Cách tính m3 của gỗ tròn ???

  • Thread starter typhukhongtien
  • Ngày gửi
Có ai biết cách tính m3 của gỗ tròn ko chỉ giùm mình với !!!!

Ví dụ: cây có đường kính 40 cm thì bao nhiêu cây mới được 1 m3 ??
 


Hiện nay trong giao dịch mua bán gỗ tròn vẫn sử dụng công thức này chứ bác. Tại viết diễn giải ra thấy nó lòng vòng chứ đây là công thức tính thể tích hình trụ, bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. Ở đây chiều cao là chiều dài khúc gỗ. Còn diện tích đáy lấy ở khoảng giữa khúc gỗ, bằng pi nhân bán kính bình phương. Do mình không có số đo bán kính mà chỉ đo được chu vi hay gọi là đo hoành(không nói đến đo đường kính nữa) nên thay thế vô rồi ra cái công thức trên thôi không có gì khác, vì thế bài viết ở trên em ghi hầu như ai cũng biết là vậy.
-------
Từ khúc gỗ trên sẽ thấy:
- Theo công thức sau cùng:
= cv*cv*dài*0,0796 = 1,256*1,256*10*0,0796 = 1,2557#làm tròn 3 số lẻ=1,256
- Theo công thức đầu tiên: (dt đáy * chiều cao)
dt đáy = 3,14*0,20*0,20 = 0,1256 (bán kính = 40/2)
= 0,1256*10 = 1,256
Vậy kết quả như nhau thôi
================
Đơn vị tính bằng ster đã sử dụng lâu rồi, thường dùng để đo cho loại gỗ đường kính nhỏ, ngắn và các loại củi, được xếp theo chiều cao 1 mét, chiều ngang 1 mét. Thường người ta xếp lên xe rồi đo, vì sợ xếp trước họ xếp những khúc cong nghịch chiều nhiều bên trong làm rỗng ruột. Đối với loại gỗ đường kính nhỏ nếu cắt chiều dài 1 mét thì trước đây một số nơi quy ra 1 ster bằng 0,666 mét khối. Hiện nay loại tràm bốc vỏ làm nguyên liệu giấy cắt dài khoảng 2 - 2,2 mét thì người ta gọi là ster đôi.
Từ gỗ tròn để xẻ ra gỗ xẻ đạt bao nhiêu % thì được gọi là tỷ lệ thành khí. Tỷ lệ này tùy vào cấp đường kính gỗ tròn, quy định trước đây bình quân là 62,5%. Tức là 1 mét khối gỗ tròn đạt được 0,625 mét khối gỗ xẻ hay 1 mét khối gỗ xẻ phải sử dụng 1,6 mét khối gỗ tròn.
 


Last edited:
Tính m3 cũng phức tạp nhỉ !!
bác nào tính dùm e cái vụ này đi !
Có những khúc cây sầu riêng dài 2m như sau :
48 khúc hoành 60cm
92 khúc hoành 70cm
72 khúc hoành 80cm
24 khúc hoành 90cm
8 khúc hoành 100cm =????m3

Bác nào có thể tính giùm tổng cộng có bao nhiêu m3 ( te ) gỗ tròn hay ko ??? e thank nhiều nhiều !!!!
 
Thanh bác nhiều nhiều luôn !!!!!!!!!!!!!!!
Nhưng cách tính ster là sao vậy các bác ?? nếu tính theo ster thì tổng số m3 là bao nhiêu ???
 
Thanh bác nhiều nhiều luôn !!!!!!!!!!!!!!!
Nhưng cách tính ster là sao vậy các bác ?? nếu tính theo ster thì tổng số m3 là bao nhiêu ???

Như tranvi đã nói, cách tính ster là cách đo gỗ xúc,1 ster bằng 1 mét khối gỗ xúc (1m chiều dài, 1m chiều rộng, 1m chiều cao). Khối gỗ bao gồm các đoạn gỗ xếp chồng lên nhau, tính cả phần không khí giữa các đoạn gỗ.

Thường người ta dùng ster tính cho củi, cây gỗ nhỏ.
 
