Qui trình công nghệ (tham khảo) nuôi tôm sú công nghiệp

  • Thread starter tamlua_mientren
  • Ngày gửi
Qui trình công nghệ (tham khảo) nuôi tôm sú công nghiệp

1. Chuẩn bị ao lắng

Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

2. Chuẩn bị ao nuôi

1.1 Cải tạo ao: Tháo cạn nước trong ao, cạo bỏ bùn và bã hữu cơ đáy ao sang khu vực chờ xử lý, rửa sạch nền đáy, cầy lật rồi san bằng đáy.

1.2. Sát trùng đáy ao bằng vôi bột với liều lượng thích hợp tùy theo pH đất đáy ao, phơi khô khoảng 1 tuần (nhưng không được phơi quá nắng đến mức nứt nẻ đất)

1.3. Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy.

1.3. Lấy nước đã xử lý từ ao lắng vào ao nuôi (nên qua túi lọc), chiều cao nước: 0,8-1,2m.

3. Gây màu nước (tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao)

Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân DAP và bột dinh dưỡng (đậu nành...) hoà với nước và bón ao hàng ngày đến khi đạt độ trong 0,3-0,4m.

4. Thả tôm giống:

Sau giai chuẩn bị, khi các chỉ tiêu pH, độ mặn, độ trong, màu nước... đạt yêu cầu, có thể thả tôm giống. Post thả nên chọn loại Pl15-Pl20, cần thuần hoá tôm giống để thích nghi với nuớc trong ao trong vòng 1-3 giờ . Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. Sau đó nên đổ các túi tôm vào thau, tránh để tôm dính lại trong túi, múc nước ao pha vào thau dần dần, mỗi lần 1 ít. Vừa pha vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao nuôi. Tôm chưa thích nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt.

Đứng ở đầu hướng gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong quan sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay hoặc thau khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao.

Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.

Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.

Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 - 20 con/ m2 ), thâm canh (trên 25 con/ m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ tôm thả nuôi, mùa vụ sản xuất.

5. Chăm sóc ao nuôi tôm

5.1. Cho ăn: nhà cung cấp thức ăn phải cung cấp cho bạn bảng hướng dẫn cho ăn, trong đó gồm:

số lần cho ăn trong ngày

tỉ lệ thức ăn theo các bữa trong ngày

lượng thức ăn tỉ lệ theo tuổi và trọng lượng của tôm

tỉ lệ thức ăn cho vào vó (sàng ăn). thời gian kiểm tra vó sau khi cho ăn.

Có thể sử dụng thêm các thức ăn tăng cường sinh trưởng cho tôm phối trộn chung với thức ăn.

Lưu ý cho tôm ăn tránh các khu vực dơ trong ao, khi tôm lột vỏ nhiều nên giảm lượng thức ăn, khi tôm yếu / bệnh hoặc nước trong ao bẩn/ đục cũng nên giảm bớt lượng thức ăn.

5.2. Kiểm tra tôm:

Thường xuyên quan sát tôm, nhất là vào ban đêm, theo dõi để phát hiện những bất thường.

Quan sát màu sắc.

Kiểm tra các bộ phụ: chân, râu, ...

Kiểm tra mang

Kiểm tra thức ăn trong hệ tiêu hoá

Kiểm tra cường độ bắt mồi và các hành vi khác của tôm.

Xét nghiệm vi khuẩn, PCR định kì.

Chài tôm để kiểm tra trọng lượng trung bình của tôm, theo dõi sự tăng trọng của tôm và tính toán lượng thức ăn phù hợp. Nên chài tôm vào lúc trời mát sáng sớm hoặc chiều 4-6g)

5.3 Kiểm tra nước:

- Kiểm tra pH: 2 lần/ngày (sáng, chiều)

- Kiểm tra độ trong của nước, Đo hàm lượng oxy hoà tan, Đo độ mặn, Đo độ kiềm: hàng ngày

- Đo Sulfat, đo Amonia, nitrat, nitrit, vi khuẩn, tảo: hàng tuần

Thay nước (một phần) hoặc xử lý (vi sinh, hoá chất) khi các chỉ tiêu đo không đạt yêu cầu (biến động pH lớn trong ngày, độ trong giảm quá nhiều ...)

Sử dụng thêm các sản phẩm sinh học để làm sạch nước và đáy ao trong suốt quá trình nuôi.

5.4. Kiểm tra ao:

- Kiểm tra bờ, cống, mương, lưới ngăn cua... hàng ngày

- Vệ sinh sàng ăn (vó), vớt tảo (láp láp), bọt...

5.5. Quạt nước và sục khí:

- Thời lượng quạt nước và cấp oxy tăng theo tuổi của tôm.

+ từ 1-5 tuần đầu: quạt 1 giờ/ngày

+ từ 5-8 tuần tuổi: quạt từ 2- 4 giờ/ngày

+ từ 9-12 tuần tuổi: quạt từ 6-8 giờ/ngày

+ từ 13-15 tuần tuổi: quạt từ 9-10giờ/ngày

+ từ 15-thu hoạch: quạt 11-12 giờ/ngày

- Sục khí chạy máy sục khí thường xuyên vào ban đêm, vào những ngày có mưa hay ít nắng, thời gian chạy sục khí cũng tăng theo tuổi tôm:

+ Tháng thứ 1: 4-8 giờ/ngày

+ Tháng thứ 2: 8-12 giờ/ngày

+ Tháng thứ 3:12-18 giờ/ngày

+ Tháng thứ 4: 18-24 giờ/ngày

6. Thu hoạch:

Tùy theo thị trường, và môi trường ao nuôi, tình hình sức khoẻ của tôm... mà quyết định thu hoạch. Trọng lượng tôm lí tưởng khi thu hoạch là >= 25g/con.

Thu tôm bằng phương pháp xả cống hoặc kéo cào (xung điện).

Theo http://www.*****************


Bài nầy thật hay, ai có nhu cầu từ từ nghiên cứu nhé.

=====================================

Ông trời ngó xuống mà xem
Bẩy mìn bom đạn họ đem họ "Cài"
Tưởng đâu bác Tám kêu hay
Ai dè đạp phải bải mìn, cám ơn.

Mới post bài nầy lên chưa có nguội, còn nóng hổi là phải lo chuyện hậu s..........ự.... rồi.
Tham khảo, "nghiêng" cứu tiếp đi bà con.

=========================
11-29-2010

Bác Tám cố tình copy bài viết trên mạng, đem về đây post lên cho bà con xem học hỏi và tự đánh giá, tự tìm hiểu, tự nhận ra ...thì sự học hỏi đó mới có giá trị ...thêm vài 3 người nữa nhào vô khám phá ổ mìn, vô tình hay cố ý họ đã cài đặt trong bài viết nầy .....xin mời mọi người hưởng ứng.
 


Last edited by a moderator:
cam ranh quê em từng là cái nôi của nghề nuôi tôm sú nhưng giờ đây chẳng thấy ai nuôi nữa cả...bi giờ chắc chỉ trong miền nam mới mặn mà với con tôm này...hy vọng nhiều người nuôi tôm sẽ học được những cái hay từ qui trình của bác tám.....
 
Sau hơn 1 tuần, bà con không ai hưởng ứng để cùng nhau tham khảo nghiên cứu đề tài "Qui trình công nghệ (tham khảo) nuôi tôm sú công nghiệp".

Như vậy bà con đọc bài nầy đã thông suốt thấu triệt, tức là bà con càng ngày càng thông minh hơn, tức là bà con đã đưa Tám Lúa đến một chổ ngồi để "Ngu", cám ơn bà con thật nhiều.

Trong bài viết trên có vài 3 cái sơ hở, để Tám Lúa nói ra 1 điều xem có đúng không, đúng thì vổ tay, không đúng thì nói bác Tám Lúa già rồi lẩm cẩm hoặc là ngu quá.

"Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

1.3. Lấy nước đã xử lý từ ao lắng vào ao nuôi (nên qua túi lọc), chiều cao nước: 0,8-1,2m."


Từ 2 câu trên cho ta nghiệm thấy đưa nước vào ao lắng trử từ 7-10 ngày.

Có ai dùng ao lắng bằng diện tích ao nuôi không?

chỉ có người có dư thừa đất mới làm vậy, còn trên sách vỡ là chỉ cần 1/4 diện tích ao nuôi là đủ rồi.

Nếu diện tích ao cần 4 lần ao lắng, mà "đưa nước vào ao lắng trử từ 7-10 ngày", như vậy người nuôi phải chuẩn bị cho ao nuôi có nước đầy đủ phải là từ 28-40 ngày, cộng thời gian cải tạo ao ...nghe theo tác giả bài nầy. Khi làm xong công đoạn cải tạo ao lấy nước ...với qui trình khác hơn thì người ta đã nuôi được gần cã tháng trời rồi ...còn ở đây thì làm chưa xong công đoạn cải tạo ao và lấy nước, bà con xem có khả thi không?

"Lấy nước đã xử lý từ ao lắng vào ao nuôi (nên qua túi lọc)".

Lấy nước từ ao lắng vào ao nuôi thì phải qua túi lọc, chứ không phải lọc từ nguồn nước lấy vào từ sông từ biển vào ao lắng, vào ao nuôi?...đây là trống đánh xuôi kèn thổi ngược...trong bài nầy còn nhiều điểm chéo cẳng ngỗng lắm.

Cám ơn mọi người đã cho Tám Lúa 1 chổ ngồi để Ngu.

