Có bằng thạc sĩ quốc tế, chọn về... nuôi lợn

  • Thread starter Hai Lúa Kiên Giang
  • Ngày gửi
Có bằng thạc sĩ quốc tế, chọn về... nuôi lợn

(theo trang Dân Việt đưa tin ngày 5/5 ) - Tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành marketing, chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Hà chưa đầy 30 tuổi, lại chọn về quê... chăn nuôi lợn.
Hà vốn quê gốc ở Văn Giang (Hưng Yên), vì thế anh cũng lựa chọn chính mảnh đất ấy để khởi đầu cho “nghiệp” nuôi lợn của mình. Hiện Hà đã mở rộng trang trại, thành lập Công ty cổ phần Chăn nuôi Alpha chuyên chăn nuôi lợn do chính mình làm giám đốc.

Agriviet.Com-108_10_nuoi-lon.jpg



Nuôi lợn cũng phải học cao
Sinh năm 1983, chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Hà có một tuổi thơ êm đềm, gắn bó với những triền đê ven sông Hồng hiền hoà, thơ mộng.
Hà kể: Vào năm 1997, lúc đang học lớp 9, do cuộc sống khó khăn, nên dù cả bố, mẹ Hà khi ấy đều đang làm giảng viên của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã phải dựng chuồng trại nuôi lợn, để có thêm tiền trang trải cho việc học hành của hai anh, em Hà.
Khởi đầu, bố mẹ Hà chỉ nuôi 30 con lợn siêu nạc theo mô hình trang trại trình diễn mẫu đầu tiên tại miền Bắc. Dù số lượng đàn lợn không nhiều, nhưng lúc đó bố mẹ Hà đã phải chạy vạy khắp nơi để có đủ tiền mua cám từng bữa cho đàn lợn ăn.
“Lúc đó, mình thấy bố mẹ khó khăn mà bản thân chẳng giúp được gì, chỉ thỉnh thoảng “lấy trộm” sách và tài liệu về kỹ thuật nuôi lợn của bố mẹ đọc để mỗi khi ra ngắm đàn lợn, có phát hiện được bệnh gì mách cho bố mẹ chữa trị. Điều đó đã “gieo” vào đầu cái niềm đam mê với những con lợn từ lúc nào chẳng hay” - Hà tâm sự.
Không muốn con mình theo nghiệp nuôi lợn, bố mẹ Hà đã hướng cho con theo học ngành kinh tế. Dẫu vậy, niềm đam mê với nghề nuôi lợn trong Hà vẫn không dứt. Thấy con mình đam mê với lợn như vậy, nên phải đợi mãi đến năm 2005, khi Hà đã tốt nghiệp ngành kế toán- kiểm toán của Trường Kinh tế quốc dân, bố mẹ Hà mới chính thức chỉ bảo cho Hà những kiến thức cơ bản về nuôi lợn.
Nhưng 1 năm sau, Hà lại giành được học bổng toàn phần MBA tại Đài Loan. Năm 2008, sau hơn 2 năm du học về nước với tấm bằng master, thay vì chọn công việc “ngồi bàn giấy” ở Hà Nội, Hà lại chọn con đường... về quê nuôi lợn.
Lý giải cho quyết định này, Hà nói: “Tuy có lợi thế chuyên môn về quản lý, nhưng nếu nói về kỹ thuật nuôi lợn, thì mình phải học từ đầu. Nhưng có thuận lợi là, từ những kinh nghiệm của bố mẹ và những tài liệu từ các hội thảo, sách báo… mình đã tổng hợp và tự viết lại thành những cuốn “cẩm nang” về kỹ thuật chăm sóc lợn thịt, lợn nái”.
