Hỏi về nuôi bồ câu pháp thả trong khu dân cư!

  • Thread starter lytamsu
  • Ngày gửi
Chào các bạn chuyên về bồ câu nuôi hoang dã! Mình đang có dự định bắt 10 đôi bồ câu pháp giống về nuôi hoang dã thử nghiệm, nhưng vì không có chút kinh nghiệm nào nên mình tạo chủ đề này mong các bạn tư vấn giúp!
Nhà mình ở trong khu đô thị (không phải chung cư), xây 4 tầng, vì là khu đô thị mới xây nên rất ít người ở, khoảng 10 nhà xây sẵn mới có 1 nhà có người về ở. Nền nhà là 80m2, do khu mới nên an ninh kém, vì vậy gia đình mình có làm thêm lưới sắt loại sắt to bằng ngón tay quây kín đằng sau chiều đứng từ tầng 1 đến tầng 4 mặt nền 10m2, mối tầng có đua ra như giàn giáo kiên cố và đi lại được, mình cho là có thể treo chuồng chim lên đó mà nuôi được, ngoài ra còn cái sân thượng 80m2 nữa.
Ban đầu mình thấy có 1 số thắc mắc sau mong các bạn giải thích dùm:
1) với điều kiện và cách nuôi như vậy mình có thể nuôi tối đa bao nhiêu đôi? (mình dự định 200 cặp có thể không?)
2) nuôi thả như vậy có phiền hàng xóm lắm không? dù bây giờ hàng xóm rất ít toàn nhà bỏ không.
3) kính cỡ 1 ô chuồng nuôi thả cho 1 cặp là bao nhiêu thì hợp lý trong điều kiện quỹ đất rất hạn chế như trên? bạn nào kinh nghiệm cao siêu thì hướng dẫn mình cụ thể cả cách xử dụng hợp lý theo kích cỡ chuồng mà bạn đưa ra luôn nhé! ví dụ: Mình đang kết cao 20 rộng 30 dài 40cm, vì cao 20 để tránh con trống nhảy lên lưng con mái trong chuồng gây lộn xộn, rộng 30 để chim soay sở trong chuồng không bị vướng quá, dài 40 để có chỗ để ổ, để thức ăn cho chim khi chim ấp và nuôi con. không có lan can cho chim đứng vì vậy cũng không cần ngăn cách các lỗ (tích kiệm thêm tý diện tích)
4) khi mới mua về thì nhốt thế nào? (nhốt mỗi con 1 chuồng cho chúng quen chuồng rồi thả ra cho tự gép đôi? vậy thời gian quen chuồng là bao lâu?)
5) bạn nào có kinh nghiệm nuôi tương tự có thể cho mình biết tỷ lệ mất mát có cao lắm không? do chim đi ăn linh tinh bị bắt mất.
cảm ơn các bạn!
 


Bạn nuôi nhốt đi cho dễ quản lý. Nuôi thả nó ỉa lung tung bẩn lắm gặp thằng hàng xóm nó hiền thì nó ko nói gì, gặp thằng nó ác nó cho ăn thuốc thì toi cả đàn. Với 80m2 mà nuôi nhốt 200cặp thì thoải mái. Nuôi nhốt từng cặp thì dễ quản lý nhưng cho ăn+ún, dọn phân cực 1 chút, còn nuôi nhốt quần thể thì khoẻ hơn nhưng khó quản lý, con nào bệnh khó bắt, gặp con trống nào giỏi tán gái nó bỏ vợ theo con khác hay con gái nào nó ngựa nó thích theo trai thì năng suất sẽ giảm đó bạn.
 