Xin tạm biệt.

Tám Lúa
 
Anh Tám,
Thứ 1 : - Anh dẹp cái vụ "Ngu" "Khôn" đi, để tui còn thoải-mái đọc được bài của anh.
Thứ 2 : - Hai việc anh nêu ra, hay đó anh :
(1) - Dung-tích ao lắng
(2) - Vị-trí túi lọc

Đề-nghị anh nói rõ thêm công-dụng của ao lắng và túi lọc.
Thân ái.
 
Bác ơi ! có kinh nghiệm thì cùng chia sẽ, quê cháu ở à Mau cũng nuôi tôm rất nhiều!

Bác Tám chỉ học trên mạng thôi (nuôi tôm ảo trên mạng), có đi đến trường học đâu mà có căn bản kinh nghiệm để sẻ chia, đi tới đâu cũng bị đánh đuổi, ông bạn nhỏ, ông ở Cà Mau thì ông vô diendan Cà Mau đọc bài nầy:
Tôm Thẻ Chân Trắng http://diendan.camau.gov.vn/showthread.php?t=8138&page=2

Nguyên văn bởi liemtran307
QUI TRÌNH NUÔI CON TÔM SÚ, CON TTCT VÀ CON CÁ CÓ KHÁC HAY KHÔNG?

Để đánh tan cái lớp Sương Mù bao trùm Bộ Môn Thuỷ Sản.

Hiện nay từ các Tiến Sỉ, Thạc Sỉ, Kỹ Sư đến Người Nuôi Trồng, từ Học giả cho đến người kém trình độ về nuôi trồng Thuỷ Sản đang cùng ca hát bài ca con Cá: ("Nuôi con tôm con cá Qui Trình khác nhau, Nuôi con tôm con cá Qui Trình khác "nhạu", Nuôi con tôm con cá Qui Trình khác "nhàu", Nuôi con tôm con cá Qui Trình khác nhau").

Nuôi con tôm con cá Qui Trình "Khác Nhau", mà khác nhau ở chổ nào? ???????.........đâu có nói khơi khơi được?

Đây là quá trình học tập "MẤT" căn bản, nối gót là phong trào liếm gót, người nầy chuyền miệng người kia thế là xoay vòng trong dân gian, người không học thì đả đành, người có học có trình độ thì nhắm mắt, không chịu mở con mắt to lên và quay nhìn lại thật kỹ cái "LỚP SƯƠNG MÙ", mà lớp sương mù nầy là 2 chữ "KHÁC NHAU", 2 chữ Khác Nhau nầy đã in và khắc sâu và chất đầy vào bộ nảo bộ óc của họ, không còn một chổ, không còn một kẻ hở để cho 2 chữ "TƯƠNG ĐỒNG" giống nhau chen lọt vào.

Trong ca dao tục ngữ dân gian Việt Nam rất là dồi giàu phong phú, các ông Nghè ông Cống của VN đã quên rằng cái câu của ông bà tổ tiên chúng ta đã nói: "CON CÁ SỐNG VÌ NƯỚC" thì "CON TÔM CŨNG SỐNG VÌ NƯỚC", thì thử hỏi có "KHÁC NHAU" ở chổ nào?

Bây giờ chúng ta nói về "NƯỚC", phân tách và mổ xẻ: Nước nhiều nước ít, nước cạn nước sâu, nước sinh thái, nước.......

Từ đó chúng ta Thành Lập và Thiết Kế ra một Đồ Biểu Tương Đồng: Liệt kê bao gồm những câu hởi, từ đó tìm ra câu trả lời để khắc phục ở mọi trạng thái, ở mọi tình huống có thể xảy ra trong ao nuôi của mình.

Khi ta muốn nuôi tôm cá có hiệu quả thì các YẾU TỐ và CHẤT LUỢNG NƯỚC như thế nao?

1) Chất Lượng để đạt tiêu chuẩn Sinh Thái:

a) Nước không bị dơ bẩn.

b) Không chứa hoá hoc.

c) Không chứa thuốc trừ sâu.

d) Không để thức ăn dư thừa.

vì thức ăn dư thừa làm thúi nưóc là nguồn gốc phát sinh ra Ammonia và mầm bệnh.

2) Yếu Tố Khí Hậu và Nhiệt Độ để đạt tiêu chuẩn mát mẻ, dễ chịu, sống thoải mái:

a) Vị trí nước Việt Nam nằm ở đâu?

b) Gần đường Xích Đạo hay là ở xa?

c) Nhiệt độ cao, thấp và bình quân hằng năm ở địa phương mà mình muốn nuôi.

d) Mực nước sâu cạn.

Tôi chỉ đưa ra vài điều cụ thể điển hình nêu trên về những điểm Tương Đồng và người Nuôi trồng phải bổ túc thêm những điểm tương đồng khác mà con cá con tôm con cua cùng chia sẽ những yếu tố chất luợng tiêu chuẩn đời sống hằng ngày của chúng.

Sau khi chúng ta đã thiết kế được 1 Đồ Biểu Tương Đồng thì bước kế tiếp là chúng thiết kế 1 Đồ Biểu Dị Biệt cho từng loại cá tôm cua.

1) Độ mặn cho từng loại tôm cua cá.

2) Mật độ cho từng loại tôm cua cá:

a) Tôm sú sống tầng đáy ao.

b) Tôm thẻ chân trắng sống trên toàn tầng, trong tất cã thể tích của khối nước trong ao.

Biết được tập quán của từng loại con vật mà mình muốn nuôi để đưa đến quyết định thả nuôi mật độ dầy hay thưa.

Còn nhiều điều nữa, các bạn hãy suy nghĩ thêm nữa đi.

Nói tóm lại, việc nuôi trồng Thuỷ Sản , con tôm, con cua, con cá, Qui Trình Căn Bản là giống nhau, còn về cá tính của từng loại Thuỷ Sản lẽ dương nhiên là dị biệt, mọi dị biệt thì chúng ta cần phải làm, phải cung ứng, phải "BAN BỐ" mọi điều kiện để đáp ứng cho mọi dị biệt cho từng cá thể, có như vậy thì mới đạt được hiệu quả cao hơn.

Nếu chúng ta không nắm vững những điểm tương đồng và dị biệt thì hậu quả không thể đo lường được như 1 điểm tương đồng trong xây dựng:

Thí dụ:

Tiêu chuẩn cho xi-măng pha cát đá để đổ nền móng là: 1 phần cát, 2 phần đá và 1 phần xi-măng, tuỳ theo nhà hoặc cao ốc, nền móng to hay nhỏ, nhưng mà tiêu chuẩn pha trộn xi-măng cát đá phân lượng cũng giống nhau, không phải vì nhà nhỏ cao ốc lớn rồi thay đổi tiêu chuẩn pha trộn: cát đá nhiều, xi-măng ít (mà phải là tiêu chuẩn đồng bộ).

Kết Luận:

• Nếu chúng ta biết bắt và nắm vững những điểm tương đồng và dị biệt, tức là "biết Địch, biết Ta" thì chúng ta sẽ trăm trận trăm thắng, còn không biết thì xây nhà thì nhà sẽ sập nhà, nuôi tôm thì sẽ bị con tôm đánh bại luôn.

• Qui trình "CĂN BẢN" nuôi Thuỷ Sản, tôm cua cá đều giống nhau, chỉ có dị biệt cho từng loại, từng cá thể.

• Nếu trong đầu óc người nuôi có 2 chữ "TƯƠNG ĐỒNG", thì con cá đâu có phình bụng, con tôm đâu có nổi đầu và CUỐN SỔ ĐỎ không bao giờ biết Đội Nón và cũng không bao giờ mọc ra cái "CẲNG" để ra đi.

Trần Thanh Liêm


Không một ai chịu tham gia tham khảo, thì topic nầy nên đóng lại.
 
Last edited by a moderator:
Hoan hô!!!! các bác nói rất hay!!! nhưng chỉ là đọc văn rồi nêu nhân xét xem ai hay hơn! học hỏi mà không kiểm chứng bằng thực tế thì chỉ là một trò chơi! xin lỗi! hơi bức xúc!hịc
---------------
nuôi tôm mà không thục sự hiểu biết về nó chỉ là mò kim đáy bể roi chịu đấm ăn xôi
 
Last edited by a moderator:
Hoan hô!!!! các bác nói rất hay!!! nhưng chỉ là đọc văn rồi nêu nhân xét xem ai hay hơn! học hỏi mà không kiểm chứng bằng thực tế thì chỉ là một trò chơi! xin lỗi! hơi bức xúc!hịc
---------------
nuôi tôm mà không thục sự hiểu biết về nó chỉ là mò kim đáy bể roi chịu đấm ăn xôi

Cám ơn ông bạn nhỏ, ông có cao kiến, kính phục, kính phục.

Theo tui nghĩ trong đời ông bạn cũng có 1 lần đi ra nhà sách, đọc bài trên mạng hoặc cấp sách đến trường, ông bạn cũng có đọc qua 1 vài bài chăn nuôi nầy, chăn nuôi nọ ...thì ông bạn nhỏ, có khi nào ngĩ đến cái câu mà ông bạn nhỏ vừa mới nói "học hỏi mà không kiểm chứng bằng thực tế thì chỉ là một trò chơi! xin lỗi! hơi bức xúc!hịc" không?

Nhiều vị viết sách chăn nuôi bán tá lã ở các nhà sách, cũng như các giáo sư dạy ở các trường Nông Lâm-Thuỷ Sản, có chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không?

