Xin các bác chia sẻ kinh nghiệm "thực tế" về nuôi bồ câu.

  • Thread starter bocauviet
  • Ngày gửi
Từ trước đến nay đã có rất nhiều anh em nhiệt tình sưu tầm các tài liệu hướng dẫn về nuôi chim bồ câu chia sẻ cho anh em cũng cố kiến thức nhưng sách vở vẫn mãi là sách vỡ, áp dụng vào thực tế nảy sinh vô số thiếu sót, thậm chí ko thực tế. Vì vậy, em lập topic này mong các bác là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghành chăn nuôi bồ câu chia sẻ kinh nghiệm "thực tế" của chính bản thân mình (ko sử dụng tài liệu trên mạng làm loãng thông tin) cho em cùng những thành viên mong muốn tìm hiểu nắm chắc đc kiến thức "chuẩn" về con chim Bồ câu. Em cũng có nuôi vài cặp mimas lai màu trắng và có chút nhận xét:
1.Trọng lượng chim bố mẹ: Mái: 400g, trống: 400>450g. Chim ra ràng 350>400g.
2.Khoảng cách 2 lứa đẻ: 35>37 ngày.
3.Thức ăn(em cho ăn cám chuyên dụng cho bồ câu 250k/bao 25kg): ăn thoái mái 200gr/cặp/ngày :wacko:.(ko nuôi con). Em cho ăn theo hướng dẫn = 1/10 trọng lương cơ thể, nhưng 80gr cám đc có tí xíu, chia ra 2 buổi cho ăn y như ăn tráng miệng (cái này em thấy sách chỉ ko thực tế, hôm bữa xem VTV 2 em thấy tivi giới thiệu ông kia cho ăn trung bình 70gr/cặp/ngày!?(nuôi quần thể)). Vấn đề này em thấy đau đầu nhất vì thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
4. Em thấy hình thức ghép trứng ko hiệu quả, thậm chí lỗ, vì em đã thử. Khi ấp 2 trứng nở 100%, khi ghép 3>4 trứng vào nở đc 1,2,3 con ko lần nào đc 4 con, thời gian ấp trứng lâu hơn, chim mẹ dễ đạp chết con hơn.
Em ko đề cập vấn đề bệnh tật vì BC khá ít bệnh. Các bác có kinh nghiệm chia sẻ cho e và mọi người cùng biết 4 thông tin trên của các bác nhé.
Các bác vui lòng chia sẻ kinh nghiệm thực tế, ko coppy kinh nghiệm của người khác, không vì lăng-xê quảng cáo,pr... cho bồ câu của mình mà chia sẻ kinh nghiệm ảo nhằm mục đích vụ lợi nhé!

Thân chào các bác!
 


2: nên cho bồ câu nuôi con khoảng cùng nhất 20 ngày, đem bồ câu con ra bơm cám cho ăn, như vậy cặp chim bố mẹ sẽ hao sức và ốm, khi đẻ trứng tiếp theo rút ngắn thởi gian, và chất lượng trứng tốt hơn
3:ngoài cám ra thì nên cho thêm vào những thức ăn cùng giá hoặc giá rẽ hơn, để chim bổ xung nhiều chất hơn như lúa và bắp.... ước lượng cho chim ăn vừa đủ hết thức ăn khi mỗi lần mình cho vào, cho ăn nhiều quá chỉ làm chim chán ăn.
4:chỉ cùng nhất cho bồ câu ấp 3 trứng, đối với con nào to con, ấp 4 trứng thì chắc chắn thất bại, hãy nghỉ thử xem tại sao lần nào bồ câu vẫn chỉ đẻ 2 trứng và hiếm gặp lắm mới đẻ 3 trứng, vậy sao lai ấp đc 4 trứng? mọi thứ đều có căn nguyên của nó, ko ép đc. cho may măn ấp đc 4 con thì cặp bồ câu cha mẹ có đủ sữa để nuôi 4 con ko?

câu 1 không có ý kiến. tuỳ người nuôi..
 
