điều trị cho mai

  • Thread starter nghiatn
  • Ngày gửi
phải nhờ đến bác MỤC-Tử nghé thăm và tư vấn cho bạn đc... chắc bác ấy chưa thấy topic này.....
 
phải nhờ đến bác MỤC-Tử nghé thăm và tư vấn cho bạn đc... chắc bác ấy chưa thấy topic này.....

mình nghĩ là bệnh rĩ sắt nhưng không biết chính xác lắm,nếu như vậy thì mình cung không biết thuốc gì để chữa cho em nó nữa
 
Bệnh rỉ sắt
Nguyên nhân do Nấm: Phragmidium mucronatum
Lớp Nấm đảm: Basidiomycetes
SVHMai_BenhRiSat_01s.jpg
Triệu chứng bệnh rỉ sắt

<tbody>
</tbody>



Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.
Điều kiện phát triển bệnh
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 - 35[SUP]o[/SUP]c. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho cây. Tưới nước vừa phải.
Khi bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Bayfidan, Score, Anvil, Bumber, Carbendazim./.

Nguyến Thị Trí - Vũ Khắc Chung
spacer.gif





--
Bệnh rỉ sắt: trên bề mặt lá có những đốm nâu như rỉ sắt, sau đó lan rộng ra, bệnh này không ảnh hưởng lắm tới sinh lý của cây, nhưng nó làm cho lá quang hợp kém và rụng sớm. Trời nóng và ẩm độ cao bệnh càng phát triển mạnh.
Các loại thuốc thừơng dùng: Coc85, Anvil, Ridomil…
DSC01073.JPG


Lá mai bị bệnh rỉ sắt
bonsai Thanh Tâm

<tbody>
</tbody>






Thuốc phun chỉ có công dụng không làm bịnh lây sang các lá còn nguyên vẹn
Các lá đã bị bịnh..sau khi phun thuốc.bịnh khỏi nhưng các tổn thương. dấu vết trên lá vẫn còn nguyên
 
Last edited by a moderator:
Bệnh rỉ sắt
Nguyên nhân do Nấm: Phragmidium mucronatum
Lớp Nấm đảm: Basidiomycetes
SVHMai_BenhRiSat_01s.jpg
Triệu chứng bệnh rỉ sắt

<tbody>
</tbody>



Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.
Điều kiện phát triển bệnh
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 - 35[SUP]o[/SUP]c. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho cây. Tưới nước vừa phải.
Khi bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Bayfidan, Score, Anvil, Bumber, Carbendazim./.

Nguyến Thị Trí - Vũ Khắc Chung
spacer.gif





--
Bệnh rỉ sắt: trên bề mặt lá có những đốm nâu như rỉ sắt, sau đó lan rộng ra, bệnh này không ảnh hưởng lắm tới sinh lý của cây, nhưng nó làm cho lá quang hợp kém và rụng sớm. Trời nóng và ẩm độ cao bệnh càng phát triển mạnh.
Các loại thuốc thừơng dùng: Coc85, Anvil, Ridomil…
DSC01073.JPG


Lá mai bị bệnh rỉ sắt
bonsai Thanh Tâm

<tbody>
</tbody>






Thuốc phun chỉ có công dụng không làm bịnh lây sang các lá còn nguyên vẹn
Các lá đã bị bịnh..sau khi phun thuốc.bịnh khỏi nhưng các tổn thương. dấu vết trên lá vẫn còn nguyên

cám ơn bác MUC TU đã quan tâm và tận tình chỉ dẫn,nhưng kali và lân thì mình bón liều lượng sao hả bác?
 
Lân đối với mai giữ vai trò rất quan trọng trong tạo rễ...tạo mạch gỗ và kiện toàn hệ thống sinh thực (nụ)
Khuyết điểm của Lân là khó tiêu do cần phải có vi sinh phân hủy, thì cây mới tiêu thụ được
Ưu điểm của Lân là không bị trôi đi theo nước mưa hoặc nước tưới..do lân kết dính vào đất và nằm yên 1 chỗ cho cây dùng dần dần
Vì những lí do trên lân phải được bón sớm và bón sâu
Để dễ dàng và thuận tiện,,,người ta dùng phân chuồng trộn với super lân rồi ủ trong vài tháng..visinh trong phân chuồng sẽ phân hủy lân thành lân dễ tiêu..

