:
Chịu khó đọc bài của tôi "Đất 1000 m2 ở miền Trung cần tư vấn!"
*
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=32926
*
Người dân vùng lũ lụt phải tự đào ao tôn vườn và nhà của mình.
Vì thế, dù bạn có học vấn cao, nhưng phải lao động nặng, và
dầu dãi nắng mua, bề ngoài vẫn là một nông dân như Anh Pha,
Chị Dậu vậy, với nét mặt khắc khổ, nước da dàu dãi nắng gió.
*
Nếu có nhiều tiền, mọi việc thuê người làm, thì nét mặt nước
da, dù ăn mặc rách rưới lôi thôi, vẫn là đại gia.
*
Ao và cống rãnh là việc rất quan trọng, rất cần thiết trong
nghề nông, phải làm trước nhất. Tôi đọc các bài báo nói về
lũ lụt miền Trung, có làng bị phủ cát dày trong lũ. Nếu là
tôi, thì tôi bỏ làng mà đi, không thể sống ở đấy được. Nếu
tôi có vườn trại mà không thoát được nước đi, thay nước mới,
thì tôi cũng bán sới mà đi.
*
Nếu không có đủ điều kiện làm nông, thì lên núi mà trồng
rừng và chăn nuôi, hay ra biển mà nuôi cua nuôi sò. Nếu không
có vốn thì vào thành phố mà làm thuê. Nếu chỉ có mấy sào đất,
ra bờ biển miền Nam nắng ấm mà xây một nhà đổ bê tông mà
nuôi chim ém lấy tổ.
 


Chịu khó đọc bài của tôi "Đất 1000 m2 ở miền Trung cần tư vấn!"
*
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=32926
*
Người dân vùng lũ lụt phải tự đào ao tôn vườn và nhà của mình.
Vì thế, dù bạn có học vấn cao, nhưng phải lao động nặng, và
dầu dãi nắng mua, bề ngoài vẫn là một nông dân như Anh Pha,
Chị Dậu vậy, với nét mặt khắc khổ, nước da dàu dãi nắng gió.
*
Nếu có nhiều tiền, mọi việc thuê người làm, thì nét mặt nước
da, dù ăn mặc rách rưới lôi thôi, vẫn là đại gia.
*
Ao và cống rãnh là việc rất quan trọng, rất cần thiết trong
nghề nông, phải làm trước nhất. Tôi đọc các bài báo nói về
lũ lụt miền Trung, có làng bị phủ cát dày trong lũ. Nếu là
tôi, thì tôi bỏ làng mà đi, không thể sống ở đấy được. Nếu
tôi có vườn trại mà không thoát được nước đi, thay nước mới,
thì tôi cũng bán sới mà đi.
*
Nếu không có đủ điều kiện làm nông, thì lên núi mà trồng
rừng và chăn nuôi, hay ra biển mà nuôi cua nuôi sò. Nếu không
có vốn thì vào thành phố mà làm thuê. Nếu chỉ có mấy sào đất,
ra bờ biển miền Nam nắng ấm mà xây một nhà đổ bê tông mà
nuôi chim ém lấy tổ.
Cảm ơn bác nhiều, ở quê em thì không đến nỗi thế chỉ là em thấy một năm trồng lúa 2 vụ lợi nhuận không được nhiều mà thóc quê em thì ngon nhất quanh đó nhé hì, vì vậy em muốn thay đổi làm trang trại cho hiệu quả hơn. Trả là quê em có 2 khu đồng là trên đồng và dưới đồng mỗi khu có diện tích khoảng 5000m2, trên đồng thì không mấy khi mưa ngập cả và để làm mầu cũng tốt còn ở dưới đồng cũng không đến nỗi ngập được lúa cùng lắm là ngập khoảng 30cm nước nhưng khi hết mưa thì thoát nước cũng nhanh lắm vì vậy khi tính làm trang trại em cũng phải phân làm 2 khu như vậy để tiện quy hoạch, ngoài ra em thấy nếu làm ao cũng rất tiện vì quê em người ta lấy nước máng thường xuyên nên việc thay nước cũng không khó, bờ đỗi rộng tiện vận chuyển, việc giải bài toán con người em cũng đã tính toán ổn thỏa, vấn đề em mắc ở đây là với những địa điểm khác nhau và diện tích như vậy thì quy hoạch thế nào cho hợp lý và đặc biệt là quy hoạch để trồng cây gì và nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp cụ thể của các bác.
 
