Chuyện về loài ong mật

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Chí
  • Ngày gửi
Ong Chúa là " Thủ lĩnh " của nhà ong
Nói đến loài ong, ta liên tưởng đến 1 xã hội có những " Điều luật " phân chia rõ ràng...vừa ngăn nắp vừa có tính khoa học và tôn tri trật tự mẫn cán với công việc...dưới sự điều khiển của ong Chúa.


Ong chúa là linh hồn của đàn. Một gia đình ong có sung túc hay " chia đàn xẻ nghé " Cũng từ ong Chúa mà ra...


Nên người ta xem chúa của 1 đàn ong là " Thủ lĩnh " vậy !

Chúa được thức ăn cao cấp mà cả đàn dành dụm không ai dám ăn, dù biết đó là hàng đặc sản mà chính bản thân mình làm ra ( ong thợ )


Agriviet.Com-Ong_1.jpg

Hình 1
Con ong Chúa nằm ở giữa to con nhất


Phòng ốc của Chúa là 1 nơi riêng biệt, chỉ khi nào Chúa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng (đẻ trứng) hay đi kiểm tra công vệc xây tổ hoặc các kho dự trử mật thì Chúa mới xuất cung.

Những ngày trời nóng nực thì ong đực có nhiệm vụ quạt cho Chúa, còn những ngày trời mưa hay trở lạnh thì cả đàn xúm lại bu kín tổ để che mưa sưởi ấm cho ong non và Chúa...
Các bạn nhìn thấy đó, xã hội loài ong có giống như chế độ vua chúa của ta thời trước không?

Một vì vua anh minh thì cả 1 quốc gia được thịnh vượng, còn Chúa của 1 loài ong có khỏe mạnh và sung sức thì đàn ong đó mới được bảo tồn...

Bây giờ chúng ta đi sâu vào những đặc điểm sinh lý về loài ong mật này nhé...
Ong mật chỉ có 2 gới tính chính đó là:
- Ong đực.
- Ong cái .

Ong cái bao gồm ong thợ và ong Chúa.
Khi ấu trùng được ong Chúa đẻ ra duy nhất chỉ có ong đực là không được thụ tinh...mà ong chúa đã sắp xếp vị trí ô ở 1 góc trên của bánh tổ, những ô này có kích cỡ to hơn những ô của ong thợ và nhỏ hơn ( Mũ chúa ).

Mũ chúa là ô lớn nhất, chứa ấu trùng sau này trưởng thành ong Chúa.
Chỉ có loài ong cái trong đó có Chúa là trứng được thụ tinh.
Tất cả các ấu trùng nở ra đều được nuôi 1 chất đặc biệt đó là sữa chúa, nhưng đặc biệt và đặc ân cả đời chỉ có Chúa mới được ăn sữa chúa suốt đời..!

Còn lại ong đực và đám ong thợ kia chỉ được hưởng đặc ân sữa chúa trong 3 ngày đầu, sau đó được nuôi bằng phấn hoa và mật nên cơ quan sinh dục không phát triển hoàn hảo như ong Chúa được.

Ong Chúa trong đời chỉ duy nhất 1 hay 2 lần làm tình với vài ba chú ong đực thì túi tinh đầy ắp và dùng suốt đời không cần phải ngoại tình thêm lần nữa..! Ong Chúa rất ( chung thủy ) với cố phu quân đời trước..!

Vậy là những chú ong đực sống trong tổ chẳng qua là những ( Ông Tám ) cho vui cữa vui nhà thôi chứ chẳng có tích lợi gì, thường là tốn cơm..!
Xét từ đặc điểm trên, nên những nhà nuôi ong chuyên nghiệp họ đã cắt bỏ những ô trứng của ong đực từ trước để tiết kiệm được lượng mật mà ong đực tiêu dùng..! Một tổ chỉ để lại 5 đến 7 con là vừa.

Ong Chúa điều khiển mọi hoạt động của đàn ong, thông qua các Pheramon ( Mùi ) đặc trưng, ong Chúa có thể đẻ từ 800 - 2000 trứng tùy theo từng giống ong...
Vậy khi đẻ trứng vào từng ô ong Chúa tự điều khiển túi tinh khi nào cần thiết để thụ tinh cho trứng...không thể nhầm lẫn được để cho ra ong đực và ong cái...

Vậy là ong Chúa có nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng để bảo tồn nòi giống, là linh hồn và thủ lĩnh của đàn.
Nếu ong chúa bị thất lạc hoặc chết đi thì cả đàn tan rã, không có ai thay thế được nhiệm vụ đó...!

Chắc một số bạn cho rằng số ong thợ kia cũng là ong cái thì tự đắp cái ( Mũ Chúa ) kia rồi đẻ trứng vào đó và nuôi bằng sữa chúa sau 18 ngày ta được chúa mới..!
Vậy đâu còn gì là độc tôn của " CHÚA"..?

Khi mất ong Chúa, ong thợ vẫn đẻ được...nhưng than ôi sau 18 ngày nở ra toàn là ong ( ĐỰC ), vì ong thợ không có túi tinh bạn ạ...chia đàn xẻ nghé từ đây..!



Agriviet.Com-Ong_2.jpg



Hình 2 Mũ Chúa

Nên trong nghề nuôi ong chuyên nghiệp muốn cho đàn ong nhanh phát triển đông, người nuôi ong phải biết cách tạo chúa to con và sức khỏe sung mãn để tuổi thọ của Chúa cao và đẻ trứng nhiều. Bằng biện pháp " Di trùng tạo Chúa "
Thường những nhà chuyên nghiệp họ di trùng 2 lần để tạo ra Chúa to khỏe hơn bình thường...
VẬY CHÚA LÀ ĐỘC TÔN.
 


Last edited by a moderator:
Cho em hõi . Thị trường Ông Mật nuôi ỡ đâu có hay không? Và anh có biết ai thu mua với số lượng lớn hay không?
Chỗ em đang cần đầu ra cho Mật Ong Mật nuôi SỐ lượng khá nè.
Anh có biết thì vui lòng giới thiệu hộ em nhe

Xin cãm ơn !
 