1- Muốn cho ấp nhiều trứng và tỷ số trứng nở tốt được cao, thì ấp máy.
Tuy vậy, ấp máy xong, thì đưa chim mới nở lên đĩa, chứ không có chim
bố mẹ nuôi chúng. Một số người đầu bếp giỏi rất thích món bồ câu mới nở.
*
2- Nuôi bộ (bú mớm thay bố mẹ) làm giàm phẩm chất chim con: chậm lớn,
gày còi, và làm giảm tuổi thọ chim bố mẹ, chóng phải thay chim bố mẹ.
Giữa 2 cách: tận dụng chim bố mẹ, và để chim bố mẹ được thong thả,
thì chưa biết cách nào kinh tế hơn. Người ta ăn xổi ở thì vì thây cái
lợi trước mắt, không thấy cái hại sau lưng.
*
Cả 2 mánh: thúc chim con chóng cai sữa, và thúc chim bố mẹ chóng đẻ,
đều là những kỹ thuật lý thuyết, nhưng chưa được chứng thực trong kinh
doanh. Cho dù chúng thực hiện được, nhưng không đảm bảo mang lại lợi
ích kinh tế. Ví dụ rút ngắn thời gian công suất chim bố mẹ được 10%
so với tăng vốn đầu tư vào chim bố mẹ 10% mà để chúng tự nhiên, thì
cách nào cho chủ nuôi ăn ngon ngủ yên hơn?
*
 
mình nuôi có 10 cặp, từ ngày mua về cho đến giờ là gần 1 tháng thế mà ko ngày nào là nó ko đi ỉa phân xanh trắng. Chữa hoài chữa mãi thì khỏi được phân xanh thì lại thành phân vàng. Phân vàng mấy ngày lại thành phân xanh. Mình chán lắm rồi mà chúng chẳng chết cho, vẫn ăn uống bt, ăn xong lại đứng gục đầu xuống ngực. Giờ mình chỉ mong chúng chết nhanh nhanh để mua lứa mới về. Sao người ta nuôi bồ câu dễ thế mà mình nuôi vất vả thế nhỉ?
 
mình nuôi có 10 cặp, từ ngày mua về cho đến giờ là gần 1 tháng thế mà ko ngày nào là nó ko đi ỉa phân xanh trắng. Chữa hoài chữa mãi thì khỏi được phân xanh thì lại thành phân vàng. Phân vàng mấy ngày lại thành phân xanh. Mình chán lắm rồi mà chúng chẳng chết cho, vẫn ăn uống bt, ăn xong lại đứng gục đầu xuống ngực. Giờ mình chỉ mong chúng chết nhanh nhanh để mua lứa mới về. Sao người ta nuôi bồ câu dễ thế mà mình nuôi vất vả thế nhỉ?

Bạn cho nó ăn thức ăn gì? mình cho nó ăn gạo nó cũng thường ỉa phân trắng, xanh nhưng chim vẫn khoẻ mạnh. bạn tìm cách trị đi chứ mình nuôi ko có con nào bệnh hết. Mình chĩ cho ăn cám thôi.
 
mình nuôi có 10 cặp, từ ngày mua về cho đến giờ là gần 1 tháng thế mà ko ngày nào là nó ko đi ỉa phân xanh trắng. Chữa hoài chữa mãi thì khỏi được phân xanh thì lại thành phân vàng. Phân vàng mấy ngày lại thành phân xanh. Mình chán lắm rồi mà chúng chẳng chết cho, vẫn ăn uống bt, ăn xong lại đứng gục đầu xuống ngực. Giờ mình chỉ mong chúng chết nhanh nhanh để mua lứa mới về. Sao người ta nuôi bồ câu dễ thế mà mình nuôi vất vả thế nhỉ?

lần sau mình khuyên bạn và tất cả những ai nuôi chim câu cũng vậy, 1 thì ko mua, 2 là nên mua chim mà đẻ về nuôi và cho ra con liền, đừng nuôi chim giống 1 tháng tuổi hay 2 tháng tuổi, chim nhốt lồng rất lâu phát triển, và lâu đẻ, và nếu nuôi bồ câu thì nên chỉ cho ăn cám và đc thì thêm những thứ đồng giá với cám là lúa và ngô cho bồ câu ăn, bồ câu ăn lúa thải phân rất tốt.khô chứ ko ướt..
 
