Kỹ thuật trồng ớt

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch.
- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.
2. Giống:
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm...
3. Chuẩn bị đất:
Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m<sup>2</sup>. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
4. Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53<sup>0</sup>C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
5. Chăm sóc:
- Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
- Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl<sub>2</sub>) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
6. Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.
7. Một số sâu, bệnh thường gặp:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,....
- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...

<!--Tac gia-->
Theo tài liệu khuyến nông
 


Trong quá trình trồng ớt, các bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn, để tạo được năng suất cao cũng như chất lượng sản phẩm tốt, cần phải bón cân đối lượng dinh dưỡng cho cây.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống ớt khác nhau, chúng ta cũng cần phải quan tâm các giống ớt để có chế độ chăm sóc.
Nếu bạn nào cần tài liệu cụ thể có thể liên hệ trực tiếp với mình sẽ được cung cấp cụ thể.
 
Phat trien dien tich trong ot

Tôi nghe nói trồng ớt phải luân canh ít nhất 3 năm (tức là trồng một năm ớt rồi sau đó phải trồng các loại cây khác 3 năm rồi mới trồng lại cây ớt) và thời gian luân canh không nên trồng các loại cây cùng loài như cà chua, cà tím...vv. Như vậy có đúng không? Nếu đúng như vậy thì quả thật sẽ rất khó khăn cho việc phát triển diện tích trồng ớt. Vậy có biện pháp nào có thể tránh hoặc giảm thiểu thời gian luân canh hay không? Mong các chuyên gia chỉ giáo.
 
Luân canh - trồng thay đổi các cây khác nhau - là một
kỹ thuật ngày xưa, khi khoa học còn chưa biết lý do,
nên bà con chỉ theo kinh nghiệm, và chưa có phân bón
hoá học. Ngày nay, ta đã biết mỗi loại cây trồng ăn
tiêu các chất khác nhau trong đất, và có phân bón hoá
học các loại để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cây, nên kỹ
thuật luân canh trở nên lỗi thời.
*
 
Luân canh - trồng thay đổi các cây khác nhau - là một
kỹ thuật ngày xưa, khi khoa học còn chưa biết lý do,
nên bà con chỉ theo kinh nghiệm, và chưa có phân bón
hoá học. Ngày nay, ta đã biết mỗi loại cây trồng ăn
tiêu các chất khác nhau trong đất, và có phân bón hoá
học các loại để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cây, nên kỹ
thuật luân canh trở nên lỗi thời.
*
Trong điều kiện trồng không tập trung (chuyên canh) lớn, không lập được vành đai an toàn(sinh học) , thì không luân canh giữa các giống khác họ thì sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh và sâu hại phát triển gây thất thu rất lớn, có khi mất trắng. Trong đó ớt và gừng là ví dụ tiêu biểu. Cho dù phun thuốc thì cũng không thể diệt hết . Mà có loại không thể trị, chỉ có thể nhổ bỏ. Như gừng bị thối củ do nấm, hay ớt bị héo rũ xanh do vi rút...
Tại Việt nam, tôi nghĩ kỹ thuật luân canh vẫn chưa hề lạc hậu bác ạ.
Còn trồng trong nhà kính thì là quá tuyệt vời, nhưng....
 
Trong điều kiện trồng không tập trung (chuyên canh) lớn, ....

Chắc là bác botienthi định nói "Trong điều kiện trồng tập trung (chuyên canh) lớn" phải không ạ?

Trong trường hợp của cây ớt thì vấn đề có vẻ như từ đất chứ không phải từ sinh vật gây hại, thì liệu giải pháp nhà kính có giải quyết được không (giả sử như có đủ khả năng tài chính). Ngoài ra tôi có đọc được trên mạng nhiều bài báo nói về trồng ớt chuyên canh mà "có vẻ" như là trồng năm này qua năm khác vẫn thành công (Tôi nói "có vẻ" vì bài báo không nói thông tin chính xác về trồng bao nhiêu vụ rồi, có luân canh không, nhưng đọc báo thì có cảm nhận là trồng liên tục không luân canh), các bác nào có kinh nghiệm hoặc thực mục sở thị thì chia sẻ cho bà con biết với.
 