Với lòng yêu nghề và hăng say học hỏi nên dù không qua trường lớp về nuôi lợn, nhưng đến nay Hà đã tích luỹ được kiến thức cơ bản về chăm sóc lợn như quy trình chăm sóc lợn chửa, lợn đẻ, lợn thịt, các căn bệnh thường gặp về mùa đông, mùa hè, bệnh long móng lở mồm, heo tai xanh, đi ngoài…
Ông chủ của 17.000 con lợn
Một lý do nữa khiến Hà chọn nghề nuôi lợn là anh nhận thấy, lĩnh vực chăn nuôi có rất nhiều tiềm năng. “Nếu chăn nuôi quy mô lớn với quy trình nghiêm ngặt, khống chế được dịch bệnh và giữ vực số đầu lợn, thì vẫn luôn có lợi nhuận” - Hà nói.
Chỉ hơn 1 năm bắt tay vào nuôi lợn, đến năm 2009, Nguyễn Hồng Hà đã chính thức thành lập Công ty cổ phần Chăn nuôi Alpha có trụ sở tại huyện Văn Giang (Hưng Yên), đồng thời mở rộng thêm một trang trại tại huyện Khoái Châu với tổng số đầu lợn lên đến 6.000 con, trong đó có 1.000 con nái và 5.000 lợn thịt. Trung bình, mỗi năm công ty của Hà lại tăng số đầu con thêm 40% ở các trại.
“Đặc thù của ngành chăn nuôi là rất vất vả, đòi hỏi ngoài kỹ thuật chuyên môn, cần có sự tâm huyết. Giám đốc trẻ Nguyễn Hồng Hà đã rất thành công khi có đủ các tố chất đó” - ông Nguyễn Ngọc Ánh - Phó Giám đốc điều hành (Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam nhận xét.Theo Hà, bây giờ nuôi lợn, nhất thiết phải đầu tư theo hướng công nghiệp. Song chi phí đầu tư cũng rất cao, như một con lợn nái phải bỏ ra ít nhất 40 triệu đồng, bao gồm tiền làm chuồng trại, chi phí thức ăn, hệ thống thiết bị chăn nuôi, đấy là chưa kể tiền thuê đất. Với chi phí như vậy, ở Việt Nam có rất ít hộ có thể đủ vốn để chăn nuôi, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt vốn, lãi suất, rồi ưu đãi về đất đai... “Đất làm trang trại phải có quy mô rộng (2-5ha), thời gian cho thuê phải từ 20 năm trở lên, cách xa khu dân cư. Vì thế, chúng tôi rất cần có sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương, mới mở rộng được quy mô”.
Hiện Hà đang có tham vọng đưa Công ty Alpha trở thành một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lợn hàng đầu ở Việt Nam, Đến nay, anh đã xây dựng được 3 trang trại nuôi lợn ở Hưng Yên, 1 trại ở Hà Tĩnh. Sắp tới đây, anh sẽ đầu tư thêm trại thứ 5 tại Bắc Giang với tổng số đầu lợn sẽ được nâng lên tới 17.000 con, trong đó có 2.000 nái sinh sản để cung ứng lợn giống cho công ty.
Năm 2011, Công ty Alpha của Hà đã xuất được 8.000 con lợn thịt, giải quyết việc làm thường xuyên cho 60 lao động tại địa phương với mức thu nhập thấp nhất đạt 4 triệu đồng/người/tháng.
 