Last edited by a moderator:
Các bác ở diễn đàn có thể cho em địa chỉ mô hình trang trại ở miền bắc được không? em rất muốn đến thăm quan một số mô hình để học học, hi vọng vào thời điểm này năm tới mô hình trang trại của em sẽ được đưa và hoạt động. Cảm ơn sự giúp đỡ của các bác nhiều.
 
Cậu này có mơ ước giống mình ghê ;) Có mô hình trang trại nuôi cá và trồng sen khá hay ở Hà Tây mà tôi rất muốn đi tham quan học hỏi mà chưa được vì mình hiện đang ở SG. Nhờ bác đi tham quan mô hình này rồi thông báo kết quả cho anh em cùng biết với nhé. Chúc bác sớm có trang trại của mình. Nhưng mà làm trang trại vất vả lắm, chắc cũng không còn nhiều thời gian để uống trà và ngắm sen nở đâu ;)

SG.



Link gốc:
http://www.nongthon.net/nong-nghiep-nong-thon/2009/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5177



“Vua” thủy sản

13.08.2007
Qua những con đường đất ngoằn ngoèo, chúng tôi đặt chân đến khu Đầm Chìa. Đây được coi là khu đất trũng nhất của xã Quang Lãng (Phú Xuyên- Hà Tây), chỉ cần bước chân qua một bờ mương là đã sang địa phận 2 xã Châu Giang và Mộc Bắc huyện Duy Tiên (Hà Nam).
Có thể nói chỉ nhìn vào thực tế như vậy đã lột tả được phần nào những khó khăn, vất vả mà vùng đất này đưa đến cho nhân dân nơi đây. Vài năm trước, đây còn là vùng đất sình lầy, cỏ mọc um tùm, chính quyền địa phương chỉ có một phương án duy nhất là cho nhân dân thầu để chăn thả cá nhưng cũng năm được, năm mất.
Song mấy năm trở lại đây, vùng đất này đã thực sự được thay áo khi toàn bộ khu đầm đã được các hộ dân thuê thầu xây dựng những mô hình kinh tế trang trại và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trước đây. Nhiều “ông chủ nông dân” từ khi đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả đã thực sự phất lên làm giàu và tạo việc làm cho lao động trong gia đình.
Để chứng minh hiệu quả đó, đồng chí Chủ tịch UBND xã đã dẫn chúng tôi tìm đến trang trại chăn nuôi thủy sản của gia đình anh Lê Văn Khấn, thôn Chằm Hạ, xã Quang Lãng, người được mệnh danh là ông “vua thủy sản” trên đồng đất trũng. Mặc dù còn khoảng vài trăm mét nữa mới đến trang trại nhưng cánh phóng viên chúng tôi đã thấy thoang thoảng mùi hương thơm ngát của những bông sen hồng đang đua nhau khoe sắc dưới khu ao rộng hàng mẫu trước cửa lối ra vào. Khi đến nơi, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy cả khu đầm đã được cải tạo rộng hàng chục mẫu mở ra trước mắt chúng tôi với làn nước trong xanh và tràn đầy gió, làm tan đi cái nóng bức của buổi chiều hè.
Như được hẹn trước, anh Khấn đã ngồi chờ chúng tôi trong căn nhà nhỏ, nói là nhà chứ đó chỉ là một chiếc lán dựng tạm để thuận tiện cho việc trông coi trang trại. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với người nông dân giàu nghi lực này là khuôn mặt, nước da đen xạm vì sương gió nhưng trên môi luôn nở nụ cười tươi. Anh tâm sự: Có lẽ tôi cũng không dám nghĩ rằng từ vùng đất trũng mà làm được những điều như hôm nay. Vốn là gia đình có nền kinh tế chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp nên việc đảm bảo cuộc sống khi có thiên tai đã khó chứ mong gì đến việc làm giàu. Khao khát làm giàu luôn thường trực trong suy nghĩ của anh, nhưng làm giàu bằng cách nào trong khi nghề phụ không có?
Cách đây 3 năm, cả thôn Chằm Hạ xã Quang Lãng đều ngạc nhiên khi anh nông dân Lê Văn Khấn dám “cả gan” thuê thầu khu Đầm Chìa với diện tích 17 mẫu để làm kinh tế trang trại. Lúc đầu ai cũng nghĩ anh là người có “vấn đề” vì đây là khu đất làm đủ ăn đã khó chứ ai dám nghĩ đến làm giàu mà thuê. Nhưng với lòng quyết tâm, anh cùng gia đình quyết đầu tư cải tạo để “bắt” khu đầm phải “đơm bông kết trái”, mà phải là trái ngọt. Từ những nỗ lực đó anh không chỉ chứng minh là không có việc gì khó nếu có lòng quyết tâm và sự mạnh dạn cũng như phương thức sản xuất hợp lý. Và cũng từ vùng đất “hoang vu” này, sau một vài năm gia đình anh từ hộ kinh tế trung bình trở thành hộ giàu trong thôn, hàng năm trang trại của gia đình anh cho thu nhập từ 500 đến 550 triệu đồng, trừ chi phí cũng thu về hàng trăm triệu đồng.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, hiện nay, diện tích 16,5 mẫu mặt nước, anh quy hoạch làm 6 ô chăn nuôi cá với đầy đủ các loài cá: Trắm, chép, trôi, mè. Bình quân mỗi năm gia đình thu khoảng 2 lứa cá, xuất ra thị trường khoảng 25 tấn cá thịt. Anh Khấn cho biết: Mặc dù các loài cá trên rất dễ chăn nuôi vì ít bệnh tật nhưng không phải vì thế mà chủ quan. Chính vì vậy, các ao chăn nuôi cá của gia đình được thiết kế rất bài bản, có hệ thống lưu thông nước với bên ngoài để vừa tránh ô nhiễm môi trường nước, vừa có thêm thức ăn tự nhiên, như vậy cá sẽ lớn nhanh hơn.
Hiện tại, trong trang trại có 4 khu chăn nuôi, với con 6 lợn nái sinh sản và khoảng 100 con lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng 3 lứa với khoảng 20 tấn lợn thịt đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, anh Khấn còn tập trung chăn nuôi khoảng 600 ngan, vịt sinh sản, bình quân 1 ngày cho thu khoảng 500 quả trứng. Đây là phương thức chăn nuôi rất hợp lý đã được nhiều mô hình trang trại áp dụng và mang lại thành công. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá phát triển.
Nét đặc biệt ở trang trại gia đình anh Khấn là ngoài việc tập trung chăn nuôi cá, gia súc, gia cầm, trong các khu ao còn được trồng thêm sen. Đây là loại cây rất phù hợp với vùng đất trũng có bùn, ngoài hiệu quả mang lại hàng tấn hạt một năm thì cây sen còn có tác dụng cải tạo môi trường đáy ao và nước để cho cá mau lớn.
Đạt được kết quả như hôm nay là cả một kỳ công với bao, mồ hôi, tiền của cùng những lần thất bại. Nhìn kết quả hôm nay làm chúng tôi cũng thấy vui lây cùng gia đình và thầm mong có nhiều người nông dân mạnh dạn để làm giàu như gia đình anh Khấn.
 