Up cho bác nào có lòng tốt chia sẻ kinh nghiệm cho anh em :)
 

các bác cho mình hỏi là sao bồ câu của mình hôm qua mình thấy có 2 con chụm mỏ vào nhau rất lâu, còn tỉa tót cho nhau tình cảm lắm, quấn lấy nhau suốt ngày, thế mà tối đến lại con nào về chuồng con đấy. Mình bắt con cái sang chuồng con đực thì con đực xù lông đánh cho con mái phải ra khỏi ổ. Đến sáng hôm sau lại thấy chúng quấn lấy nhau như chưa có chuyện gì xảy ra. Thế là thế nào nhỉ? có phải chúng đã ghép đôi rồi ko?
 
các bác cho mình hỏi là sao bồ câu của mình hôm qua mình thấy có 2 con chụm mỏ vào nhau rất lâu, còn tỉa tót cho nhau tình cảm lắm, quấn lấy nhau suốt ngày, thế mà tối đến lại con nào về chuồng con đấy. Mình bắt con cái sang chuồng con đực thì con đực xù lông đánh cho con mái phải ra khỏi ổ. Đến sáng hôm sau lại thấy chúng quấn lấy nhau như chưa có chuyện gì xảy ra. Thế là thế nào nhỉ? có phải chúng đã ghép đôi rồi ko?

bồ câu của bạn giờ đc mấy tháng? nếu 2 con biểu hiện như vậy thì 80% là trống mái, 10% là gay và 10% kia là les, nếu chim còn nhỏ quá thì ghép sớm cũng vậy cũng chưa đẻ, và đừng đem vào buổi tối, chúng khó nhận ra nhau, nhốt 2 con 2 bên chuồng sát nhau, hoặc 1 chuồng ngăn cách ra cho nhìn nhau, và nếu chúng đứng sát bên nhau hay cử chỉ quấn quýt thì bỏ con trống vào con mái để chúng ghép.
 
như vậy thì 80% là trống mái, 10% là gay và 10% kia là les
Chỉ cần luôn luôn có sẵn vài ba chuồng bỏ không và sạch sẽ,
thì những cặp đôi nào thành thì sẽ dọn đến ở. Bồ câu không
thể cưỡng hôn được. Bị cưỡng hôn chúng sẽ gày, bị thương,
chết dần chết mòn, không bao giờ đẻ và ấp ra con. Sau khi
thành đôi, còn một số ly hôn nữa. Chúng cần tái hôn với con
khác mới được gia đình tốt. Có con phải ly hôn tái hôn nhiều
lần, kể cả sau khi đã đẻ trứng, kể cả sau khi đã có con, nhưng
tỷ lệ này càng ít dần. Vì vậy, được một đôi bồ câu có con và
nuôi con tốt, là một việc làm khó khăn và tốn kém. Người nuôi
chim ít khi chịu bán những đôi chim đã từng có con tốt.
*
Những kỹ thuật thúc như: bắt chim con sớm, đổi trứng ấp máy,
vân vân, chỉ là nghe nói, chưa có thật ai làm, vì những chuyện
đó gây mất ổn định đời sống gia đình của chim, rất dễ tan đàn
sẻ nghé, tốn nhiều công sức, mà hiệu quả kinh tế chưa thấy
ngoài óc tưởng tượng không cơ sở mà thôi.
*
 
