Topic Hỏi Gì, Đáp Nấy, Trao Đổi Nhanh, Dễ Hiểu.......

  • Thread starter LyHien
  • Ngày gửi

Agriviet.Com-ss-1.jpg




Mạo muội xin lập topic này để xử lý nóng các tình huống gà bị bệnh hay vấn đề gì liên quan đến gà cần sự giúp đở gấp.!!

Vậy anh chị em nào có vấn đề nóng nào cứ vào đây nhé, các bác sỉ thú y và nhà nông của chúng ta giúp đở anh em nhé.

GHI CHÚ: GỞI CÂU HỎI Ở PHẦN TRẢ LỜI CHỦ ĐỀ HAY TRẢ LỜI NHANH....SẼ ĐƯỢC CHỦ THỚT CẬP NHẬT ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG TRAO ĐỔI NHÉ.\

CÂU HỎI NÊN VÀO TRỌNG TÂM, CHÚ Ý VÀI ĐIỂM:

- Gà bao nhiêu ngày tuổi?

- Triệu chứng bên ngoài (màu phân, sưng khớp, khò khè...).

- Lịch vaccine có hay không? Nếu có thì như thế nào?

- Đã điều trị những gì? Hiệu quả ra sao?

- Tỷ lệ chết hay bệnh/tổng đàn...?

Chú ý: Bạn cũng chẳng cần phải trả lời hết câu hỏi trên, trả lời trong khả năng là được.

Em nghĩ những thông tin trên không quá khó!!! Để mọi người khỏi phải hỏi vì thông tin này cần cho chẩn đoán...sẽ nhanh và hiệu quả hơn...!!


Đọc trước:
1. Phương pháp sử dụng vaccine:
http://agriviet.com/home/threads/80373-Phuong-phap-su-dung-vaccine-Lich-vaccine-cho-ga#axzz21oklnUcI
 


Last edited by a moderator:
hiện mình có vài chục con gà thả vườn khoản 3 tháng tuổi , mấy hôm nay khí trời lạnh vào ban đêm nên sáng mình thấy rút rút ngủ ngày hết mấy em xù lông ỉa phân xanh rút đầu lại bỏ ăn chỉ uống nước ỉa phân trắng vài ngày là chết, tối tôi đều úm đèn và cho uống nước tỏi ngâm với rượu kết hợp nhỏ thuốc CRD và chích dịch tả cách đây khoản 2 tuần , mong AE trên diển đàn chỉ giúp dùm, Đầu năm mới Hồng Tuệ Xin chúc tất cả ACE trên Cộng Đồng Agriviet phát tài, phát lộc, vạn sự như ý,:approve:
BỆNH LỴ VÀ THƯƠNG HÀN
NGUYÊN NHÂN:
Hai bệnh này trên thực tế coi như một bệnh, do 2 loại vi trùng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum gây nên.
Bệnh có thể lây truyền qua trứng của gà mái bệnh, gà con mới nở bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy. Gà bệnh sống sót còn lại trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác.

TRIỆU CHỨNG:
Ở gà con: Bệnh xảy ra ở thể cấp tính, trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, thai chết trước khi nở, nếu nở ra cũng ốm yếu và chết ngay sau đó.
Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng xệ xuống do lòng đỏ không tiêu, tiêu chảy phân màu trắng. Phần lớn bệnh hết sau 2 – 3 ngày nhưng cũng có khi kéo dài 1 – 2 tuần. Trường hợp này gà bị viêm ruột nặng và chết.
Ởí gà lớn: Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính, gà gầy yếu, ủ rũ , lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, bụng tích nước, trương to. Phân có màu trắng bết ở hậu môn, tiêu chảy. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu.
Đôi khi xảy ra ở thể cấp tính do nhiễm trùng huyết, gà đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy nặng. Bệnh tích
Gà con: Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, hôi thối. Lách sưng to gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Ruột tụ máu, xuất huyết có sự tích tụ Fibrin. Trường hợp nặng niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Một số gà bị viêm khớp, thường là khớp đầu gối.
Gà lớn: Gà gầy, viêm hoại tử ở các cơ quan phủ tạng. Gan sưng , trên bề mặt của gan có những nốt hoại tử to nhỏ không đều, cơ tim, phổi, mề bị hoại tử. Bao tim bị viêm, dày lên có chứa dịch thẩm xuất. Lách sưng to, ruột viêm hoại tử, xuất huyết thành từng vệt trên niêm mạc. Buồng trứng bị viêm dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng, thành bụng dính lại với nhau. Xoang bụng có nhiều dịch viêm. Một số con bị viêm khớp mãn tính. Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.