Tính m3 cũng phức tạp nhỉ !!
bác nào tính dùm e cái vụ này đi !
Có những khúc cây sầu riêng dài 2m như sau :
48 khúc hoành 60cm
92 khúc hoành 70cm
72 khúc hoành 80cm
24 khúc hoành 90cm
8 khúc hoành 100cm =????m3

Bác nào có thể tính giùm tổng cộng có bao nhiêu m3 ( te ) gỗ tròn hay ko ??? e thank nhiều nhiều !!!!
Thì bạn lấy công thức trên
hoành nhân hoành nhân dài nhân 0,0796
để tính ra thôi:
Theo thứ tự:
0,60*0,60*2*0,0796*48=2,750
0,70*0,70*2*0,0796*92=7,176
0,80*0,80*2*0,0796*72=7,335
0,90*0,90*2*0,0796*24=3,094
1,00*1,00*2*0,0796*8 =1,273
Tổng cộng = 21,628 mét khối
 
Thì bạn lấy công thức trên để tính ra thôi:
Theo thứ tự:
0,60*0,60*2*0,0796*48=2,750
0,70*0,70*2*0,0796*92=7,176
0,80*0,80*2*0,0796*72=7,335
0,90*0,90*2*0,0796*24=3,094
1,00*1,00*2*0,0796*8 =1,273
Tổng cộng = 21,628 mét khối

Kiểm tra lại thì kết quả của tranvi là chính xác, còn kết quả 18.24 m3 là do máy tính có vấn đề.
 

Như tranvi đã nói, cách tính ster là cách đo gỗ xúc,1 ster bằng 1 mét khối gỗ xúc (1m chiều dài, 1m chiều rộng, 1m chiều cao). Khối gỗ bao gồm các đoạn gỗ xếp chồng lên nhau, tính cả phần không khí giữa các đoạn gỗ.

Thường người ta dùng ster tính cho củi, cây gỗ nhỏ.
Ôi! tui đâu phải nói như vậy đâu bác, bác xem lại:
...
Đơn vị tính bằng ster đã sử dụng lâu rồi, thường dùng để đo cho loại gỗ đường kính nhỏ, ngắn và các loại củi, được xếp theo chiều cao 1 mét, chiều ngang 1 mét.....
Đối với loại gỗ đường kính nhỏ nếu cắt chiều dài 1 mét thì trước đây một số nơi quy ra 1 ster bằng 0,666 mét khối...
Tính ster là chỉ tính ngang 1 mét cao 1 mét là bằng 1 ster, còn chiều dài tuỳ theo thoả thuận mua bán. Tui đâu có nói 1 ster = 1 mét khối đâu. Tui chỉ nói nếu 1 ster gỗ có chiều dài 1 mét thì một số nơi quy đổi 1 ster tương đương 0,666 mét khối mà.
 
Thật cảm ơn các bác nhiều lắm !
Nhưng e có 1 thắc mắc !, đường kính của 1 thân cây sẽ bằng bao nhiêu nhiêu phần của hoành??
Nếu như e tính ko lầm thì đường kính của thân cây bằng 1/3 của hoành thì phải ?!! và nếu muốn tính đường kính thì ta lấy số đơn vị hoành chia cho 3 sẽ ra đơn vị đường kính !
 
Tôi nói là như tranvi đã nói có nghĩa là cách giải thích như vậy là đã hiểu rằng m3 gỗ tròn khác với ster. Còn cách tính ster trên thị trường thì tôi không nói, tôi chỉ nói ster tiêu chuẩn mà nhà nước quy định thôi (ngang 1m x dài 1m x rộng 1m ), ngày xưa khi còn học ngành khai thác gỗ (Công nghiệp rừng) tôi đã học như thế, không biết bây giờ có sữa đổi quy định đó hay không? Từ đó mới có quy chuẩn 1ster tương đương 0.666m3 gổ tròn.
 
Có ai biết cách tính m3 của gỗ tròn ko chỉ giùm mình với !!!!

Ví dụ: cây có đường kính 40 cm thì bao nhiêu cây mới được 1 m3 ??

Chao ban, co nhieu cach tinh m3 go tron, thuong nguoi ta se phan khuc cay go minh theo đk khac nhau de tinh. Va gia ca se khac nhau voi duong kinh khac nhau. Cong thuc tinh nhu sau: (3,14 x D2)/4 x H . Trong đo: D la duong kinh go, H la chieu cao.
 