Chỉ cần luôn luôn có sẵn vài ba chuồng bỏ không và sạch sẽ,
thì những cặp đôi nào thành thì sẽ dọn đến ở. Bồ câu không
thể cưỡng hôn được. Bị cưỡng hôn chúng sẽ gày, bị thương,
chết dần chết mòn, không bao giờ đẻ và ấp ra con. Sau khi
thành đôi, còn một số ly hôn nữa. Chúng cần tái hôn với con
khác mới được gia đình tốt. Có con phải ly hôn tái hôn nhiều
lần, kể cả sau khi đã đẻ trứng, kể cả sau khi đã có con, nhưng
tỷ lệ này càng ít dần. Vì vậy, được một đôi bồ câu có con và
nuôi con tốt, là một việc làm khó khăn và tốn kém. Người nuôi
chim ít khi chịu bán những đôi chim đã từng có con tốt.
*
Những kỹ thuật thúc như: bắt chim con sớm, đổi trứng ấp máy,
vân vân, chỉ là nghe nói, chưa có thật ai làm, vì những chuyện
đó gây mất ổn định đời sống gia đình của chim, rất dễ tan đàn
sẻ nghé, tốn nhiều công sức, mà hiệu quả kinh tế chưa thấy
ngoài óc tưởng tượng không cơ sở mà thôi.
*

Cái đó chỉ là vấn đề lúc trước bác nuôi thôi, giờ bồ câu đẻ ra và cho vào máy ấp và khi nở ra em có thể nuôi bằng tay 1 ngày tuổi đến lúc trưởng thành, chẳng qua là tốn thời gian và công chăm sóc, vả lại nếu theo cách này nuôi bồ câu kiểng thì đc, chứ nuôi theo miếng cơm thì chỉ có nước tốn công và ko đc gì hết.
Vả lại bồ câu nên cho nuôi con 20 ngày là tốt nhất, nuôi càng lớn thì bồ câu con càng ăn nhiều và bố mẹ phải đút nhiều hơn, dẫn ốm chim...
 
bồ câu của bạn giờ đc mấy tháng? nếu 2 con biểu hiện như vậy thì 80% là trống mái, 10% là gay và 10% kia là les, nếu chim còn nhỏ quá thì ghép sớm cũng vậy cũng chưa đẻ, và đừng đem vào buổi tối, chúng khó nhận ra nhau, nhốt 2 con 2 bên chuồng sát nhau, hoặc 1 chuồng ngăn cách ra cho nhìn nhau, và nếu chúng đứng sát bên nhau hay cử chỉ quấn quýt thì bỏ con trống vào con mái để chúng ghép.

đôi mà e thấy chúng quấn quýt ấy thì có con mái là được 6 tháng(khi mua họ nói thế), còn con đực còn non, 4 tháng. Tại vì e mua một đôi 6 tháng thì con đực 6 tháng bị ốm từ hôm về đến giờ nên ko làm ăn đựợc gì, chắc con cái này cô đơn quá nên tán tỉnh con đực 4 tháng này. Em cũng thấy lạ là con cái 6 tháng mà sao ko đẻ? nếu ko có trống thì nó đẻ vẫn cứ đẻ chứ nhỉ?
Em nuôi bồ câu mục đích chính là để vui thôi, chứ ko phải làm kinh tế cho nên ko thích nuôi nhốt, để chúng tung cánh bay mới vui. Với lại cũng ko thích can thiệp nhiều vào chuyện nuôi con của chúng. Nhưng mà chúng bệnh tật quá, nghĩ cũng xót
 
Vả lại bồ câu nên cho nuôi con 20 ngày là tốt nhất, nuôi càng lớn thì bồ câu con càng ăn nhiều và bố mẹ phải đút nhiều hơn, dẫn ốm chim...
Tôi nuôi bồ câu thả bay tự do. Mình chỉ làm chuồng, cho ăn
uống, còn chúng tự cặp đôi và tự nuôi con. Tôi không rõ
chúng nuôi con bao nhiêu ngày, nhưng khi con lớn, thì bố
mẹ tự bỏ con. Lúc đó các con rất to béo, bán rất chạy hàng.
Không có chuyện các con chim bị gày ốm. Thỉnh thoảng có chim
con chưa đủ lớn mà bố mẹ đã bỏ, thì những con chim đó sẽ chết
không tài nào nuôi bộ được.
*
Mặc dù bố mẹ bỏ, chim con vẫn đuổi theo bố mẹ đòi ăn. Bố mẹ
phải đánh đuổi rất dữ, có khi mổ toạc đầu chảy máu. Chim con
đành phải tự tìm ăn, gầy đi nhanh chóng, và bay được tiến bộ
nhanh. Cứ mập như trước thì không thể bay được tốt.
*
Chuyện ấp máy và nuôi bộ bồ câu, tôi chỉ nghe nói như kể chuyện
cổ tích, chưa hề coi được ảnh chụp hay video bao giờ. Bạn có
thể cho tôi coi chút ít được không?
*
 