Như ông Albert Einstein là người nghĩ ra lí thuyết định luật để chế bom nguyên tử ...vậy chính ông ta là người chế ra bom nguyên tử hay là người khác dùng cái lí thuyết của ông ta để chế bom nguyên tử ...nếu ông ta vẫn còn sống đến ngày hôm nay thì chưa chắc 1 mình ông ta tự chế ra được bom nguyên tử.

Lí thuyết là 1 chuyện thực hành 1 chuyện khác ...xin đừng lấy 2 mà nhập 1, mà đáp án sẽ xa lắc xa lơ ...sai ngàn dậm.

Nếu có gì sai sót, xin ông bạn nhỏ và mọi người bỏ qua cho, bởi vì đâu óc Tám tui hơi thiếu men 1 tí.

*****Hết*****

*****End*****
 

Mình ở cà mau thấy người ta nuôi tôm sú theo kiểu Bán-công nghiệp, mình cũng muốn tìm hiểu nuôi kiểu này. !. Trước kia bà con làm vuông không thả tôm giống mà chỉ thu hoạch nhờ tôm tự nhiên, nhưng nay thấy nhiều người cũng thả tôm giống với mật độ thưa và cũng cho ăn. Không biết kiểu này có ăn thua gì không, hay cũng chỉ hên -xui. Ai có kinh nghiệm thì cùng chia sẻ cho học hỏi nhá!!
 
Học hỏi

Đọc quy trình của bác tamlua mình học hỏi rất nhiều.
Xin chân thành cám ơn!
Mình chưa trực tiệp nuôi lần nào, nhưng quy trình từ lúc cải tạo mình cũng nắm sơ sơ
Em thấy người ta sẽ thả tôm con tập chung vào 1 ao gièo và sau đó sang qua ao chính
Thứ 1 :Khi tôm đạt đến cỡ bằng đầu đũa thì đặt lú sang qua hầm nuôi chính
Thứ 2: Khi tôm đạt móc 40c/1 ký thì đặt lú lược bắt hết tôm nhỏ đem bán.
Như vậy tôm sẽ rất mau lớn và khi thu hoạch không bị rớt đầu con.
Hy vọng góp được chút kinh nghiệm.
 
Qui trình nuôi tôm sạch do chính tôi rút ra từ nhiều năm nhặt tôm chết

QUY TRÌNH NUÔI VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM
HEPT-23 VÀ HENZYME-23

I. CẢI TẠO AO NUÔI :
1. Cải tạo ao cũ :
a. Xử lý đáy, bờ ao :
- Đáy ao :
+ Bước 1 : Rút bớt nước trong ao, để lại khoảng 10cm nước. Dùng Hept-23 hòa tan với nước tạt đều khắp mặt ao, liều lượng 200g Hept-23/1000m2. Để vậy khoảng 2-3 ngày cho lớp bùn đáy ao phân hủy hết, sau đó dùng máy Honda, máy D hút hết phần nước ra ao chứa nước thải.
+ Bước 2 : Dùng xe cuốc, ủi cải tạo và làm mới đáy ao nuôi, đáy ao nghiêng về phía giữa ao, độ nghiêng tương đương 3-5 độ. Giữa ao múc hồ bán kính 7 – 10m, sâu 0,5-0,7m để nắng tụ chất thải. Đất, bùn đáy được ủi đem lên bốn mặt bờ ao. Sao cho đáy ao như lòng chảo.
+ Bước 3 : Phơi khô đáy ao từ 3-4 ngày, sau đó cho nước ngập phần đáy ao ngâm 1 ngày. Tiếp tục rút cạn nước ao, dùng xe cuốc và xe ủi di chuyển để làm tăng độ kết dính của đất, đồng thời làm phẳng đáy ao.
Đối với hệ thống lót bạt đáy, ta tiến hành lót 70% diện tích đáy ao nuôi.
+ Bước 4 : Lắp đặt giàn oxy đáy thường có 2 dạng ( dạng vỉ và dạng ống). Vị trí và số lượng vỉ/ống phụ thuộc vào mật độ nuôi. Nguyên tắc là cung cấp đủ oxy cho toàn ao, không làm khuối động chất thải ở giữa ao, không ngăn cản dòng chay của quạt.
- Bờ ao :
+ Bước 1 : Dùng xe cuốc dựng bờ, mặt bờ 3-4m, cao 2-2,2m, sao cho bờ và đáy ao tạo 1 góc 45º. Đồng thời dùng máy cuốc múc tiềm giữa bờ để trống rò rỉ nước do mọi và gạt phẳng mặt bờ.
+ Bước 2 : Tạo gờ mép bờ ao cao từ 20 – 30 cm, rộng 20 – 30 cm để trống chảy nước từ trên bờ xuống ao nuôi. Đối với hệ thống lót bạt vách ta dùng bạt (cao su) khổ 4m trải phủ từ gờ mép bờ ao xuống đáy .
+ Bước 3 : Rào lưới trống địch hại quanh ao. Dùng cây và lưới khổ 60 mắt lưới nhỏ để rào.