Làm chuồng không cho con đực nhảy con cái?
Thế thì nuôi làm cảnh rồi.
*
Cảm ơn góp ý của bác! cháu có đọc trong diễn đàn 1 số bài viết của bác thì được biết bác đã nuôi rồi nên kinh nghiệm của bác chắc không ít, ý kiến trên của cháu là cháu đọc được của bạn nuôide - theo bạn nuôide thì chim có thể đạp mái ngoài chuồng được, tuy nhiên như vậy liệu có làm giảm năng xuất 0? mong bác và các ace góp ý thêm. Nếu theo cỡ chuồng của bác thì to quá, phải tương đương cỡ chuồng nuôi công nghiệp nên hơi tốn diện tích bác à!
Bạn nuôi nhốt đi cho dễ quản lý. Nuôi thả nó ỉa lung tung bẩn lắm gặp thằng hàng xóm nó hiền thì nó ko nói gì, gặp thằng nó ác nó cho ăn thuốc thì toi cả đàn. Với 80m2 mà nuôi nhốt 200cặp thì thoải mái. Nuôi nhốt từng cặp thì dễ quản lý nhưng cho ăn+ún, dọn phân cực 1 chút, còn nuôi nhốt quần thể thì khoẻ hơn nhưng khó quản lý, con nào bệnh khó bắt, gặp con trống nào giỏi tán gái nó bỏ vợ theo con khác hay con gái nào nó ngựa nó thích theo trai thì năng suất sẽ giảm đó bạn.
Cảm ơn bạn bocauviet vì ý tưởng của bạn! có lẽ mình sẽ nuôi nhốt quần thể! nhưng mình vẫn đang phân vân 1 điểm là ngoài bắc thời tiết hơi khắc nghiệt 1 chút, mùa hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nhất là ở trên sân thượng nữa! bạn nào có cách gì để thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông thì chỉ cho mình!
cảm ơn nhiều! nút thank ở đâu vậy nhỉ!
 
Cảm ơn bạn bocauviet vì ý tưởng của bạn! có lẽ mình sẽ nuôi nhốt quần thể! nhưng mình vẫn đang phân vân 1 điểm là ngoài bắc thời tiết hơi khắc nghiệt 1 chút, mùa hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nhất là ở trên sân thượng nữa! bạn nào có cách gì để thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông thì chỉ cho mình!
cảm ơn nhiều! nút thank ở đâu vậy nhỉ!
* Bạn làm mái che bằng tôn cao 1 chút, dùng xốp ốp phía dưới cách nhiệt, có máng nước cho chim tắm, 2 mặt để chuồng chim thì che kín 2 mặt còn lại làm bằng lưới B40 chọn hướng Đông, Nam, Đông Nam để đón gió và nắng buổi sáng, mùa hè thì để trống cho thoáng mát, mùa đông thì dùng bạt che lại hoặc các tấm nhựa ánh sáng chiếu qua đc để lấy ánh sáng + tránh gió + dùng đèn chiếu sáng(đèn tròn) để tăng nhiệt độ. Chứ ko ngoài bắc mấy ngày mùa đông trời âm u, nhiệt độ dưới 10độ ng còn đứng cù rù chứ huống chi là chim.
* Chuồng cho 1 cặp thì bạn làm cao 25 sâu 30 rộng 50 ngăn vách ở giữa chia làm 2 ô( vách ngăn thụt vào trong tầm 10cm vừa có chỗ đứng cho chim, vừa dễ nhìn ô chuồng của 1 cặp) để chúng đang nuôi con bên này vẫn còn ổ bên kia để đẻ(có thể làm theo chiều đứng) số lượng chuồng nhiều hơn số chim, chim đạp mái nơi càng rộng càng hiệu quả :)
 
Cảm ơn bạn bồ câu việt!
Bạn nào biết ở Hà Nội chỗ nào bán chuồng nuôi bồ câu thả không?
Hay chỗ nào bán gỗ đóng chuồng không? loại gỗ giễ đóng nhất nhé! như nhà mình có ít gỗ thừa nhưng toàn gỗ trắc với lim. hôm qua đánh vật lúc thấy không ổn! cảm ơn các bạn!
 
Mua bồ câu Pháp

Mình đang cần mua 5 cặp bồ câu Pháp nuôi thả- Hà Nội! bạn nào biết chỗ bán chỉ dùm! cho mình hỏi thêm là mình nuôi thả thì mua bồ câu đang nuôi nhốt có được không? mua loại mấy tháng tuổi là vừa? cảm ơn!
 