Tôi nghe nói trồng Thanh Long bằng cách chiếu điện
thêm vào ban đêm, nhưng không biết có lời hơn tăng diện tích trồng Thanh
Long mà không chiếu đèn điện không?

- Bác nói nghe trồng Thanh long bằng cách chiếu điện thêm vào ban đêm là không chính xác ! Chỉ khi Thanh Long có trái, sắp thu hoạch, người ta mới thắp điện thêm vào ban đêm.
- Vậy bác có nghe trồng mía, ban đêm cũng thắp thêm các bóng điện chưa?
 
Chỉ khi Thanh Long có trái, sắp thu hoạch, người ta mới thắp điện thêm vào ban đêm

Vụ này hình như bạn nói nhầm thì phải.

Để kích thích Thanh Long ra quả trái vụ . Nhất là với người miền bắc . Người ta phải thắp điện để cây quang hợp cả ngày . Kích thích ra trái . Đối với người trồng chơi ăn trái ko bán ra thị trường . Người ta thường trồng thanh long ở gần chuồng gà ,chuồng vịt để tranh thủ . Ban đêm thắp điện cho gà ,vịt cũng là để chiếu sáng cho Thanh Long luôn .
 
Cậu này có mơ ước giống mình ghê ;) Có mô hình trang trại nuôi cá và trồng sen khá hay ở Hà Tây mà tôi rất muốn đi tham quan học hỏi mà chưa được vì mình hiện đang ở SG. Nhờ bác đi tham quan mô hình này rồi thông báo kết quả cho anh em cùng biết với nhé. Chúc bác sớm có trang trại của mình. Nhưng mà làm trang trại vất vả lắm, chắc cũng không còn nhiều thời gian để uống trà và ngắm sen nở đâu ;)

SG.