+ Bước 4 : Xác định vị trí bố trí quạt và máy oxy để đảm bảo tạo đủ dòng chảy để gom chất thải vào giữa ao, chi phí để đi đường ống oxy là ngắn và ăn toàn nhất.
+ Bước 5 : Lắp cầu thăm nhá, cầu xuống xuồng cho ăn, thùng đựng nước rửa tay chân tại vị trí xuống xuồng cho ăn và thăm nhá.
- Xử lý đáy và bờ ao:
+ Bước 1: Dùng vôi đá liều lượng 15-20kg/100m2 hoặc CaCO3 30-40kg/100m2 rải đều phần đất ở đáy ao. Phơi từ 1-2 ngày.
+ Bước 2: Dùng Formol liều lượng 1-2kg/100m2 xịt hết phần bờ và đáy ao lúc trời nắng , phơi từ 12-*****
b. Cấp nước nuôi :
+ Bước 1 : Cải tạo, nạo vét hệ thống kênh cấp nước cho khu vực nuôi trước 10 ngày lấy nước.
+ Bước 2 : kiểm tra lại toàn bộ bờ và đáy ao đảm bảo đã hoàn thành và đúng kỹ thuật.
+ Bước 3 :kiểm tra lại máy bơm và các dụng cụ cần thiết để sẵn sàng lấy nước.
+ Bước 4 : kiểm tra nguần nước cấp theo mực chiều cường: đo đạc các thông số môi trường coi có phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương, phải đảm bảo được nguần nước là nước biển, độ mặn từ 10 -25 ‰, nước không nhiễm phèn và mùn bã hữu cơ.
+ Bước 5 : Cải tạo lại hệ thống ao lắng và kênh lắng như quá trình tẩy dọn đáy ao. Đảm bảo nền đáy sạch, nước không bị rò rỉ, đủ chứa nước để cung cấp cho cả khu vực nuôi khi cần thiết.
+ Bước 6 : Chuẩn bị hệ thống lọc tinh ( túi lọc) và lọc thô ( lưới) qua các hệ thống bơm đảm bảo nước bơm trải qua 2 lớp lọc : Lọc thô (vật chủ trung gian lớn và rác); Lọc tinh (các loại vật chủ trung gian nhỏ và phù sa).
+ Bước 7 : Nước được cấp vào ao nuôi qua hệ thống ống bọng, kếnh hoặc bơm trung chuyển. Nhưng tất cả đều phải đảm bảo qua 2 lần lọc : lọc tinh và lọc thô.
+ Bước 8 : Kiểm tra thường xuyên máy móc, con nước và hệ thống lọc để đảm bảo lấy được nguần nước tốt nhất và không đem vật chủ trung gian vào ao nuôi.
+ Bước 9 : Sau khi lấy xong nước ao nuôi, ta tiếp tục lấy đầy nước ao lắng. Để 3 ngày cho trứng địch hại nở hết sau đó xử lý chlorin 30ppm , để 15 ngày cho chlorin mất hết tác dụng. Sau đó ta tiến hành xử lý HEPT-23 liều lượng 30g/1000m3 đảm bảo luôn có nguần nước tốt nhất sẵn sàng cung cấp cho ao nuôi khi cần thiết.
Chú ý : nếu nước chứa trong ao lắng để quá lâu ta nên xử lý HEPT-23 định kỳ 10-12 ngày/1 lần để tránh hiện tượng tôm bị shock khi cấp nước và không đem theo mầm bệnh vào ao nuôi.
c. Lắp đặt hệ thống đảo nước và trang thiết bị phục vụ :
- Lắp đặt hệ thống đảo nước :
+ Bước 1 : Xác định vị trí đặt quạt đảm bảo đủ tạo dòng chảy để gom hết chất thải vào giữa ao.
+ Bước 2 : chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để ráp và vận hành quạt , đảm bảo khi cấp nước xong quạt cũng phải vận hành được để chuẩn bị cho quá trình xử lý và gây màu.
+ Bước 3 : lắp ráp cánh quạt vào láp quạt theo hướng so le, mỗi bộ cánh cách nhau 0,4 – 0,5m và đảm bảo mỗi nhánh quạt có từ 12 -15 bộ cánh.
+ Bước 4 : ráp phao (can) vào khung đảm bảo mỗi nhánh quạt có 5 phao, mỗi phao 2 can. Can phải được buộc chắc chắn vào khung tránh hiện tượng can bị tuột ra khỏi khung làm quạt bị chìm gây hư máy, gẫy láp và gẫy cánh.
+ Bước 5 : Khung phao được làm bằng tầm vông hoặc tre trúc. Đảm bảo cứng chắc và bền. Mỗi khung phao cần khoảng 6 cây, dài 4-5m, đường kính 30-40cm.
+ Bước 6 : Tiến hành hạ giàn quạt xuống ao, đảm bảo đầu cánh quạt chìm trong nước từ 1-1,5 mắt cánh, đầu ngoài của quạt hướng về góc ao phía trước đảm bảo tạo ra dòng chảy xoáy vào góc ao và mạnh nhất.
d. Xử lý nước, gây màu :
+ Bước 1 : vận hành quạt và oxy đáy liên tục từ 2-3 ngày để cung cấp đủ oxy để trứng nước nở hết.
+ Bước 2 : Tiếp tục vận hành quạt, đồng thời hòa chlorin A liều lượng 30-35ppm tạt đều khắp mặt ao. Và tiến hành vớt xác động thực vật chết.
+ Bước 3 : Sau khi xử lý chlorin 5-7 ngày bắt đầu xử lý Dolomit 100-150kg/ha hoặc CaCO3 150-200kg/ha lúc 8-9 giờ để gây màu. Xử lý liên tục từ 2-3 ngày. Tiến hành đo đạc các thông số môi trường pH, độ kiềm, độ đục… để điều chỉnh hợp lý chuẩn bị thả giống.
+Bước 4 : Khi tảo đã phát triển tốt và yếu tố môi trường đã đạt tiêu chuẩn ta chuẩn bị thả giống. Trước khi thả giống 2 ngày ta tiến hành cấy vi sinh HEPT-23 liều lượng 30g/1000m2. Vận hành quạt và oxy đáy hàng ngày khi trời nắng.
THEO DÕI CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN CHO PHEP
- Nhiệt đội : thời gian kiểm tra ( sang :5-6h, chiều 14-15h),tiêu chuẩn cho phép : 25-32, Tốt nhất 28-30
- Oxy hoà tan: thời gian kiểm tra (Sáng : 5-6h,Chiều : 14-15h), tiêu chuẩn cho phép:3 – 11, tốt nhất>4
- Độ mặn : thời gian kiểm tra:3 ngày/lần, tiêu chuẩn cho phép:10 – 45, tốt nhất:15 – 25
-Độ pH : thời gian kiểm tra (Sáng : 5-6h,Chiều : 14-15h), tiêu chuẩn cho phép: 7,5 – 8,5, tốt nhất:8,2 – 8,5
- Độ kiềm (mg/l): thời gian kiểm tra:12h; 3 ngày/lần, tiêu chuẩn cho phép: 50 – 200, tốt nhất: 120 – 180
- H2S (mg/l ): thời gian kiểm tra:6h; 3 ngày/lần,tiêu chuẩn cho phép:0 – 0,2, tốt nhất:0 – 0,05
-NH3 (mg/l):thời gian kiểm tra: 15h; 3 ngày/lần, mức cho phép:<0,3, tốt nhất: <0,1
-Độ trong (cm):thời gian kiểm tra:12h hàng ngày, mức cho phép: 20 – 80, tốt nhất:25 – 40
-Màu nước : thời gian kiểm tra:12h hàng ngày, tiêu chuẩn:Vàng – VX, tốt nhất:VX, nâu nhạt, võ đậu xanh
Lưu ý : Đối với chỉ tiêu về NH3, H2S bắt đầu kiểm tra khi tôm đạt 60 ngày tuổi ( trước và sau khi xử lý phải đo kiểm chứng ).
II. THẢ GIỐNG VÀ CHĂM SÓC :
1. Thả giống :
a. Chọn giống :
+ Bước 1 : Lựa chọn con giống ở các trại có lý lịch tốt. Phải tìm hiểu được nguần gốc tôm bố mẹ, qui trình chăm sóc và sinh sản.
+ Bước 2 : Chọn hồ đạt các chỉ tiêu về cảm quan bên ngoài, khi tôm đạt kích cỡ PL9-10 , đem phân tích mẫu bệnh tại các cơ quan kiểm nghiệm có uy tín, không bị nhiễm các bệnh: MBV ( Bệnh còi ), WSSV ( Đốm trắng ), YHV ( Đầu vàng ), TSV ( taura ).
+ Bước 3 : chọn đàn giống không nhiễm bệnh, khỏe mạnh, tỉ lệ sống cao, sáng, đồng đều, không có vật bám trên đuôi , thân, chân và độ lớn tương đương với tuổi tôm, tỷ lệ giữa đường kính của đốt giữa thân và chiều dài phải cân đối.
+ Bước 4 : Sau khi đã chọn được đàn giống đạt tiêu chuẩn tiến hành hạ độ mặn cho phù hợp với độ mặn tại ao nuôi. Sau 1-2 ngày tiến hành đóng bọc, đóng thùng và vận chuyển về ao nuôi.
Lưu ý: trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của tôm, phải có kỹ thuật đi theo để xử lý tình huống kịp thời.
b. Thả giống :
Thả giống đã qua thuần hoá :
+ Bước 1 : Chọn nơi thả nằm trên hướng gió, rửa sạch bọc tôm bằng nước sạch sau đó cho bọc tôm ngâm xuống ao từ 20-30 phút để thuần nhiệt độ( khi vận chuyển xa ở nhiệt độ thấp).
+ Bước 2 : Sau khi đã thuần xong nhiệt độ, tiến hành thả 1 bọc đầu tiên và quan sát hoặt động của tôm. Nếu thấy tôm bơi và chìm ngay xuống đáy thì ta tiến hành thả bình thường. Khi phát hiện tôm búng mạnh hoặc bơi lờ đờ trên mặt nước thì ta phải kiểm tra lại các bước thuần hóa, chọn giống, hạ độ mặn….
Chú ý: trước khi đem giống về ao thả ta nên lấy giống về thử nước trước, nếu thấy tôm hoặt động tốt, không hao hụt thì ta mới tiến hành đưa giống về thả.
Các nguyên nhân khiến tôm giống không xuống đáy:
+ Tôm chưa được thuần hóa đúng độ mặn, dẫn đến tôm bị shock. Biện pháp khắc phục : chuẩn bị các dụng cụ cần thiết (thùng, cục oxy, đá bọt …), ta cho tất cả lượng tôm cần thả vào thùng có sục oxy sau đó cho nước từ từ vào thùng 60-90 phút cho sự trênh lệch độ mặn ngắn dần. rồi mới thả. Trong quá trình thả ta phải loại bỏ lượng tôm yếu và chết , đếm số lượng hao hụt để cân đối lượng thức ăn.
+ Do đáy ao có nhiều khí độc ( ao cũ nền đáy chưa được xử lý triệt để, tái xử dụng nước nhưng chưa xử lý vi sinh…). Biện pháp khắc phục : sử dụng 0,5kg HEPT-23 hết hợp với 3kg Yuca nguyên liệu cho 1ha, chạy quạt và xử lý sau 30 phút tắt quạt và ta tiến hành thả theo các bước như ban đầu.
+ Do khoảng thời gian giữa xử lý chlorin và thả quá ngắn. Nên lượng Chlorin trong nước còn nhiều . Biện pháp khắc phục: Chuẩn bị các dụng cụ để gièo tôm trong 8-12h, tiến hành chạy quạt và oxy đáy đồng thời xử lý 80-100kg CaO/1ha. Cho chạy quạt và oxy liên tục 8-10h, đo lại lượng Chlorin trong nước đáy nếu đã hết tiến hành thả giống như các bước ban đầu.
+ Do tôm được vận chuyển quá lạnh, thời gian thuần nhiệt chưa đủ . Biện pháp : tiếp tục ngâm bọc tôm dưới ao, cho đến khi đo nhiệt độ trong bọc tôm và nước ao cân bằng thì ta tiến hành thả tôm như các bước ban đầu.