Các bài báo mà bác thichtrangtrai nói thì mình chưa đọc qua. Nhưng về điều này thì bác anhmytran nói đúng ở cái khoản phân bón hoàn toàn có thể bổ sung chất cho đất. Vấn đề còn lại là bổ sung chất gì? Thật ko biết là có loại phân bón nào dành cho chuyên canh cây ớt không nữa.

Không biết tại mình chưa biết hay sao đó nhưng qua những tài liệu của các nước phát triển mà mình đọc được thì luân canh chưa bao giờ là lỗi thời, luôn là ưu tiên hàng đầu trong vấn đề canh tác trên đất thuần túy với tầng xuất khai thác lớn.
Lý do chính và quan trọng vẫn là sâu bệnh rồi mới đến chất đất.
 

Last edited:
Các bài báo mà bác thichtrangtrai nói thì mình chưa đọc qua. Nhưng về điều này thì bác anhmytran nói đúng ở cái khoản phân bón hoàn toàn có thể bổ sung chất cho đất. Vấn đề còn lại là bổ sung chất gì? Thật ko biết là có loại phân bón nào dành cho chuyên canh cây ớt không nữa.

Không biết tại mình chưa biết hay sao đó nhưng qua những tài liệu của các nước phát triển mà mình đọc được thì luân canh chưa bao giờ là lỗi thời, luôn là ưu tiên hàng đầu trong vấn đề canh tác trên đất thuần túy với tầng xuất khai thác lớn.
Lý do chính và quan trọng vẫn là sâu bệnh rồi mới đến chất đất.

Bác vào gúc gờn gõ "hiệu quả kinh tế cây ớt" thì nó ra cả ổ. Một số bài thì có đề cập chuyện luân canh, nhưng nhiều bài thì nghe có vẻ như là không cần luân canh gì cả. Chẳng hạn như mấy bài này:
http://langhoaxa.tphn.vn/index.php?...-huong-chuyen-doi-cay-trong-tren-toan-huyen-7
http://xanhviet.com/web/v1/index.ph...-Cay-ot-o-Hau-Loc-dat-hieu-qua-kinh-te-cao-94
 
Bác vào gúc gờn gõ "hiệu quả kinh tế cây ớt" thì nó ra cả ổ. Một số bài thì có đề cập chuyện luân canh, nhưng nhiều bài thì nghe có vẻ như là không cần luân canh gì cả. Chẳng hạn như mấy bài này:
http://langhoaxa.tphn.vn/index.php?...-huong-chuyen-doi-cay-trong-tren-toan-huyen-7
http://xanhviet.com/web/v1/index.ph...-Cay-ot-o-Hau-Loc-dat-hieu-qua-kinh-te-cao-94

Bạn ơi! Ớt là cây cần luân canh nhiều nhất đó. Trên hầu hết các vùng trồng ớt đều thắng lợi rực rỡ một đến hai vụ đầu. Nhưng từ đó trở đi (nếu vẫn trồng liên tiếp) thì bị dịch bệnh nặng nề mà lỗ vốn. Thậm chí hủy bỏ không dám trồng lại nữa. Còn bạn nghe năm nào cũng trồng được thì đó là giữa hai vụ ớt đều có trồng gối vào một hoặc hai loại hoa màu khác. Đồng thời người ta phải xử lý đất rất kỹ trước khi trồng.
Bạn để ý trên bài báo đấy toàn là viết về lúc địa phương mới đưa ớt vào trồng. Phóng viên chỉ viết bề nổi chung chung phổ biến hình thức chứ không phải đi vào kỹ thuật, vì bản thân họ cũng chỉ "viết theo" thôi chứ không thực hiểu
Ví dụ tôi nếu muốn trồng ớt lại trong đất đã trồng vụ trước thì cũng phải trồng trên toàn bộ diện tích đó một loại cây khác (ngắn ngày) như đậu phộng, bắp. Sau đó để mùa mưa đắp chặn cho nước ngập vườn khoảng vài ngày. Rồi làm đất kỹ lại mới trồng ớt tiếp. Hoặc năm nay tôi trồng gừng rồi sang năm trồng ớt và cứ thế.
 
Chắc là bác botienthi định nói "Trong điều kiện trồng tập trung (chuyên canh) lớn" phải không ạ?

