Kỹ thuật trồng rau hữu cơ?

  • Thread starter vu_bao_09
  • Ngày gửi
Hiện tôi đang trồng rau theo phương pháp hữu cơ nhưng chưa lắm rõ được kỹ thuật về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Các bác nào có kinh nghiệm xin tư vấn dùm. Xin cảm ơn
 


Bác có thể nói rõ hơn diện tích bác trồng là bao nhiêu và trồng các loại rau nào không? Trồng để kinh doanh hay chỉ cho gia đình?
Vì đã có kinh nghiệm trong việc này nên có thể tư vấn cho Bác ít nhiều.
 
Trồng rau hữu cơ thì chỉ được bón lót phân xanh.
Phân chuồng, phân hoá học thì không được xài.
Cũng không được phun thuốc trừ sâu.
Đó là cách trồng cấy cổ xưa của các cụ nhà ta.
Cách đây mấy chục năm thì mới bón phân chuồng,
phân người, bã cá, và chất thải lò mổ lợn bò.
*
Trồng rau chỉ bón lót phân xanh thật hoai thì
năng suất không cao, nhưng ăn ngon nhất. Bây giờ
các nước tiên tiến có bón phân hoá học trước khi
thu hái chừng 1 tháng, cũng gọi là trồng rau hữu
cơ, thì năng suất cao hơn, và mùi vị cũng rất tốt,
giá bán cao hơn rau trồng bình thường.
*
Gọi là trồng rau, chủ yếu lấy lá. Một số rau như
Cà Rốt thì lấy củ, còn Cà thì lấy trái. Tuỳ theo
trồng rau lấy lá, hay lấy củ, hay lấy trái mà bón
tỷ lệ N cao hơn, hay cân đối với P và K. Nói tóm
lại, chỉ cần có thường thức hiểu biết về cây ở
trình độ học sinh phổ thông là có thể biết trồng
rau hữu cơ. Trồng rau năng suất cao thì áp dụng
bón phân hoá học nhiều, cần trình độ rất cao mới
được.
*
Để dễ hiểu, bạn hãy tạm theo cách trồng của tôi
như sau:
*
Trước khi trồng, hãy bón lót phân xanh đã mục, hay
phân trâu bò ngựa đã mục. Không xài phân mới mục
vài tháng, mà ít nhất 6 tháng trở lên. Không xài
phân gà, phân heo, phân người. Số lượng không hạn
chế. Cũng bón lót phân phốt phát là đất Apatít ở
Lào Cai. Có tro bếp, tro trấu, tro rơm rạ bón lót
càng tốt.
*
Sau khi trồng, rắc phân NPK 10-10-10, cứ 50-60 mét
vuông thì 1 ký, và 10 ngày đến nửa tháng rắc 1 lần.
Nếu có công lao động nhiều, thì chia đôi ra, mỗi
tuần rắc một lần nửa ký cho 60 mét vuông.
*
Trước khi thu hái ít nhất 1 tháng thì không bón
phân hoá học nữa. Chỉ tưới nước lã thôi.
*
Cách này không áp dụng được với rau muống, vì mỗi
đợt hái chỉ cách nhau chừng 1 tháng thôi. Tôi trồng
rau muống cho mình ăn, thì mỗi lần hái xong thì rắc
phân. Như vậy không phải trồng rau hữu cơ, mà chỉ
một nửa hữu cơ, một nửa chất bón nhân tạo vô cơ.
Năm nào cứ mùa thu tới, rau lụi, vườn trống, tuyết
đầu mùa xuống thì tôi phải vội mua cứt ngựa mà rải
đều trên đất. Mùa đông tuyết băng phủ dày, rồi mùa
Xuân tan ưót nhầy nhụa, chỉ cần cuốc đất lên thì phân
trộn lẫn vào đất, trồng rau rất tốt. Năm nào không
có phân ngựa, phải bón thêm phân hoá học, vừa kém
năng suất, vừa kém phẩm chất thấy rõ.
*
 
Đây là rau muống trồng theo 1/3 hữu cơ, 2/3 phân NPK.
Năm ngoái có bón phân xanh. Xuân năm nay không có tẹo nào.
Sau khi bén rễ thì rắc NPK với nồng độ 1 ký 40 mét vuông.
Mỗi lần hái xong cũng bón chừng đó. Đây là đang làm cỏ, sắp
hái ăn:
*
IMG_0630.jpg