Lưu ý : - Trước khi thả giống 2 ngày ta nên tiến hành xử lý HEPT-23 để giữ cân bằng nguần nước tránh gây shock cho tôm.
- Trước khi thả giống khoản 1h sử dụng 5kg Vitamin C nguyên liệu/ha hòa nước, tạt đều khắp mặt ao để kích thích tôm hoặt động mạnh hơn.
- Chọn thời gian thả giống lúc 6-7h sáng hoặc 17-18h chiều, thả lúc trời mát, không mưa và gió không mạnh.
2. Chăm sóc :
a. Quản lý môi trường ao nuôi :
- Màu nước (tảo) : Màu nước quyết định rất lớn đến tốc độ phát triển của tôm nuôi như sự ổn định của các chỉ số : pH, kiềm, nhiệt độ, oxy hoà tan,... Ở màu nước thích hợp, sự dao động về nhiệt độ, oxy hoà tan giữa ban ngày và ban đêm sẽ diễn ra chậm trong môi trường nước và không gây sốc cho tôm nuôi.
Màu nước tối ưu : Màu vàng xanh (trà).
Để quản lý tốt màu nước trong ao nuôi điều cần lưu ý lớn nhất là xác định độ trong của nước để xác định mật độ tảo và chu kỳ sống của nó.
* Độ trong :>60cm
+pH: 8,5-10 D.động <0,3, Oxy hòa tan>7mg/l, màu nước:Xanh trong, nguyên nhân:Rong nhớt, láp láp phát triển ở đáy ao , Xử lý:Chưa thả giống, xử lý các loại vi sinh cắt rong tảo bằng enzyme đã qua kiểm nghiệm , sau 2 ngày kiểm tra đáy ao cho đến khi rong chết hết tiến hành xử lý HELP-23 50g/1000m3 vào sáng sớm hoặc chiều tối và tiến hành gây màu bình thường.
+pH:8,2-8,6 D.động <0,3, Oxy hòa tan:>6mg/l, màu nước: Xanh nhạt , Nguyên nhân:Tảo chưa phát triển, Xử lý:XL Dolomite và CaCO3 liều lượng 10-15kg/1000m3 vào 8-9h sáng.
*Độ trong 40-60cm, pH:8,0-8,5 D.động <0,3, Oxy hòa tan:6 – 10mg/l, Màu nước:Xanh vàng, Nguyên nhân:Tảo bắt đầu phát triển, Cách xử lý:Trước khi thả tôm 2 ngày xử lý 30g HEPT-23/1000m3à cứ sau 4-7 ngày xử lý định kỳ 1 lần tùy theo tuôi tôm.
*Độ trong 30-40cm, pH:7,8-8,3 D.động <0,3, Oxy hòa tan:4-9mg/l, Màu nước:Vàng xanh, Nguyên nhân:Tảo đang phát triển, Cách xử lý:Xử lý HELP-23 định kỳ từ 4-7 ngày/lần tùy theo tuổi tôm.
* Độ trong 20-30cm
+ pH:7,8-8,5 D.động:0,4-0,6, Oxy hòa tan:3 - >10mg/l, Màu nước:Xanh, Nguyên nhân:Tảo phát triển mạnh, Cách xử lý:XL CaO 100kg/ha hoặc CaCO3 200kg/halúc 22 – 23h đêm, ngày hôm sau xử lý 50g HELP-23/1000m3.
+pH:7,5-8,5 D.động:0,4-0,6, Oxy hòa tan:4 - >10mg/l Màu nước: nâu,Nguyên nhân:Tảo độc đang phát triển (Gây tôm vàng mang), Cách xử lý:Xử lý loại hóa chất cắt tảo trên thị trường, theo dõi diến biến của tảo và sức khỏe của tôm nuôi, sử dụng Yuca và oxy khi cần thiết. Khi bắt đàu có hiện tượng tảo tàn xử lý 50g HELP-23/1000m3.
+pH: 7,5-7,9 D.động <0,3, Oxy hòa tan:3-7mg/l, màu nước: Vàng , Nguyên nhân:Tảo gần tàn, có bọt nước lăn dài theo dòng chảy, Cách xử lý:Xử lý 100kg Dolomite/ha 2 ngày liên tiếp, sau đó tiến hành cấy vi sinh 50g/1000m3.
* Độ trong 10-20cm
+pH:8,0-9,5, dao động >0,5, Oxy hòa tan:2 - >10mg/l , Màu nước:Xanh đậm , Nguyên nhân:Tảo phát triển quá mạnh, cách xử lý:Xử lý 100kg CaO hoặc 200kg CaCO3/ha lúc 22-23h , ngày hôm sau tiến hành xử lý 50g HELP-23/1000m3 . Vào buổi tối tôm rất dễ thiếu oxy nên cần theo doi để xử lý kịp thời : oxy bột 30kg/ha; oxy nước 60kg/ha.
+ pH: 8,0-10, D.động >0,6, oxy hòa tan: 4 - >10mg/l, màu nước: Nâu đậm, nguyên nhân:Tảo độc phát triển mạnh (Gây cho tôm đen mang tấp mé chết) , cách xử lý:Xử lý hóa chất cắt tảo trên thị trường. Theo dõi sức khỏe tôm nuôi bổ sung Yuca 3kg/ha hoặc oxy bột 30kg/ha, oxy nước 60kg/ha khi cần thiết. Khi có hiện tượng tảo bắt đầu chết tiến hành xử lý 50g HEPT-23/1000m3.
+pH:7,2-7,7, D.động<0,2, oxy hòa tan:2-6mg/l, màu nước: Đục, Nguyên nhân:Tảo tàn, mất tảo, cách xử lý:Đo oxy hòa tan trong nước nếu < 3,5mg/l thì xử lý 30kg oxy bột/ha hoặc 60kg oxy nước/ha. Xử lý 100kg Dolomit hoặc 200kg CaCO3/ha trong 3-4 ngày liên tục, sau đó tiến hành cấy vi sinh 50g HEPT-23/1000m3.
- Độ pH và Oxy hoà tan (D.O) : Theo bảng trên.
+ Mức thích hợp cho chỉ số pH trong môi trường nước là 7,5 – 8,5; dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị.
► PH<7.5 : XL CaO 8 – 10ppm lúc 22h kết hợp CaCO3 lúc 8h.
► PH>8.5 : XL HEPT-23, Dấm + Mật rỉ đường, Acid Citric để hạ pH, hoặc hóa chất cắt tảo.( chú ý: phải theo dõi biến động pH cứ 2h/lần để biết được biến động pH quá cao gây shock cho tôm).
+ Oxy hoà tan trong môi trường nước thích hợp từ 4 – 9mg/l: hiện tượng thiếu oxy thường xảy ra khi sụp tảo, tảo phát triển qua mạnh, tảo độc phát triển và những ngày đứng gió khí hậu ngột ngạt.
- Nhiệt độ : Nhiệt độ thích hợp để tôm phát triển từ 28 – 320C. Tôm thẻ chân trắng có thể sống ở nhiệt độ từ 100C - 350C.
+ Mùa nắng : 29 - 320C
+ Mùa mưa : 27 - 300C
+ Để điều chỉnh nhiệt độ cao thường dùng quạt nước khi nắng gắt hoặc cấp nước. Nên để mực nước cao >1,8m và giữ màu nước ổn định đạt độ trong từ 30 – 40 cm sẽ hạn chế được sự dao động lớn của nhiệt độ trong nước và sự phân tầng nhiệt độ.
+ Để điều chỉnh nhiệt độ thấp thường dùng CaO 8- 10ppm xử lý trực tiếp xuống ao nuôi vào buổi tối lúc nhiệt độ không khí thấp, quạt đảo nước. Nên để mực nước cao > 1,5m và giữ màu nước ổn định, độ trong từ 30 – 40cm sẽ hạn chế được sự dao động lớn của nhiệt độ và phân tầng nhiệt độ trong ao nuôi.
- Độ kiềm : Giữ cân bằng hệ đệm cho nước, ổn định độ cứng của nước giúp tôm phát triển lột xác và tạo vỏ tốt. Độ kiềm thích hợp từ 80 – 180mg/l (ppm).
+ Độ kiềm < 80ppm : pH dao động và luôn ở mức cao, tôm thường xuất hiện vỏ không cứng, chậm lột xác, thường xuất hiện vào mùa mưa. Khắc phục bằng cách xử lý 100kg Dolomit hoặc 200kg CaCO3/ha lúc 12-13h , ngày hôm sau xử lý 150-200kg Alkaline/ha lúc 12-13h , xử lý liên tục từ 2-3 lần thì kiềm sẽ tăng. Chú ý xử lý ngay khi kiềm bắt đầu giảm.
+ Độ kiềm > 180ppm : Tôm khó lột xác, không lớn, vỏ sần sùi và đóng hàu. Nguy hiểm nhất là khi pH > 8.Hướng khắc phục thường dùng thạch cao hoặc các hoá chất giảm kiềm bán trên thị trường, nếu có nguần nước tốt có thể thay bớt 1 phần nước để kích cho tôm lột xác.
+ Độ mặn : thích hợp từ 10- 25‰ .
- Khí độc H2S và NH3 : Thích hợp nằm trong khoảng < 0,2 mg/l. Khí độc NH3 > 0,5mg/l và H2S > 0,3 có thể gây tôm nổi đầu và chết hàng loạt.
Khí độc NH3 tăng tỉ lệ thuận với chỉ số pH và khí độc H2S tăng tỉ lệ ngịch với chỉ số pH.
+ Khí độc này cao > 0,2ppm thường xuất hiện trong trường hợp tảo rớt đột ngột, xử lý diệt khuẩn bằng hoá chất, tôm lớn phân tôm thải ra nhiều và dư thức ăn.
+ Khắc phục trường hợp này bằng cách sử dụng men men vi sinh HEPT-23 50g/1000m3 lúc 18h kết hợp 3-4kg yuca/1ha khi cần thiết.
Trường hợp do tảo bị rớt đột ngột có thể thiếu oxy cục bộ vào ban đêm hoặc sáng sớm nên cần theo dõi để xử lý oxy bột hoặc nước khi cần thiết.

