Kỹ thuật Chế tạo máy ấp trứng cho gia cầm ....thủy cầm

  • Thread starter apc
  • Ngày gửi
Đây là tài liệu tôi tìm được trên trang ưeb của VCN, các bác nào quan tâm xin tham khảo nhé
Cách đóng máy ấp trứng gia cầm

Qua báo NNVN xin cho biết: Cách đóng máy ấp trúng (ấp bằng điện), kỹ thuật ấp - nở; - Cách điều chỉnh độ ẩm để phù hợp.
Nguyễn Ngọc Tấn, thôn Hươnq Vân, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh


Trả lời:Máy ấp trúng (dùng diện): Máy ấp là dụng cụ để thay gia cầm mẹ ấp trứng vì vậy máy phai đảm bản mọi chức năng ấp của gia cầm mẹ. Thông thường máy ấp có hình khối chữ nhật, cũng có khi là hình khối vuông tùy theo sở thích của nhà thiết kế. Dưới đây là mẫu hai loại máy ấp trên.
image001.jpg


Máy ấp gồm các bộ phận:


Vỏ máy (khung máy)


- Hệ thống cung cấp nhiệt.


- Hệ thống quạt.


- Hệ thống đều hòa độ ẩm


- Giá và khay trứng.


Kích cỡ máy được thiết kế tùy thuộc vào lượng trứng đưa vào ấp (tùy vào quy mô chăn nuôi gia cầm). Một số ví dụ về kích cỡ máy để độc giả tham khảo (Xem bảng dưới)

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width=300>
Công xuất tính theo lượng trứng gà

</TD><TD vAlign=top width=247>
Kích thước bên ngoài máy ấp

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
1. Máy ấp 126 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
42 x 51 x 51 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
2. Máy ấp 164 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
60 x 52 x 52 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
3. Máy ấp 208 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
68 x 52 x 52 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
4. Máy ấp 280 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
80 x 75 x 72 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
4. Máy ấp 420 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
90 x 75 x 72 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
5. Máy ấp 728 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
95 x 90 x 80 cm

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=300>
6. Máy ấp 1000 quả

</TD><TD vAlign=top width=247>
73 x 105 x 121 cm

</TD></TR></TBODY></TABLE>

Công dụng của từng bộ phận trong máy ấp:


Vỏmáy. Để bảo vệ trứng và giữ nhiệt cho máy. Trên vỏ máy cần thiết kế các cửa sổ hình hoa thị để điều chỉnh lượng không khí vào máy và thoát ra, đảm bảo sự thông thoáng cho máy ấp.


Hệ thông cung cấp nhiệt (sưởi): Các máy ấp dùng điện công suất nhỏ hệ thống cung cấp nhiệt thường dùng là dây meso. Trong thiết kế phải tránh để nhiệt cung cấp tỏa ngay trên trứng. Đồng hồ đo nhiệt độ nên gắn với hệ thống báo động để kịp thời phát hiện nếu nhiệt độ lên quá cao hoặc xuống quá thấp Nếu nhiệt độ lên quá cao sẽ làm chết phôi còn nhiệt độ xuống thấp sẻ làm phôi không phát triển được. Hệ thống cung cấp nhiệt thiết kế sao để dễ thán đặt thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa khi có trục trặc.


Hệ thống quạt: Hệ thống quạt có chức năng làm lưu thông không khí, đều hòa nhiệt độ trong máy. Lưu thông không khí giúp cho việc vận chuyển nhiệt đến trứng, cung cấp oxy và rút khí C0<SUB>2. </SUB>Thông thường hệ thống quạt được đặt trên cao và cũng dễ tháo đặt thuận tiện cho việc kiểm tra bảo trì.


Hệ thống điều hòa ẩm độ: Máy ấp dùng điện công suất nhỏ hệ thống điều hòa ẩm độ thường dùng là bộ khay có kích cỡ khác nhau. ẩm độ được đều hòa bằng việc đặt khay nước vào máy ấp. Quạt và nhiệt độ làm nước bốc hơi để đều hòa độ ẩm.