Các điều bạn viết về Ong Chúa chỉ là giả thuyết.
Còn nhiều giả thuyết khác, và đã được thực hành.
Đó là giả thuyết nuôi ra Ong Chúa khi Ong Chúa
chẳng may bị chết. Người ta cũng làm đàn ong nuôi
Ong Chúa mới để thay Ong Chúa cũ, mặc dù Ong Chúa
cũ vẫn làm việc tốt (đẻ tốt). Khi đàn ong thịnh
vượng, người ta cũng áp dụng kỹ thuật này, để có
nhiều Ong Chúa để chia đàn sẻ nghé.
*
Có giả thuyết cho rằng ong thợ liếm người Ong Chúa
và các con ong trong một tổ bao giờ cũng ăn chung
và chiâ thức ăn với nhau bằng miệng, nên chất trên
người Ong Chúa giữ cho các con ong thợ và các con
ong con không trở thành Ong Chúa. Những con ong được
nuôi bằng Sữa Chúa thì sẽ lớn lên thành Ong Chúa.
Người ta cũng có kỹ thuật cho đàn ong có nhiều Sữa
Chúa để bán, vì Sữa Chúa bán với giá cao.
*
Việc Ong Đực quạt cho Ong Chúa, cũng là một giả
thuyết. Giả thuyết khác cho rằng Ong Thợ quạt mát
cho cả tổ, chứ không chỉ quạt mát cho Ong Chúa mà
thôi. Giữ gìn tổ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm
tốt, và có đủ Oxy là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi khá
nhiều ong mới làm được khi thời tiết khắc nghiệt.
Một vài con Ong Đực không dủ sức làm. Vả lại, giả
thuyết này cho rằng Ong Đực không chịu làm việc đó.
*
Giả thuyết cho rằng Ong Chúa chỉ lấy tinh một vài
lần rồi thôi, nhưng thực tế, những người nuôi ong
bao giờ cũng để vài con ong đực trong tổ mà không
giết hết đi. Giả thuyết ấy cho rằng Ong Đực chẳng
làm gì ngoài việc thụ tinh cho Ong Chúa. Vậy thì
giữ vài con ong đực để làm gì? Chẳng ai trả lời được,
vì họ không chắc có biết hết mọi điều không. Vì thế,
cứ phải có mấy con Ong Đực cho chắc ăn.
*
Tôi kể thêm các giả thuyết khác để bà con tham khảo.
Tôi không biết giả thuyết nào đúng, giả thuyết nào
sai.
*
Đợi khi rảnh rỗi, tôi sẽ tìm tài liệu mới bằng tiếng Anh
đẻ tham khảo thêm. Những giả thuyết tôi vừa kể, là
kiến thức tôi học cách đây đã gần nửa thế kỷ rồi, có
thể chưa theo kịp khoa học kỹ thuật ngày nay về Ong.
*
 

Bạn Bình6 ơi...bạn giống tôi lúc 15..16 tuổi gì đó, tôi cũng tìm tổ ong hoang mà bắt đem về nuôi, bị nó cắn (đốt) nhiều lần thì việc bắt ong Chúa cũng quen và nhanh dần... :wacko:

Bạn đọc kĩ rồi nhìn hình 1 thì sẽ thấy rõ hình con ong Chúa ngay...
Lúc đầu tôi cũng bắt nhầm ong Đực....hi..hi
Con ong Đực cũng to con, nhưng nó nhiều lông, đen và nhỏ hơn ong chúa...! Và ong Đực thì có nhiều ..!

* Kỉ thuật bắt ong Chúa:
_ Chuyên nghiệp thì họ có cái rọ bằng Inox hình trụ có lỗ vuông đều nhỏ khoảng 4cm đường kính 3cm, có nắp mở ở giữa. Nhốt ong Chúa vào trong, ong thợ vẫn đưa nước và sữa chúa vào được qua mịệng của ong thợ>> nuôi Chúa.
_ Nếu chua quen bắt bằng 2 ngón tay trỏ và cái, thì bạn dùng đôi đũa để bắt.
_ Khi bắt được Chúa thì cho vào rọ và đóng nắp lại...
_ Đem rọ đó bỏ vào nóc trên của thùng, hoặc cột cái rọ đó vào cái nhành cây cho ong bu hết rồi đem về..!
_ Nếu mình ko có cái rọ bắt ong chúa chuyên nghiệp thì bạn nên may 1 cái túi vải mùng và lồng khung bao giống cái rọ bỏ ong chúa vào trong, nếu không làm khung thì ong thợ bu kín lại chèn ngộp thở ong chúa...ong Chúa dễ chết.
Nhưng vải mùng thì ko chắc chắn lắm, vì ong Chúa sẽ cắn rách và chui ra ngoài bay mất...cả đàn bay theo.

+ Một kinh nghiệm làm lồng nhốt ong Chúa của nông dân ta là dùng ống tre trúc nhỏ bằng ngón tay cái, để 1 đầu kín (còn mắt) còn đàu kia thì dùng gỗ nút kín lại, xung quanh dùi lỗ sao cho ong thợ vào trong tiếp nước và thức ăn được,,,còn ong Chúa thì ko ra được.

** Mục đích cái rọ nhốt ong Chúa lại, để cả đàn quen dần với nơi ở mới và ong chúa không bay đi, thì cả đàn mới chịu ở lại..!

Thông thường thì nhốt Chúa khoảng 15 ngày, khi lũ ong thợ đã làm bánh tổ và đã có ít mật thì thả ong Chúa ra để Chúa đẻ...vậy là êm rồi..!
_ Còn bắt cả ổ nhốt trong thùng có khi chúng ở cả tuần rồi mà vẫn bay đi, để chúng yên tĩnh koong nhòm ngó hoặc đụng tay vào...để chúng thật yên tĩnh, khi lũ ong thợ đã làm bánh tổ và đã có ít mật thì thả ong Chúa ra để Chúa đẻ...vậy là êm rồi..!
_ Còn bắt cả ổ nhốt trong thùng có khi chúng ở cả tuần rồi mà vẫn bay đi..!