* Qui định về xử lý định kỳ / ao:
- Men vi sinh HEPT-23 xử lý 4-7 ngày 1 lần tùy theo tuổi của tôm.
- Dolomite và CaCO3 : 4-7 ngày 1 lần tùy theo bản chất nền đáy, chu kỳ phát triển của tảo.
- Khoáng : 4-7 ngày 1 lần theo chu kỳ lột xác của tôm, và độ tuổi của tôm. Ở giai đoặn tôm phát sử dụng rất nhiều khoáng nên cần tăng cao liều lượng và giảm thời gian.
- Kết hợp HEPT-23 , Dolomit & CaCO3, Khoáng: xử lý HEPT-23 lúc 18h sẽ làm giảm pH và sạch môi trường, sáng hôm sau xử lý Dolomite & CaCO3 lúc 8-9h để tăng pH. Do tăng giảm pH sẽ kích thích tôm lột xác đồng loặt vào buổi tối ngày hôm đó. Sáng hôm sau mình kết hợp xử lý khoáng để giúp tôm nhanh cứng vỏ sẽ đưa lại hiệu quả rất cao.
b. Quản lý thức ăn, phụ gia :
* Thức ăn : lựa chọn thức ăn của các công ty đã được kiểm chứng về chất lượng và giá thành.
* Cách cho ăn :
- Thời điểm cho ăn trong ngày : 3 cữ hoặc 4 cữ
+ Lần 1 : 6 giờ sáng + Lần 1 : Lúc 6 giờ sáng.
+ Lần 2: 14h chiều + Lần 2 : Lúc 10 giờ trưa.
+ Lần 3: 20h chiều + Lần 3 : Lúc 16 giờ chiều.
+ Lần 4 : Lúc 20 giờ đêm.
- Tháng thứ nhất: Rải thức ăn đều khắp mặt nước ao nuôi bằng cách đi xuồng theo đường dây căng sẵn dưới ao kết hợp với đi vòng quanh bờ ao tạt gần bờ. Thức ăn chia theo tỉ lệ 2 : 8 (vòng bờ 20% và dưới ao 80%).
Lưu ý:
- Thức ăn dạng bột phải trộn 1g HENZYMES-23 hoặc 1g HEPT-23 + 500g nước sạch / 1kg thức ăn. Ngâm từ 15-30 phút bắt đầu tạt cho tôm ăn.
- Đối với thức ăn dạng viên trộn 1g HENZYMES-23 hoặc 1g HEPT-23 + 200g nước sạch/1kg thức ăn. Trộn trước khi cho ăn khoảng 15-30 phút.
- Lựa chọn giữa sử dụng HENZYMES-23 và HEPT-23 để trộn thức ăn như sau:
+ Khi kiểm tra ta thấy đang có dich bệnh xảy ra tại khu vực, đường ruột tôm lỏng, phân tôm nát, tôm bị bệnh phân trắng , tảo tàn, môi trường xấu thì ta nên lựa chọn HEPT-23 để trộn thức ăn để phòng bệnh, cải thiện đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
+ Nếu môi trường tốt, tôm khỏe, không có dịch bệnh xảy ra thì ta nên sử dụng HENZYMES-23 để trộn thức ăn để giảm giá thành sản phẩm ( vì HEPT-23 là dạng vi sinh liều cao nên giá thành cao hơn HENZYMES-23 rất nhiều), nhưng vẫn cho ta kết quả như mong muốn.
- Tháng thứ 2: Thực hiện giống như tháng thứ nhất. Tiến hành tắt quạt nước trước 30 – 60 phút tuỳ theo thời điểm trong ngày và mở quạt sau khi giở nhá xong. Sau khi rải thức ăn xong bắt đầu bỏ thức ăn đã chuẩn bị vào nhá kiểm tra tôm.
- Tháng thứ 3 cho đến khi thu hoạch : tắt và mở quạt như tháng thứ 2 nhưng chỉ rải thức ăn trên 50% diện tích ao, phải để lại 50% diện tích giữa ao để tránh thức ăn vào chất thải tôm không ăn được.
* Cách điều chỉnh thức ăn :
- Cách điều chỉnh thức ăn giữa các cữ ăn phụ thuộc chủ yếu vào nhá và cỡ tôm.
Để xác định được lượng thức ăn chính xác ta phải biết được trọng lượng tôm, tỷ lệ sống, tốc độ phát triển của tôm. Cách tốt nhất là định kỳ chài tôm để kiểm tra.
- Đối với tôm thẻ chân trắng từ 1-20 ngày đầu ta sẽ cho ăn theo định mức, ngày đầu cho ăn 2kg/100.000 post, 1 tuần đầu mỗi ngày tăng 300g, từ 8-20 ngày tuổi mỗi ngày tăng 400g. Ngoài ra ta còn phải dựa vào sự phát triển của tảo để điều trỉnh thức ăn cho hợp lý.
- Từ 21 ngày trở đi lượng thức ăn sẽ được tính dựa vào thăm nhá. Cách điều chỉnh thức ăn theo nhá ( tham khảo):
.+ Hết: tăng 10% cữ chính, tăng 5% cữ phụ.
+ Còn ít : giảm 5% cữ chính, giảm 10% cữ phụ.
+ Còn > 30% : giảm 30% cữ chính, 50% cữ phụ.
Việc điều chỉnh thức ăn khi căn nhá cần phải chú ý đến:
+ Chu kỳ lột xác của tôm.
+ Thời tiết trong ngày.
+ Các yếu tố môi trường.
+ Quá trình chuyển đổi thức ăn.
+ Phản xạ của tôm khi dỡ nhá….
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ GÂY BỆNH CHO TÔM

Tôm mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho tôm gồm 3 nhân tố sau:
* Môi trường sống :
- pH, độ kiềm , độ mặn, khí độc…..
- Oxy hòa tan….
- Chất lượng nước và bản chất nền đáy….
* Tác nhân gây bệnh ( mầm bệnh )
- Virus, vi khuẩn .
- Nấm, ký sinh trùng và những sinh vật gây hại khác.
- Dinh dưỡng.
* Sức đề kháng của tôm nuôi.
- Biện pháp phòng bệnh.
- Chất lượng con giống.
- Mật độ nuôi .
- Chất lượng thức ăn…..
b. Mục đích của việc sử dụng Hept-23 và Henzymes-23
- Mục đích của sử dụng Help-23 để xử lý môi trường nước:
+ Phân hủy nhanh thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, sác tảo tàn và bùn đen đáy ao.
+ Ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
+ Ổn định môi trường nước, điều hòa sự phát triển của tảo.
+ Cung cấp oxy, làm thoáng môi trường nước.
+ Giảm thiểu nhanh các hợp chất kim loại nặng và ngăn phèn.
+ sự dụng hiệu quả khi tảo phát và tảo tàn.
- Mục đích của việc trộn Hept-23 và Henzymes-23 vào thức ăn:
+ Tăng sức đề kháng và phòng bệnh.
+ Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn
+ Kích thích tôm bắt mồi và tăng trọng nhanh.
+ Giảm thiểu khí độc do thức ăn thừa và phân tôm.

c. Cách lựa chọn Hept-23 và Henzymes-23 trong việc bổ sung vào thức ăn.

- Hept-23 và Henzymes-23 đều là những loại men vi sinh bổ sung vào thức ăn rất hiệu quả. Tuy nhiên do độ đậm đặc của 2 sản phẩm này là khác nhau nên giá thành của chúng cũng khác nhau. Để giảm chi phí cho người nuôi tôm, chúng ta có thể tùy theo từng thời điểm để sử dụng sản phẩm cho hợp lý.
- Lựa chọn sản phẩm Henzymes-23 để trộn vào thức ăn:
+ Trong điều kiện không có dịch bệnh
+ Môi trường ổn định
+ Sức khỏe tôm khá tốt.
Nhưng chúng ta vẫn muốn tôm có thể hấp thu hết dinh dưỡng trong thức ăn cung cấp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa và phân tôm, đồng thời kích thích tôm ăn nhiều mau lơn. ở giai đoạn này ta nên sử dụng Henzymes-23 vì giá thành thấp hơn Hept-23 nhưng vẫn đưa lại hiệu quả mong muốn cho người nuôi.
- Lựa chọn sản phẩm Hept-23 để trộn vào thức ăn: Hept-23 là dạng vi sinh đậm đặc, có tác dụng rất tốt đối với tôm, nhưng chi phí trộn lại cao hơn nhiều so với Henzymes-23. Nên chúng ta nên sử dụng Hept-23 vào thức ăn ở những giai đoặn sau:
+ Tôm bị bệnh phân trắng, đường ruột yếu.
+ Đang có dịch bệnh gan, đốm trắng, Taura…
+ Thời tiết thay đổi đột ngột.
+ Tảo tàn, môi trường có nhiều khí độc.
d. Cách sử dụng sản phẩm HEPT-23 và HENZYMES-23
- Xử lý nước ( HEPT-23):
+ Chạy quạt và oxy đáy nếu có.
+ Hòa tan 100g HEPT-23 trong 20l nước ao cần xử lý.
+ Tạt đều trên mặt ao nuôi lúc 8-9h sáng hoặc 18-19h chiều.
+ Chạy quạt và oxy đáy ít nhất 30 phút sau khi xử lý xong sản phẩm.
- Trộn HEPT-23 hoặc HENZYMES-23 vào thức ăn:
+ Hòa tan 1g HEPT-23 hoặc HENZYMES-23 trong 200g ( thức ăn viên ) hoặc 500g ( thức ăn bột) nước sạch.
+ Đổ đều lên 1kg thức ăn
+ Dùng tay khuấy trộn đều thức ăn cho thuốc ngấm đều vào thức ăn
+ Để khô khoảng 15-30 phút.
+ Dùng tay xoa đều để tránh thức ăn bị vón cục.
+ Sau đó sử dụng để cho ăn.
Chú ý:Liều lượng thuốc sử dụng có thể tăng lên 4-5 lần trong trường hợp tôm đang bị bệnh hoặc trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm.
Nên trộn Henzymes-23 và Hept-23 liên tục trong suốt vụ nuôi.
Bảng 1: So sánh sản phẩm Hept-23 & Henzymes-23 với không sử dụng men vi sinh
YẾU TỐ KHÔNG SỬ DỤNG VI SINH HEPT-23 & HENZYMES-23
Bệnh đường ruột Thường gặp, khi có thời tiết thay đổi Không xảy ra do có hệ thống bảo vệ từ trong lẫn ngoài
Bệnh gan tụy Không có khả năng phòng bệnh Tăng sức đề kháng, vượt qua được dịch bệnh
Môi trường ao nuôi Thường xuyên biến động, phụ thuộc vào thời tiết Điều hòa và hỗ trợ tảo phát triển
Khí độc Nhiều vào giai đoặn cuối Luôn ở ngưỡng thấp
Khả năng tăng trưởng Thấp Cao
Khả năng bắt mồi Phụ thuộc sức khỏe tôm Hỗ trợ tiếu hóa và dẫn dụ tôm bắt mồi
Mật độ nuôi Thấp Tăng mật độ dễ dàng
Tỷ lệ sống Phụ thuộc giống Ổn định môi trường, giống ít hao hụt
Độ đồng đều Phân đàn Kích thước đồng đều
Thời gian cải tạo 45 ngày 15 ngày
Bảng 2: So sánh sản phẩm Hept-23 với sản phẩm men vi sinh xử lý môi trường khác
YẾU TỐ SẢN PHẨM VI SINH KHÁC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG HEPT-23 XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Chi phí sản xuất cho vụ nuôi 4 tháng/ha 10 triệu 6 triệu 500 nghìn
Hiệu quả sử dụng Xử lý môi trường Xử lý và điều hòa sự phát triển của tảo, thông thoáng môi trường
Giải độc kim loại nặng Không Thành phần có vi sinh có khả năng hấp thụ kim loại nặng, giải độc gan
Thành phần Bình thường Thành phần đậm đặc
Dòng vi khuẩn Nhập ngoại Sản xuất tại Việt Nam, thích hợp với khí hậu Việt Nam