Giai đoạn ấp cần độ ẩm cao sẽ đặt khay to có bề mặt bốc hơi lớn khi cần độ ẩm thấp ta đặt khay nhỏ. Phải có ẩm kế để theo dõi độ ầm trong máy.


Giá và khay trứng: Trong máy phải thiết kế giá để đặt các khay trứng vào. Giá phải có trục


quay để có thể quay khay trứng nghiêng vào phía trong, nghiêng ra phía ngoài, ởvị trí thăng băng. Trục quay giúp ta đảo vị trí của khay trứng trong máy có tác dụng đều hòa nhiệt trên quả trứng ởcác vị trí khác nhau giúp cho phôi phát triển tốt hơn. Vị trí thăng bằng để ta thao tác khi đưa khay trứng vào hoặc lấy khay trứng ra.


Kỹ thuật ấp trứng:


Kết quả ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó kỹ thuật ấp trứng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Muốn có tỷ lệ nở cao ta phải thao tác đúng cẩn thận tất cả các khâu trong quy


trình ấp.


Thu trứng, bảo quản trứng


- Thu trứng ít chết 3-5 lần/ngày đế tránh trứng bị bẩn, bị đập, vỡ do bị gà dẫm phải. Khi thu trứng ta loại những quả quá to, quá bé, quả có hình dạng khác thường, những quả vỏ sần sùi. Những quả trứng đạt yêu cầu ta xếp vào khay sạch, đầu nhỏ của quả trứng xếp quay xuống, đầu to có buồng khí quay lên trên.


- Bảo quản trứng: Sau khi đẻ 24 giờ phôi trong trứng bắt đầu phát triển. Phôi ngừng phát


triển ở nhiệt độ dưới 24<SUP>0</SUP>c sau khi đẻ 6 giờ trứng phải được đưa về phòng bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 24<SUP>0</SUP>c. Nếu bảo quản trứng trong một tuần thì nhiệt độ trong phòng bảo quản 15-16<SUP>0</SUP>c. Nếu bảo quản trứng lâu hơn ta phải hạ nhiệt độ phòng bảo quản xuống 12-13<SUP>0</SUP>c. Nhiệt độ trong phòng bảo quản phải được kiểm soát chặt chẽ. ẩm độ trong phòng bảo quản nên giữ ở mức 80-85%. Trứng đưa khỏi phòng bảo quản để đi ấp phải được làm ấm trở lại trước khi đưa vào máy ấp, bằng cách xếp lên giá đế ở phòng ấp 4-8 giờ sau đó mới xếp vào máy.


Quá trình ấp-nở-thời gian ấp nở của trứng các loại gia cầm rất khác nhau, phụ thuộc vào


giống. Thời gian nở trung bình của trứng gà 21 ngày, trứng vịt 28 ngày, trứng ngan 35 ngày, trứng đà điểu 42-45 ngày.


Trong quá trinh ấp nở phải lưu ý các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ trong máy, độ thông thoáng và lưu thông không khí, chế độ đảo trứng. Đối với máy ấp bằng điện quy mô nhỏ gia đình cách vận hành đảm bảo quy trình ấp như sau:


- Nhiệt độ: Tuy có nhiệt kế đo độ và có chuông báo động nhưng ta vẫn phải luôn quan sát để kịp điều chỉnh nhiệt độ trong máy bằng rơle điện theo đúng quy trình ấp đế đảm bảo kết quả ấp cao.


- ẩm độ: Máy ấp hiện đại có hệ thống điều hòa ẩm độ tự động bằng cách phun sương còn loại máy bán tự động tự thiết kế lắp ráp của ta thì ẩm độ được điều chỉnh bằng bề mặt bốc


hơi của các khay nước. Trong khoang máy ta thiết kế nơi đặt khay nước (thường ở phía dưới). Ta làm bộ khay có kích cỡ khác nhau đế khi cần độ ẩm cao ta đặt khay to còn cần độ ẩm thấp ta đặt khay nhỏ. Quạt thổi không khí lên bề mặt nước trong khay sẽ làm nước bốc hơi vào không khí trong máy tạo độ ẩm cần thiết.


- Thông thoáng và lưu thông không khí: Hệ thống quạt và cửa sổ hoa thị sẽ giúp cho việc lưu thông các luồng khí trong máy làm điều hòa độ.