Trong trường hợp của cây ớt thì vấn đề có vẻ như từ đất chứ không phải từ sinh vật gây hại, thì liệu giải pháp nhà kính có giải quyết được không (giả sử như có đủ khả năng tài chính).
Theo tôi nếu trồng được trong nhà kính và trồng trên giá thể thì giải quyết triệt để về dinh dưỡng và sâu bệnh. Đồng thời năng suất cực cao. Vấn đề là vốn , đầu ra, và hiệu quả kinh tế.

Còn tôi nói ở trên ý là những nơi trồng tập trung số lượng lớn thì dễ kiểm soát dịch bệnh vì có thể lập được vành đai an toàn cách ly không cho bệnh và sâu hại lây lan từ những cây ngoại lai là nơi ủ bệnh và sâu hại vào vùng chuyên canh ớt, và ngay từ khâu đầu tiên đã phòng trừ bệnh tốt cũng như thay đổi giống ớt trồng kháng bệnh thì vẫn có thể trồng liên tiếp được. ( Nhưng vùng như thế cực kỳ hiếm)
 
Theo tôi nếu trồng được trong nhà kính và trồng trên giá thể thì giải quyết triệt để về dinh dưỡng và sâu bệnh. Đồng thời năng suất cực cao. Vấn đề là vốn , đầu ra, và hiệu quả kinh tế.

QUOTE]

Ờ đúng rồi, mình dùng giá thể thì giải quyết được luôn cả vấn đề mầm bệnh trong đất nữa, làm nhà lưới để ngăn sâu bệnh, thế là có thể trồng năm này qua năm khác được các bác nhỉ. Còn có lắp máy lạnh không thì để xem cây ớt có ưa ngồi máy lạnh không đã. Ớt mà cứ trồng quanh năm rồi chế biến thành tương ớt bán cho mấy bác tỷ phú đi du lịch lên tận vũ trụ vẫn thèm ăn nem chua chấm tương ớt thì ...hì hì, máy lạnh cho ớt là chuyện nhỏ.
Dù sao thì tôi cũng vẫn ngưỡng mộ kỹ thuật nông nghiệp nhà kính của Israel, biết đâu sẽ có ngày mình làm được như họ.
Hồi xưa khi còn đi học, mới chiến tranh xong toàn xã hội rất nghèo khó và khổ cực, trong khi Liên Xô thì được ca ngợi như là một thiên đường của CNXH có ông hàng xóm suốt ngày bắt con đọc 2 câu thơ:

Liên Xô xưa cũng như ta
Ngày mai ta sẽ như là Liên Xô

Thế thì tại sao bây giờ ta lại không mơ:

Israel xưa cũng như ta
Ngày mai ta sẽ như là Ít - xa

Thư giãn tí cho vui các bạn nha!
 
Tôi nói luân canh không cần thiết vì dinh dưỡng cho cây,
nhung tôi không nói về bệnh dịch của cây.
*
Ngay bấy giờ, nhiều bệnh dịch của cây, cách phòng chống
tốt nhất là không trồng nó nữa, chứ không phài là luân
canh. Luân canh là một cách, một kế hoạch trồng cấy, chứ
không phài là một cách làm bị động không tính trước được.
*
Một khi cảy trồng bị nấm bệnh, truyền bệnh theo đất, thì
phải ngừng trồng vài năm cho nấm bệnh chắc chắn chết hết,
thì mới trồng lại được, và thời gian này không rõ là mấy
năm.
*
Cóng chuyện trồng ớt trong nhà kính, rồi chạy máy lạnh cho
mát cây, thì năng suất cao, nhưng lỗ nặng. Mời bạn tham
khảo trồng Dâu Tây, Dứa trong nhà kính cho vui. Lúc nào
rảnh, làm nhà kính thiệt to để trồng Mít, Dừa, Chôm Chôm,
Mãng Cầu nữa.
*
Sao chúng ta không xét lại ưu điểm của biện pháp luân canh
Thứ nhất: luân canh làm cho nguồn bệnh bị động nên sau một thời gian dài không có cây ký chủ để tấn công thì nguồn bệnh sẽ chết. Giả sử như trồng ớt hay gặp bệnh thán thư. Nếu bạn trồng vụ đầu giỏi thì có thể không gặp bệnh thán thư nhưng bạn có chắc là vụ thứ 2 bạn không gặp bệnh thán thư nữa hay không và vụ thứ 3 thì sao. Vì vậy luân canh là biện pháp cần thiết để tránh bệnh thán thư.
Thứ hai: luân canh sẽ làm cho cây trồng hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong đất. Ví dụ mùa vụ thứ nhất bạn trồng ớt. Bạn đã bón phân vào trong đất cho cây ớt hấp thụ nhưng bạn có chắc là cây ớt đã hấp thụ hết lượng phân đã bón vào đất không. Vì vậy trong đất sẽ còn dư một lượng chất dinh dưỡng mà ớt không cần thiết. Đến mùa vụ thứ 2 ta cũng lại làm dư một lượng như thế nữa nếu không luân canh thì lượng dư này rất lớn (đây là giá trị kinh tế) nhưng nếu bạn luân canh thì những cây trồng khác loài với ớt nên chế độ dinh dưỡng cũng khác do đó những cây trồng này có thể hấp thụ lượng dinh dưỡng dư thừa mà cây ớt không hấp thụ.
ngoài ra khi áp dụng biện pháp luân canh còn có thể điều hòa yếu tốt cung cầu trên thị trường
thân !
 