Mọi thắc mắc về qui trình các bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình qua địa chỉ:
>Nguyễn Văn Tài
> Công Ty Cổ Phần Hoa Nước
> Add: 27 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
> Tel: 08 38 41 84 84 >Fax: 08 38 41 86 24
> Hp: 0932 008 790
> Web: www.hoanuoc.com >Email: tainguyen@hoanuoc.com
 
QUY TRÌNH NUÔI VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM
HEPT-23 VÀ HENZYME-23

I. CẢI TẠO AO NUÔI :
1. Cải tạo ao cũ :
a. Xử lý đáy, bờ ao :
............................
........................
.........

Mọi thắc mắc về qui trình các bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình qua địa chỉ:
>Nguyễn Văn Tài
> Công Ty Cổ Phần Hoa Nước
> Add: 27 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
> Tel: 08 38 41 84 84 >Fax: 08 38 41 86 24
> Hp: 0932 008 790
> Web: www.hoanuoc.com >Email: tainguyen@hoanuoc.com

Bán men vi sinh kiêm luôn Kỷ Sư Tiến Sĩ Thủy sản, người bán thuốc trụ sinh, thuốc kháng sinh kiêm luôn Bác Sĩ, đọc xong bài viết nầy là khờ khạo đừ người ra luôn, tràng giang đại hải không biết đâu mà rờ, biết một thì nói một biết hai thì nói hai ...quảng cáo men vi sinh thì cứ việc quảng cáo, không ai nói gì ...đừng có đem ba cái không biết vào đây để gây hại người khác ...mà lảnh vực qui trình nuôi không phải là chuyên môn của mình ...xin đừng hại người nông dân, họ đã nghèo, xin đừng có đạp cho người nông dân nghèo phải nghèo thêm nữa.

(tamlua_mientren Guest = Người đương Thời)
 
Last edited by a moderator:
Bán men vi sinh kiêm luôn Kỷ Sư Tiến Sĩ Thủy sản, người bán thuốc trụ sinh, thuốc kháng sinh kiêm luôn Bác Sĩ, đọc xong bài viết nầy là khờ khạo đừ người ra luôn, tràng giang đại hải không biết đâu mà rờ, biết một thì nói một biết hai thì nói hai ...quảng cáo men vi sinh thì cứ việc quảng cáo, không ai nói gì ...đừng có đem ba cái không biết vào đây để gây hại người khác ...mà lảnh vực qui trình nuôi không phải là chuyên môn của mình ...xin đừng hại người nông dân, họ đã nghèo, xin đừng có đạp cho người nông dân nghèo phải nghèo thêm nữa.

(tamlua_mientren Guest = Người đương Thời)

Em viết để mọi người tham khảo mà. Không phải ai viết cũng được đâu Bác ơi, em là người nuôi tôm và cũng khổ rất nhiều về con tôm.
Nên em viết ra không để hại người cùng tâm huyết như mình đâu.
Xin lỗi bác tamlua_mientren nha
 
Em viết để mọi người tham khảo mà. Không phải ai viết cũng được đâu Bác ơi, em là người nuôi tôm và cũng khổ rất nhiều về con tôm.
Nên em viết ra không để hại người cùng tâm huyết như mình đâu.
Xin lỗi bác tamlua_mientren nha

Bác biết nuôi tôm à?

Làm bánh BÔNG LAN, nếu bác dùng đúng cân lượng hột gà bột nổi, bột và đường thì khi nướng bánh sẽ nổi ...bánh đã chai rồi bác kêu người ta sữa ...nôi tôm cũng vậy ...bác phải nói phải chỉ qui trình cho nó đúng ...khi người ta làm đúng thì cần gì phải sữa ...nếu trong qui trình nuôi mà có qui trình sữa ...thì ai đi học cái công thức cúa bác làm chi để rồi phải sữa ...suy nghĩ đi ...đưng có "bướng với càng".
 
Sai chỗ nào nhỉ? Bác phải nói rõ ra để người ta có chỗ còn trình bày lại hay giải thích. Tranh luận cho rõ đúng sai chứ không phải tranh chấp nói lấy được. Thế thì mọi người mới chịu. Còn cứ nói vu vơ đánh đố, ví dụ nọ kia thì ai chả nói được.

Nếu tốt hơn nữa thì bác sau khi chỉ ra cái sai hãy nêu lên làm đúng thì phải thế nào.
Được như thế thì mới đáng mặt anh tài. Còn không thì mọi người sẽ coi là...phá đám.
 
"Kỹ Sư Tiến Sĩ Thuỷ sản", cụm từ này tôi mới nghe lần đầu nên không hiểu là chuyện đương nhiên! mong tác giả giải thích rõ hơn, cam ơn!
 
"+ Do khoảng thời gian giữa xử lý chlorin và thả quá ngắn. Nên lượng Chlorin trong nước còn nhiều . Biện pháp khắc phục: Chuẩn bị các dụng cụ để gièo tôm trong 8-12h, tiến hành chạy quạt và oxy đáy đồng thời xử lý 80-100kg CaO/1ha. Cho chạy quạt và oxy liên tục 8-10h, đo lại lượng Chlorin trong nước đáy nếu đã hết tiến hành thả giống như các bước ban đầu."



Lí giải chỉnh sữa quá hay, mọi người đọc vào thì đâu có thấy gì sai ...thật là hoàn hảo ...

Mọi người cho rằng cách đọc cách học là không quan trọng, nói ra thì thì xoá, viết ra thì cho vào mục thư giãn.


Đoạn trên cho ta thấy tác giả không dạy cho người nuôi làm đúng công thức là biết ngọn ngành của Chlorin, nghĩa là Chlorin sau 3 ngày (72 tiếng đồng hô) mới bốc hơi phân hũy ...thì người nuôi có cần gì phải chỉnh sữa phải chuẩn bị chổ gièo 8-12 tiếng đồng hồ ...không nhắc nhở 72 tiếng người nuôi không biết không am tường thả con giống xuống thì sao?


Con tôm tôm không chết hoặc không bị sốc Chlorin mói là chuyện lạ.

Còn phải làm thêm 1 công đoạn gièo làm chuyện dư thừa ...đấy là liều lượng bột đường ....đúng thì bánh bông lan mới nổi ...khi chai rồi mà ngồi đó lo chỉnh với sữa.
=======

"Lưu ý : Đối với chỉ tiêu về NH3, H2S bắt đầu kiểm tra khi tôm đạt 60 ngày tuổi ( trước và sau khi xử lý phải đo kiểm chứng )."


Đợi cho đến 60 ngày mới kiểm tra Ammonia (NH3) trong ao nuôi, sao không đợi cho con tôm có thân đỏ thân xanh, đốm trắng dịch bệnh lây lan rồi mới kiểm tra luôn.

Phải chỉ hướng dẫn cho người nuôi phải biết tận tường là:

- Một cái ao mà bạn thả cá thả tôm để cho nó ăn thức ăn tự nhiên thì ngàn đời bạn không cần thử NH3

- Một khi bạn quăng liệng vào ao thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp là ngày hôm sau bạn phải kiểm tra mỗi ngày suốt mùa vụ ...mùa vụ kéo dài 1 ngàn năm ...thì mỗi ngày bạn phải kiểm tra đến ngàn năm.

Tôi thì không có nuôi tôm, chỉ nuôi tôm trên mạng, mới đọc sơ qua ...thấy 1-2 điểm ....còn cao thủ nào nữa làm nốt luôn đi.