- Đảo trứng: Trứng ấp nên đảo ít nhất 3-5 lần một ngày. Mục đích của việc đảo trứng là để tránh phôi bị dính vào vỏ trứng và tăng sự hoạt động của lòng đỏ, lòng trắng trứng. Khi đưa khay trứng ra ngoài đảo còn để làm mát trứng.


Chuyến trứng: Trứng được chuyển từ khay ấp sang khay nở 3 ngày trước khi trứng nở: Khi chuyển trứng nên cẩn thận để tránh làm dập vỡ trứng.

Quy trình ấp của một số loại trứng gia cầm thông dụng. (Xem bảng)

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width=103>
Thời gian ấp

</TD><TD vAlign=top width=150 colSpan=2>
Đối với trứng gà

</TD><TD vAlign=top width=169 colSpan=2>
Đối với trứng vịt

</TD><TD vAlign=top width=169 colSpan=2>
Đối với trứng ngan

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>


</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=66>
ẩm độ (%)

</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=84>
ẩm độ (%)

</TD><TD vAlign=top width=84>
Nhiệt độ (<SUP>0</SUP>C)

</TD><TD vAlign=top width=84>
ẩm độ (%)

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
1-3

</TD><TD vAlign=top width=84>
34.8

</TD><TD vAlign=top width=66>
60-65

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.6

</TD><TD vAlign=top width=84>
70

</TD><TD vAlign=top width=84>
38.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
65

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
4-14

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=66>
55-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
59-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
38.2

</TD><TD vAlign=top width=84>
64

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
15-21

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.2

</TD><TD vAlign=top width=66>
70-80

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.4

</TD><TD vAlign=top width=84>
59-60

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
22-23

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.3

</TD><TD vAlign=top width=84>
65

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
24-25

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.25

</TD><TD vAlign=top width=84>
70-80

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
55-57

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
26-28

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.25

</TD><TD vAlign=top width=84>
80-85

</TD><TD vAlign=top width=84>
37.8

</TD><TD vAlign=top width=84>
60-65

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
29-31

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>
37.5

</TD><TD vAlign=top width=84>
80-85

</TD></TR><TR><TD vAlign=top width=103>
32-35

</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=66>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD><TD vAlign=top width=84>


</TD></TR></TBODY></TABLE>

</TD></TR><TR><TD align=right>
(Nông nghiệp Việt Nam, số 112, ngày 13/7/2001)</TD></TR></TBODY></TABLE>​
 


Địa chỉ của tôi là ở Yahoo, không có trại, không có máy, không có con gì hết,
chỉ có cái đầu rỗng thôi.
Địa chỉ thật thì ở Mỹ, trong thành phố, giữa thủ đô bang Connecticut, đi lên
thì đến Boston, đi xuống thì đến New York.
*
Quanh nhà tôi thì có vườn, chừng nửa sào, vốn là để trồng hoa cảnh, nhưng
tôi lại làm vườn rau, ngoài rau Mỹ như rau diếp, rau mùi, thì còn rau Việt là
Dấp Cá, Mồng Tơi, Rau Đay, và đặc sản là Cà Pháo, và Mướp Hương ở đây
bán giá cắt cổ.
*
Vậy, khi thấy máy ấp trứng của tôi, thì nó chỉ ở trong đầu thôi, đừng tin là
nó ấp được trứng.
*
 


Địa chỉ của tôi là ở Yahoo, không có trại, không có máy, không có con gì hết,
chỉ có cái đầu rỗng thôi.
Địa chỉ thật thì ở Mỹ, trong thành phố, giữa thủ đô bang Connecticut, đi lên
thì đến Boston, đi xuống thì đến New York.
*
Quanh nhà tôi thì có vườn, chừng nửa sào, vốn là để trồng hoa cảnh, nhưng
tôi lại làm vườn rau, ngoài rau Mỹ như rau diếp, rau mùi, thì còn rau Việt là
Dấp Cá, Mồng Tơi, Rau Đay, và đặc sản là Cà Pháo, và Mướp Hương ở đây
bán giá cắt cổ.
*
Vậy, khi thấy máy ấp trứng của tôi, thì nó chỉ ở trong đầu thôi, đừng tin là
nó ấp được trứng.
*
nếu thế khi nào em có đủ tiền đi du lịch sẽ qua thăm bác hheheh. 1 vé máy bay khứ hồi tốn bao nhiêu con ga loại 1,5k vây anh?
 