*
Đây là lần hái thứ hai.
*
IMG_0649.jpg

*
Lần thứ nhất thì không tốt bằng lần thứ hai, vì là mọc tiếp ngọn cũ.
Lần thứ hai thì tốt nhất, vì mọc lại lứa thứ nhất. Lứa thứ ba có thể
cũng tốt như lứa thứ hai, nhưng sau đó sẽ còi đi, vì mọc lại nhiều
lần quá.
*
Thẻo đất sau khi hái:
*
IMG_0651.jpg

*
Có thể thấy còn cỏ sót lại, chứ không phải nền đất sạch cỏ. Phía trên
là thẻo rau muống sẽ hái ăn sau, vì không ăn nhiều một bữa. Thẻo rau
này, vì thế sẽ già quá lứa, và ngắt phần gốc lại trồng lứa khác.
*
Đây là hàng cà pháo mới đơm nụ, hôm đầu tháng Tám mới trổ bông.
Bên cạnh hàng cà pháo là hàng Mướp, cũng mới trổ bông đực. Có lẽ
sẽ đậu trái vào tuần tới. Bông Cái bao giờ cũng trổ bông sau bông
đực để khỏi lãng phí bông Cái. Cà thì trồng trễ 2 tháng, còn Mướp
thì cũng trễ 1 tháng. Cà chịu lạnh hơn Mướp. Trồng trễ vì tôi phải
về Việt Nam viếng chị tôi vừa chết sau khi tôi mua vé máy bay. Bên
cạnh hàng Cà Pháo là hàng rau Diếp, màu lá vàng tươi.
*
IMG_0652.jpg

*
Các cây này đều chỉ 1/3 hay 1/4 sạch, chủ yếu là bón NPK, nhưng trước
ngày hái ăn rất xa. Cà và Mướp thì vẫn bón NPK. Hôm nay tôi lại rắc.
*
Đây là Cà Pháo trồng rau sạch. Không bón NPK. Tôi trồng cho người
bạn ở cách nhà 2 chục cây số. Đây là năm thứ 3 tôi trồng cho anh ta.
Hai năm trước chẳng được trái nào. Tôi cũng không biết chúng sống
chết ra sao. Mỗi lần đến trồng, đất của anh ta cỏ mọc ngang thắt lưng.
Thế là đất tốt lắm. Có điều chẳng ai chịu làm cỏ cả. Cỏ ăn hiếp Cà
thì làm sao mọc nổi, nói gì đến có trái?
*
IMG_0632.jpg

*
Năm ngoài chị vợ anh ta đến nhà tôi xin Cà Pháo về ăn 2 lần. Tôi có
trồng hơn 2 chục cây. Năm nay tôi trồng 1 hàng, chỉ có 9 cây thôi.
Vườn anh ta, năm nay tôi trồng 3 chục cây Cà pháo.
*
 
Bác có thể nói rõ hơn diện tích bác trồng là bao nhiêu và trồng các loại rau nào không? Trồng để kinh doanh hay chỉ cho gia đình?
Vì đã có kinh nghiệm trong việc này nên có thể tư vấn cho Bác ít nhiều.

Chào bác. Em trồng rau trên diện tích 1ha. Em đang trồng thử nghiệm để sản xuất kinh doanh. Hiện em đang trồng một số chủng loại như: Bí xanh, Cà chua, Khổ qua. Vậy nhờ bác tư vấn dùm em kỹ thuật với, đợt này vườn nhà em bị sâu bệnh quá mà không biết làm thế nào cho đỡ nữa. Thanks bác
 
Chao anhmytran

Anh trồng rau như vậy thì dùng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào, có dùng thuốc hoá học không?
 