PHÒNG BỆNH:
Chủng ngừa trong bệnh thương hàn ít hiệu quả nên ít được thực hiện. Việc áp dụng các qui trình quản lý và vệ sinh là quan trọng nhất.
Gà, trứng phải mua những nơi, trại không có bệnh. Gà mới mua về phải cách ly và theo dõi. Nuôi cách ly gà lớn với gà con. Định kỳ trộn kháng sinh hay Sulfamid vào thức ăn hay nước uống.
Định kỳ kiểm tra máu gà, những đàn bị nhiễm hơn 20% không giữ làm giống. Máy ấp và trứng ấp phải sát trùng kỹ.
Nếu bệnh xảy ra ở gà con với số lượng ít thì nên loại cả đàn để trừ nguồn bệnh. Nếu bệnh xảy ra cả đàn với số lượng lớn nên loại bỏ những con nặng, điều trị những con nhẹ để hạn chế tổn thất kinh tế. Những gà này chỉ được phép nuôi lấy thịt.

ĐIỀU TRỊ:
Đối với gà nuôi thịt và gà đẻ trứng thương phẩm có thể dùng các thuốc kháng sinh để trị bệnh như sau:
- Vime - Apracin :1g/ 3-4kg thể trọng liên tục 3-5 ngày.
- Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-25kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày.
- Norflox 20 : Pha 25-50ml cho 100ml nước cho gà uống từ 3-5 ngày.
- Vimexysone C.O.D : Tiêm bắp 1ml/5-7kg thể trọng/ngày,liên tục 3-5 ngày.
- Vimethicol 200 : Tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng/ ngày, liên tục 3-5 ngày
Cho uống thêm :
- Vime C - Electrolyte: Liều 1g/2 - 4 lít nước, cho uống tự do hằng ngày theo nhu cầu.
- Aminovit : Hòa 100g vào 500 lít nước hoặc 200 kg thức ăn, cho uống, ăn theo nhu cầu hằng ngày.
- Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ, pha nước uống tự do.

BỆNH ECOLI
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do E.coli ở gia cầm xuất hiện ở nhiều thể bệnh khác nhau như Colibacillosis, Colisepticemia, Coligranuloma, Peritonitis, Salpingitis, Synovitis,... gây tổn thất kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.
E.coli là một vi khuẩn gây bệnh kế phát khi gia cầm bị stress hay bị bệnh, gây thiệt hại nhiều nhất trong chăn nuôi công nghiệp.

TRIỆU CHỨNG:
Triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. Thời gian đầu ổ dịch gà ăn kém, tăng trọng kém. Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, chết hàng loạt. Gà thường chết trong 5 ngày đầu. Đôi khi có hiện tượng sưng khớp.

Bệnh tích
Thường thấy là viêm túi khí, viêm màng bao lá gan, viêm xoang bụng. Ở gà mái đẻ có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm khớp. Nếu kế phát sau bệnh CRD thì có thêm bệnh tích ở phổi và thường được gọi là bệnh viêm túi khí.

PHÒNG BỆNH:
Do có nhiều chủng kháng nguyên E.coli nên việc phòng bệnh bằng vaccine ít có hiệu quả.
Quản lý tốt làm giảm lượng E.coli nhiễm nên ngừa được bệnh E.coli bộc phát.Vệ sinh trứng ấp bằng thuốc sát trùng trứng, vệ sinh máy ấp, khu chăn nuôi. Tăng cường vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc nâng cao sức đề kháng, giảm tối đa stress, gió lùa, khí ammoniac từ chất độn chuồng.
Việc sử dụng kháng sinh và sulfamid có tác dụng hạn chế bệnh.

ĐIỀU TRỊ:
Có nhiều loại thuốc được dùng để trị E.coli, để biết loại nào hiệu quả nhất nên làm kháng sinh đồ để xem độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh thông dụng như:
Vime-Apracin : 10g dùng cho 30-40kg thể trọng pha nước, cho uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn, liên tục 3 ngày.
Vime-S.E.C : 10g dùng cho 40kg thể trọng , cho uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn, liên tục 3 ngày.
Dilapat : 1g/ 5-7kg thể trọng, 1-2gram pha với 1 lít nước uống
Trường hợp bệnh nặng có thể dùng những kháng sinh tiêm bắp:
Spectylo : 1ml/5kg thể trọng , dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Colinorcin : 1ml/5kg thể trọng , dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Vimexysone C.O.D : 1ml/5kg thể trọng, dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm, nên bổ sung các chất điện giải và vitamine, có thể dùng :
Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ pha nước cho uống tự do.
Vime C Electrolyte : 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Vimevit Electrolyte : Gói 100g pha cho 200 lít nước uống cho uống tự do.
 