Đầu năm khi thay đất hoặc thêm đất cho mai người ta dùng phân ủ này trộn vào chất trồng..rồi thêm hoặc thay cho đất chậu mai...
1 lần là đủ lân trong đất cho 1 năm rồi

Lân trong phân bón lá là để cân bằng các nguyên tố cho cây dễ hấp thụ các khoáng khác...hoặc để phòng ngừa vì lí do gì đó...mà bộ rễ ( yếu ) không hấp thụ đủ lân

Kali cũng vậy rất khó tiêu cần phải có vi sinh cây mới hấp thụ được...thiếu kali cây không hấp thụ được đạm...nên lá bị vàng đi..thiếu kali hay bị bịnh tật và chất lượng bông nụ không có..v..v
Kali rất khó bị thiếu vì phân hữu cơ mục có nhiều kali..lá cây thân cây mục có nhiều kali..
Khuyết điểm của kali là rất dễ bị trôi đi vì nước tưới hoặc nước mưa..
Các nhà vườn chuyên mai vàng....vào tháng 6 người ta hay tăng cho cây 1 lần kali vào gốc và phun roorplex để thêm kali vào lá
Cách này sẽ gia tăng quang hợp kích thích mai tạo nụ ( giống như thuốc kích bông cho xoài cũng có nhiều kali)
Giống như đạm...thừa kali câysẽ chết do rễ bị ngộ độc kali quá liều

Vì thế các nhà trồng mai chuyên ngiệp...họ dùng thêm phân sinh học ( Wehg...agrostim...v..v)
Khi dùng phân sinh học họ sẽ giảm nồng độ phân bón gốc đến 20%...như thế sẽ khó bị quá liều ( lậm phân) do phân rất loãng rất an toàn cho rễ
Mà công xuất vẫn cao do tác dụng của phân sinh học là gia tăng hấp thụ phân ở bộ rễ và lưu dẫn phân trong mạch nhựa..( có thể gọi là hấp thụ hoàn toàn phân bón loãng trong đất)
Thiếu phân sinh học ,rễ sẽ hấp thụ phân yếu do đó không hấp thụ hết ( nếu bón đúng liều) và phân còn thừa trong đất sẽ hại rễ
Nếu bón phân loãng để an toàn cho rễ thì do rễ hấp thụ yếu nên cây sẽ thiếu phân

--------

......liều lượng sao hả bác?

Bác nên dùng phân tổng hợp NPK thì liều lượng là :
0.8kg NPK ( 800gram) ngâm chung với 1kg Dynamic trong 1 mét khối nước..ngâm 10 ngày để vi sinh phân hủy
Sau đó tưới cho cây 15 ngày 1 lần
Liều lượng này là loãng rất an toàn cho rễ...do đó phải xen kẽ phải có xử dụng phân sinh học agrostim để cây gia tăng khả năng hấp thụ hoàn toàn phân bón
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bác Mục tử phổ biến tài liệu về bệnh rỉ sắt của lá mai và cách sử dụng lân rất tuyệt. Hình lá mai của bác nghiatn không phải là rỉ sắt mà là một loại bệnh mới thấy chừng vài năm nay, số anh em chơi mai chưa thống nhất đó là bệnh do nấm hay do một loại bọ chích hút gây nên !
 

Cám ơn bác Mục tử phổ biến tài liệu về bệnh rỉ sắt của lá mai và cách sử dụng lân rất tuyệt. Hình lá mai của bác nghiatn không phải là rỉ sắt mà là một loại bệnh mới thấy chừng vài năm nay, số anh em chơi mai chưa thống nhất đó là bệnh do nấm hay do một loại bọ chích hút gây nên !

vậy bác có cao kiến gì để trị cây mai của mình không,mình chỉ có một vài cây mai chơi cho vui nhưng giờ em nó bệnh vậy cũng buồn lắm.xin chân thành cảm ơn
 
Có khả năng cao nhất là nấm bệnh vì theo một người quen họ có 1 cây năm nào cũng bị còn các cây gần đó thì không, các bạn thử nghiệm phun thuốc trị nấm bệnh xem kết quả thế nào (carbendazim, hexaconazole...)
 
Có khả năng cao nhất là nấm bệnh vì theo một người quen họ có 1 cây năm nào cũng bị còn các cây gần đó thì không, các bạn thử nghiệm phun thuốc trị nấm bệnh xem kết quả thế nào (carbendazim, hexaconazole...)

mình có mấy cây điều bị hết,mình cũng có xịt 1 lần thuốc trị nấm nhưng vẫn vậy
 
Bạn mua chai phân bón Alaska phun 10 ngày 1 lần, một thời gian bộ lá sẽ phát triển lại.
 


Back
Top