*** Nhiều người dùng sợi chỉ cột chân ong Chúa là ko tốt đâu, vì chúng đứt chân, nếu cột bụng thì đứt bụng, còn cắt cánh thì chúng ở nhưng chúa sẽ đúc ra Chúa khác và nhanh chia đàn, nếu chúng ta ko biết cách " Chia kèo thì Chúa mới sẽ dẫn đàn đi..!

+ Còn vỉ kèo:
_ Đóng khung gỗ hình chữ nhât, khoang lỗ cách 4cm thì căng 1 sợi kẽm nhỏ, cứ như vậy căng // với nhau. Căng kẽm ngược lại chừng 2 đường để khung khỏi chùng kẽm...

*** Còn đi sâu vào kỉ thuật nuôi thì còn rất là nhiều việc cần phải học bạn à.
_ Tạo Mũ Chúa.
_ Di trùng tạo Chúa.
_ Chia đàn (chia cầu).
_ Thức ăn & cách cho ăn.
_ Phòng bệnh & chữa bệnh.
_ Cách lấy mật và quay mật...
.....còn rất nhiều...!
Phần nào giúp bạn thành công. :huh:
 
Last edited by a moderator:
Đây là tài liệu đang có trên Internet, gọi là Wiki
http://en.wikipedia.org/wiki/Beekeeping
*
Đọc giữa trang, nơi có "Đàn Ong - Bee Colonies"
thì dịch lấy ý như sau:
Đàn ong gồm 3 loại ong như sau:
* Chỉ có Một Ong Chúa
* Nhiều ong cái, gọi là Ong Thợ, chừng 3 chục nghìn đến 5 chục nghìn con
* Ong Đực, nhiều nhất vào mùa Xuân, tổ to có vài nghìn con, ít nhất chỉ
vài con vào mùa đói rét.
Ong Chúa là ong duy nhất đẻ được, và tất cả các ong khác trong tổ đều là
con của nó. Ong Chúa sống chừng 3 năm, và tổng cộng đẻ được nửa triệu trái
trứng. Cuối Xuân đầu Hè, Ong Chúa tốt trong tổ to có thể đẻ 3 nghìn trứng
mỗi ngày. Tổng số trứng đẻ ra còn nặng hơn trọng lượng của chính nó. Mặc
dầu Ong Chúa tốt thường đẻ 2 nghìn trứng mỗi ngày, nhưng trung bình Ong
Chúa chỉ đẻ Nghìn Rưởi trứng mỗi ngày thôi. Ong Chúa lớn lên từ trứng ong
cái bình thường, nhưng nuôi bởi Sữa Ong Chúa thôi. Ong Chúa tiết ra những
chất Ong Chúa, và một trong những chất đó kìm hãm các ong cái khác không
phát triển nên Ong Chúa và đẻ trứng được.
Đọc phần tiếp theo "Thụ Tinh của Ong Chúa - Mating of Queen"
dịch lấy ý như sau:
Ong Chúa phát triển trong Mũ Chúa 15 ngày và ở trong tổ 3 đến 7 ngày trước
khi bay lấy tinh. Nó bay ra khỏi tổ lần thứ nhất rất ngắn, chỉ để nhận biết
tổ ở đâu mà bay về. Sau đó nó bay thụ tinh, mỗi lần từ 5 phút đến 30 phút.
Mỗi chuyến bay, nó nhận tinh từ nhiều ong đực khác nhau, có thể đến hơn tá
ong đực để đủ tinh cho hàng trăm nghìn trứng. Nếu Ong Chúa bị thời tiết xấu
không bay thụ tinh được, thì nó sẽ ở trong tổ, và chỉ đẻ ra ong đực được
thôi, chứ không thể đẻ được ong cái, tức là ong thợ và ong chúa khác. Vì thế
đôi khi Ong Thợ giết Ong Chúa không thụ tinh này đi, và nuôi trứng khác thành
Ong Chúa.
Ong Chúa bay thụ tinh rất xa tỏ nó, và cao mấy trăm mét trên không. Người ta
cho rằng điều đó làm những con ong đực kém không theo nổi mà thụ tinh, nên
Ong Chúa chọn được giống tốt từ những con đực khoẻ, nhanh, và tinh nhất.
Đọc tiếp theo "Ong Thợ - Female Worker Bees"
dịch lấy ý như sau:
Hầu hết ong trong tổ đều là Ong Thợ. Cuối Xuân và mùa Hè, ong làm việc quần
quật, chỉ sống được 6 tuần lễ. Cuối thu, ong thợ mới nở có thể sống 16 tuần,
qua Đông mà sang Xuân vì không phải làm gì cả. Suốt cuộc đời Ong Thợ, nó làm
nhiều việc khác nhau, tuỳ theo tuổi của nó.
Ngày 1 đến ngày 3: thu dọn sạch lỗ nó đã ở
Ngày 3 đến ngày 6: cho giòi ong đã già ăn
Ngày 6 đến ngày 10: cho giòi ong còn non ăn
Ngày 8 đến ngày 16: nhận mật và phấn hoa của ong ra ngoài tổ
Ngày 12 đến ngày 18: làm sáp và xây tổ
Ngày 14 trở đi: gác cửa tổ, và bay ra ngoài kiếm mật và phấn hoa.
Phần tiếp theo "Ong Đực - Males Bees (Drones)"
dịch ý như sau:
Ong Đực to gấp đôi Ong Thợ, và chỉ nhỏ hơn Ong Chúa thôi. Ngoài việc thụ
tinh cho Ong Chúa khác, nó chẳng làm gì cả. Đàn ong nuôi Ong Đực vài tuần
lễ trước khi xây đắp Mũ Chúa để chắc Ong Chúa mới được thụ tinh và chuẩn
bị để Sẻ Đàn. Khi mùa thụ tinh đã qua, Ong Thợ mùa rét đuổi Ong Đực ra khỏi
tổ cho chết đói, cắn xé chân cẳng và cánh Ong Đực.
Phần dưới rất quan trọng, nhưng viết dài, tôi tóm ý như sau:
Chía đàn và Thay Chúa
Ong Chúa thường sống 2-3 năm, nhưng cần thay khi nó bị thương, già yếu,
hay hết tinh dự trữ, chỉ đẻ được Ong Đực thôi. Ngoài ra, khi đàn ong phát
triển lên mà tổ chật, cũng cần sẻ đàn để bành trướng nòi giống bằng cách
có tổ mới đàn mới.
*
Trường hợp chỉ thay Chúa, thì Ong Thợ xây đắp 1 hay 2 Mũ Chúa ở chính
giữa tầng ong và nuôi trứng trong này bằng Sữa Chúa, và 15 ngày sau thì
Ong Chúa cắn tổ chui ra. Lúc đó người chủ phải giết ngay Ong Chúa cũ đi.
Bài không nói 2 Ong Chúa mới sẽ ra sao.
*
Trường hợp muốn chia đàn, thì Ong Thợ xây đắp nhiều Mũ Chúa, có thể hơn
Chục, ở rìa ngoài tầng ong.
*
Khi Ong Chúa non chia đàn, thì chủ yếu Ong Thợ non bay theo, vì chỉ có
chúng mới tiét ra sáp bằng thức ăn chúng đã nhồi thật nhiều trước khi
chia đàn. Ong Chúa cũ thì ở lại với phần lớn đàn ong. Vì thế ong đang
bay đi chia đàn thì trẻ và no, nên rất ít chích ngưòi bắt chúng.
*
Bài cũng có chỗ nói kỹ thuật chia đàn nhân tạo: lựa mấy tầng ong non mà
mang sang tổ mới. Mấy tầng ong này vẫn có những con ong thợ chăm nuôi
chúng bám theo. Đến tổ mới, không thấy có Ong Chúa, các Ong Thợ bèn đắp
Mũ Chúa ở những ổ lớn và trứng non dưới 3 ngày, và nuôi bằng Sữa Chúa.
Sau đó thì Chúa mới nở ra và bắt đầu một tổ ong mới lành mạnh.
*
 