Sao chúng ta không xét lại ưu điểm của biện pháp luân canh
Thứ nhất: luân canh làm cho nguồn bệnh bị động nên sau một thời gian dài không có cây ký chủ để tấn công thì nguồn bệnh sẽ chết. Giả sử như trồng ớt hay gặp bệnh thán thư. Nếu bạn trồng vụ đầu giỏi thì có thể không gặp bệnh thán thư nhưng bạn có chắc là vụ thứ 2 bạn không gặp bệnh thán thư nữa hay không và vụ thứ 3 thì sao. Vì vậy luân canh là biện pháp cần thiết để tránh bệnh thán thư.
Thứ hai: luân canh sẽ làm cho cây trồng hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong đất. Ví dụ mùa vụ thứ nhất bạn trồng ớt. Bạn đã bón phân vào trong đất cho cây ớt hấp thụ nhưng bạn có chắc là cây ớt đã hấp thụ hết lượng phân đã bón vào đất không. Vì vậy trong đất sẽ còn dư một lượng chất dinh dưỡng mà ớt không cần thiết. Đến mùa vụ thứ 2 ta cũng lại làm dư một lượng như thế nữa nếu không luân canh thì lượng dư này rất lớn (đây là giá trị kinh tế) nhưng nếu bạn luân canh thì những cây trồng khác loài với ớt nên chế độ dinh dưỡng cũng khác do đó những cây trồng này có thể hấp thụ lượng dinh dưỡng dư thừa mà cây ớt không hấp thụ.
ngoài ra khi áp dụng biện pháp luân canh còn có thể điều hòa yếu tốt cung cầu trên thị trường
thân !
Vậy theo các bạn thì nên trồng ớt luân canh với cây gì cho phù hợp? Tôi định trồng luân canh trên cùng một diện tích 1 vụ ớt 1 vụ tỏi hoặc 1 vụ ớt 1 vụ dưa chuột có nên không. Đất mà làm 1 năm 2 vụ rau như vậy có thưa quá không, có nên trồng thành 3 vụ không?
 
Lại nói về luân canh, hôm nay xem 3N TV thấy bên Trung Quốc luân canh dưa hấu theo kiểu trồng 2 luống dưa cách xa nhau ra, đến năm sau thì đổi lại rãnh thành luống, luống thành rãnh. Theo các bạn luân canh như vậy có thể áp dụng cho cây ớt không?
 
