nước mắm cà cuống tuyệt thế nước mắm của trần gian

  • Thread starter 1hit1kill
  • Ngày gửi
các bác biết ở đâu có cà cuống sống trên lãnh thổ việt nam chỉ mình với, mình đang nghiên cứu bảo tồn nó, ai mà giúp mình thì khi thành công người ấy là người đầu tiên mình chia sẻ kinh nghiệm ^^
 


Bạn tham khảo nhé!

Cà cuống là loại côn trùng được sếp vào hàng sơn hào hải vị của người sưa. Ngày nay, món cà cuống rất được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng làm thức ăn quý.Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục. Giá của một giọt tinh dầu cá cuống trên thị trường hiện nay vào khoảng từ 70.000đ đến 120.000đ tùy thuộc vào thời điểm. Giá của một con cà cuống là 30.000đ đến 40.000 đ tùy vào kích cở.

Kỹ thuật nuôi cà cuống tương đối đơn giản

Chuồng nuôi cà cuống:

Để nuôi cà cuống thành công bạn cần tạo một bể thuỷ sinh, Một một bể thuỷ sinh 80x40x40cm sẽ nặng khoảng nuôi được 200-250 con cà cuống bố mẹ. bên trên bể thuỷ sinh chúng ta lấy một lớp màn mọng bịt nắp bể lại để cà cuống nuôi trong hồ không bay ra ngoài.

Trải lớp nền.

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Cho nước vào bể.

Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

Gắn các cây xanh vào bể.

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Đặt bộ lọc.

Có ít nhất 1 bộ lọc, để lọc nước và cung cấp oxi cho cà cuống

Thả cà cuống vào bể thuỷ sinh

Không nên thả cà cuống vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 5-7 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây.

Chọn giống





Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm.

Chọn cà cuống có có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng[1].

Con cà cuống đưc ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống.

Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này.

Chăm sóc và cho ăn

Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật như: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế,… nên trong hồ chúng ta có thể nuôi thêm cá con để làm thức ăn cho cà cuống.

Sinh sản

Sinh sản vào tháng 5-8 dương lịch sau mùa gặt. Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cmx 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn (trứng ấu trùng- trưởng thành), qua lột xác 5 lần. Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ song cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở. Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này con cái luôn tìm các phá hủy trứng để có thể thay trứng mới của mình. Nên vì thế chúng ta nên chuyễn con cái này ra một bể khác

Cách lấy tuyến thơm (tinh dầu)

cà cuống chỉ cần úp bụng xuống, dùng tre vót nhọn khều tuyến nằm ở đốt ngực giữa gốc đôi chân thứ nhất, gập bụng lại thấy hai bọng tinh dầu nồi ra, khi có nhiều lấy bọng ra để tránh hôi, đựng tinh dầu vào lọ có nút kín để tránh bay hơi. Mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực.



Công dụng của cà cuống




Chế biến các món ăn



Người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau

Tại miền Bắc Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng; hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống.



Gia vị các món ăn

Bọng tinh dầu ở gáy cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống.

Nếu có ít cà cuống, thường người ta thường hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt để gia vào một số món ăn; pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá. Cũng không hiếm khi nước mắm cà cuống được gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng.

Tinh dầu cà cuống đã được làm nhân tạo tại Thái Lan, nhưng hương vị thua xa cà cuống thiên nhiên

Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục.
 
các bác biết ở đâu có cà cuống sống trên lãnh thổ việt nam chỉ mình với, mình đang nghiên cứu bảo tồn nó, ai mà giúp mình thì khi thành công người ấy là người đầu tiên mình chia sẻ kinh nghiệm ^^
Liên hệ bác Xuân Vũ ở Đức Huệ - Long An, ĐT: 0907938476 hoặc một đơn vị khác ở Long Thành - Đồng Nai (thegioicontrung.info)
 