Đây là tài liệu đang có trên Internet, gọi là Wiki
http://en.wikipedia.org/wiki/Beekeeping
*
Đọc giữa trang, nơi có "Đàn Ong - Bee Colonies"
thì dịch lấy ý như sau:

Đọc phần tiếp theo "Thụ Tinh của Ong Chúa - Mating of Queen"
dịch lấy ý như sau:

Đọc tiếp theo "Ong Thợ - Female Worker Bees"
dịch lấy ý như sau:

Phần tiếp theo "Ong Đực - Males Bees (Drones)"
dịch ý như sau:

Phần dưới rất quan trọng, nhưng viết dài, tôi tóm ý như sau:
Chía đàn và Thay Chúa
Ong Chúa thường sống 2-3 năm, nhưng cần thay khi nó bị thương, già yếu,
hay hết tinh dự trữ, chỉ đẻ được Ong Đực thôi. Ngoài ra, khi đàn ong phát
triển lên mà tổ chật, cũng cần sẻ đàn để bành trướng nòi giống bằng cách
có tổ mới đàn mới.
*
Trường hợp chỉ thay Chúa, thì Ong Thợ xây đắp 1 hay 2 Mũ Chúa ở chính
giữa tầng ong và nuôi trứng trong này bằng Sữa Chúa, và 15 ngày sau thì
Ong Chúa cắn tổ chui ra. Lúc đó người chủ phải giết ngay Ong Chúa cũ đi.
Bài không nói 2 Ong Chúa mới sẽ ra sao.
*
Trường hợp muốn chia đàn, thì Ong Thợ xây đắp nhiều Mũ Chúa, có thể hơn
Chục, ở rìa ngoài tầng ong.
*
Khi Ong Chúa non chia đàn, thì chủ yếu Ong Thợ non bay theo, vì chỉ có
chúng mới tiét ra sáp bằng thức ăn chúng đã nhồi thật nhiều trước khi
chia đàn. Ong Chúa cũ thì ở lại với phần lớn đàn ong. Vì thế ong đang
bay đi chia đàn thì trẻ và no, nên rất ít chích ngưòi bắt chúng.
*
Bài cũng có chỗ nói kỹ thuật chia đàn nhân tạo: lựa mấy tầng ong non mà
mang sang tổ mới. Mấy tầng ong này vẫn có những con ong thợ chăm nuôi
chúng bám theo. Đến tổ mới, không thấy có Ong Chúa, các Ong Thợ bèn đắp
Mũ Chúa ở những ổ lớn và trứng non dưới 3 ngày, và nuôi bằng Sữa Chúa.
Sau đó thì Chúa mới nở ra và bắt đầu một tổ ong mới lành mạnh.
*

Hê...hê, bác này chịu khó sưu tầm...bài này nghe cũng được và có lí. Like.
_ Bác nay bao nhiêu tuổi rồi mà còn sung lắm đó...
Cám ơn bác nhiều, cố gắng sưu tầm làm niềm vui bác nhé.
Tôi góp ý 1 xíu chỗ đây cho bạn đọc và bác hiểu rõ hơn nhé.

* Bình luận phần cuối của bác cho rõ này:
Bài cũng có chỗ nói kỹ thuật chia đàn nhân tạo: lựa mấy tầng ong non mà
mang sang tổ mới. Mấy tầng ong này vẫn có những con ong thợ chăm nuôi
chúng bám theo. Đến tổ mới, không thấy có Ong Chúa, các Ong Thợ bèn đắp
Mũ Chúa ở những ổ lớn và trứng non dưới 3 ngày, và nuôi bằng Sữa Chúa.
Sau đó thì Chúa mới nở ra và bắt đầu một tổ ong mới lành mạnh.

Link : http://agriviet.com/home/threads/111100-Chuyen-ve-loai-ong-mat#ixzz2DIyRPxFP

Chia tổ theo cách này thì chậm phát triển đàn lớn và Chúa không to, không khỏe...!
Ong thợ thì đúc mũ Chúa, ong chúa đẻ vào mũ Chúa mới nở ra ong chúa nhé, vì ong thợ không có tinh trùng mà đẻ trứng vào mũ Chúa... Ôi thôi nở ra chú ong Đực to chành bành...chứ ko có Chúa đâu nhé..!