Ở ViệtNam tôi trồng ớt vườn, mọc mấy năm liền, ăn trái liên miên.
Đến Mỹ cũng trồng ớt vườn, tan tuyết thì gieo hạt, tuyết xuống thì
ớt chết, không vội hái trái hái lá thì mất ăn. Lá ớt nấu canh tuyệt.
*
Nói tóm lại, tôi không biết Ớt trồng mấy vụ một năm, và tại sao phải
nhiều vụ? Trồng một vụ suốt thì có gí không tốt?
*
Còn bạn nói trống luống đổi ra rãnh, thì không phải luân canh. Luân
canh là trồng cây khác.
*
Các bạn cố tình nói luân canh tốt, vì chỉ nhìn lẽ mình thích nhìn
thôi. Làm gì có chuyện bón thừa phân? Chắc bạn nhiều tiền quá, khi
cần bón 1 thì bạn bón 10? Từ khi tôi lớn đến khi tôi rời khỏi Việt
Nam, bao giớ phân cũng thiều. Ra tội vào tù vì ăn cắp phân, bán phân
gian, đủ chuyện, nhưng không có ai dại gì bón thừa phân.
*
Luân canh khi chủ đất có một kế hoạch trồng cấy nhiều cây để theo một
kế hoạch kinh doanh nào đó, chứ không có chuyện gì mà trồng cây nọ
cây kia thì làm sao kinh doanh lớn? Xưa nay ruộng lúa thì cứ trồng lúa,
ruộng ngô thì cứ trồng ngô. Ruộng Mía thì cứ trồng Mĩa. Có phải luân
canh mà dễ đâu? Ví như trồng cỏ Voi, một năm mới đủ cho nó đạt năng
suất, năm thứ hai trở đi mới năng suất cao, bỗng phá đi trồng cây khác,
thì như hắt đổ bát cơm đầy trên tay đi vậy. Thả mồi bắt bóng.
*
Tôi không biết nấm bệnh cây ớt thế nào, nhưng nếu chưa xảy ra, mà đang
bán được, thì đừng dại gì mà phá đi, trồng cây khác chưa biết đẩu ra
có hơn không. Ngược lại, khi có nấm bệnh mà không diệt trừ được, thì
đương nhiên phài phá ớt đi rồi. Đó là việc phải làm, chẳng cần nói chữ
là Luân canh.
*
 
Lại nói về luân canh, hôm nay xem 3N TV thấy bên Trung Quốc luân canh dưa hấu theo kiểu trồng 2 luống dưa cách xa nhau ra, đến năm sau thì đổi lại rãnh thành luống, luống thành rãnh. Theo các bạn luân canh như vậy có thể áp dụng cho cây ớt không?
Mầm bệnh nó nằm trong đất chứ không trong vị trí đất. Bây giờ bạn san đều đất ra rồi đắp lại thành luống thì lớp đất trên luống vẫn ở trên luống mà thôi. còn nếu móc đất dưới rãnh bỏ riêng ra rồi san đất trên luống xuống. sau đó lại đem đất rãnh trở lại ruông mà đắp luống thì...... bao nhiêu công cho đủ ?.
Con không có kiến thức nông nghiệp, nhưng thiệt tình con không đồng ý với bác anhmytran lắm. Bởi vì chuyện bón phân thừa - thiếu là chuyện gần như chắc chắn xảy ra. Còn thừa - thiếu nhiều hay ít là do chất lượng phân, tay nghề bón, tình trạng cây ....Luân canh theo con là biện pháp dễ nhất( thích hợp với hoàn cảnh của Việt Nam nhất) để phòng tránh sâu - bệnh trên cây trồng. Các cách phòng chống khác đòi hỏi nông dân phải có tay nghề thật cao, vốn đầu tư cao và thực thi đồng bộ trên diện tích đất lớn. Hiện nay con thấy lúa, mía cũng được khuyến khích luân canh mà bác ?. Còn việc cây ớt thì con thấy rằng nó có thể sống lâu. Nhưng cho trái năng suất cao thì chỉ vài đợt đầu tiên mà thôi. Cứ để thế không nhổ đi trồng vụ mới thì tiền phân và thuốc còn quá tiền thu hoạch trái. Cũng giống như các loại cây ăn trái vậy. Nếu chỉ để cho lũ trẻ ăn trong nhà thì mấy cây trồng từ đời ông cố đến giờ cháu vẫn ăn thả cửa. Nhưng nếu trồng để bán trái thì cao lắm 20 năm là nên đốn bỏ trồng cây mới.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn tin tức về Ớt trồng lại mỗi năm của bạn.
Kinh nghiệm đời tôi ờ Hưng Yên tứ năm 5 tuồi đến
35 tuổi, thì ruộng lúa và ruộng mía thì không có
thay đổi. Mà đổi lúa và mía thì trồng cây gì?
*
Lúa thì ruộng nước dưới thấp, mà Mía thì ruộng
khô trên cao. Ruộng khô có nhiều điều kiện Luân
canh vì có nhiều cây trồng không thể úng được như
Ngô, Khoai, Đỗ, Dưa Hấu. Tuy vậy, Mía đòi hỏi thời
gian trên 10 tháng, nên không thể Luân Canh được.
Khi thu hoạch Mía, thời gian chỉ 1-2 tuần lễ, rồi
cày đất, bón phân, đào rãnh cũng mất 1-2 tuẩn, tổng
cộng thường là 1 tháng, vì chủ nhà còn bận bán mía
tối mặt mũi lại. Vậy thời gian lâu dài nhất cho cây
mía mọc chỉ còn lại 11 tháng thôi, cộng lại 12 tháng
tròn, không có cây gì có thể luân vào đó được.
*
Ngoài ra, những chủ ruộng mía lười, thì để Mía mọc
lại 2 năm tiếp theo nữa, chứ không cày bật gốc lên
mà trồng lại. Người ta lý luận rằng để Mía mọc lại
thì kinh tế hơn. Tôi và những người trồng mía mỗi
năm thì nghĩ ngược lại. Không ai biết lẽ đúng, vì
họ không trao đổi con số cụ thể chi và thu của 2 cách
trồng này mà so sánh.
*
Lúa ở những ruộng hơi cao, có thể ráo nước được, thì
có thể luân canh Khoai Tây, vì nó chịu được rất ẩm
ướt, và bắt đầu ra củ ngay từ khi mới trồng. Bất cứ
lúc nào cần ruộng, đều có thể thu hoạch khoai tây.
Khoai tây cần bón thật nhiều phân hữu cơ (có lẽ cũng
cần nhiều phân vô cơ nữa, nhưng lúc ấy bà con chưa
giàu để mua phân vô cơ, và nhà nưóc không có nhiều
phân cung cấp cho nông nghiệp) và bón phân hữu cơ thả
giàn không thừa. Thực ra, phân này còn lại khá nhiều
trong ruộng, làm tốt cho lúa trồng sau đó. Vì thế,
có chuyện cho mượn ruộng cấy luan canh khoai tây khi
chủ ruộng bận quá, phải để không giữa các vụ lúa.
Đó là Luân canh trên ruộng Lúa mà tôi biết, nhưng
bà con địa phương không gọi là luân canh, mà gọi là
trồng tranh thủ quãng trống.
*
 