Trả lời câu hỏi:
Tôi ở ngoài Bắc, biết Cà Cuống có khắp nơi trên miền Bắc
quanh Hà Nội, bán kính 1 trăm cây số. Thời trai trẻ, tôi
còn bắt Cà Cuống ngay giữa phố Hà Nội lúc lên đèn. Chúng
bay quanh cột đèn, cánh loang loáng dưới ánh điện, rất dễ
thấy và theo dõi. Khi nó đậu xuống đất hay đụng vào tường
rớt xuống thì chạy đến vồ.
*
Bình luận bài viết:
1- Chưa hề có ai nuôi Cà Cuống. Kỹ thuật nuôi Cà Cuống của
bạn chỉ là lý thuyết nghĩ ra, chưa được kiểm nghiệm. Vì thế
tôi không đọc kỹ và vạch ra những chỗ thiếu sót. Chịu khó
lần tìm trong diễn đàn này, có nhiều bài cũ về nuôi Cà Cuống,
có nhiều ý kiến của bà con có hiểu biết về nó. Nói chung, các
ý kiến đều cho rằng con vật gì cũng nuôi được, kể cả Cà Cuống,
nhưng nuôi con này tốn nhiều diện tích, nuôi chắc lỗ.
*
2- Bọng cay Cà Cuống có 1 bọng, và cách lấy bọng cay là bẻ
lưng giữa phần ngực và phần bụng, thấy ngay bọng cay dưới vỏ
chứ không lấy từ ngực. Sau khi lấy kim rạch xung quanh bọng
cay, thì lôi nó ra còn nguyên bọng bằng hạt gạo nếp, có tinh
Cà Cuống trong suốt. Sau khi lấy bọng, để con Cà Cuống ngay
ngắn lại, thì vết bẻ khớp lại như cũ, mắt không nhìn thấy được,
và con Cà Cuống vẫn còn sống được thêm vài ngày nữa. Chỉ khi
ghé mũi ngửi lưng nó mới biết nó đã bị lấy mất bọng thơm. Chắc
chắn hơn, thì bè chỗ giữa ngực và bụng, nơi ngay dưới cuống cánh
của nó, thấy ngay chỗ nẻ, là chỗ người ta đã moi bọng đi.
Cả con Cà Cuống mới bằng chiếc lá Đa, mà bạn nói bọng có kích
thước 2-3 centimet?
*
3- Người sành Cà Cuống bao giờ cũng lấy bọng thơm. Người không
sành mới làm nó giập bọng, tinh thơm lấn vào thịt ngực của nó,
là bắp thịt vẫy cánh, và chân bò. Lỡ bị giập bọng rồi, thì xé
lấy cái ngực, nướng nhẹ (một vài con) cho vừa chín, rồi giằm
nước mắm, lấy vài giọt nước mắm đó làm hương vị mỗi khi ăn.
Phần bụng cà cuống thì rỗng tuếch như bụng ve sầu, hấp hay luộc
cho trẻ con ăn. Trẻ con thì háu ăn, cái gì mà chẳng thích? Chúng
ăn cà cuống thì như nhai trầu, nuốt nuớc nhà bã. Nói chung, trừ
phần ngực có thịt ra, thì bụng, cũng như đuôi chuồn chuồn, chỉ có
vỏ, không có ruột như bụng cào cào đâu.
*
Qua 2 điều trên đây, bà con muốn nuôi Cà Cuống, nên kiểm nghiệm
lại giá trị bài viết trước khi cả tin.
*
 
nước mắm cà cuống chỉ ngon khi ăn với bánh cuốn thôi..

dường như ngoài bánh cuốn..nước mắm cà cuống không có giá trị gì thêm
 
mình đã nuôi thử cà cuống rồi,nhưng chỗ nuôi bé quá nên chua thành công,con này nuôi phải có chỗ rộng không là nó đánh nhau chết hết
 

bác nuôi thử rồi vậy theo bác mật độ như nào thì ổn?
Em rất muốn bảo tồn và từ đó kinh doanh thậm chí xuất khẩu bằng những con vật đặc sản của nước mình như vầy !
 


Back
Top