đôi mà e thấy chúng quấn quýt ấy thì có con mái là được 6 tháng(khi mua họ nói thế), còn con đực còn non, 4 tháng. Tại vì e mua một đôi 6 tháng thì con đực 6 tháng bị ốm từ hôm về đến giờ nên ko làm ăn đựợc gì, chắc con cái này cô đơn quá nên tán tỉnh con đực 4 tháng này. Em cũng thấy lạ là con cái 6 tháng mà sao ko đẻ? nếu ko có trống thì nó đẻ vẫn cứ đẻ chứ nhỉ?
Em nuôi bồ câu mục đích chính là để vui thôi, chứ ko phải làm kinh tế cho nên ko thích nuôi nhốt, để chúng tung cánh bay mới vui. Với lại cũng ko thích can thiệp nhiều vào chuyện nuôi con của chúng. Nhưng mà chúng bệnh tật quá, nghĩ cũng xót

giờ bạn đừng nghe nguời bán nói là 6 tháng hay 10 tháng, bạn mỡ cánh con chim ra, đếm từ ngoài vào trong 10 cọng lông cánh, rồi nhìn 10 cọng lông cánh đó, xem chim đang ra cộng lông cánh nào, rồi bạn nói cho mình biết, nếu đang ra 1 trong 3 cọng ngoài cùng nhất, thì chim bạn đã trưởng thành và có thể đẻ đc, đối với chim trống cũng vậy.

nếu nuôi bồ câu với mục đích vui và ko phải kinh tế thì rất tốn tiền và công chăm sóc....


--------

Tôi nuôi bồ câu thả bay tự do. Mình chỉ làm chuồng, cho ăn
uống, còn chúng tự cặp đôi và tự nuôi con. Tôi không rõ
chúng nuôi con bao nhiêu ngày, nhưng khi con lớn, thì bố
mẹ tự bỏ con. Lúc đó các con rất to béo, bán rất chạy hàng.
Không có chuyện các con chim bị gày ốm. Thỉnh thoảng có chim
con chưa đủ lớn mà bố mẹ đã bỏ, thì những con chim đó sẽ chết
không tài nào nuôi bộ được.
*
Mặc dù bố mẹ bỏ, chim con vẫn đuổi theo bố mẹ đòi ăn. Bố mẹ
phải đánh đuổi rất dữ, có khi mổ toạc đầu chảy máu. Chim con
đành phải tự tìm ăn, gầy đi nhanh chóng, và bay được tiến bộ
nhanh. Cứ mập như trước thì không thể bay được tốt.
*
Chuyện ấp máy và nuôi bộ bồ câu, tôi chỉ nghe nói như kể chuyện
cổ tích, chưa hề coi được ảnh chụp hay video bao giờ. Bạn có
thể cho tôi coi chút ít được không?
*

wed này là do em kiếm đc trên mạng cách nuôi chim con còn nhỏ và cách bơm chim bồ câu con, về phương pháp thì y chang nhau cả, nhưng cách em làm thì đơn giản hơn chút, nhưng vì ko có hình chụp nên bác nhìn tạm wed vậy

bơm chim cu con http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=74404&page=1

và bơm bồ câu con http://picasaweb.google.com/awrats3333/BabyFeeding#5152082291079370162