Link gốc:
http://www.nongthon.net/nong-nghiep-nong-thon/2009/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5177



“Vua” thủy sản

13.08.2007
Qua những con đường đất ngoằn ngoèo, chúng tôi đặt chân đến khu Đầm Chìa. Đây được coi là khu đất trũng nhất của xã Quang Lãng (Phú Xuyên- Hà Tây), chỉ cần bước chân qua một bờ mương là đã sang địa phận 2 xã Châu Giang và Mộc Bắc huyện Duy Tiên (Hà Nam).
Có thể nói chỉ nhìn vào thực tế như vậy đã lột tả được phần nào những khó khăn, vất vả mà vùng đất này đưa đến cho nhân dân nơi đây. Vài năm trước, đây còn là vùng đất sình lầy, cỏ mọc um tùm, chính quyền địa phương chỉ có một phương án duy nhất là cho nhân dân thầu để chăn thả cá nhưng cũng năm được, năm mất.
Song mấy năm trở lại đây, vùng đất này đã thực sự được thay áo khi toàn bộ khu đầm đã được các hộ dân thuê thầu xây dựng những mô hình kinh tế trang trại và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trước đây. Nhiều “ông chủ nông dân” từ khi đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả đã thực sự phất lên làm giàu và tạo việc làm cho lao động trong gia đình.
Để chứng minh hiệu quả đó, đồng chí Chủ tịch UBND xã đã dẫn chúng tôi tìm đến trang trại chăn nuôi thủy sản của gia đình anh Lê Văn Khấn, thôn Chằm Hạ, xã Quang Lãng, người được mệnh danh là ông “vua thủy sản” trên đồng đất trũng. Mặc dù còn khoảng vài trăm mét nữa mới đến trang trại nhưng cánh phóng viên chúng tôi đã thấy thoang thoảng mùi hương thơm ngát của những bông sen hồng đang đua nhau khoe sắc dưới khu ao rộng hàng mẫu trước cửa lối ra vào. Khi đến nơi, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy cả khu đầm đã được cải tạo rộng hàng chục mẫu mở ra trước mắt chúng tôi với làn nước trong xanh và tràn đầy gió, làm tan đi cái nóng bức của buổi chiều hè.
Như được hẹn trước, anh Khấn đã ngồi chờ chúng tôi trong căn nhà nhỏ, nói là nhà chứ đó chỉ là một chiếc lán dựng tạm để thuận tiện cho việc trông coi trang trại. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với người nông dân giàu nghi lực này là khuôn mặt, nước da đen xạm vì sương gió nhưng trên môi luôn nở nụ cười tươi. Anh tâm sự: Có lẽ tôi cũng không dám nghĩ rằng từ vùng đất trũng mà làm được những điều như hôm nay. Vốn là gia đình có nền kinh tế chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp nên việc đảm bảo cuộc sống khi có thiên tai đã khó chứ mong gì đến việc làm giàu. Khao khát làm giàu luôn thường trực trong suy nghĩ của anh, nhưng làm giàu bằng cách nào trong khi nghề phụ không có?
Cách đây 3 năm, cả thôn Chằm Hạ xã Quang Lãng đều ngạc nhiên khi anh nông dân Lê Văn Khấn dám “cả gan” thuê thầu khu Đầm Chìa với diện tích 17 mẫu để làm kinh tế trang trại. Lúc đầu ai cũng nghĩ anh là người có “vấn đề” vì đây là khu đất làm đủ ăn đã khó chứ ai dám nghĩ đến làm giàu mà thuê. Nhưng với lòng quyết tâm, anh cùng gia đình quyết đầu tư cải tạo để “bắt” khu đầm phải “đơm bông kết trái”, mà phải là trái ngọt. Từ những nỗ lực đó anh không chỉ chứng minh là không có việc gì khó nếu có lòng quyết tâm và sự mạnh dạn cũng như phương thức sản xuất hợp lý. Và cũng từ vùng đất “hoang vu” này, sau một vài năm gia đình anh từ hộ kinh tế trung bình trở thành hộ giàu trong thôn, hàng năm trang trại của gia đình anh cho thu nhập từ 500 đến 550 triệu đồng, trừ chi phí cũng thu về hàng trăm triệu đồng.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, hiện nay, diện tích 16,5 mẫu mặt nước, anh quy hoạch làm 6 ô chăn nuôi cá với đầy đủ các loài cá: Trắm, chép, trôi, mè. Bình quân mỗi năm gia đình thu khoảng 2 lứa cá, xuất ra thị trường khoảng 25 tấn cá thịt. Anh Khấn cho biết: Mặc dù các loài cá trên rất dễ chăn nuôi vì ít bệnh tật nhưng không phải vì thế mà chủ quan. Chính vì vậy, các ao chăn nuôi cá của gia đình được thiết kế rất bài bản, có hệ thống lưu thông nước với bên ngoài để vừa tránh ô nhiễm môi trường nước, vừa có thêm thức ăn tự nhiên, như vậy cá sẽ lớn nhanh hơn.
Hiện tại, trong trang trại có 4 khu chăn nuôi, với con 6 lợn nái sinh sản và khoảng 100 con lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng 3 lứa với khoảng 20 tấn lợn thịt đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, anh Khấn còn tập trung chăn nuôi khoảng 600 ngan, vịt sinh sản, bình quân 1 ngày cho thu khoảng 500 quả trứng. Đây là phương thức chăn nuôi rất hợp lý đã được nhiều mô hình trang trại áp dụng và mang lại thành công. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá phát triển.
Nét đặc biệt ở trang trại gia đình anh Khấn là ngoài việc tập trung chăn nuôi cá, gia súc, gia cầm, trong các khu ao còn được trồng thêm sen. Đây là loại cây rất phù hợp với vùng đất trũng có bùn, ngoài hiệu quả mang lại hàng tấn hạt một năm thì cây sen còn có tác dụng cải tạo môi trường đáy ao và nước để cho cá mau lớn.
Đạt được kết quả như hôm nay là cả một kỳ công với bao, mồ hôi, tiền của cùng những lần thất bại. Nhìn kết quả hôm nay làm chúng tôi cũng thấy vui lây cùng gia đình và thầm mong có nhiều người nông dân mạnh dạn để làm giàu như gia đình anh Khấn.
Cám ơn bác, em cũng đang tính đi thăm quan một số mô hình để học hỏi đây nhưng hiện nay cuối năm nên cũng bận, khi nào em đi thấy mô hình nào hay sẽ đưa lên để các bác cùng tham khảo nhé.
---------------
Vụ này hình như bạn nói nhầm thì phải.

