kỹ thuật ươm cây giống

vừa rồi em có tự ươm được 1 số cây sưa đỏ,em ươm trong bịch kích thước khoảng 11*20 cm.mặc dù bịch khá to nhưng cây được 3 tháng tuổi rễ đã đâm xuyên qua bị xuống đất,thấy vậy em liền mang đi trồng thì khi nhấc bầu lên cây liền bị héo ngọn.em có xem thấy tài liệu ươm cây keo viết rằng 1 tháng đảo bầu 1 lần và cắt hết những cái rễ cọc chọc ra khỏi bầu.mọi người có thể cho em biết:
1.làm như vây có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cây sau này k?
2.k chỉ với cây keo mà những cây khác mình cũng cát hết rễ đâm ra khỏi bầu dc k?
 


Tiêu chuẩn cây con để đem đi trồng : Cây cao 35-50 cm, đường kính gốc khoảng 4mm, có thân thẳng và bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh và không sâu bệnh.
Khi có hiện tượng rễ đâm ra khỏi bầu bạn nên đảo bầu và đảm bảo bộ rễ để cây phát triển,trước khi đem đi trồng bạn phải đảo bầu trước một tháng.
:2cat:
 
Last edited by a moderator:
Từ ngữ bạn xài có thể khó hiểu với người khác.
*
Vì dụ, người miền bắc có câu "Thiến Đào, Đảo Quất"
thì Thiến, và Đảo có nghĩa là cắt ngắn rễ đi, trong
đó thì Thiến nghĩa là chỉ cắt ngắn rễ vòng xung quanh
nhưng không cắt ngắn rễ ở dưới, còn Đảo thì có nghĩa
là cắt ngắn tất cả các rễ mọi nơi, mọi phía, nhấc hẳn
bầu lên mà trồng lại.
*
Ngày xưa tôi ở Việt Nam, thì công ty cây giống của
nhà nước có trồng những cây cao 2 mét, đường kính gốc
hơn 1 centimet, gần 2 centimet là cao to nhất. Tôi
chưa thấy cây giống nào to hơn cỡ đó. Bầu những cây
này chỉ bằng thùng xách nước, đường kính 2 gang tay,
và chiều sâu cũng hơn 2 gang tay một chút, một người
có thể xách đi được.
*
Xung quanh nhà tôi ở Mỹ bây giờ cũng có mấy nhà ươm
cây và buôn cây giống. Cây cỡ lớn thì cao hơn 2 mét,
đường kính gốc 3 centimet, bầu có đường kính 3 gang
tay, và sâu cũng chừng 3 gang tay. Người khoẻ mạnh
cũng không nên mang xách bầu cây này, mà thường có
xe đẩy để xê dịch chúng.
*
Xem ra, tuỳ theo cỡ cây (cỡ bầu) mà người ta có thể
ươm và trồng làm 2 hay 3 lần. Cây bầu nhỏ cũng phải
trồng ít nhất 2 lần: lần thứ nhất trong bầu nhỏ, và
đất là mùn rất xốp để nảy mầm dễ và chăm sóc dễ. Lần
thứ 2 và lân thứ 3 là trồng xuống đất cứng như đất sẽ
trồng thật sự vĩnh viễn. Phải trồng nhiều lần để cho
mật độ vừa phải, vừa tiết kiệm diện tích, vừa cho cây
có độ chiếu nắng vừa phải, cho cây mọc cao thằng, mà
không bị quá gầy (mật độ quá lớn). Cây trồng to lớn thì
phải ươm 1 lần, trồng 2 lần nữa trước khi trồng rừng.
*
Mỗi lần đánh lên trồng thưa ra, thì tiếng miền Bắc
gọi là Đảo, các rễ đều bị cắt ngắn bớt đi một chút,
không ảnh hưởng sức khoẻ của cây, mà trái lại, làm
cho các rễ ngắn mọc ra kịp với những rễ quá dài. Kỹ
thuật Thiến và Đảo để nhằm cây chững lại một chút, ra
bông trái đúng dịp Tết, nhưng ở cây giống, thì chỉ là
trồng lại thôi. Trồng lại tuỳ theo giống cây mọc nhanh
hay mọc chậm, mà có kế hoạch, vì nên trồng lại vào mùa
Xuân, chứ không nên vào mùa Thu hay Đông. Ở miền Nam,
có lẽ theo tôi đoán, trồng vào mùa mưa thì đỡ phải tưới.
*
Vì vậy, tôi cho rằng đào cây non lên bọc vào trong bầu
chỉ là để chở đi trồng thôi, chứ không phải là kỹ thuật
tốt nhất đòi hỏi như thế. Để rễ mọc dài ra khỏi bầu rồi
cắt đi không phải là kỹ thuật tốt, mà trái lại, làm cho
cây yếu đi. Nếu là cây lấy gỗ, rễ cái bị cắt cụt, nó
vẫn phải mọc vài rễ ra thật sâu để cây khỏi bị đổ sau
này khi nó mọc cao to lên, nhưng tốt nhất thì không nên
cắt cụt rễ cái, rễ cọc của nó. Trong tự nhiên, cây rừng
mọc không hề bị cắt rễ, và gỗ rừng nguyên sinh, thân có
đường kính 1 mét hay hơn, dài trên 10 mét mới có cành,
và đường kính cành cũng là gỗ tốt, đường kính 30 centimet
bằng một cây trồng mấy chục năm.
*
Cây của bạn trồng trong bầu 20 centimet, thì đó là ươm
lần thứ nhất, chưa hề trồng xuống đất. Vậy mà cây đó đem
đi trồng thật và vính viễn, thì quá non bé. Bạn nên trồng
nó vào vườn ươm để 1 hay 2-3 năm nữa đi. Nếu rễ mọc ra khỏi
bầu quá dài, tức là quá trễ để chuyển từ bầu này sang đất
trồng lâu dài hơn. Bạn phải trồng ngắn hạn hơn, hay là dài
hạn, nhưng bầu phải lớn hơn. Tốt nhất là nên trồng vào vườn
ươm thêm 1 năm nữa nếu đem đi trồng gần nhà. Nếu đem đi trồng
xa, kém chăm sóc, thì nên trồng thêm 2 năm nữa cho cây thật
to khoẻ, mới mang đi trồng rừng. Kế hoạch vậy, thì phải trồng
làm 3 lần, gồm 2 lần trồng lại xuống đất cứng. Đào đất này
làm bầu lớn mang đi trồng thì cây rất khoẻ, có thể sống còn
mà làm thành rừng. Nếu bầu bé, cây thấp nhỏ, đem ra trồng rừng
xa, thì bị cỏ dại mọc lấn mà chết hết. Ngày xưa lâm trường
trồng rừng của nhà nưóc, trồng Thông đã cao 3 mét, hình như
8 hay 10 tuổi gì đó, mà còn chết cả vài hecta hàng vạn cây,
thì thiệt hại lớn tới chừng nào. Hình như bị hạn quá nặng,
cây và cỏ dại ở địa phương cũng úa chết hết, không có thể thuê
công nhân gánh nước tưới hàng hec ta đồi núi được.
*
 