Xin lỗi tôi không đọc kỹ bài của bạn.
Bạn nuôi thả, thì bồ câu không nhảy mái trong chuồng.
Chúng thích nhảy ở ngoài, nơi rộng rãi tự nhiên.
Tôi chưa bao giờ biết bồ câu nhảy mái trong chuồng.
*
Bồ câu nuôi thả thì không nên cho ăn trong chuồng.
Chúng cũng không thích ăn trong chuồng.
*
Bồ câu nuôi thả, chuồng chỉ cần 30X30 thôi, vì chúng
sẽ làm ổ ở một góc trong cùng. Khoảng trống còn lại
để một con đứng bên cạnh ổ, và để thay nhau ấp. Khi
chim con đã lớn, chim bố mẹ sẽ đứng ngoài ổ mớm con,
thân có thể thò ra ngoài chuồng. Khi chim con lớn
hơn nữa, chim bố mẹ đứng ngoài chuồng mớm vào. Cuối
cùng thì chim bố mẹ mớm con bên ngoài chuồng. Bồ câu
Pháp có thể to hơn bồ câu thường, nên chuồng có thể
làm to hơn, nhưng không cần tới 50 cm, mà cần một
khoảng trồng ngoài cửa chuồng từ 15 cm đến 20 cm.
*
Đừng làm chuồng chia đôi, vì bồ câu chỉ thích chuồng
đơn thôi. Khi chim con ra ràng, thì bố mẹ chạy trốn
thật xa mà làm tổ mới. Chim con sau khi bố mẹ bỏ rơi
thì bay lùng bố mẹ mà đòi mớm. Bó mẹ đánh cành và mổ
thật tàn nhẫn đến chảy máu đầu, thì chúng mới chịu bỏ.
Nếu làm chuồng chia đôi, sẽ bị lãng phí chuồng trống,
chẳng con nào dám đến làm tổ ở đó.
*
Đừng sưởi ấm chim bằng bất cứ cách nào. Chim bồ câu
ở trời băng tuyết vẫn không bao giờ bị sưng phổi,
nhưng mùa hè thì bệnh tật nhiều vì nóng. Ở Mỹ, chim
bồ câu ta đều là hoang dã, gió bấc thổi vù vù đến
40 cây số một giơ, người đứng không vững, chúng phải
tìm chỗ khuất gió mà ngủ, thường là gầm cầu. Tôi đoán
chứng chúng chỉ đẻ vào mùa hè. Ở Việt Nam nhà tôi
nuôi chim ta, thì đẻ quanh năm. Mùa đông ở Việt nam
đối với chúng thì chằng đáng lạnh, mà là mát thôi.
Mùa hè mới là vấn đề, nhất là chuyện ấp và nuôi con.
Tỷ lệ ấp nở mùa hè thấp, tỷ lệ bỏ con cao vì con ốm.
Hẽ bồ câu con ốm, thì bố mẹ bỏ rơi, và nó sẽ chết.
*
Bạn lytamsu:
Phải mua bồ câu đang bay được, nhưng càng non càng
tốt. Nếu mua chim già, phải đang có đôi, cụ thể phải
thấy đang mớm con, hay đang có con đòi mớm. Nếu không
có những bằng chứng thấy được đó, thì không mua. Vậy
bạn thấy chim non bay theo bố mẹ đòi mớm, thì mua cả
4 con luôn. 2 con chim con đó, cần có những con chim
con khác để ghép đôi, không cho chim anh chị em một
nhà ghép đôi với nhau. Chim mà không có đôi, nhiều
khả năng xấu không lường trước, nhưng may thì vẫn tốt.
*
 