--------

hình lông cánh cho bạn xem và cách coi lông cánh như mình nói



Cách quan sát 10 lông chính thông qua đầu từng cọng lông, chú ý sẽ thấy 10 cọng lông chính ngoài cùng có đầu mọc hướng ra ngoài, còn các lông còn lại quay vào trong thân mình
Vậy cách đếm lông thông qua màu sắc lông mới cũ như trên hoặc theo cách xoè cánh chim ra đếm từ lông ngoài cùng (thường là lông dài nhất) vào trong đến cọng lông ngắn hơn bất thường rồi lấy 10 trừ đi số đếm được sẽ ra số lông chim đã thay xong ( ví dụ đếm từ ngoài vào 1 2 3 4 5 6 - cong số 6 là cọng ngắn hơn so với lông thứ 7- thì lấy 10 - 5= 5: kết quả là chim đã đang thay lông số 5
Trường hợp xòe ra không thấy cọng nào ngắn bất thường thì hoặc là:
1: chim đã thay đủ lông ( nếu đếm đủ 10 lông đến cọng cuối cùng có chóp lông mọc hướng ra ngoài)
2: chim vừa mới rụng 1 lông và ông mới chưa ra kịp để nhìn bằng mắt, lúc đó đếm thì sẽ thấy không đủ 10 cọng có chóp hướng ra ngoài, lật cánh chim lên coi tận chân lông sẽ thấy chỗ có dấu hiệu lông chuẩn bị mọc màu đỏ đỏ sát chân da hoặc dưới da, hoặc coi khoảng cách giữa các lông sẽ thấy có 1 vị trí thưa hơn bình thường, giữa khoảng cách đó là lông chuẩn bị mọc
 
Last edited by a moderator:
Bạn không làm được, nhưng cóp nhặt rác rưởi trên Internet về
rồi ngỡ là làm được. Bạn làm được gì, thì nói việc ấy. Đừng
đưa các thứ linh tinh làm mất thì giờ người khác.
*
Chuyện nuôi bộ chim con, tôi đã làm nhiều rồi, cả chục năm
lận. Đó là lúc tôi còn là trẻ con đang đi học. Tôi bắt chim
con hoang dã về nuôi: Chào Mào, Sáo Sậu, Chim Khuyên, Se Sẻ.
Chẳng năm nào tôi không nuôi. Có điều là tôi đợi chim con đã
khá lớn thì tôi mới bắt về, chứ không dại gì bắt chim mới nở.
Chuyện nuôi được chim con mới nở, hoàn toàn láo khoét. Những
chim hoang dại tôi bắt về nuôi, đều sống khoẻ và lớn nhanh,
nhưng cuối cùng cũng béo mèo nhà và mèo hàng xóm.
*
Riêng Bồ Câu, tôi cũng nuôi bộ nhiều, nhưng con sống thì ít,
con chết thì nhiều. Những con sống được, cũng gày yếu dặt dẹo,
bán không đắt, chính mình cũng chẳng muốn làm thịt ăn.
*
Trên diễn đàn này, cách đây mấy tháng, cũng đã bàn cãi gay gắt
về chuyện này, và người thua là tôi, vì người khác nói là nuôi
bộ được. Có điều, họ cũng nói chim câu muốn nuôi bộ được thì
cũng khá lớn rồi, chứ không phải mới nở. Họ cón nói rõ, chim
bồ câu con càng lớn, thì cơ hội thành công càng cao. Chim con
càng non trẻ, thì cầng khó nuôi sống, và nếu có sống được, thì
cũng không khoẻ mạnh, thà bỏ sớm còn hơn, và khi nuôi nhiều,
thì những con này không thể cứu sống được, vì chủ chim mệt quá.
Kinh doanh để có tiền hưởng thụ, chứ không phải làm đấng cứu
chim độ thế, ngày đêm mất ngủ để cứu được mấy con chim vài xu.
*
Còn cách đếm lông đầu cánh chim, thì hội nuôi chim đua ở Bắc
Ninh cách đây nửa thế kỷ đã có cách tính. Đó là coi cái khuỷu
xương đầu cánh ở đâu bằng cách cầm đầu cánh mà duỗi ra co vào.
Sau đó, đếm số lông ở đoạn đầu cánh này. Nếu số lông là 13 thì
giữ lại nuôi. Nếu số lông là 12 hay 11 thì bỏ. Chính tôi chưa
từng đếm lông đầu cánh của chim nào, chẳng biết đúng hay sai.
Thuở trẻ, tôi thích theo dõi báo (in trên giấy, chưa có Internet)
về hội đua chim Bắc Ninh, và kinh nghiệm nuôi chim đua của họ.
Thích vậy thôi, chứ tôi không có chí nuôi chim đua.
*
 