Để kích thích Thanh Long ra quả trái vụ . Nhất là với người miền bắc . Người ta phải thắp điện để cây quang hợp cả ngày . Kích thích ra trái . Đối với người trồng chơi ăn trái ko bán ra thị trường . Người ta thường trồng thanh long ở gần chuồng gà ,chuồng vịt để tranh thủ . Ban đêm thắp điện cho gà ,vịt cũng là để chiếu sáng cho Thanh Long luôn .
bác nói đúng rồi, nhưng mô hình trồng thanh long ở miền bắc có vẻ không hiệu quả lắm vì chi phí lớn và em cũng chưa tìm hiểu được nơi nào ở miền bắc trồng thanh long trái vụ mà đem lại hiểu quả cao, nếu bác nào biết chỉ dùng em với nhé, em thấy nếu mà áp dụng được thì cũng là một hướng đi hay.
 

Last edited by a moderator:
Em cũng ở miền bắc này, cũng đang muôn tìm hiểu mô hình làm trang trại rất mong được làm quen
 
Tư tưởng làm nhà nông gặp nhau rồi, Em thấy các bác ở đây nhiều người có kinh nghiệm lắm mong các bác tư vấn dùng, em thấy bác cứ nên kết hợp trồng trọt và chăn nuôi đi, bước đầu có thể làm lấy ngắn nuôi dài khi nào có vốn thì cứ mở rộng dần và chuyển hướng theo chăn nuôi vì với diện tích vậy hợp lý nhất là chăn nuôi thôi, khi đó có thể lựa chọn những vật nuôi theo mô hình trang trại đã lập trước khi bắt tay vào làm, không có kinh nghiệm anh em ta vừa học vừa làm vậy
 