Và nên nhớ 1 điều là lấy cầu ong (bánh tổ) ở tổ ong cũ đã có 1 số nhộng ở trong bánh rồi nhé, nếu không có chú nhộng nào trong đó thì ong thợ đẻ ấu trùng mới vào bánh tổ =>> nở ra toàn ong Đực
Có vậy Chúa mới là Độc tôn

Muốn cho chúa to con khỏe tuổi thọ cao và đẻ nhiều trứng, ta tiến hành đúc mũ chúa nhân tạo
Dụng cụ tự chế hoặc mua ở chỗ bán sáp và dụng cụ cho ngành ong.

** Tiếp tục "Di trùng tạo chúa 2 lần"...>> tại sao phải di trùng 2 lần..?
Lần thứ nhất ta lấy ấu trùng gắp bỏ vào mũ chúa khoảng 2,5 ngày thì gắp ấu trùng đó ra giết nó đi, tiếp tục gắp ấu trùng khác bỏ vào mũ chúa 1 lần nữa...và giữ luôn đến khi ấu trùng qua 18 ngày nở ra thành chúa...và con ong Chúa này to con và khỏe hơn Chúa bình thường...!
+ Theo các bạn giải thích việc này, tại sao phải làm vậy..?
Và tại sao "Di trùng tạo chúa 2 lần" thì Chúa to con hơn, sống lâu hơn, khỏe hơn và đẻ nhiều hơn...?

** Nếu bạn nào biết thì giải thích những ý trên để các bạn khác biết với..???
Cám ơn các bạn đã theo dõi và bình luận.:5^:
 

Last edited by a moderator:
Cho em hõi . Thị trường Ông Mật nuôi ỡ đâu có hay không? Và anh có biết ai thu mua với số lượng lớn hay không?
Chỗ em đang cần đầu ra cho Mật Ong Mật nuôi SỐ lượng khá nè.
Anh có biết thì vui lòng giới thiệu hộ em nhe

Xin cãm ơn !
ở chỗ bạn người ta nuôi ong nội hay ong ngoại bán bao nhiêu 1lit hay kg?
 
Bạn Nguyễn Ngọc Chi:
Tôi dịch, chứ tôi không viết, bạn nên hiểu rõ như vậy.
Bản dịch, nhưng bạn không hiểu, thì tôi giải thích cho bạn.
*
Cắt tầng ong mang sang tổ mới, thì trong tầng ong đã có
trứng và nhộng rồi. Trứng mới đẻ không quá 3 ngày thì
có thể nuôi ra Ong Chúa được. Đây là kiến thức vỡ lòng
của người nuôi ong, tôi không muốn nói thêm về kiến thức
vỡ lòng nữa. Ai muốn tìm hiểu thì tự tìm hiểu lấy.
*
Bản dịch này, tôi không dịch sai, nhưng tôi cũng đã suy
nghĩ kỹ, thấy nó viết cũng không sai. Nếu bạn thấy không
đúng với ý nghĩ của bạn, thì hoặc là bạn giỏi hơn, hoặc
là bạn không bằng, nhưng lại bảo thủ, không chịu học.
*
 
Cái điều tôi muốn hỏi & cũng dành riêng cho anhmytran giải thích cho thuyết phục mọi người và tôi đi nhé..!
Đang chờ anh..?



Muốn cho chúa to con khỏe tuổi thọ cao và đẻ nhiều trứng, ta tiến hành đúc mũ chúa nhân tạo
Dụng cụ tự chế hoặc mua ở chỗ bán sáp và dụng cụ cho ngành ong.

** Tiếp tục "Di trùng tạo chúa 2 lần"...>> tại sao phải di trùng 2 lần..?
Lần thứ nhất ta lấy ấu trùng gắp bỏ vào mũ chúa khoảng 2,5 ngày thì gắp ấu trùng đó ra giết nó đi, tiếp tục gắp ấu trùng khác bỏ vào mũ chúa 1 lần nữa...và giữ luôn đến khi ấu trùng qua 18 ngày nở ra thành chúa...và con ong Chúa này to con và khỏe hơn Chúa bình thường...!
+ Theo các bạn giải thích việc này, tại sao phải làm vậy..?
Và tại sao "Di trùng tạo chúa 2 lần" thì Chúa to con hơn, sống lâu hơn, khỏe hơn và đẻ nhiều hơn...?

** Nếu bạn nào biết thì giải thích những ý trên để các bạn khác biết với..???
Cám ơn các bạn đã theo dõi và bình luận.


Link : http://agriviet.com/home/threads/111100-Chuyen-ve-loai-ong-mat#ixzz2DLo4HK2z
 
Câu hỏi về "Di trùng tạo chúa lần 2" thì tôi không biết
câu trả lời.
*
Ngoài ra, tôi không tin rằng giả thuyết này đúng.
Tôi không thấy căn cứ khoa học nào chống đỡ cho giả
thuyết này cả. Tôi cũng không biết có ai làm vậy và
được như vậy. Các giả thuyết không có khoa học, và
không có thực nghiệm ủng hộ, thì tôi không có thì giờ
tìm hiểu. Vậy xin lỗi bạn nhé.
*
 
Cái điều tôi muốn hỏi & cũng dành riêng cho anhmytran giải thích cho thuyết phục mọi người và tôi đi nhé..!
Đang chờ anh..?


Muốn cho chúa to con khỏe tuổi thọ cao và đẻ nhiều trứng, ta tiến hành đúc mũ chúa nhân tạo
Dụng cụ tự chế hoặc mua ở chỗ bán sáp và dụng cụ cho ngành ong.

** Tiếp tục "Di trùng tạo chúa 2 lần"...>> tại sao phải di trùng 2 lần..?
Lần thứ nhất ta lấy ấu trùng gắp bỏ vào mũ chúa khoảng 2,5 ngày thì gắp ấu trùng đó ra giết nó đi, tiếp tục gắp ấu trùng khác bỏ vào mũ chúa 1 lần nữa...và giữ luôn đến khi ấu trùng qua 18 ngày nở ra thành chúa...và con ong Chúa này to con và khỏe hơn Chúa bình thường...!
+ Theo các bạn giải thích việc này, tại sao phải làm vậy..?
Và tại sao "Di trùng tạo chúa 2 lần" thì Chúa to con hơn, sống lâu hơn, khỏe hơn và đẻ nhiều hơn...?