cảm ơn bác vincent, tối nay về e thử cách đếm của bác xem sao. Con mái 6 tháng của e nó có vẻ thích con trống 4 tháng lắm, cứ xoắn xuýt tỉa tót cho chàng mà chàng này có vẻ thờ ơ lắm, nó chẳng thơm lại con mái cái nào. khổ thân nàng.
bác anhmytran có vẻ nóng tỉnh nhờ ^_^
 
Bạn không làm được, nhưng cóp nhặt rác rưởi trên Internet về
rồi ngỡ là làm được. Bạn làm được gì, thì nói việc ấy. Đừng
đưa các thứ linh tinh làm mất thì giờ người khác.
*
Chuyện nuôi bộ chim con, tôi đã làm nhiều rồi, cả chục năm
lận. Đó là lúc tôi còn là trẻ con đang đi học. Tôi bắt chim
con hoang dã về nuôi: Chào Mào, Sáo Sậu, Chim Khuyên, Se Sẻ.
Chẳng năm nào tôi không nuôi. Có điều là tôi đợi chim con đã
khá lớn thì tôi mới bắt về, chứ không dại gì bắt chim mới nở.
Chuyện nuôi được chim con mới nở, hoàn toàn láo khoét. Những
chim hoang dại tôi bắt về nuôi, đều sống khoẻ và lớn nhanh,
nhưng cuối cùng cũng béo mèo nhà và mèo hàng xóm.
*
Riêng Bồ Câu, tôi cũng nuôi bộ nhiều, nhưng con sống thì ít,
con chết thì nhiều. Những con sống được, cũng gày yếu dặt dẹo,
bán không đắt, chính mình cũng chẳng muốn làm thịt ăn.
*
Trên diễn đàn này, cách đây mấy tháng, cũng đã bàn cãi gay gắt
về chuyện này, và người thua là tôi, vì người khác nói là nuôi
bộ được. Có điều, họ cũng nói chim câu muốn nuôi bộ được thì
cũng khá lớn rồi, chứ không phải mới nở. Họ cón nói rõ, chim
bồ câu con càng lớn, thì cơ hội thành công càng cao. Chim con
càng non trẻ, thì cầng khó nuôi sống, và nếu có sống được, thì
cũng không khoẻ mạnh, thà bỏ sớm còn hơn, và khi nuôi nhiều,
thì những con này không thể cứu sống được, vì chủ chim mệt quá.
Kinh doanh để có tiền hưởng thụ, chứ không phải làm đấng cứu
chim độ thế, ngày đêm mất ngủ để cứu được mấy con chim vài xu.
*
Còn cách đếm lông đầu cánh chim, thì hội nuôi chim đua ở Bắc
Ninh cách đây nửa thế kỷ đã có cách tính. Đó là coi cái khuỷu
xương đầu cánh ở đâu bằng cách cầm đầu cánh mà duỗi ra co vào.
Sau đó, đếm số lông ở đoạn đầu cánh này. Nếu số lông là 13 thì
giữ lại nuôi. Nếu số lông là 12 hay 11 thì bỏ. Chính tôi chưa
từng đếm lông đầu cánh của chim nào, chẳng biết đúng hay sai.
Thuở trẻ, tôi thích theo dõi báo (in trên giấy, chưa có Internet)
về hội đua chim Bắc Ninh, và kinh nghiệm nuôi chim đua của họ.
Thích vậy thôi, chứ tôi không có chí nuôi chim đua.
*

Dạ thưa bác,vì lúc đầu bác muốn coi hình cách mà cho chim con lúc còn nhỏ 1,2,3 ngày ăn, nên mới kiếm hình trên mạng cho bác xem, còn bác muốn hình e nuôi chim 1,2 ngày tuổi thì làm thế nào để chứng minh cho bác xem đc, quay phim lại? rồi bác có tin không? quay suốt 30 ngày? nếu muốn gạt bác thì em bơm cho nó xong, đem vào cho cha mẹ nó nuôi tiếp cũng đc vậy.