Bà con Việt Nam ta, nếu bố mẹ đã nuôi lợn rồi, lại có vốn làm
trại lợn gần 2 nghìn con, thì chẳng cần học gì cũng lại nối
nghiệp thôi, mà học 1 nghìn bằng tiến sỹ, cũng không bằng nối
nghiệp. Vấn đề ở đây không phải cái bằng, mà là cái vốn.
*
Thử hỏi anh em ta có bằng cấp mà không có vốn, thì có dám bỏ
công việc mà về quê nuôi chục con heo không?
*
 
Bà con Việt Nam ta, nếu bố mẹ đã nuôi lợn rồi, lại có vốn làm
trại lợn gần 2 nghìn con, thì chẳng cần học gì cũng lại nối
nghiệp thôi, mà học 1 nghìn bằng tiến sỹ, cũng không bằng nối
nghiệp. Vấn đề ở đây không phải cái bằng, mà là cái vốn.
*
Thử hỏi anh em ta có bằng cấp mà không có vốn, thì có dám bỏ
công việc mà về quê nuôi chục con heo không?
*
Vốn là điều kiện cần nhưng chưa đủ. mình nghĩ quan trọng hơn vẫn là kiến thức và kinh nghiệm được truyền từ đồi này sang đời khác
 
Người Mỹ coi Vốn quan trọng hơn tay nghề và kinh nghiệm.
Vốn đẻ ra được các thứ khác, nhưng tài và nghệ không chắc
làm ra được vốn. Chẳng thế mà ông Mác nổi tiếng vì viết
ra cuốn "Vốn."
*
 
vốn là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Mình nghĩ quan trọng hơn vẫn là kiến thức và kinh nghiệm được truyền từ đồi này sang đời khác

nuôi lợn thì nuôi lợn ai nuôi mà không được, có gì cũng lôi cái bằng thạc sĩ ra khoe mà làm gì
 
theo tôi nghĩ thì mình làm việc gì thì lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu.anh hà chăn nuôi heo đạt được thành công như ngày hôm nay là nhờ vốn gia đình,kiến thức bản thân và sự may mắn nữa.nói thật mấy bác ,chăn nuôi dù giỏi và nhiều vốn đến đâu mà không may gặp bệnh dịch hay giá heo tụt giảm thì có mà ăn cho hết.nhất là dịch bệnh và thiên tai.rất khó chống mà chỉ phòng bệnh mà thôi.
 
Quan trọng là người ta dám làm ăn lớn, chứ có bằng đi làm công thì cũng có gì lớn lao đâu! Còn đã làm ăn lớn thì làm nông hay công cũng như nhau cả thôi, mục tiêu vẫn là có cơ hội thành tỷ phú! hiii
 

Người Mỹ coi Vốn quan trọng hơn tay nghề và kinh nghiệm.
Vốn đẻ ra được các thứ khác, nhưng tài và nghệ không chắc
làm ra được vốn. Chẳng thế mà ông Mác nổi tiếng vì viết
ra cuốn "Vốn."
*

Đây là tư tưởng của dân capitalist roi. Khối anh có vốn nhưng không biết làm rôi thì vừa mất vốn vừa chẳng được gì.
Tôi cũng giống anh Hồng Hà là đã có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Tôi thấy đi học kiến thức, kinh nghiệm chỉ là một phần thôi. Cái quan trọng là học được cách tư duy là phương thức tổ chức, điều hành của họ.
Nên nhớ một người lãnh đạo giỏi là người biết dùng người giỏi để làm cho mình chứ không phải là giỏi làm việc hơn nhân viên
 
Đây là tư tưởng của dân capitalist roi. Khối anh có vốn nhưng không biết làm rôi thì vừa mất vốn vừa chẳng được gì.
Tôi cũng giống anh Hồng Hà là đã có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Tôi thấy đi học kiến thức, kinh nghiệm chỉ là một phần thôi. Cái quan trọng là học được cách tư duy là phương thức tổ chức, điều hành của họ.
Nên nhớ một người lãnh đạo giỏi là người biết dùng người giỏi để làm cho mình chứ không phải là giỏi làm việc hơn nhân viên

Học Lưu Bị trong Tam quốc đó bác!hii
 
Nhiều tiền có thể thuê được người giỏi về làm việc cho minh. Có kinh nghiệm, ko có tiền thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
 
các cậu nhà mình cứ có tí bằng cấp là mặt vênh lên, thạc sĩ , tiến sĩ trong nước hay quốc tế mà không làm được việc thì cũng vứt, bạn biết sao không, người chủ ở Việt nam hay nước ngoài họ bỏ tiền thuê bạn về để kiếm tiền cho họ, kinh doanh khác làm từ thiện. Không ai ném tiền thuê bạn về để đem cái bằng của bạn ra dọa người khác cả. Một số anh chị có bằng nước ngoài về không xin được việc thế là báo chí.... rôi đủ thứ cứ chửi toáng lên là Việt nam không biết trong dụng nhân tài,thật vớ vẩn vì nếu bạn giỏi thật sự thì hàng trăm công ty nước ngoài tại Việt nam họ hốt các bạn rồi. Bác Đức Hoàng Anh Gìa lai may là thi đại học 3 lần rớt cả mới thành đại gia chứ nếu đâu , không chừng giờ chỉ là một anh nhân viên quèn ở công ty nào đó, Cụ Bill Gate của Mĩ cũng chẳng có bằng đại học
 


Back
Top