** Nếu bạn nào biết thì giải thích những ý trên để các bạn khác biết với..???
Cám ơn các bạn đã theo dõi và bình luận.



Link : http://agriviet.com/home/threads/111100-Chuyen-ve-loai-ong-mat#ixzz2DLqtamF0

Các anh chị em nào đã nuôi ong chuyên nghiệp, hãy vào giải thích câu trên giúp cho bác anhmytran đi nhé, để bác hiểu thêm, vì Việt Nam ta hiện nay là những nhà nuôi ong giỏi đã xuất khẩu mật đi nhiều nước trên thế giới...!
Xin mời, để bác anhmytran lâu quá ko về nước, tưởng chúng ta còn lạc hậu.

Nếu tôi giải thích thì bác bảo là ko có cơ sở khoa học.
Dù sao tôi cũng cám ơn bác đã cố dịch tài liệu nước ngoài đăng lên.

--------

Câu hỏi về "Di trùng tạo chúa lần 2" thì tôi không biết
câu trả lời.
*
Ngoài ra, tôi không tin rằng giả thuyết này đúng.
Tôi không thấy căn cứ khoa học nào chống đỡ cho giả
thuyết này cả. Tôi cũng không biết có ai làm vậy và
được như vậy. Các giả thuyết không có khoa học, và
không có thực nghiệm ủng hộ, thì tôi không có thì giờ
tìm hiểu. Vậy xin lỗi bạn nhé.
*

Cám ơn bác đã đọc và tìm tài liệu.
Việc tôi đã viết ra là có cơ sở từ trong trường và đi đến thực tiễn, tôi sẽ giải thích cho bác sau.
Còn bây giờ thì mời cộng đồng nuôi ong họ giải thích trước ..!
Tôi rất tôn trọng mọi người, vì cộng đồng mạng có rất nhiều nhà cao học, khoa học, nhà chăn nuôi giỏi có nhiều kinh nghiệm đáng học hỏi ở họ.
Chân thành cám ơn bác.
 
Last edited by a moderator:
Xin thọ giáo các bác, tôi đã từng nuôi ong mật, loại ong nhỏ con hơn ong ý,chăn nuôi hộ gia đình, lúc cao điểm 50 thùng ong.

Nuôi ong lấy mật phải chọn lọc, cải tạo tòan đàn ong, theo chủ ý của chủ: nghĩa là trong quá trình nuôi ong, chủ nuôi luôn luôn theo dõi 1 số tổ ong có chất lượng tốt( sản lượng mật nhiều,TG tạo mật sớm),hiền(ít đánh),Bình tâm(ít bốc bay)... nói chung là những đặc tính ưu việt, để làm đàn giống nền.
Từ 1 vài đàn giốngnền này, chúng ta thay thế dần chúa vào những đàn ong khác mà chất lượng chưa được như mong muốn.
Cách làm đơn giản nhất như sau: Theo dõi đàn giống nền, không thu họach mật, thì đàn nền sẽ tạo mũ chúa tự nhiên để tạo đàn( những mũ chúa này nằm ở phía dưới bánh tổ), khi các mũ chúa mới này vừa được xây bít lại(ong thợ tự xây bít lai, con người không can thiệp vào),Thì ta tiến hành giam chúa ở đàn nền( tránh chúa cũ dẫn quân bay đi), và giết chúa ở đàn cần thay chúa, 1- 2 ngay sau đó, dùng dao cắt và di chuyển mũ chúa từ đàn giống nền sang đàn ong cần thay chúa,cứ lần lượt thay thế hết các mũ chúa từ đàn nền sang các đàn cần thay thế( Và Cắt bỏ hết các mũ chúa còn lại ở đàn nền, rồi mới thả chúa cũ ra nhé).các đàn ong cần thay thế chúa bây giờ đã có mũ chúa của đàn giống nền ( P/S: Các mũ chúa để vào đàn ong phải theo chiều tự nhiêu của nó, không để ngược lại nhộng sẽ chết). Tiếp tục kiểm tra và theo dõi những đàn ong đã được thay thế chúa cho đến 15-20 ngày sau- cho đến khi con chúa tơ đi giao phối về( bình an) và đẻ trứng là hòan thành việc thay thế chúa mới.Cách làm này là giam chúa ở đàn nền, di chuyển hết mũ chúa từ đàn nền sang đàn khác, sau đó thả chúa cũ ra đàn nền cũ
Cách chuyển chúa cũ sang đàn khác luôn, thì ngay lúc đàn nền vừa xây bít mũ chúa, thì tìm và chuyển chúa cũ sang đàn cần thay thế chúa (P/S: đàn cần thay thế chúa đã được giết chúa trước đó 1-2 ngày), thì đàn giống nền phải được giữ lại 1 mũ chúa
Mũ chúa được tạo tự nhiên: thì cái mũ chúa to,ong chúa đẻ vào mũ chúa
Còn các trường hợp khác ( mất chúa,tạo đàn mới mà thiếu chúa) thì chúa được tạo ra từ những mũ chúa nhỏ(do ong thợ mở rộng ra từ trứng trong lỗ ong thợ hoặc trứng trong lỗ ong đực), nên chất lượng chúa không tốt.
--------
các nhà nuôi ong chuyên nghiệp hy vọng tạo ra con chúa tốt hơn quá trình tạo chúa tự nhiên (Cách này phải chuyên nghiệp và có tay nghề lẫn kỹ thuật cao),bằng cách bổ sung thêm sữa ong chúa vào mũ chúa và di chuyển ấu trùng chúa vào
"Di trùng tạo chúa 2 lần" đó cũng là 1 cách, nhưng nó được hiểu là: Khi mũ chúa được cấy trứng vào thì vài ngày sau các con ong thợ sẽ tạo sữa chúa để nuôi ấu trùng,lúc này ta di chuyển ấu trùng bỏ ra ,và di ấu trùng nhỏ ngày tuổi hơn vào, lúc này ong thợ tiếp tục chu cấp thêm sữa chúa để nuôi ấu trùng,Khi ấu trùng được sống trong môi trường có nhiều sữa chúa hơn. nó sẽ mạnh khỏe hơn.
----------
Chúc cả nhà vui, trên đây là thực tế HaiLuacanTho đã áp dụng nhiều năm qua, đó là kết quả thực tiển được áp dụng từ sách vở và king nghiệm, hy vọng giúp được nhiều niềm vui cho mọi người,Nhưng bây giờ mà nuôi ong mật làm kinh tế thì lỗ là cái chắc, nuôi vài thùng ong chơi lấy mật dùng thì ok, không bàn.
 