Em sẽ chỉ cho anh bí kíp tâm huyết 3 năm nuôi bồ cầu tự nhiên ( hoang dã) Theo em thì bồ câu nào thì cũng như nhau hết , chỉ có điều là ở mình . Làm chuồng thì chỉ cần đông ấm hè mát , tránh chuột , mèo hoang . Còn cho ăn thì em chưa biết anh mua bồ câu rà ràng , hay là bồ câu nhỏ, cũng có thể là đã lớn . Em thì nuôi 5 cặp từ khi tập bay đồ ăn cho nó thì em cho ăn thóc , gạo phơi khô ( bí kíp dữ bồ câu)--> Khi cho ăn vài ngày thì anh nên cho ăn thêm muối( nhưng vừa , vừa thôi) tránh để chim bị bệnh khát nước( Tốt nhất nên mua ruốc cá biển ) ngoài em gọi là Đuốc . Ông cha ta có câu : Muối mặn tình thâm. Đó là bí quyết giữ chim.
Thứ 2 : Đây là điều tâm linh không biết anh có tin không . Nuôi bồ câu thì nhà cửa không nên cãi nhau nhiều ( nói chung là gia đình hạnh phúc thì chim lành--> chim ở không bay đi --> Đất lành chim đậu .
 
Đúng.
Nuôi thả là thời nửa thế kỷ trước, chưa có dịch chim.
*
Ngoài ra, bồ câu thả bị hàng xóm ghét. Nhà tôi mới chỉ
nuôi nhiều nhất 2 chục cặp, nên chưa xảy ra chuyên gì.
Chỉ bị người ta chụp trộm mất chim thôi. Ở Mỹ, chim
đậu trên mái, ỉa cứt trắng mái (mái nhà Mỹ lợp giấy dầu
màu đen, cắt rời từng miếng bằng 2 hòn ngói Tây của ta).
*
Người ta nói bồ câu làm mái chóng hỏng hơn. Mái nhà Mỹ
nếu lợp với góc lớn hơn 120 độ thì 10 năm phải lợp lại,
nếu góc mái nhỏ hơn 90 độ thì 15 năm mới phải lợp lại.
Đó là tiêu chuẩn để tính, nhưng thực ra, người ta cứ
phải đợi đến khi giột nát mới làm lại ngói. Chẳng ai làm
theo định kỳ cả.
*
Người Mỹ còn ghét bồ câu, và tất cả các loài chim, ở chỗ
ỉa lên xe hơi, nhất là ỉa lên kính lái xe. Họ cấm trẻ
con và bất cứ ai rắc thức ăn gần khu nhà của họ để chim
khỏi đén.
*
 
Xin lỗi tôi không đọc kỹ bài của bạn.

Đừng làm chuồng chia đôi, vì bồ câu chỉ thích chuồng
đơn thôi. Khi chim con ra ràng, thì bố mẹ chạy trốn
thật xa mà làm tổ mới.
*
Chào bác! cháu mới hơn 30 tuổi thôi (trẻ chưa qua già chưa tới bác ạ), chắc bằng tuổi cháu bác, bác xin lỗi cháu cháu không dám nhận! bác định cư ở mỹ lâu rồi mà vẫn có lòng với người việt ở nhà như vậy thật đáng quý! kính chúc bác sức khỏe. Bác cho cháu hỏi thêm "Khi chim con ra ràng, thì bố mẹ chạy trốn thật xa mà làm tổ mới" thật xa là sao vậy bác, cháu nghĩ chỉ cần 1 dãy chuồng có dư tổ là được hay phải làm tổ xa nhau? và xa bao nhiêu là vừa? cảm ơn bác!
Trong tình hình H1N1 + H5N1 như hiện nay thì việc nuôi như thế là không nên ....
Vấn đề này đúng là khó đây, cảm ơn bạn!
Khi cho ăn vài ngày thì anh nên cho ăn thêm muối( nhưng vừa , vừa thôi) tránh để chim bị bệnh khát nước( Tốt nhất nên mua ruốc cá biển ) ngoài em gọi là Đuốc . Ông cha ta có câu : Muối mặn tình thâm. Đó là bí quyết giữ chim.
Cảm ơn tâm huyết của bạn! mình tiếp thu ý kiến trên!
 