Vấn đề nhông và bánh xích, mỗi thiết kế một khác, nhưng ở thiết kế của bạn
có sự cãi nhau, còn thiết kế của tôi thì không có conflict. Về nguyên lý,
nếu không có cãi nhau, thì nhẹ nhàng, kể cả vạn tấn cũng nhẹ nhàng . Nếu có
cãi nhau, thì chỉ 1 lạng cũng nặng nề. Thiết kế của bạn có cãi nhau ở chỗ
xài 2 nguyên lý truyền động lực trong cùng một chi tiết máy. Chi tiết máy
đó là khay đặt trứng . Một cách truyền động lực cho nó là ổ xích. Một cách
truyền khác nữa là thanh đảy nối với khay đặt trứng khác. Bạn nên chọn 1
trong 2 cách truyền này thì tốt hơn là xài cả 2 một lúc.
*
Khung sắt có góp phần dự trữ nhiệt trong máy ấp. Khung càng to nặng thì nhiệt
độ càng đều hoà hơn.
*
Hệ thống thoáng gió với bên ngoài của tôi không phải hệ thống quạt trong máy.
Nó chỉ là lỗ thoát hơi độc ra ngoài thôi. Lỗ này được mở theo chương trình thời
gian. Trứng mới ấp thì ít lần mở, và mỗi lần không lâu. Trứng ấp nhiều ngày thì
năng mở hơn, và mỗi lần dài thời gian hơn.
*
Quạt máy thì cần ở cách bố trí nguồn nhiệt của bạn: bố trí ở cạnh, nhiệt không
bốc lên vào giữa tủ được, nhưng cách xếp đặt của tôi, thì nhiệt bốc lên vào bộ
tản nhiệt (một giàn lưới kim loại, tốt nhất là đồng, nhưng sắt không gỉ cũng
tốt) và sau đó vào bể nước giữ nhiệt, và sau đó làm cả đáy tủ ấm lên, không khi
tự bay lên và xáo trộn như có quạt vậy. Bạn coi đèn kéo quân sẽ thấy nhiệt bốc
lên như cánh quạt chưa? Không khí nóng này bay lên tận nóc tủ, thì lạnh, và
chìm xuống, lẽ thường thì men theo 4 vách tủ mà xuống đến đáy tủ, tạo nên một
hệ thống giòng khí như trong dạ dày ta khi ăn no. Dạ dày co bóp kiểu giợn sóng
xuống dưới, làm thức ăn ở thành dạ dày bị đẩy xuống đáy dạ dày, và tự động trào
lên trên dạ dày theo đường giữa, trung tâm dạ dày. Khi có sự can thiệp của máy
đảo trứng, các khay trứng nghiêng đi, thì giòng đối lưu không khí nóng lạnh trong
tủ bị thay đổi theo, mà chiều đi lên thì ở phía khay nghiêng lên nhiều hơn, còn
chiều khí lạnh đi xuống thì theo phía khay nghiêng xuống nhiều hơn. Khi mở tủ
coi sóc, thì cả tủ lạnh đi, nguồn nhiệt mở lâu hơn, thì giòng đối lưu mạnh hơn,
nhưng khi tủ đóng, thì giòng đối lưu nhẹ đều thôi. Cũng còn tuỳ theo nguồn nhiệt
mạnh nhẹ và nhiệt độ đặt cho rơle nữa. 2 ảnh hưởng đó làm cho nguồn nhiệt tắt
mở ít lần, và lâu dài, thì giòng đối lưu cũng mạnh hơn nhưng rồi lại yếu hơn so
với nguồn nhiệt tắt mở nhiều lần, nhưng không lâu.
*
Dù theo thiết kế của bạn, hay của tôi, cũng phải điều chỉnh cho đúng với thực
tế xảy ra. Nhưng thiết kế tốt, thì tất cả xấu tốt sau này sẽ có lợi dài dài.
*
---------------
* * * * * * * *
Giá vé cả 2 chiều chừng 1 nghìn rưởi đôla: 15 nhân với
2 triệu là 30 triệu.
*
Gà ở Mỹ thì rẻ nhất trong các loại thức ăn.
Muốn đi Mỹ như đi chợ, thì đừng nuôi gà và ấp trứng,
mà nên buôn trăn mắt võng khổng lồ, hay buôn trái nhiệt
đới thì hơn. Ví dụ, Nhãn, Vải, Măng Cụt, Gấc, Thanh Long.
Bán Tắc Kè Hoa, Nhông Hoa, trăn mắt võng, Công, Trĩ,
Chồn Hương làm cảnh cũng tốt, dễ bán ở Mỹ.
*
 