Cám ơn bác Hai Lúa Cần Thơ đã có lời giải đáp xuôi tai.
*
Thì ra bạn Nguyễn Ngọc Chi cũng có chiêu độc, chứ chẳng
phải luôn luôn nói sai đâu. Chúc mừng bạn.
*
 
Xin thọ giáo các bác, tôi đã từng nuôi ong mật, loại ong nhỏ con hơn ong ý,chăn nuôi hộ gia đình, lúc cao điểm 50 thùng ong.

Nuôi ong lấy mật phải chọn lọc, cải tạo tòan đàn ong, theo chủ ý của chủ: nghĩa là trong quá trình nuôi ong, chủ nuôi luôn luôn theo dõi 1 số tổ ong có chất lượng tốt( sản lượng mật nhiều,TG tạo mật sớm),hiền(ít đánh),Bình tâm(ít bốc bay)... nói chung là những đặc tính ưu việt, để làm đàn giống nền.
Từ 1 vài đàn giốngnền này, chúng ta thay thế dần chúa vào những đàn ong khác mà chất lượng chưa được như mong muốn.
Cách làm đơn giản nhất như sau: Theo dõi đàn giống nền, không thu họach mật, thì đàn nền sẽ tạo mũ chúa tự nhiên để tạo đàn( những mũ chúa này nằm ở phía dưới bánh tổ), khi các mũ chúa mới này vừa được xây bít lại(ong thợ tự xây bít lai, con người không can thiệp vào),Thì ta tiến hành giam chúa ở đàn nền( tránh chúa cũ dẫn quân bay đi), và giết chúa ở đàn cần thay chúa, 1- 2 ngay sau đó, dùng dao cắt và di chuyển mũ chúa từ đàn giống nền sang đàn ong cần thay chúa,cứ lần lượt thay thế hết các mũ chúa từ đàn nền sang các đàn cần thay thế( Và Cắt bỏ hết các mũ chúa còn lại ở đàn nền, rồi mới thả chúa cũ ra nhé).các đàn ong cần thay thế chúa bây giờ đã có mũ chúa của đàn giống nền ( P/S: Các mũ chúa để vào đàn ong phải theo chiều tự nhiêu của nó, không để ngược lại nhộng sẽ chết). Tiếp tục kiểm tra và theo dõi những đàn ong đã được thay thế chúa cho đến 15-20 ngày sau- cho đến khi con chúa tơ đi giao phối về( bình an) và đẻ trứng là hòan thành việc thay thế chúa mới.Cách làm này là giam chúa ở đàn nền, di chuyển hết mũ chúa từ đàn nền sang đàn khác, sau đó thả chúa cũ ra đàn nền cũ
Cách chuyển chúa cũ sang đàn khác luôn, thì ngay lúc đàn nền vừa xây bít mũ chúa, thì tìm và chuyển chúa cũ sang đàn cần thay thế chúa (P/S: đàn cần thay thế chúa đã được giết chúa trước đó 1-2 ngày), thì đàn giống nền phải được giữ lại 1 mũ chúa
Mũ chúa được tạo tự nhiên: thì cái mũ chúa to,ong chúa đẻ vào mũ chúa
Còn các trường hợp khác ( mất chúa,tạo đàn mới mà thiếu chúa) thì chúa được tạo ra từ những mũ chúa nhỏ(do ong thợ mở rộng ra từ trứng trong lỗ ong thợ hoặc trứng trong lỗ ong đực), nên chất lượng chúa không tốt.
--------
các nhà nuôi ong chuyên nghiệp hy vọng tạo ra con chúa tốt hơn quá trình tạo chúa tự nhiên (Cách này phải chuyên nghiệp và có tay nghề lẫn kỹ thuật cao),bằng cách bổ sung thêm sữa ong chúa vào mũ chúa và di chuyển ấu trùng chúa vào
"Di trùng tạo chúa 2 lần" đó cũng là 1 cách, nhưng nó được hiểu là: Khi mũ chúa được cấy trứng vào thì vài ngày sau các con ong thợ sẽ tạo sữa chúa để nuôi ấu trùng,lúc này ta di chuyển ấu trùng bỏ ra ,và di ấu trùng nhỏ ngày tuổi hơn vào, lúc này ong thợ tiếp tục chu cấp thêm sữa chúa để nuôi ấu trùng,Khi ấu trùng được sống trong môi trường có nhiều sữa chúa hơn. nó sẽ mạnh khỏe hơn.
----------
Chúc cả nhà vui, trên đây là thực tế HaiLuacanTho đã áp dụng nhiều năm qua, đó là kết quả thực tiển được áp dụng từ sách vở và king nghiệm, hy vọng giúp được nhiều niềm vui cho mọi người,Nhưng bây giờ mà nuôi ong mật làm kinh tế thì lỗ là cái chắc, nuôi vài thùng ong chơi lấy mật dùng thì ok, không bàn.

Cám ơn bạn HaiLuaCanTho đã giải đáp câu hỏi của tôi rất thấu tình đạt lí, để bác anhmytran nghe... chứ không bác không tin rằng VN chúng ta đã nuôi ong công nghiệp rất tiên tiến.

Phương pháp di trùng 2 lần là nhằm mục đích cho ong thợ bơm sữa chúa vào đó nhiều hơn để ấu trùng được ăn thoải mái...sau này tạo ra Chúa to hơn sung sức hơn, đẻ trứng nhiều hơn, trứng nở ra ong thợ khỏe hơn ít bệnh tật...cho năng suất mật cao hơn...còn nhiều cái ưu điểm từ ong chúa ...!

Một nhà nuôi ong chuyên nghiệp là phải chú ý điểm Tạo chúa này.
Và 1 điểm mà Hai lúa đã trình bày cho chúng ta biết ở trên, đó là ưu thế lai cải tạo đàn ong. Phương pháp của Hai Lúa gọi là "Phép lai cải tạo".