=============


"Kỹ Sư Tiến Sĩ Thuỷ sản"



Dạ thưa viết như vậy để phân ranh cho rõ ...đã có người lúc trước phản bác rồi "quơ đũa cã nắm ....tiến Sĩ Kỷ Sư của các ngành nghề khác" ...tôi muốn nói chỉ trong phạm vi thủy sản thôi ...ngộ một cái ...họ chỉ lo bắt bẻ VĂN PHONG, chứ họ không lo cái lý giải của Người đương Thời đúng hay sai ...học nuôi tôm chứ không phải là đi làm gíam khảo văn chương ngôn ngữ học.

Đúng ra phải viết

- Kỹ Sư Tiến Sĩ (Thuỷ sản),

hoặc là

"Kỹ Sư Tiến Sĩ của ngành Thuỷ sản"

****
Chỉ còn vài ngày nữa Người đương Thời "Còn có mạng" để lên mạng nữa hay không!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
Hình như bài viết còn quên 2 thứ đó là trọn giống và mùa vụ.
Thời điểm hoàng kim của con tôm thì không phải nói, nhưng lúc này nó lại rất quan trong. Lý do:
Năm qua có đến hơn 90% diện tích tôm tại các tỉnh miền trong bị chết là do giống và thời vụ, bà con ta xé rào nuôi tôm, người sx giống cũng xé rào sx, thiếu giống bà con mua hàng chợ về thả đại ---> chết----> xả---> người khác cũng chết theo. 1 vài ý kiến đóng góp xin mọi người chỉ bảo. Thân!
 



"+ Do khoảng thời gian giữa xử lý chlorin và thả quá ngắn. Nên lượng Chlorin trong nước còn nhiều . Biện pháp khắc phục: Chuẩn bị các dụng cụ để gièo tôm trong 8-12h, tiến hành chạy quạt và oxy đáy đồng thời xử lý 80-100kg CaO/1ha. Cho chạy quạt và oxy liên tục 8-10h, đo lại lượng Chlorin trong nước đáy nếu đã hết tiến hành thả giống như các bước ban đầu."

Lí giải chỉnh sữa quá hay, mọi người đọc vào thì đâu có thấy gì sai ...thật là hoàn hảo ...

Mọi người cho rằng cách đọc cách học là không quan trọng, nói ra thì thì xoá, viết ra thì cho vào mục thư giãn.


Đoạn trên cho ta thấy tác giả không dạy cho người nuôi làm đúng công thức là biết ngọn ngành của Chlorin, nghĩa là Chlorin sau 3 ngày (72 tiếng đồng hô) mới bốc hơi phân hũy ...thì người nuôi có cần gì phải chỉnh sữa phải chuẩn bị chổ gièo 8-12 tiếng đồng hồ ...không nhắc nhở 72 tiếng người nuôi không biết không am tường thả con giống xuống thì sao?


Con tôm tôm không chết hoặc không bị sốc Chlorin mói là chuyện lạ.

Còn phải làm thêm 1 công đoạn gièo làm chuyện dư thừa ...đấy là liều lượng bột đường ....đúng thì bánh bông lan mới nổi ...khi chai rồi mà ngồi đó lo chỉnh với sữa.
=======

"Lưu ý : Đối với chỉ tiêu về NH3, H2S bắt đầu kiểm tra khi tôm đạt 60 ngày tuổi ( trước và sau khi xử lý phải đo kiểm chứng )."


Đợi cho đến 60 ngày mới kiểm tra Ammonia (NH3) trong ao nuôi, sao không đợi cho con tôm có thân đỏ thân xanh, đốm trắng dịch bệnh lây lan rồi mới kiểm tra luôn.

Phải chỉ hướng dẫn cho người nuôi phải biết tận tường là:

- Một cái ao mà bạn thả cá thả tôm để cho nó ăn thức ăn tự nhiên thì ngàn đời bạn không cần thử NH3

- Một khi bạn quăng liệng vào ao thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp là ngày hôm sau bạn phải kiểm tra mỗi ngày suốt mùa vụ ...mùa vụ kéo dài 1 ngàn năm ...thì mỗi ngày bạn phải kiểm tra đến ngàn năm.

Tôi thì không có nuôi tôm, chỉ nuôi tôm trên mạng, mới đọc sơ qua ...thấy 1-2 điểm ....còn cao thủ nào nữa làm nốt luôn đi.

=============


"Kỹ Sư Tiến Sĩ Thuỷ sản"



Dạ thưa viết như vậy để phân ranh cho rõ ...đã có người lúc trước phản bác rồi "quơ đũa cã nắm ....tiến Sĩ Kỷ Sư của các ngành nghề khác" ...tôi muốn nói chỉ trong phạm vi thủy sản thôi ...ngộ một cái ...họ chỉ lo bắt bẻ VĂN PHONG, chứ họ không lo cái lý giải của Người đương Thời đúng hay sai ...học nuôi tôm chứ không phải là đi làm gíam khảo văn chương ngôn ngữ học.

Đúng ra phải viết

- Kỹ Sư Tiến Sĩ (Thuỷ sản),

hoặc là

"Kỹ Sư Tiến Sĩ của ngành Thuỷ sản"

****
Chỉ còn vài ngày nữa Người đương Thời "Còn có mạng" để lên mạng nữa hay không!!!!!!

Ok. Cảm ơn Bác đã góp ý cho mình. Mình xin giải thích ỳ kiến của bạn:
"+ Do khoảng thời gian giữa xử lý chlorin và thả quá ngắn. Nên lượng Chlorin trong nước còn nhiều . Biện pháp khắc phục: Chuẩn bị các dụng cụ để gièo tôm trong 8-12h, tiến hành chạy quạt và oxy đáy đồng thời xử lý 80-100kg CaO/1ha. Cho chạy quạt và oxy liên tục 8-10h, đo lại lượng Chlorin trong nước đáy nếu đã hết tiến hành thả giống như các bước ban đầu."


[/B]
Mục đó là ở phần :"Các nguyên nhân khiến tôm giống không xuống đáy".
Chlorin phân giải nhanh hay chậm phụ thuộc vào liều lượng, nhiệt độ, mực nước... đặc biệt là chạy oxy đáy.
Ở những ao mực nước thấp, nhiệt độ cao thì chỉ cần chạy quạt sau 3-5 ngày có thể thả được thì lượng chlorin tồn dư trong nước đáy đã hết.
Ở những ao mực nước >1,7m, nhiệt độ không khí thấp , nếu không cho chạy oxy đáy thường xuyên thì lượng chlorin vẫn tồn dư trong ao nên khi thả làm tôm giống khó xuống đáy.
Đặc biệt là cách thức xử lý chlorin: khi xử lý chlorin bạn phải khuấy tan trong nước, sau đó lọc qua túi vải để đảm bảo những mảnh vụn không lọt ra ngoài chìm xuống đáy rât khó phân hủy.
Cách tốt nhất là trước khi thả chúng ta nên múc nước đáy ao nuôi, đo nồng độ chlorin dưới đáy, nếu đạt tiêu chuẩn có thể thả nuôi được.

"Lưu ý : Đối với chỉ tiêu về NH3, H2S bắt đầu kiểm tra khi tôm đạt 60 ngày tuổi ( trước và sau khi xử lý phải đo kiểm chứng )."
[/C
cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Mình xin bổ sung đây là qui trình nuôi tôm công nghiệp đối với tôm thẻ mật độ 100con/m2, tôm sú 30con/m2. Lượng thức ăn ở 2 tháng đầu thường ít nên theo kinh nghiệm của mình thì thường qua 60 ngày tuổi mới cần quan tâm đến khí độc trong ao.
Trong trường hợp cho ăn dư thức ăn thì lúc đó chính tảo sẽ gây ảnh hưởng lớn và trước tiên rồi mới khí độc. Trong phần điều chỉnh màu nước mình đã nói cách xử lý nên bạn sẽ không lo đến khí độc nữa
Đây là ý kiến của em. Các Bác coi có gì góp ý em với nha
Thank các bác nhiều

--------

Hình như bài viết còn quên 2 thứ đó là trọn giống và mùa vụ.
Thời điểm hoàng kim của con tôm thì không phải nói, nhưng lúc này nó lại rất quan trong. Lý do:
Năm qua có đến hơn 90% diện tích tôm tại các tỉnh miền trong bị chết là do giống và thời vụ, bà con ta xé rào nuôi tôm, người sx giống cũng xé rào sx, thiếu giống bà con mua hàng chợ về thả đại ---> chết----> xả---> người khác cũng chết theo. 1 vài ý kiến đóng góp xin mọi người chỉ bảo. Thân!
Cảm ơn bạn đã đọc bài của mình.
- Phần chọn giống mình đã viết ở :
II. THẢ GIỐNG VÀ CHĂM SÓC :
1. Thả giống :
a. Chọn giống :
bạn thâm khảo nha coi có gì góp ý với mình.
- Mùa vụ: mình nuôi ở miền Tây nên mình không quan tâm nhiều lắm đến mùa vụ (đầu năm là mùa chính). Thường thì mình thích nuôi tôm ở mùa nghịch hơn, vì giá thành cao do lúc đó tôm miền Trung và miền Bắc đã hết. Còn mùa chính thì giá thấp lắm. Còn tình hình dịch bệnh thì hiện tại không còn là mùa vụ nữa rồi. Giờ nuôi tôm mùa nào cũng là mùa sống chung với bão rồi.
Thanks bac nhiều
 
Last edited by a moderator:
:approve:

Sáng ra mở máy tính hồi hộp quá, tưởng lại bị chặt chém nữa chứ.
Hên quá vẫn còn sống.
 


Back
Top