Bồ Câu có tính chiếm hữu lãnh thổ.
Vì vậy, chúng hay đánh nhau ở biên giới,
như Ta với Trung Quốc vậy.
Nếu ta có số chuồng gấp 2 gấp 3 số cặp
bồ câu, thì chúng không bao giờ làm tổ
ở các chuồng bên cạnh nhau, và để chuồng
trống làm khu phi quân sự.
*
Để tận dụng chuồng, ta nên làm hàng rào
thay cho khu phi quân sự. Đó chỉ là một
miếng phên giậu đan lạt tre thưa, mỗi chiều
gần 1 gang tay là đủ. Có hàng rào rồi, bồ
câu sẽ làm tổ ở các chuồng bên cạnh nhau.
*
Khi chim non đã ra ràng (biết bay lên xuống,
nhưng chưa bay xa) thì bố mẹ bỏ, để đẻ lớp
đàn em. Bọn chim con thì không thích bố mẹ
bỏ rơi, mà cứ bay theo đòi mớm. Ban đêm thì
chúng về tổ ngủ. Đặc tính chim bố mẹ và chim
con thì như thế. Phần cón lại, thì bạn coi
tình hình chuồng trại mà tự nghĩ ra. Nếu
trại 1 hecta, thì chim bố mẹ sẽ làm tổ cách
tổ cũ trăm rưởi mét, là đường chéo hình vuông
mỗi chiều 1 trăm mét.
*
Về chuyện cho ăn muối, thì tôi cho ăn muối thả giàn.
Để một bát muối hột ở góc sân cho chúng mổ ăn.
Không trộn vào Ngô, Thóc, Đỗ. Chúng ăn gần hết muối
thì lại cho thêm. Chúng biết ăn có chừng, không sợ
chúng bị chết khát vì ăn muối đâu.
*
Tôi nuôi Bồ Câu thả bay tự do, nên chúng ăn những gì
nữa thì tôi cũng không biết, nhưng mắt nhìn thấy chúng
ăn sỏi nhỏ như hạt tấm. Đương nhiên, chúng ăn cả những
hạt vôi nhỏ xây nhà, đã khô, để làm vỏ trứng.
*
 
Nuôi thả lên đến 200 đôi thì nhiều quá ...

Nuôi thả thì thức ăn sẽ tiết kiệm hơn nuôi nhốt khá nhiều,.. nhưng đấy chỉ là cách nuôi để cải thiện mà thôi ... Vì ít công chăm sóc .Rủi ro bị bắt sẽ cao . Khu mới thành lập thì có thể nuôi nhiều được nhưng rồi hàng xóm cũng sẽ đến ở nhiều

Bạn xác định . Nếu nuôi kinh tế thì nên làm công nghiệp ... còn nuôi lai rai cứ thả mà chơi cho nó nhàn
 
Hỏi về phân biệt bồ câu trống, mái

Cảm ơn bác anhmytran, cảm ơn bạn nuôi dế.
Bạn nuôi dế có vẻ bách nghệ tinh nhỉ, con gì cũng thấy nuôi. Mình thì cứ nuôi dần thôi, ban đầu nuôi chơi, sau bán được thì tốt, nếu nhiều thì phải làm lưới b40.
Hôm nay qua chợ thấy bán bồ câu, hỏi người bán cách phân biệt trống mái thì thấy bảo dễ lắm, thấy người bán thao tác luôn như sau: 2 tay áp dọc theo cánh, dùng 2 ngón chỏ ấn vào phần mềm phía sau bảo sờ xương ở đấy là biết trống mái! hành động và nguyên văn là vậy, do mình còn vội đi làm nên cũng quên hỏi kỹ thêm, giờ lên cơ quan ngồi nên muốn hỏi thêm các bạn cách phân biệt trên có đúng không? bạn nào biết cụ thể hơn thì chỉ thêm cho.
mình có thêm 2 thắc mắc nữa:
1. Chim từ khi nở đến khi ra ràng ăn tốn không?
2. Theo sách nghề nuôi bồ câu thì 1 con bồ câu ăn 1/10 trọng lượng cơ thể 1 ngày, thấy nhiều bạn nuôi thực tế cho rằng tỉ lệ vậy là quá nhỏ! bạn nào nuôi thực tế có thể cho mình tỉ lệ chính xác là bao nhiêu không?
mình nghĩ ở Hà Nội nuôi nhốt hay thả thì cũng tốn như nhau thôi, vì chim chẳng kiếm ăn thêm được gì!
Cảm ơn góp ý từ các bạn!
 