Không. Tôi không xài thuốc trừ sâu gì cả.
Vườn nhà tôi có rất nhiều con sên không có vỏ.
Tiếng Mỹ gọi là Slug. Con này rất ghê tởm, vì
người nó có nhớt rất dính. Lỡ tay hay đồ của
mình chạm vào thì phải cọ trên rác thật kỹ mới
chùi hết nhớt, và sau đó rửa xà bông. Ngoài ra,
có rất nhiều giun đất, và các loại sâu bọ đất
khác. Sâu ăn lá thì có sâu xanh, sâu trắng, và
sâu xám không lông. Mấy con sâu này vẫn thường
có ở miền bắc Việt Nam. Bướm nó màu trắng. Vườn
tôi có rất nhiều chim, nên sâu, bọ, và giun không
may thì bị chim ăn sạch. Cứ mấy phút thì lại có
chim. Chúng thay nhau đến liên miên. Có con bự
bằng chim cu gáy, biết moi đất đào giun, đôi khi
bới tung mảnh đất tôi vừa gieo hạt giống. Tôi
cũng không thích giun vì nó ăn rễ rau, nhưng khó
mà bắt được chúng.
*
Con Slug thì tôi bắt bằng tay khi mới nở, chỉ
bằng đầu kim. Mùa Xuân, cứ mỗi buổi sáng sớm,
tôi nhúng tay vào nước xà bông rửa bát, rồi ngón
tay hớt con sên này trên lá rau và bỏ vào cóng
nước có pha nước rửa bát loãng. Nếu là nước lã,
thì nó bò lên và ra khỏi cóng. Nước rửa bát có
chất độc hại làm nó chết. Bắt chừng 1 giờ thì
được 3-4 trăm con. Mặt trời lên thì chúng trốn
sạch. Không trốn kịp thì sẽ bị khô chết. Bắt vài
ngày, thì 1 giờ được 1-2 trăm con. Sau 1 tuần,
thì 1 giờ được mấy chục con. Chúng lớn dần và
trốn giỏi hơn, khó bắt hơn. Quanh năm, mỗi lần
đi thăm vườn, cũng giết vài con, mà không thể
nào hết. Sên lớn chỉ ăn cuộng lá rau cải, rau
diếp chứ không ăn phiến lá nữa. Tuy vậy, nó ăn
đủ mọi thứ cây, không chừa cây nào. Vì thế nó
mới sống còn được ở những nơi mình không ngờ tới,
và ít kiếm nó ở đó. Con này cũng có ở Việt Nam,
mà không con gì ăn chúng cả. Ở Mỹ thì nhiều hơn,
vì không nóng và nắng gắt như Hà Nội.
*
Phân NPK tôi mua, nếu loại "All Purpose" thi chủ
yếu bón cho rau, nên không pha thuốc trừ sâu.
Loại này đắt, nên tôi mua loại bón cho bãi cỏ.
Người Mỹ hầu hết mua loại này, vì nhà nào cũng
có vạt cỏ quanh nhà. Trong các loại phân NPK bón
cỏ, có loại không trộn thuốc trừ sâu. Trên bao
có chữ "Safe to children" tức là trẻ con có thể
chơi đùa, ngồi, nằm trên bãi cỏ. Nếu phân bón
cỏ có chữ "Pet control" thì giun dế cũng chết hết.
Nếu có chữ "Weeds control" thì rau sẽ chết, vì
có chất độc giết các cây không phải cỏ lá dài.
*
Vừa rồi tôi phải trả gần 4 trăm đôla trong đó tiền
nước hơn 5 chục, cộng tiền cống thải, tiền phục vụ
đưa nước đến nhà. Chi ly ra, thì tiền tưới rau chỉ
1/3 thôi, cũng đã mất hơn trăm đô rồi. Tiền phân
thì một bao 13 ký mất hơn 2 chục đô. Nói tóm lại,
chi phí chừng trăm rưởi đôla, mà thu hoạch được
mấy chục ký rau đủ các loại, thì ước chừng 6-7 dôla
1 ký rau, bằng giá rau đắt nhất ở đây. Tuy vậy, rau
tôi ngon hơn rau chợ bán, nên cũng không gọi là thua
kém. Chỉ lỗ tiền công. Công cuốc đất cả vườn mất chừng
4 giờ, nhưng già yếu, nên cứ cuốc vài nhát phải thở,
nên kéo dài gấp 3. Cũng may tôi chỉ làm từng vạt nhỏ
nên không mệt quá. Công bắt sâu và làm cỏ thì ngày
ngày ít nhất 1 giờ. Cứ tính gọn, 6 tháng hè thì trăm
rưởi ngày, phải làm trăm rưởi giờ. Trăm rưởi giờ này
không được đồng xu nào. Nó trả cho mình cái giây phút
hạnh phúc được làm nông dân.
*
 