Tiêu chuẩn cây con để đem đi trồng : Cây cao 35-50 cm, đường kính gốc khoảng 4mm, có thân thẳng và bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh và không sâu bệnh.
Khi có hiện tượng rễ đâm ra khỏi bầu bạn nên đảo bầu và đảm bảo bộ rễ để cây phát triển,trước khi đem đi trồng bạn phải đảo bầu trước một tháng.
:2cat:
đảo bầu ở đây là mình chỉ thay đổi vị trí của bầu hay kết hợp với cắt rễ chòi ra nữa ạ
 
Các loại cây lấy gỗ ươm từ hạt sẽ có bộ rễ phát triển mạnh, sau một thời gian phải sang bầu lớn hơn để không ảnh hưởng sự phát triển của cây trồng. Khi chưa kịp sang bầu lớn hoặc giá thể trong bầu bị khô, thiếu dinh dưỡng rễ cây sẽ bò ra ngoài để tìm thức ăn thức uống.
Trong vườn ươm cây con cạnh tranh về mặt không gian dinh dưỡng, một số cây sẽ sinh trưởng kém, vì vậy từng kỳ phải đão bầu xếp cây con có cùng chiều cao với nhau để thuận tiện chăm sóc. Trước khi mang cây con đi trồng phải đão bầu trước vài tuần tuỳ tuổi cây giống để cây có thời gian "hồi sức" khi mang đi trồng.
Khi đão bầu thì cắt bỏ toàn bộ rễ nằm ngoài túi bầu bằng dao, kéo sắc không để giập rễ. Che mát thời gian đầu, tuỳ loại cây có thể bổ sung phun thuốc kích thích rễ, tưới giữ ẩm nhiều hơn...để cây mọc rễ mới...
 


Back
Top