Em nói cho bác biết chuyện bác nuôi là mấy chục năm trước rồi, bác đừng nên lấy mấy chục năm truóc bác nuôi không được và cứ nhất định hiện giờ vẫn nuôi không đc, bác chưa tận mắt thấy ko có nghĩa là ko thể làm đc.

Còn bài viết của của chị chị golden canary trên aquabirds cho bác xem, chị ấy nuôi chim và chăm sóc chim là giỏi ko gì phải bàn, nếu bác nói là rác rưỡi thì em cũng bó tay.

Còn em nói nuôi chim con 1,2,3 ngày tuổi thì chỉ áp dụng cho chim kiểng, đả nói ở trên, nên bác đừng nói đến áp dụng vào 1 con chim bán lấy thịt, ko ai rảnh rang để làm vậy.

Còn cái đếm lông cánh thì cách này chỉ áp dụng cho những người mua chim người khác về và ko biết chim mình đến lúc đẻ chưa và đc khoảng bao nhiêu tháng, với cách coi vậy thì áp dụng cho đến khoảng 9 tháng chim từ lúc chim con, cái này áp dụng cho người mới nuôi chim khi mua chim dễ bị người bán bán ko trung thật...

--------

cảm ơn bác vincent, tối nay về e thử cách đếm của bác xem sao. Con mái 6 tháng của e nó có vẻ thích con trống 4 tháng lắm, cứ xoắn xuýt tỉa tót cho chàng mà chàng này có vẻ thờ ơ lắm, nó chẳng thơm lại con mái cái nào. khổ thân nàng.
bác anhmytran có vẻ nóng tỉnh nhờ ^_^

Tối nay bạn về bắt chim lên coi thử xem thế nào, chim đang thay đến cộng lông thứ mấy theo như hình mình đưa lên cho bạn xem...rồi có thể biết đc người bán có trung thật hay ko?...
 
Last edited by a moderator:
bác đừng nên lấy mấy chục năm truóc bác nuôi không được và cứ nhất định
hiện giờ vẫn nuôi không đc, bác chưa tận mắt thấy ko có nghĩa là ko thể
làm đc.
*
Còn em nói nuôi chim con 1,2,3 ngày tuổi thì chỉ áp dụng cho chim kiểng,
đả nói ở trên, nên bác đừng nói đến áp dụng vào 1 con chim bán lấy thịt,
ko ai rảnh rang để làm vậy.
1- Tôi không làm bạn hiểu được. Ý tôi nói, tôi không làm được, nhưng vẫn
tin người khác làm được. Người đó được trả công cao, thuê làm, để phục
vụ cho một luận án thi lấy bằng trên đại học. Còn người kinh doanh, thì
không thể làm mà có lời. Các chuyện bàn như thật chỉ mua vui thôi, không
thể tin được.
*
2- Câu này thì bạn nói đúng ý tôi. Đừng ai rỗi công mà áp dụng vào nuôi
bồ câu kinh doanh lấy lời nhé.
*
 
em đã xem cánh mấy con chim rồi. Con mà ông chủ trại bồ câu Sáng Tạo nói là "6 tháng và chậm nhất là 2 tuần nữa đẻ" thì đang mọc cái lông thứ tư (tính từ ngoài vào). Vậy là còn lâu nó mới đẻ đúng ko bác vincent?
Thế là e bị lừa rồi, e mới mua bồ câu mà ngay hôm mua về đã thấy chúng đi phân trắng, ướt, nhưng e ko biết lại tưởng phân chúng bình thường là như vậy. Tính từ ngày mua đến giờ là tròn 1 tháng 3 ngày ko ngày nào là chúng ko cù rù. Hiện giờ chỉ còn 2 đôi khoẻ mạnh thôi. Thế mà cái nhà Sáng Tạo ấy quảng cáo tràn ngập internet. Làm ăn quan trọng là cái chữ tín chứ, người ta mua ít thì bắt cho những con yếu bệnh sao?
 


Back
Top