Chào các ban.cho mình hỏi mình nuôi gà nòi thả vườn tầm khoãng 20-30 con ko chũng ngừa gì cả.khi khoảng 3 th tuổi mình có ngừa new M.thấy tạm ổn mặc dầu có chết một vài con.có đứa cháu học thú y đưa cho lọ ngừa tụ huyết trùng (keo phèn).chích vào vài ngày gà ăn yếu suy nhược chết chậm cứ vài ngày một con.có cho uống thêm vtmin thú y nhưng ko khỏi, chết hết đàn kể cả gà bố mẹ giống.vài tháng sau cháu tôi cũng nuôi gà nòi cũng sau khi ngừa THTrung.chuyện này xảy ra hơn 2 năm nay.cho tới giờ tôi ko dám chích ngừa THT nửa.tôi ko biết đả làm sai chổ nào để sửa chửa.mấy hôm nay vào đây xem thấy có hướng dẩn ngừa THT vào 65 ng tuổi.tôi muốn ngừa nhưng sợ như lần trước ko dám.theo các bạn tôi phải làm cách nào xin hướng dẩn,cám ơn.
 
Hiện nay vấn đề lựa chọn vắc xin và cách cấp vắc xin cho gia súc, gia cầm ở trại chăn nuôi chưa được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này đã gây thiệt hại rất nhiều trong công tác phòng chống dịch bệnh…

1. Khái quát về vắc xin
- Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh cần phòng. Trong vắc xin có 2 thành phần:

+ Kháng nguyên (là thành phần chủ yếu): gồm có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm yếu đi.
+ Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể, tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở vật nuôi. Thường dùng là keo phèn (gọi là vắc xin keo phèn), dầu khoáng, dầu thực vật (gọi là vắc xin nhũ hóa).


2. Phân loại vắc xin
1. Vắc xin nhược độc (vắc xin sống nhược độc)
- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên.
- Có nhiều cách để làm giảm độc lực của vi khuẩn hoặc virut
+ Nuôi cấy trong những điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42­°C hoặc trong môi trường CO2, nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò)
+ Làm khô môi trường sống của vi khuẩn hoặc virut (vắc xin dại Pasteur)
+ Để cho vi khuẩn già đi (vắc xin tụ huyết trùng của Pasteur)
+ Tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên (vắc xin nhược độc dịch tả trâu bò qua thỏ hoặc qua lợn, vaccine nhược độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê)
+ Tiếp đời qua thai, trứng (vắc xin Newcastle, vắc xin dịch tả vịt, vắc xin đậu gà)

+ Ngoài ra còn có một số vắc xin được chế từ các chủng mầm bệnh nhược độc tự nhiên (vắc xin Newcastle V4 chịu nhiệt, vắc xin bệnh Marek)
- Các vắc xin nhược độc có khả năng gây miễn dịch tốt hơn vắc xin vô hoạt. Vắc xin virut nhược độc thường gây miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những loại vắc xin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.
2. Vắc xin vô hoạt (hay còn gọi là vắc xin chết)
- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn, virut đã bị giết chết. Đây là loại vắc xin an toàn, ổn định và dễ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.
- Sử dụng các tác nhân vật lý để giết chết vi khuẩn hoặc virut (tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet,... )
- Gồm các loại vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, vắc xin ung khí thán...


3. Nguyên tắc dùng vắc xin khi tiêm phòng
Dùng vắc xin chủ yếu là phòng bệnh và sau khi tiêm vắc xin một thời gian nhất định heo mới có khả năng tự miễn dịch, vì vậy khi tiêm vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:
- Đối tượng tiêm phòng
+ Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa.
+ Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vắc xin đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vắc xin (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể).
+ Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vắc xin chết.
+ Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
+ Vắc xin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
- Hiệu lực của vắc xin

+ Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vắc xin. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vắc xin cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn). Cũng không nên tiêm vắc xin virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).
+ Một số trường hợp khi tiêm vắc xin cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.
- Thời gian vắc xin tác dụng
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau 2 – 3 tuần. Trong thời gian đó, động vật chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng này có thể dẫn đến những nhận định sai lầm vì cho rằng vắc xin không có hiệu lực, vắc xin gây ra phản ứng hoặc vắc xin gây bệnh.
- Liều sử dụng vắc xin
Cần sử dụng vắc xin (cho uống, nhỏ mắt hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vắc xin, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vắc xin virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vắc xin vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau.
- Số lần dùng vắc xin
Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại do có trường hợp dùng lần đầu cho nên kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh hoặc trường hợp sau khi tiêm một thời gian thì kháng thể được tạo thường suy giảm đến mức hết hiệu lực.. cho nên cần tiêm lần 2 cách lần thứ nhất là 3 – 4 tuần.
Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3 – 4 tuần (thường gọi là đợt tiêm sơ chủng), sau đó để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức kháng bệnh cần thực hiện tiêm nhắc sau 4 – 12 tháng (tùy theo vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ).

- Kết hợp vắc xin
Một số vắc xin có thể dùng kết hợp, bằng cách tiêm cùng lúc ở các vị trí khác nhau với những liều quy định. Như vậy động vật sẽ tạo được miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng một thời điểm mà không gây những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số vắc xin chết không được dùng chung bơm tiêm với các loại vắc xin sống nhược độc.

- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng bất cứ lọ vắc xin nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:
+ Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
Tên vắc xin (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
Số lô, số liều sử dụng
Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
+ Những hư hỏng trong lọ vắc xin:
Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có bình thường không, vắc xin có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vắc xin có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vắc xin nhũ hóa hay vắc xin keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vắc xin đã bị hư hỏng không sử dụng được).
- Thao tác khi sử dụng vắc xin
+ Khử trùng các dụng cụ dùng để pha chế vắc xin bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch (nước đã sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.
+ Sát trùng bằng cồn 70o: tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa vắc xin.
+ Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vắc xin (nhất là vắc xin sống nhược độc).

4. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng vắc xin
a. Những đường cấp vắc xin
- Tiêm dưới da (SQ): vắc xin Newcatle (thế hệ I), vắc xin dịch tả vịt, vắc xin tụ huyết trùng keo phèn.
- Tiêm bắp thịt (IM): Thuốc được chích vào trong cơ thường được hấp thu vào trong máu nhanh hơn so với chích dưới da. Để tránh trào thuốc ra ngoài từ vị trí chích, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim, sau đó đâm thẳng kim vào và bơm thuốc. Khi rút kim ra thì da sẽ bật trở lại vị trí cũ để bao phủ vết chích trong cơ và giữ toàn bộ thuốc ở trong cơ thể. Vị trí chích trên gia súc thường là bắp thịt ở đùi, trên gia cầm là cơ ức.
- Phun sương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhúng mỏ: vắc xin Laxota phòng bệnh Newcatle cho gà.
b. Bảo quản vắc xin
- Vắc xin phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vắc xin nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vắc xin quá hạn dùng, đối với vắc xin còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vắc xin sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
c. Phản ứng sau khi tiêm vắc xin
- Sau khi tiêm vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vắc xin, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.
- Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). Vật nuôi thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da (thường gặp ở heo). Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin.


Phòng Kĩ thuật Công ty TNHH Nhân Lộc - Rovetco
 
chào bạn lộc. Tôi ko ngờ sử dụng vac xin phức tạp vậy,vậy mổi khi làm vac xin ta cần làm các việc gì để giảm các rủi ro khi sử dụng vac xin .có phải vì từ dầu tôi ko dùng vac xin đến khi 3 th tuổi tôi mới làm nên gà ko chịu đươc ko.tôi đang rất phân vân vài năm nay tôi chỉ có ngừa new thôi,cám ơn.
 
Mọi người cho em hỏi gà nhà em bị thế này là sao ạ:
- Gà không đi nổi, nằm 1 chỗ, em cầm lên thì thấy cả người và chân đều run, không ăn uống(em sờ diều thấy lép xẹp). Mổ ra thì thấy ruột có gân máu.
- Phân không dính đít, không bị chảy nước mũi hay đờm gì cả.
Hồi sáng em lùa ra khỏi chuồng thì thấy 1 con có biểu hiện như trên, tới trưa thì chết. Lúc nãy ra chuồng phát hiện thêm 1 con nữa cũng như trên nhưng vẫn cố đi được vài bước.
Em nuôi 300 con gà thả vườn ạ
.