sao các bác không vừa làm ở công ty vừa mở một trang trai ở quê nhà.tuy ban đầu có hơi vất vả 1 tý nhưng khi vào quy củ rồi có lẽ sẽ ổn thôi/ban đầu có thể làm trang trai với quy mô nhỏ(dù ít hay nhiều vốn đều phù hợp) lúc này gia đình ở nhà có thể phụ dúp cho công việc các bác.sau khi làm có hiệu quả và công viêc đã vào quy củ "đầu xuôi đuôi cũng lọt thôi".các bác có thể mở rộng quy mô lúc này các bác có thể vay tiền (đối vơi những bác có kinh tế ít).nhưng sẽ trả dc thôi vì công viêc các bác đang "thuộn buồm xuôi gió mà".lúc này công việc nhiều hơn có thể thê nhân công trong địa phương vừa là giúp mình vừa có công ăn viêc làm cho bà con luân.còn viêc trồng cây gì?nuôi con gì thì các bác phải tính thật kỹ lưỡng để sắc xuất thành công là cao nhất/trên đây cung là dự định và ước mơ của em sau này(hiện nay em đang là sv dh nông lâm tn chuyên nghành thú y hy`hy`)mong các bác và bà con cho em biết ý kiến để em học tấp và có hướng phấn đấu sau này.em cung đang dự định và tham khảo kỹ năng nuôi lợn rừng đó/
 
sao các bác không vừa làm ở công ty vừa mở một trang trai ở quê nhà.tuy ban đầu có hơi vất vả 1 tý nhưng khi vào quy củ rồi có lẽ sẽ ổn thôi/ban đầu có thể làm trang trai với quy mô nhỏ(dù ít hay nhiều vốn đều phù hợp) lúc này gia đình ở nhà có thể phụ dúp cho công việc các bác.sau khi làm có hiệu quả và công viêc đã vào quy củ "đầu xuôi đuôi cũng lọt thôi".các bác có thể mở rộng quy mô lúc này các bác có thể vay tiền (đối vơi những bác có kinh tế ít).nhưng sẽ trả dc thôi vì công viêc các bác đang "thuộn buồm xuôi gió mà".lúc này công việc nhiều hơn có thể thê nhân công trong địa phương vừa là giúp mình vừa có công ăn viêc làm cho bà con luân.còn viêc trồng cây gì?nuôi con gì thì các bác phải tính thật kỹ lưỡng để sắc xuất thành công là cao nhất/trên đây cung là dự định và ước mơ của em sau này(hiện nay em đang là sv dh nông lâm tn chuyên nghành thú y hy`hy`)mong các bác và bà con cho em biết ý kiến để em học tấp và có hướng phấn đấu sau này.em cung đang dự định và tham khảo kỹ năng nuôi lợn rừng đó/

Tôi thấy đây cũng là một đề nghị hay, có thể vừa làm vừa mở trang trại
 
Mô hình ban đầu của mình là lập một vườn cây nội thất rồi quảng bá cho dịch vụ cho thuê cây cảnh nội ngoại thất đi kèm dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc cây cảnh. Cạnh đó là tìm hiểu sâu về sân vườn, cảnh quan để nhận thiết kế , thi công các công trình sân vườn. Bây giờ ngoài các hoạt động này, cộng với việc mở rộng vườn, mình mở rộng mảng sản xuất các loại cây hoa trồng công viên, hoa chậu và cây thảm trang trí sân vườn . Vườn cũng nuôi mấy con hươu sao cho vui nữa. Đến giờ sau 6 năm mình cũng đạt được phần nào mơ ước của mình rồi. Mình thường đồng cảm và đánh giá rất cao những bạn suy nghĩ mạnh bạo, dám từ bỏ con đường bằng phẳng trước mặt để theo đuổi đam mê của mình bất chấp khó khăn và thử thách.

Theo mình bạn có thể quan tâm thêm mấy đối tượng chăn nuôi như : nuôi hươu sao, nuôi nhím, nuôi lợn rừng.
Cây trồng bạn có thể trồng thêm Bưởi Diễn, dù loại này được trồng khá nhiều nhưng tiêu thụ vẫn tốt miễn là giống chuẩn. Đất bạn còn rộng thì cũng nên khoanh một vùng trồng cỏ để tự túc một phần thức ăn xanh cho vật nuôi, nên trồng cỏ VNE 06 vì loại này chống rét tốt hơn cỏ voi.
Bác có thi công công trình sân vườn nào cần trang trí ánh sáng cho non bộ hay nội ngoại thất gì giới thiệu em hợp tác với nhé
ĐT: 0904 383 375
 