Hôm nay qua chợ thấy bán bồ câu, hỏi người bán cách phân biệt trống mái thì thấy bảo dễ lắm, thấy người bán thao tác luôn như sau: 2 tay áp dọc theo cánh, dùng 2 ngón chỏ ấn vào phần mềm phía sau bảo sờ xương ở đấy là biết trống mái! hành động và nguyên văn là vậy, do mình còn vội đi làm nên cũng quên hỏi kỹ thêm, giờ lên cơ quan ngồi nên muốn hỏi thêm các bạn cách phân biệt trên có đúng không? bạn nào biết cụ thể hơn thì chỉ thêm cho

Link: http://agriviet.com/home/threads/106726-Hoi-ve-nuoi-bo-cau-phap-tha-trong-khu-dan-cu-#ixzz27SZXw08j

Phương pháp này chỉ làm được nếu đàn bồ câu đó là thuần chủng ... Chỉ có một dòng thì dễ .Bạn cầm hai cánh lật ngửa chim lên . Sau đó dùng ngón tay đo khoảng cách xương ở gần phần hậu môn con chim . Con nào có hai cái gờ rộng (đưa hẳn tay vào đo theo chiều dọc con chim) đó là chim cái ... ngươc lại . Hai cái xương hẹp là Đực ... Chim lai nhiều dòng,các đời có máu lai khác nhau thì pó tay ... vì thể hình con to,con nhỏ,,,,Có khi con Đực lại có xương rộng như con cái

Vì vậy phải kết hợp nhiều phương pháp ... Dựa vào thể hình,dựa vào xương,Dựa vào Đầu (đầu to là đực),Lỗ huyệt, ... Thường thì 4-5 tháng nó gù ... Phồng mồm trợn má suốt ngày ... chỉ cần nhìn là biết ngay . Khỏi vào sờ mó gì hết


Chim ăn ít từ khi nở đến khoảng 10 ngày ... Từ hai tuần trở lên ... Một cái diều có thể chứa hơn một lạng thức ăn ... Nuôi chim bồ câu nếu cho ăn ít . Những con từ 2 tuần trở lên sẽ bị teo diều sớm --> chậm lớn . Vì vậy khi nuôi thả theo kiểu tiết kiệm thức ăn . COn chim mẹ đi ăn cả cỏ nửa để mớm cho con ... Nếu nuôi cho ăn ít thì nên ngâm các loại ngô,gạo qua nước cho nó mềm ra và trương lên ... Khi đó chim ăn vừa dễ tiêu mà lại giữ được thể tích của diều ở con non

Theo sách nghề nuôi bồ câu thì 1 con bồ câu ăn 1/10 trọng lượng cơ thể 1 ngày, thấy nhiều bạn nuôi thực tế cho rằng tỉ lệ vậy là quá nhỏ

Link: http://agriviet.com/home/threads/106726-Hoi-ve-nuoi-bo-cau-phap-tha-trong-khu-dan-cu-#ixzz27ScJ2azU

Con số đó được tính bình quân trên một cặp ... rồi họ chia ra làm 2 ( Tính lúc chim đang đẻ)

VD: Một đôi pháp thường có trọng lượng trưởng thành trên dưới 1,2Kg ... Trung bình tiêu thụ thức ăn 120 -150/cặp ( khi đang mớm cho con) . Như vậy tỉ lệ 1/10 là gần đúng ... Thực ra trọng lượng thức ăn còn phụ thuộc vào độ ẩm nữa ...Có người cho ăn cám,trộn gạo xay . Có người cho ăn ngô ngâm qua đêm cho mềm,có người pha thêm mầm gạo,rồi thì cơm nguội nữa