 
BẠN THAM KHẢO NHÉ:
Bệnh Marek ở gà
23/09/2012
Bệnh Marek gây nên bởi virus thuộc họ Herpes virus thuộc nhóm B liên kết tế bào bắt buộc, rất bền vững trong môi trường bình thường, có thể sống 16 tuần trong bụi bặm, đệm lót của chuồng bệnh.
Phương thức truyền truyền bệnh chính: qua đường hô hấp và ăn uống, vẩy bụi da và lông gà, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh hoặc do người nuôi mang mầm bệnh từ khu chuồng này sang khu chuồng khác. Virus không truyền dọc theo trứng nhưng vỏ trứng có thể bị nhiễm bệnh theo bụi bám ngoài vỏ. Thời gian ủ bệnh từ 3-6 tuần.
Triệu chứng, bệnh tích: Gà nhiễm bệnh thường gầy nhanh, kém ăn, tiêu chảy. Có 2 dạng bệnh là cô điển và nội tạng.
- Dạng Marek cổ điển: Gà liệt do các dây thần kinh ngoại biên virus gây tổn thương, đi chuệnh choạng, một bên chân bị bại liệt hơi choãi ra, cánh sã xuống. Khi thần kinh cơ cổ bị nhiễm gà có thể gục thấp đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau. Ở thể cấp tính gà suy sụp, liệt nhanh, cogiật. Một số gà viêm thần kinh mắt ở gà lớn 9 tháng tuổi trở lên, gà chậm chạp không có phản xạ với ánh sáng, thủy tinh thể bị đục, không tròn, thậm chí còn biến dạng thành hình răng cưa, không nhìn thấy nên không ăn uống được, gầy dần và chết.
- Dạng Marek nội tạngthường ở gà 3-9 tháng tuổi có các khối u phát triển ở gan, thận, lách, dạ dày tuyến ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi fabrỉcíus. Gà gay nhanh, tiêu chảy, chết nhanh. Rất dễ nhầm với bệnh Lơcô. Ty lệ gà chết đến 5-6%).
Chẩn đoán bệnh: Xác định gà bị bệnh, phát hiện những khối u gan, thận, phổi, buồng trứng, quả tối trong cơ trong các tổ chức mềm khác của gà bị bệnh Marek.
Phân biệt với bệnh Leucosis:Khác với bệnh Leuco ở chỗ thần kinh bị tổn thương nên đi lại khó khăn, sà cánh một bên tuyến Bursal (Fabricius) thường teo nhỏ.
Phòng bệnh
Đối với bệnh này chủ yếu phải dùng vaccin để phòng và dùng các thuốc bổ tăng sức đề kháng cơ thể gà:
+ Vaccin Marek-THV1 (Hà Lan): dùng cho gà 1 - 4 ngày tuổi. Tiêm 0,2 ml/con. Vaccin vẫn có hiệu quả khi tiêm cho gà trên 3 tuần tuổi.
Cách dùng: Cho 2 ml dung dịch vào lọ nhỏ chứa chất đông khô bằng bơm tiêm và kim. Khi chất chứa trong lọ đã tan thì chuyển dung dịch đó sang chai nước pha theo liều lượng quy định. Sau khi pha nên dùng trong vòng 6 giờ, sau thời gian này nên hủy bỏ.
+ Dùng các loại thuốc bổ sau:
- AD3EC Hydrovit:
Gà dò: 15 ml/l00 con.
Gà đẻ: 20 ml/100 con.
Cho trong 3- 5 ngày .
- Solminvit:
Gà thịt: 1 gà lít nước uống trong 3-7 ngày. Gà đẻ: 0,5 gà lít nước uống trong 3-7 ngày.
- B complex: 1g/3 lít nước uống hoặc trộn 1 kg thức ăn. Dùng 3-7 ngày.
- B complex: 0,2 mli con, tiêm bắp, tiêm dưới da. Dùng 3-5 ngày.
- Bột điện giải.
Điều trị bệnh
Dùng các loại kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát:
- Genta Costrim: 1 g/10 kg thể trọng pha với 2 lít nước hoặc trộn 1,5 kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.
- Neotesol: 60-120 mg/1 kg thể trọng/1 ngày pha với nước. Dùng 3-5 ngày
Thành Đô (nguồn tài liệu : Hướng dẫn điều trị các bệnh gà – Nhà xuất bản lao động- xã hội, 2001)
 
topic rất có tính thức tế ... e ủng hộ các bác
sẵn tiện cho e hỏi 2 vấn đề, e mới tập nuôi gà kjhoảng 2 3 tháng nay thôi và đỗ được bầy gà nhưng sao chân mấy bé gà con vàng mà có đốm đen là sao ạ
với lại mấy e gà e thả lan nó hay ăn thùng xốp nữa ko biết có sao ko >,<" hay là do e để thức ăn trong thùng nó bốc mùi thơm nên nó mổ ăn ko ạ
mong các bác giải đáp giúp e ? Thanks!
 

gà bệnh

mình có đàn gà thả vườn,được 3 tháng,nay có vài con hơi rù,lắc mặt,đi đứng bình thường,ốm nhôm,BS tư vấn dùm em cho uống thuốc gì?
 
Nhờ các bác tư vấn về loại gà nuôi lấy trứng

Chào các bác! Lần đầu tiên tham gia diễn đàn, em có vấn đề này cần các bác tư vấn giúp!
Em đang muốn nuôi gà ta, mục đích là nuôi lấy trứng thôi....
Vậy thì bây giờ nên nuôi loại nào ạ? Em định nuôi theo kiểu bán chăn thả. Em có tìm hiểu 1 số thông tin trên mạng thì thấy bảo có vẻ là nên nuôi BT1 và Rhoderi.....
Em muốn nhờ các bác cho ý kiến và tư vấn giúp em. Em ở ngoài Bắc ạ :)
Cám ơn các bác!
 
topic rất có tính thức tế ... e ủng hộ các bác
sẵn tiện cho e hỏi 2 vấn đề, e mới tập nuôi gà kjhoảng 2 3 tháng nay thôi và đỗ được bầy gà nhưng sao chân mấy bé gà con vàng mà có đốm đen là sao ạ
với lại mấy e gà e thả lan nó hay ăn thùng xốp nữa ko biết có sao ko >,<" hay là do e để thức ăn trong thùng nó bốc mùi thơm nên nó mổ ăn ko ạ
mong các bác giải đáp giúp e ? Thanks!
gà tôi nuôi cũng ăn thùng xốp mà sau thấy cũng ko sao, nhưng tốt nhất là bạn đừng để thùng xôp trong khu vực của chúng nó là được
 
Đàn gà của mình 4 tháng tuổi, khoảng 1 tháng nay không lớn 1-1,2kg.
Có vài chục con 1,3-1,5 thì bán lai rai rồi.