Last edited:
Đọc hoa cả mắt!
Vậy bạn anhmytran nên tìm đọc về nhông sên.
Nhông nhỏ qua nhông lớn 5 lần thì lực sẽ giảm đi bao nhiêu bạn biết không?
Không khí nóng trong máy sẽ trộn đều với không khí lạnh chứ không như đèn kéo quân và càng không giống dạ dày.
Máy mà không khí không trao đổi từ ngoài vào trong thì .... tác hại vô cùng lớn
 
Kiến thức về nhông, hình như trong sách vật lý phổ thông lớp 7 gì đó.
Nếu bạn tốt nghiệp phổ thông rồi, thì không cần đọc lại đâu.
*
Còn chuyện thông khí với bên ngoài, thì tôi không lẫn lộn với hệ thống
điều hoà không khí bên trong. Tôi để mỗi hệ thống làm việc riêng nhau.
Thiết kế hệ thống thông khí, ta phải có sơ đồ các giòng khí cho mỗi
trường hợp khác nhau, và trong mỗi sơ đồ, mỗi giòng khí phải ước chừng
tỷ lệ giòng chảy của nó so với các giòng khác và trong toàn bộ hệ thống.
Sau đó, khi chạy máy, mới biết những chỗ yếu kém của hệ thống mà đo đạc
ghi chép, theo dõi.
*
 
hè hè.
Sao bạn không trả lời là giảm đi bao nhiêu lần (đùng nói 5 lần, mọi người cười đó)?
Dòng chảy không khí phải theo ý của người sản xuất chứ mình không phải theo nó!
Vậy bạn tự chạy "cái máy của mình" rồi rút kinh nghiệm nhé.
 
thong bao 23h00 ngay 20/11 vùa kiểm tra nhiệt độ lần cuôi sau khi điều chỉnh các quạt lại sai số giữa role và nhiệt kế thủy ngân khoang 0.1 oc khi role ngắt điện nhiệt độ của thủy ngân lên khoảng 37.9 0c. đưa trứng vô tủ rùi heheehe. nhưng nhìn chung để trứng nở còn 1 giai đoạn dài nửa. dù sao cũng cám ơn a e đóng góp ý kiến thiết kế tủ ấp, nhất là Mod cantruong, thanks all
 

Tôi thiết kế thì có lường trước và có tính toán giòng chảy của không khí, nhưng khi chạy máy, thì các giòng chảy tự nó chảy theo ý nó. Nếu các giòng chảy đúng như thiết kế thì tốt, nhưng khi không đúng, thì phải điều chỉnh.
*
Còn trong thiết kế của bạn, bạn chưa biết khi các khay nghiêng về bên nào thì giòng chảy sẽ ra sao, và khi các khay nghiêng về bên kia thì giòng chảy sẽ ra sao. Bạn chưa biết đưỢc các trứng mé bên phải gần nguồn nhiệt hơn sẽ nóng hơn các trứng mé bên trái là bao nhiêu độ.
*
Tôi bàn ở đây thuần tuý về lý luận, bạn nghe hay không cũng không ảnh hưởng đến thiết kế của tôi, vì tôi đã nói trước rằng đừng mong máy ấp trứng của tôi chạy được. Máy của bạn chạy nhẹ bao nhiêu lần cũng không cần bàn lắm, cứ không cháy máy là được rồi. Đâu phải đối chứng từng câu từng ý, mà vấn đề ở chỗ chúng ta học ở nhau được những gì.
*
 