Em ở Thái Bình, đang làm ở HN. Đang muốn về quê làm nông dân đây, nhà em giáp biển, xa trung tâm qua. Không biết có mô hình nào hay ko, các bác chỉ giúp với !
 
vừa làm kỹ sư vừa làm nông dân

Chào các bác! rất vui vì gặp các bác có chung lý tương ở đây.
Em cũng có ý tưởng làm nông nghiệp như các bác, dù học ĐH 1 ngành ko liên quan đến nông nghiệp lắm nhưng e vẫn dành nhiều thời gian để tìm hiểu, và bây giờ đã có 1 công việc ổn định nhưng e vẫn muốn được làm nông dân
clip_image001.gif

E cũng có suy nghi như bác khanhdhtn vừa tiếp tục công việc hiện nay (hiện nay E đang làm kỹ sư), vừa bắt tay làm “trang trại quy mô nhỏ” khi có điêu kiện thì mở rộng thêm.
ở chỗ em trước đây có rất nhiêù động vật hoang dã nhưng bjờ đã it dần nhưng vẫn nổi tiếng là nơi bán nhiều thú rừng nên e đã nuôi 1 số con đến nay đã cho kết quả tốt.
Hiện nay e đang muốn nuôi rắn thịt, vì loài này it công chăm soc, it bệnh tật phù hơp với công việc của e hiện nay (1 tuần mới về nhà 1 lần). Nhưng có khó khăn lớn nhất là ở miền bắc mình có mùa đông lạnh, làm sao để tránh rét cho rắn và cho rắn phát triển cả trong mùa đông là bài toán kinh tế - kỹ thuật khó, mong nhận được ý kiến júp đỡ của các bác!
Thân!
 
1- Muốn đư hình lên, các files có C:/ tức là trong máy của bạn,
thì không lên hình đưọc, mà phải có www tứ là Internet mới lên được.
*
2- Có 2 cách chống rét cho động vật máu lạnh: nhà kính, hay hệ thống
sưởi. Có thể kết hợp cả 2 thì đỡ tiền, có thể có lãi.
*
Ở Mỹ, các đồ nghề nhà kính và hệ thống sưởi đã có sẵn và giá cả cũng
đã ổn đinh từ lâu. Gồm 3 hệ thống riêng rẽ: 1) Mái kính, tường cách
nhiệt; 2) Hệ thống sưởi; 3) Hệ thống quạt.
*
Mái kính và tường cách nhiệt có thể nâng vài độ so với bên ngoài,
không thể để mùa hè vì quá nóng, nhưng mùa đông, khi bên ngoài dưới
10 độ, thì bên trong vẫn trên 15 độ. Chỉ cần một lò than cám đốt
2 chục cân mỗi ngày lạnh thì nhiệt độ giữ được trên 25 độ, rắn chẳng
cảm thấy có mùa đông. Ngày ấm thì đót lò nhỏ, năng suất mỗi ngày 10
ký than, hay lò siêu nhỏ chỉ đẻ nấu nước uống cà phê. Than cám rất
dễ nhóm lửa, cũng dễ khống chế năng suất (che bớt thông gió). Vậy
ta cũng không cần mua đồ nghề sẵn có ở Mỹ, đỡ tiền.
*
Hệ thống quạt áp dụng vào mùa Xuân ở Mỹ, khi có ngày ấm và ngày lạnh
xen kẽ. Ngày ấm, nhiệt độ ngoài trời lên trên 20 độ, thì bên trong còn
dư nhiệt của hôm trước, cộng với nắng giữ lại dưới kính, có thể lên quá
40 độ, thì máy quạt tự động mở cửa sổ và quạt hơi nóng ra ngoài. Ta có
thể không cần hệ thống này.
*
 
cảm ơn bác rất nhiều!
nhưng nếu làm nhà kính và kết hợp đốt lò ở bên trong cho những ngày rét nhiều thì hệ thống thoát khí ra ngoài nên thiết kế như thế nào cho hợp
lý và tiết
kiệm nhất ạ?
 