Còn hơn 100 con, mỗi ngày chết vài con, hic hic. Nhiều con gầy xơ xác.
Thuốc giun cho uống rồi.
Tụ huyết trùng cũng cho uống.
C thì cho thường xuyên.
Từ 0-30 ngày tuổi thì làm thuốc đúng lịch.

Chẳng biết tại sao!
Hay là tại trời nắng nóng quá!???

Trông bên ngoài thì gà cũng đẹp. Luôn có vài con trông yếu yếu, vài con đi cà nhắc (giống như bị liệt 1 chân).

Bán cả đàn thì lái chê nhỏ quá, chỉ bán lẻ lai rai.

Có bác nào ở gần Củ chi không ạ. Xin cứu giúp!
 
Đàn gà của mình 4 tháng tuổi, khoảng 1 tháng nay không lớn 1-1,2kg.
Có vài chục con 1,3-1,5 thì bán lai rai rồi.

Còn hơn 100 con, mỗi ngày chết vài con, hic hic. Nhiều con gầy xơ xác.
Thuốc giun cho uống rồi.
Tụ huyết trùng cũng cho uống.
C thì cho thường xuyên.
Từ 0-30 ngày tuổi thì làm thuốc đúng lịch.

Chẳng biết tại sao!
Hay là tại trời nắng nóng quá!???

Trông bên ngoài thì gà cũng đẹp. Luôn có vài con trông yếu yếu, vài con đi cà nhắc (giống như bị liệt 1 chân).

Bán cả đàn thì lái chê nhỏ quá, chỉ bán lẻ lai rai.

Có bác nào ở gần Củ chi không ạ. Xin cứu giúp!
có thể là bệnh marek , bạn lên gg seach bệnh này xem có giống triệu chứng k
 
có thể là bệnh marek , bạn lên gg seach bệnh này xem có giống triệu chứng k

Cám ơn bạn
Mình cũng xoay sở nhiều cách, hiện bó tay!!!
hic hic
Hiện còn có nguy cơ lây ra 300 con đàn khác > 1,5 tháng.

Hội mình có bác nào quanh khu vực HCM không? mình đón đến trại mình xem xét trực tiếp được không ạ? Gấp gấp lắm! Nửa tháng rồi!
Xin đa tạ!!!
 
ACE cho e hỏi, gà của e nó bị thở khò khè như có đờm, mắt sùi bọt trắng ( cả 2 bên ) như bọt xà bông, ăn uống bình thường, đi đứng hơi lù rù, phân bình thường, ko thấy biểu hiện gì khác biệt lắm.
ACE bắt mạch giúp xem nó bị làm sao, và cách điều trị.
Xin cảm ơn!
 
Cám ơn bạn
Mình cũng xoay sở nhiều cách, hiện bó tay!!!
hic hic
Hiện còn có nguy cơ lây ra 300 con đàn khác > 1,5 tháng.

Hội mình có bác nào quanh khu vực HCM không? mình đón đến trại mình xem xét trực tiếp được không ạ? Gấp gấp lắm! Nửa tháng rồi!
Xin đa tạ!!!
Chào Anh, trong khi chờ đợi chuyên gia anh có thể cho gà uống kháng thể dịch tả thử, anh tới công ty naveco trên đường nguyễn đình chiểu mua kháng thể gumboro( trong đó có chứa luôn kháng thể dịch ta) về cho uống xem có hết bệnh không.
 
chào a vitor theo kiến thức hạn hẹp của e và e cũng đã từng phải gặp gà a ko phải maker đâu có 2 lý do a xem thử
thứ 1:gà a gầy gò nuôi hoài k lớn là do a bán lẽ.....a bắt làm nhát gà nó k ăn,và bắt những con bự là có cầm bầy thường gà ăn rất ít nuôi hoài k lớn........
+thứ 2:gà a chết lai rai có con bị như què 1 chân có thể gà a bị cầu trùng ghép ecoli........
đó là ý kiến theo kinh nghiệm của e thôi chứ e chưa chắc là có phải k......còn thuốc thì lâu quá e ko nhớ a ra tiệm hay nhờ những cao thủ thuốc ra sao :lol:ư
chúc a sức khỏe :6^:
 
ACE cho e hỏi, gà của e nó bị thở khò khè như có đờm, mắt sùi bọt trắng ( cả 2 bên ) như bọt xà bông, ăn uống bình thường, đi đứng hơi lù rù, phân bình thường, ko thấy biểu hiện gì khác biệt lắm.
ACE bắt mạch giúp xem nó bị làm sao, và cách điều trị.
Xin cảm ơn!
Mời bạn tham khảo:
BỆNH HEN Ở GIA CẦM
- Bệnh gây ra bởi Mycoplasma