* Nuôi ong thành hay bại là biết nhân đàn, chia đàn & kỉ thuật tạo Chúa.

Vậy bác anhmytran nghe lọt tai chưa..! Sau này bác có bình luận cho ai thì bác đừng vội cho là người ta nói không có cơ sở khoa học nữa nhé. (cũng tùy người chứ).

Cám ơn sự tham gia của Hai Lúa Miền Tây.:5^:
 
Last edited by a moderator:
Chào bac anhmytran tôi rất thích bac hay tranh luận với mọi người và bác thường hay tìm tài liệu để tranh luận và biện minh giả thuyết của mình.

Vậy cho tôi hỏi câu này bác giải thích cho có khoa học nhé:

_ Bình thường 1 thùng (đõ) ong nuôi lâu ngày, sau đó vào lúc 8h sáng ta dịch chuyển thùng ong lệch đi khoảng 3m, các con ong thợ đi lấy mật bay về vào vị trí cũ (chỗ cũ) chứ không bay thẳng vào nhà mình...bay lượn hàng chục vòng mới tìm ra nhà mình..!
Nguyên nhân tại sao, ong không có mắt nhìn thấy nhà mình đã dịch qua chỗ khác sao.??? mà không bay thẳng vào nhà còn bay về chỗ cũ ko có nhà của mình...!

Ưu tiên bác giải thích trước. Cám ơn bác.
 
Tôi không thể trả lời được câu hỏi của bạn, mà chỉ nói liều thôi.
Ấy là thế này:
*
Ong nó quen chỗ. Dời nhà nó đi chỗ khác, thì nó không tin ngay.
Nó phải chắc rằng cái tổ đó là nhà nó dã bị dời đi.
*
Ví như tôi cũng vậy. Tôi đi xa, khi trở về thì về đúng chốn xưa.
Thế nhưng người trong nhà thì già đi rồi, làm tôi phải bỡ ngỡ
rất lâu mới nhận ra người nhà mình. Ngược lại, người trong nhà
thì không biết tôi là ai, phải mất gấp đôi thời gian mới nhận ra
tôi. Đó là vì mấy chục năm trời, họ chỉ thấy hàng xóm, chứ có
ngờ đâu tôi về mà không báo trước.
*
Tôi tin rằng bất cứ ai đi làm mấy giờ, trở về nhà, thấy nhà mình
bị kéo đi mấy mét sang sân hàng xóm, thì cũng rất bất ngờ. Chắc
là sổ đỏ có vấn đề, và công an đến cưỡng chế rồi.
*
 
Tôi không thể trả lời được câu hỏi của bạn, mà chỉ nói liều thôi.
Ấy là thế này:
*
Ong nó quen chỗ. Dời nhà nó đi chỗ khác, thì nó không tin ngay.
Nó phải chắc rằng cái tổ đó là nhà nó dã bị dời đi.
*
Ví như tôi cũng vậy. Tôi đi xa, khi trở về thì về đúng chốn xưa.
Thế nhưng người trong nhà thì già đi rồi, làm tôi phải bỡ ngỡ
rất lâu mới nhận ra người nhà mình. Ngược lại, người trong nhà
thì không biết tôi là ai, phải mất gấp đôi thời gian mới nhận ra
tôi. Đó là vì mấy chục năm trời, họ chỉ thấy hàng xóm, chứ có
ngờ đâu tôi về mà không báo trước.
*
Tôi tin rằng bất cứ ai đi làm mấy giờ, trở về nhà, thấy nhà mình
bị kéo đi mấy mét sang sân hàng xóm, thì cũng rất bất ngờ. Chắc
là sổ đỏ có vấn đề, và công an đến cưỡng chế rồi.
*

Hê..hê..bác anhmytran nhà mình khôi hài thật...!:6^:
Bac đi lâu ngày về quê thì quên nhà của mình, và người nhà thật lâu mới nhìn ra bác là đúng.

* Đằng này mới sáng ra đi làm, 8 giờ sáng đã về mà vẫn ko nhận ra nhà mình sao bác...? hi..hi...
**Bác có tin điều này ko: Cứ để nguyên thùng ong tại chỗ, chỉ cần xê dịch cửa vào thì chúng về cũng không biết đường vô..! mà cứ bay lòng vòng ít nhất là 10 phút mới vô được..! Là vì sao..???
Nói về con ong thì còn nhiều chuyện lắm bác à...

*** Có bác nào giải thích việc này hộ cho bac anhmytran không nào..?
Nhà mình có rất nhiều kỉ sư về Nông Lâm đó.
Xin mời...cám ơn.
 
Last edited by a moderator:
Tôi không thể trả lời được câu hỏi của bạn, mà chỉ nói liều thôi.
Ấy là thế này:
*
Ong nó quen chỗ. Dời nhà nó đi chỗ khác, thì nó không tin ngay.
Nó phải chắc rằng cái tổ đó là nhà nó dã bị dời đi.
*
Ví như tôi cũng vậy. Tôi đi xa, khi trở về thì về đúng chốn xưa.
Thế nhưng người trong nhà thì già đi rồi, làm tôi phải bỡ ngỡ
rất lâu mới nhận ra người nhà mình. Ngược lại, người trong nhà
thì không biết tôi là ai, phải mất gấp đôi thời gian mới nhận ra
tôi. Đó là vì mấy chục năm trời, họ chỉ thấy hàng xóm, chứ có
ngờ đâu tôi về mà không báo trước.
*
Tôi tin rằng bất cứ ai đi làm mấy giờ, trở về nhà, thấy nhà mình
bị kéo đi mấy mét sang sân hàng xóm, thì cũng rất bất ngờ. Chắc
là sổ đỏ có vấn đề, và công an đến cưỡng chế rồi.
*

Nói liều hả từ heroin cũng nói liều trên diễn đàn trăng.
từ không biết gì về điện đề nghị người ta làm theo cách của mình,rồi chập điện cháy nhà chết người cũng là nói liều?

dạy về thiết bị điện ở chủ đề máy ấp trứng rồi đó học đi rồi thày dạy tiếp cái mạch điều khiển.nha Anhmytran.
 
Last edited by a moderator:
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top