Mô hình lò đốt chi phí ko rẻ đâu nhé bạn . Bạn có thể sử dung bếp than tổ ong 2 viên mở cửa thông khí hết cỡ . Ngày thay than 3 lần . Sau đó bạn mua một thùng phi sắt cắt đi một phần .Dùng máy cắt cắt một phần làm cửa để khi bạn chụp lên bếp than tổ ong mỗi lần thay than bạn mở nắp cửa thùng phi có thể lôi được bếp than tổ ong ra ngoài . Phần phía trên của thùng phi bạn hàn ống dẫn nhiệt . Ống dẫn nhiệt sẽ là ống sắt phi > 150 chạy dọc chuồng nuôi . Một đầu của nó sẽ thò ra ngoài để thoát khí. Như vậy khi đốt lò khí nóng sẽ bốc lên đỉnh thùng phi,chui vào ống sắt phi >150 và toả nhiệt khắp phòng.Để hạn chết thất thoát nhiệt ta có thể bịt bớt lối ra của ống thoát khí .... Mô hình này mình đã làm và áp dụng với diện tích > 60 mét vuông và mình dùng ống sắt phi 42 thì phải. Dùng để nuôi Dế trong mùa đông. ^_ ^. Hôm nào rảnh sẽ chụp hình post cho bạn xem sau ....
 
Cám ơn nuoide về lò tạo nhiệt trên. Vậy để tận-thu nguồn nhiệt (nếu trước khi thoát ra ngoài vẫn còn "ấm"), cho ống dẫn hơi chạy xuyên ngang 1 thùng nước.
Nuoide có nghĩ tới cách làm nóng nước bằng ánh sáng mặt trời không?
Thân.
 
Ở bắc Mỹ, nhà nào cũng có hệ thống sưởi mùa đông, nên dù có đắt cỡ nào cũng phải có,
như ở Việtnam thì nghèo đén đâu cũng phải có gạo ăn vậy. Khi làm nhà, người ta phải
làm luôn hệ thống này. Mỗi khi đến đâu ở, đã có sẵn hệ thống này đang chạy tốt rồi,
thì nhà nước mới cho vào ở.
*
Hệ thống sưởi mới nhất và tốt nhất chạy bằng hơi đốt, nấu nước nóng lên, rồi nước
chảy lên các tầng nhà ở, lạnh xuống chảy trở lại nồi nấu bằng đường khác. Các ống
dẫn nước đều bằng đồng màu đỏ để dẫn nhiệt tốt hơn và lâu gỉ sét hơn ống sắt. Nước
có thể nóng chừng 70 độ, nhưng nhiệt độ trong nhà thì chỉ 25 độ là cùng, và một số
người chỉ đặt 18 độ đẻ đỡ tiền hơi đốt.
*
Kể ra chỉ để tham khảo, chứ ở Việtnam nên tự nghĩ ra mà làm cho đỡ tiền, vì hoàn cảnh
mình khác mà rập khuôn như Mỹ thì tốn tiền mà kém hiệu quả. Bạn NuôiDê đã làm và xài
được, thì bạn nên tham khảo, cũng không hẳn phải rập khuôn. Theo kinh nghiệm người Mỹ
thì lò đốt than họ làm bằng gang đúc dày chứ không phải bằng thép tấm cho lâu gỉ. Hệ
thống sưởi chạy mấy chục năm không hỏng đường ống, mà chỉ hỏng máy móc điều khiển và
khống chế nhiệt độ, lò nấu nước thôi. Hơi đốt thì theo ống khói ra ngoài, bị mất một
chút nhiệt ở chỗ này, nhưng ở Việtnam thì không lạnh dưới độ Zero, nên không đốt to
lửa rừng rực, khói ra chắc cũng chỉ hơi âm ấm và làn hơi cũng chỉ phơ phất, không lãng
phí nhiệt lắm. Bạn NuôiDế lại còn bịt bớt thông khói đi, làm thấp bớt công suất của lò
than, thì hiệu suất càng nâng cao tới mức tối đa. Có thể bạn làm giàn nhiều ống nhỏ thay
cho ít ống lớn xem sao. Hoặc là đường ống chạy vòng đi vòng lại chẳng hạn.
*
Nấu nước ấm bằng mặt trời cũng là nguyên tắc nhà kính, nhưng chỉ áp dụng đuợc ở tầng
trên cùng thôi, rồi phải bơm nưóc xuống sưởi cho động vật bên dưới. Nhà kính cũng chỉ
sưởi được một tầng trên cùng. Các tầng dưới vẫn phải sưởi bằng than cám là nguyên liệu
rẻ nhất và sẵn có ỏ miền bắc Việtnam. Mỗi khi có gió mùa Đông Bắc về, thì ít nhất 2 ngày
đầu không có nắng mặt trời, và gió lạnh thổi bay mất nhiệt đi, cũng phải đốt sưởi.
*
 
Last edited:


Back
Top