Ha ha. Chính bạn tự nhận là đừng mong máy của bạn chạy được thì tôi không hiểu bạn post cái mớ kiến thức "không chạy được" lên đây làm gì?
Nếu làm máy mà không chạy được thì........khỏi làm và đi mua 1 cái máy về ... học hỏi ha ha
Và cuối cùng : nếu không hiểu mình đang nói gì thì nên ......... im lặng
 
Máy của bạn có nhiều điều đáng học, nhưng
tôi không học ở bạn cái lối dạy người đâu.
*
Chỉ trao đổi về lý lẽ, có gì mà dẫn đến mâu
thuẫn cá nhân kia chứ?
 
Dừng ở đây được rồi!
---------------
Mọi điều đã rõ ràng.
Betoan đã làm xong máy!
Mạn phép khoá topic!
 
Last edited by a moderator:
vẫn còn nhiều người cần thảo luận mà bạn
diễn đàn đâu phải của riêng Betoan
 
Topic đã đi quá xa chủ đề được tạo ra.
Nếu ai có nhu cầu thảo luận thì nên mở 1 topic mới!
 
Topic đã đi quá xa chủ đề được tạo ra.
Nếu ai có nhu cầu thảo luận thì nên mở 1 topic mới!

Những bài viết đi lệch lạc chủ đề thì sẽ bị xóa sạch.

TOpic chỉ bị đóng lại khi nội dung sai quy định của website, cứ để vậy sau này có thành viên mới vào website họ đóng góp thêm nhiều ý tưởng tốt hơn. Topic của anh APC đưa ra chứ không phải của bạn betoan . Cùng 1 chủ đề thảo luận trong 1 topic sẽ tốt hơn là mở topic mới, dễ theo dỏi hơn.
 
Ap trung

Bac cantruog oi.Lam sao de chinh nhiet do chuan trog thung ap
---------------
Bac cantruog oi.Lam sao de chinh nhiet do chuan trog thung ap
 
Last edited by a moderator:
ban nao muon lam may ap thu cong minh chi cho don gian lam may ap 200 den 300 trung ton khoang 500k la het dat, lien he voi minh wa so 01677281548. minh chuyen ap va ban ga ac giong va thit
 
BAN HUYNH TAN TRUYEN ơ: nếu bạn cần hởi để thăm khảo về lò ấp trứng gia câm bạn liên hệ số dt này 0909742380 gặp Trần Quang Thanh bạn nhé
 
minh ko biet mac ro le voi nhiet ke thuy ngan
Bạn nên tìm Rơle tự ngắt mở theo nhiệt độ của chính nó.
Như vậy không cần phải có nhiệt kế cho nó, hay nối với nó.
Nếu có cần nhiệt kế, thì là để cho bạn thôi.
*
Trong sách giáo khoa Vật Lý trong trường phổ thông có dạy
và có hình vẽ Rơle nhiệt để đóng mở mạch điện. Nó gồm một
thanh đồng và một thanh sắt nhỏ dài kẹp vào với nhau. Khi
nhiệt độ tăng, thì thanh đồng dài hơn thanh sắt, làm cho
2 thanh kẹp bị cong đi nhiều hơn, và đến một nhiệt độ đã
xếp đặt thì thanh kẹp đó ép vào nút tắt điện. Khi nhiệt độ
thấp xuống, thì thanh kẹp bớt cong đi, và đến một nhiệt
độ xếp đặt, thì nó kéo nút điện lên làm mở điện. Ví dụ,
nhiệt độ tắt điện là 38, và nhiệt độ mở điện là 37, thì
nhiệt độ buồng ấp là 37 độ rưỡi chẳng hạn, tuỳ theo thiết
kế và chạy thử, chứ không thể tính toán ra được.
*
Sách chỉ dạy cho học sinh có khái niệm về nguyên lý chạy
của rơla chứ thực tế thì ra chợ mua mà đọc chỉ dẫn lắp đặt
của nó mà xài. Mong bài của tôi giúp bạn hiểu Rơla thế nào.
*
 


Back
Top