Chao ban, co nhieu cach tinh m3 go tron, thuong nguoi ta se phan khuc cay go minh theo đk khac nhau de tinh. Va gia ca se khac nhau voi duong kinh khac nhau. Cong thuc tinh nhu sau: (3,14 x D2)/4 x H . Trong đo: D la duong kinh go, H la chieu cao.
Cách tính này đã có đề cập ở trang 1 rồi bạn ơi, trong đó ghi chiều dài khúc gỗ là L chứ không ghi chiều cao. R2, D2 (bán kính bình phương, đường kính bình phương) ở bên word thì được nhưng copy qua đây nó thành số 2
... *Đo đường kính khúc gỗ (dùng thước kẹp)
V=L*p* R2=L* p* D2/4= L*D*D*3,14/4= L*D*D*0,785 (Với D là đường kính khúc gỗ)...
....
Lấy VD trên D=40cm, L=10m...
*Đo đường kính:
+ Theo công thức: V=10*0,4*0,4*0,785=1,256......
 
Last edited:
Copy công thức ở MS Word thì sang Text sẽ sai.
Phải copy công thức ở MS Excel mới đúng.
Công thức của MS Excel, thì dấu Luỹ Thừa là dấu mũ ^ cùng phím với số 6.
*
Các dấu cho công thức Toán trong Tin Học như sau:
Cộng +
Trừ -
Nhân *
Chia /
Luỹ thừa ^
*
Như vậy, diện tích hình tròn là: Bán kính nhân Bán kính nhân Pi,
hay Bán kính luỹ thừa 2 nhân với Pi: R^2*3,14
hay Luỹ thừa 2 của nửa Đường kính nhân với Pi: (D/2)^2*3,14
Bỏ ngoặc đi thì công thức là: D^2/4*3,14
*
Hai công thức trên của tranvi và hanhle đều như nhau cả.
Chỉ có khác là gỗ tròn của hanhle hãy còn sống trên cây,
còn gỗ tròn của tranvi đã bị chặt xuống nằm trên mặt đất.
Nói đúng ra, đôi khi gỗ tròn là cành cây nữa, chứ không chỉ
là thân cây mà thôi. Nếu là cành cây, thì cũng tính chiều
dài, chứ không tính chiều cao được, vì trong trường hợp cành
cây, chiều cao lại là đường kính kia. Vì vậy, tính chiều dài
dễ hơn (nằm trên đất rồi), và hợp lý hơn (thông thường hơn).
*
 
Cách tính m3 theo cách này phức tạp thật ! tốt nhất là chất tất cả lên xe là biết tổng m3 cả những cây gỗ ấy ! hoặc là tính theo ster là dễ nhất !
 
Cách tính m3 theo cách này phức tạp thật ! tốt nhất là chất tất cả lên xe là biết tổng m3 cả những cây gỗ ấy ! hoặc là tính theo ster là dễ nhất !
Có gì đâu mà phức tạp, tính như vậy là xác định tương đối chính xác được khối lượng thật của từng lóng gỗ. Còn chất gỗ lên xe mà đo thùng xe thì sẽ có độ rỗng, nhất là các cây cong nhiều thì sinh phức tạp hơn do người bán họ sẽ xếp các cây cong nghịch chiều nhau thì độ rỗng càng lớn; còn chiều dài đâu phải lóng gỗ nào cũng dài bằng nhau. .
...Hai công thức trên của tranvi và hanhle đều như nhau cả...
Đúng là giống nhau bác anhmytran ơi, một bên ghi là nhân với chiều cao (hình trụ đứng) còn một bên ghi là nhân với chiều dài (hình trụ bị lâm tặc hạ đo ván). Kết quả như nhau thôi, nên em mới ghi như vầy:
Cách tính này đã có đề cập ở trang 1 rồi bạn ơi, trong đó ghi chiều dài khúc gỗ là L chứ không ghi chiều cao. R2, D2 (bán kính bình phương, đường kính bình phương) ở bên word thì được nhưng copy qua đây nó thành số 2
 
Last edited:
Đúng là giống nhau bác anhmytran ơi, một bên ghi là nhân với chiều cao (hình trụ đứng) còn một bên ghi là nhân với chiều dài (hình trụ bị lâm tặc hạ đo ván). Kết quả như nhau thôi

Tranvi nói lại xem có giống nhau không?

hanhle : (3,14 x D2)/4 x H

Tranvi: L* p* D2/4

Đương nhiên H và L là hai đại lượng giống nhau ( chiều dài khúc gỗ)
 


Back
Top