Mầm bệnh nó nằm trong đất chứ không trong vị trí đất. Bây giờ bạn san đều đất ra rồi đắp lại thành luống thì lớp đất trên luống vẫn ở trên luống mà thôi. còn nếu móc đất dưới rãnh bỏ riêng ra rồi san đất trên luống xuống. sau đó lại đem đất rãnh trở lại ruông mà đắp luống thì...... bao nhiêu công cho đủ ?.
...
Nói thật là hôm ấy xem 3N TV chỉ được có một đoạn cuối, nên cũng không chắc lắm là họ nói cây dưa hấu của họ bên TQ phải luân canh vì lý do gì, nhưng chắc chắn một điều là sang vụ mới thì họ đổi rãnh thành luống, luống thành rãnh. Gọi là rãnh và luống cho dễ diễn đạt thôi, chứ xem trên TV thì thấy cao độ bằng nhau cả chứ không phải rãnh thấp luống cao. Mà còn đoạn này mới kỳ cục: họ còn phải lấy đá lấp lên trên ruộng dưa thế nào đó nữa, nhưng vì chỉ xem được đoạn cuối nên không hiểu đầu cua tai nheo thế nào, chỉ biết rằng họ bảo dưa trồng ở đó rất ngọt, và vỏ thì rất cứng, 1 người đàn ông và 1 đứa trẻ con khoảng 10 tuổi đứng lên quả dưa mà không vỡ.
Hic lại lạc đề rồi. Nói tóm lại là cứ luân canh sang cây khác cho nó lành.
 
1. ...
4. Gieo trồng:
..., gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công.
<!--Tac gia-->
Theo tài liệu khuyến nông
Bạn nào có kiến thức/kinh nghiệm về xử lý đất bầu để gieo hạt ớt và kỹ thuật, mật độ gieo xin vui lòng hướng dẫn, tôi xin trân trọng cảm ơn!
 


Back
Top