À, còn bệnh rệp (rầy) nữa. Bệnh này dễ thấy lắm.
Nó chỉ ở ngọn non (đọt) thôi. Nếu là cây thường như
rau cải, thì tôi ngắt cả cụm đi, rồi quẳng ra đường
phố nhựa trời nắng. Chỉ vài phút là rệp chết hết.
Nếu là cây quý như mướp, thì tôi phải mua thuốc xịt.
Thế thì không phải là rau sạch rồi. Thuốc xịt bình
nhỏ nhất cũng vài đô la, xịt được vài chục nhát thì
hết bình. Tuy vậy, tôi ngày nào cũng rảo vườn ít nhất
là 1 lần, và thường là 2 lần, nên mới chớm có rầy thì
biết ngay. Chỉ có vài ngọn có rầy, và mỗi ngọn mới chỉ
có 1 gang tay hay ít hơn. Vì vậy chỉ xịt nửa bình là
hết rầy. Gần chục năm nay tôi có nhà thì có vườn, mà
mới chỉ mua bình xịt rầy 1 lần, xài nửa bình rồi bỏ.
Phần lớn là ngắt ngọn rau vứt ra trời nắng.
*
Bệnh nữa là bệnh nấm lá Cà Ghém. Không có thuốc nào
chữa trị, nên không phải mua thuốc độc. Cách phòng
chống là để Cà khô cằn, không tưới lên lá. Tuy vậy,
cách này vẫn không phòng được bệnh nấm lá. Mỗi khi
bị nấm, cây Cà sẽ chết dần. Thường là chết cả vườn.
Tôi gắng giữ được vài trái già làm giống, lại tiếp
tục trồng năm sau.
*
Hầu hết rau ăn lá của tôi (trừ rau Cải) thì không
bị rệp, nên có thể nói là rau sạch thuốc trừ sâu.
*
 
Nhắc tới chuyện trồng theo phương pháp hữu cơ tôi lại cảm thấy cay đắng cho chuyện năm xưa. Rằng có 1 anh nói là đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hướng dẫn tôi rồi bán phân vi sinh cho tôi. Anh ta nói nghe hay quá, tôi đầu tư cũng hơi nhiều. Kết quả là anh ta bán hàng dỏm, hàng chỉ đang thử nghiệm và cách làm của anh ta cũng đang thử nghiệm. Nói thẳng ra là anh ta mượn cái vườn của tôi, vốn của tôi, công sức của tôi để làm thí nghiệm. Kết quả làm theo anh ta là 2 chữ "Thất bại" và còn bị coi là thằng ngu nữa. Nông dân cùi bắp còn ngon hơn mình.
Tôi khuyên các bạn nếu đầu tư lớn vào lĩnh vực này thì hãy nên cẩn thận với những người mới gặp.
Chúc các bạn trồng rau vui vẻ!
 
Ở diễn đàn này cũng có người quảng cáo phân gì đó
mà không phải NPK. Tôi không tin các loại phân mà
không có NPK. Phân tôi xài phải có NPK, hoặc là
phân hoá học, hoặc là phân Xanh (từ cây, cỏ) hoặc
là phân chuồng (trâu bò ngựa lợn gà) tính ra ký
hay ra tạ, tấn, chứ không phải vài lạng.
*
Đối với tôi, phân phải nặng, nhiều. Các chất mà
xài rất ít, tôi không gọi là phân, mà là chất kích
thích. Đối với tôi, chất kích thích là chất độc hại,
còn độc hại hơn phân hoá học nhiều. Không nên xài.
*
 
Cảm ơn bác anhmytran
Theo cháu được biết thì trồng rau hữu cơ thì không được bón NPK và dùng thuốc hoá học. Cách trồng rau của bác đang giống là trồng rau theo VietGAP nhiều hơn.
Trồng rau hữu cơ trước mắt theo tiêu chuẩn PGS


1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995)
2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…
3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.
4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
6. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ
7. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.
9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.
10. Nếu ruộng gần kề có sự dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m).
Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.
11. Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
12. Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời từ khi kết thúc thu vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
13. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
14. Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.
15. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.
16. Cấm sử dụng phân người.
17. Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
18. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
19. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.
20. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.
21. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.
22. Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận.
 
Rất mong những Bác nào đã và đang trồng - nuôi theo hướng hữu cơ có thể chia sẻ để anh chị em trên diễn đàn có thể học hỏi và cùng góp sức trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp sạch ở nước mình phát triển,
Mục tiêu sau cùng là bản thân và gia đình mình (m chưa dám nói là xã hội vì nó quá tầm của m), có thể sống trong môi trường trong lành!
Trân trọng cảm ơn các Bác!
 


Back
Top