Trong hai con chim . Con mái ăn ít .. có khi chỉ bằng một nửa con Đực . Do nó nằm ấp thường xuyên,thể trọng nhỏ,nằm lỳ nhiều ít tiêu hao năng lượng ... Nó chỉ nhảy xuống làm vài cái rồi lại trèo lên ấp . Trong khi con Đực mất nhiều năng lượng hơn vì thể trọng và các hoạt động GÙ Mái vô tổ chức . Khi chim nở thì cả hai con cùng mớm ... giai đoạn sau 2 tuần tuổi của chim non tốn thức ăn gấp đôi - gấp 3 lần bình thường . Tùy vào khả năng mớm và tiêu hóa của chim non . Nếu thiếu nước hoặc thức ăn khó tiêu ... Chim tiêu chậm,ăn ít --> lớn chậm .

mình nghĩ ở Hà Nội nuôi nhốt hay thả thì cũng tốn như nhau thôi, vì chim chẳng kiếm ăn thêm được gì

Link: http://agriviet.com/home/threads/106726-Hoi-ve-nuoi-bo-cau-phap-tha-trong-khu-dan-cu-#ixzz27SeDYDJZ

Cỏ và khoáng chất là hai thứ nuôi công nghiệp sẽ tốn tiền ... Nuôi thả đỡ tiền khoáng,chim ăn cỏ ( nhất là cỏ nhật ) ăn rất nhiều .
 
Ở Hà Nội, nuôi thả thì bồ câu làm đẹp cảnh.
Người qua lại còn thích bẻ bánh mì rắc cho chim ăn nữa.
Chúng cũng tuỳ ý ăn cỏ, sỏi, hoa, và lá các cây.
*
Nói chung, đỡ thức ăn thì ít thôi, nhưng bồ câu được
ăn những thứ chúng thích, được bay, được thoáng khí,
và được ỉa mát đít, chứ không ỉa trong chuồng làm hôi
thối. Nuôi thả sẽ đỡ chuyện bệnh tật (trừ bệnh dịch chim).
*
Vấn đề ở chỗ bạn nuôi nhiều, thế nào cũng có chuyện va
chạm, cuối cùng chính quyền sẽ có quyết định với bạn.
*
Còn chuyện nuôi chim non tốn thức ăn, thì bạn đã lo không
đúng chỗ. Trong nghề chăn nuôi, người ta chỉ mong tốn
thức ăn cho vật nuôi lớn thôi, chứ ai lại lo ngại? Lo ngại
ở chỗ vật nuôi ăn ít, hoặc là ăn mà không lớn. Riêng bồ
câu con, chúng ăn nhiều, và mau lớn. Đó là một điều người
nuôi vui vẻ mới nuôi chúng. Ngoài điểm đó ra, bồ câu thua
kém các vật nuôi khác. Cũng vì vậy, người ta phải mau chóng
bán bồ câu khi chúng mới chớm mọc lông cánh, trước khi chúng
mọc đủ lông cánh và bắt đầu tập bay, rất xa trước khi ra
ràng. Thời gian mọc lông cánh thì chim non ăn càng nhiều,
vì chúng đã lớn, nhưng thức ăn để nuôi lông là chính, còn
thịt thì lớn không đáng kể. Việc bán chim đúng lúc cũng
là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đén kinh doanh. Nếu chủ nuôi là
ông bà già không có việc làm thì họ thừa sức chọn và tìm
cách bán đuợc chim non đúng lúc. Nếu chủ nuôi là đại gia,
mỗi giờ làm mấy chục đôla Mỹ, thì hơi sức đâu mà theo dõi
chim non cho đúng ngày mang đi bán, rồi mỗi tiệm ăn vài con?
*
 
Các bác ở Hà Nội hay o các Tỉnh khác sống ở khu đông dân cư thân mến , các bác nuôi Bồ câu vừa làm cảnh và vừa có chim để thịt rất bổ dưỡng thì các bác nên nuôi nó trong chuồng công nghiệp trên sân thượng vừa sạch sẽ , mát mẻ và tiết kiệm diện tích .Và lại cho năng suất cao hơn hẳn .

Bác nào quan tâm và thích nuôi Chim thì cứ ghé tham khảo TRẠI BỒ CÂU tại www.bocausangtao.com
 


Back
Top