- Gà mọi giống,mọi lúa tuổi đều có thể bi bệnh

- Bệnh gắn liền với các yếu tố stress

- Bệnh xảy ra rải rác quanh năm,đặc biệt khi trời lạnh mưa phùn

- Mật độ nuôi cao, bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi quá nóng, bụi, hàm lượng khí độc (H2S,NH3,CO2,…) cao

=> Bệnh dễ phát sinh

- Lây lan:

+ Truyền dọc từ mẹ qua lòng đỏ trứng

+ Truyền ngang qua tiếp xúc: hít thở phải các giọt nước do gà bệnh vẩy mỏ, hắt hơi, sổ mũi bắn ra có chứa mầm bệnh

- Gà đang lúc tỉ lệ đẻ cao nhất thì bệnh dễ xảy ra nhất

TRIỆU CHỨNG:
- Gà trưởng thành và gà đẻ:

+ Chảy nước mũi lúc đầu trong loãng về sau đục, đặc dần

=> Đóng thành cục, bịt kín lỗ mũi

=>Thở khó, thở khò khè =>vẩy mỏ để bắn dịch ra cho dễ thở

+ Ăn ít, gà gầy còm

+ Gà bị tiêu chảy phân xanh trắng

+ Lông xù,xơ xác

+ Dịch viêm tích lại trong các xoang vùng mặt =>mặt, đầu gà sưng to trông giống như mặt chim cú mèo.

- Gà đẻ: giảm sản lượng trứng kéo dài

- Gà thịt:

+ Xảy ra giữa 4-8 tuần tuổi

+ Bệnh nặng hơn do kết hợp với các mầm bệnh khác, thường với E.Coli

=>ở gà thịt còn gọi là thể kết hợp E.coli-CRD (CCRD)

+Gà ỉa chảy phân xanh hoặc trắng xanh

+ Âm rale khí quản

+ Chảy nước mũi, hắt hơi,sặc khoẹt, quet mỏ xuống nền chuồng

+ Sưng mặt, sưng mí mắt,

+ Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt

+ Ăn giảm, gà ủ rũ và chết sau 3-4 ngày, số còn lại chậm lớn

BỆNH TÍCH:- Xác chết gầy

- Dịch viêm đọng lại ở xoang mũi, hai lỗ mũi

- Dịch mũi lúc đầu trong, có nhiều bọt về sau vàng và đục hơn

- Viêm màng bao quanh gan

- Viêm bao tim

- Viêm túi khí. Thành túi khí dầy đục

- Trong lòng túi khí chứa chất như bã đậu, khô, bở dễ bóc

- Viêm ống dẫn trứng


Gà khó thở trầm trọng

Dịch mũi đặc bịt lỗ mũi

Sưng phù mắt, gà bị mù

Dịch rỉ viêm tích trong các xoang làm cho đầu gà giống như đầu chim cú mèo

Trong lòng túi khí chứa chất giống như bã đậu

Trong lòng túi khí chứa chất giống như bã đậu

Da xương ức bị nổ

Viêm khớp

Viêm khớp bàn

Tích dịch keo nhày dưới da vùng bàn chân

Tích dịch keo nhày dưới da vùng bàn chân
NHỮNG ĐIỂM CẦN QUAN TÂM TRONG
PHÒNG, TRỊ BỆNH HEN Ở GIA CẦM
- Căn bệnh Mycoplasma có nhiều chủng và biến chủng

- Căn bệnh có khả năng nhanh chóng kháng thuốc

- Gà mẹ bị bệnh có thể truyền mầm bệnh cho con qua lòng đỏ trứng

- Các yếu tố ngoại cảnh gây stress (mật độ nuôi, nóng ẩm, bụi, các khí độc…

là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại và phát triển nhưng bất lợi cho sức đề kháng của cơ thể gà

- Bệnh hen gia cầm thường tiến triển ở thể mãn tính

- Bệnh hen gà rất dễ ghép, kế phát các bệnh khác

=> Vì thế việc phòng, trị bệnh hết sức khó khăn và phức tạp

PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh

- Tiêu độc máy ấp, dụng cụ ấp

- Sát trùng, tiêu độc trứng trước khi đưa vào ấp

- Tiêu độc dụng cụ vận chuyển gà con

- Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống

- Đảm bảo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm mùa đông, thoáng mùa hè, hạn chế tối đa các khí độc (H2S, NH3, SO2, CO2…)

- Mật độ nuôi phù hợp đối với từng lứa tuổi

2. Phòng bệnh bằng Vacxin và thuốc

Vacxin phòng bệnh

Hiện tại chúng ta đã nhập một số loại vacxin phòng bệnh CRD cho gà:

- Nobivac- Mg (Hà Lan): Tiêm dưới da 0,5ml/con lúc 2-3 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau 3-4 tuần

- Nobivac- M6 (Hà Lan): Tiêm bắp hoặc dưới da 0,5ml/con gà hậu bị lúc 18- 20 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau 2-3 tuần

- Gallimune (Pháp): Tiêm 05ml/con gà 3-5 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại lúc gà 100 ngày tuổi

- TALOVAC 104 (Đức): Tiêm 0,5ml/con gà 6-8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại khi gà 16- 20 tuần tuổi

- 3 ngày tuổi đầu tiên sử dụng một số loại thuốc chống hen gà do mẹ truyền qua phôi

ĐIỀU TRỊ- Vì mầm bệnh rất dễ kháng thuốc nên những thuốc đã sử dụng để phòng bệnh thì không nên sử dụng trong điều trị

- Bệnh thường tiến triển ở thể mãn tính nên liệu trình điều trị phải kéo dài

- Mầm bệnh có thể lây qua lòng đỏ cho con do mẹ truyền vì thế khi bệnh phát ra cần can thiệp kịp thời

- Bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp nên về nguyên tắc khi bệnh phát ra phải điều trị toàn đàn

- Bệnh gắn liền với các yếu tố môi trường nuôi vì thế trong quá trình điều trị phải quan tâm đến việc khống chế các yếu tố stress

- Sử dụng kháng sinh đặc trị kết hợp nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn gà


TILCOSIN injection
Kháng sinh đặc trị viêm phổi trên gia súc, gia cầm
Thành phần: Mỗi 1ml chứa

Tilmicosin …………300mg
Liều lượng, cách dùng:
Tiêm dưới da hoặc cho uống
Tiêm dưới da: 1ml/30kgP
Uống :100 ml/2800kgP
Thuốc nhập khẩu từ Pakistan;
Quy cách: Chai 100ml


SY TYLO-DOX w.s.p
Thành phần: Mỗi 1kg chứa
Doxycyline Hyclate…….200g
Tylosin Tartrate…………100g
Lactose, Glucose ………vừa đủ
Liều lượng, cách dùng:
- Gia cầm:
0- 45 ngày tuổi:1g/1,5lít nước uống
hoặc 1g/10kgP
> 45ngày tuổi:1g/2-2,5lít nước uống
hoặc 1g/ 15-20kgP.
Dùng liên tục 3-5 ngày
Thuốc nhập khẩu từ HÀN QUỐC; Quy cách: 1kg



Thành phần: Trong 1kg chứa
Tylosine tartrate……..100g
Doxycycline hyclate …200g
Liều lượng, cách dùng:
Gia cầm, thủy cầm:
0-45 ngày tuổi: 1gr/1,5lít nước hoặc 1gr/10kgP
> 45 ngày tuổi:1gr/2-2,5lít nước hoặc 1gr/15- 20kgP
Thuốc nhập khẩu từ Pakistan.
Quy cách: Hộp 1kg. Gói 100g
Đồng thời, dùng thêm các thuốc Enrol S20 Oral, Hepafarm, Bioboss, Bio-Lyvit KC,…
* Mình thì hay dùng Tiloxin để tiêm, tiêm khoảng 3 ngày thì hết. loại bệnh này nếu phát hiện thì nên điều trị sớm. Nếu không chúng hay bị ghép với bệnh khác làm cho gà nhanh bị chết đó!

--------

Các bạn có thể vào đây để tìm hiểu thêm một số bệnh thường gặp trên gia cầm và cách phòng trị bệnh
http://dungvls.webmienphi.in/
 
Last edited by a moderator:
Các bác ơi giúp em với!!!!!!!!!!!!!!!
Tình hình là gà nhà em bị bệnh rất lạ, cụ tỷ như sau:
- Số con bị bệnh: 99%
- Tiền sử bệnh: ecoli, sưng phù đầu, đầu đen, cầu trùng
- Hiện tại: Phân không có gì bất thường, có nhiều con bị hen nhẹ và đôi khi sốt nhẹ, những con bệnh có xã cánh nếu bị nặng, gà vẫn linh hoạt và ăn uống tốt.
- Biểu hiện bệnh như sau: Có khối u to bằng quả quất, có con to bằng quả quýt, màu vàng choé ở nách cánh, đôi khi rải rác ở khắp nơi trên cánh. Bên ngoài nhìn thấy là một cục bướu có độ cứng bình thường, đôi khi chính cục bướu đó còn mọc thêm một cục chứa dịch màu vàng choé. Hầu hết các cục bướu còn nhìn thấy những hạt to bằng hạt ngô, hạt đậu, màu trắng.
- Nghi ngờ của em là có thể do em tiêm H5N1 (tiêm vào khoảng hơn 2 tháng tuổi, gà bây giờ 3 tháng tuổi). Nhưng trong thời gian tiêm H5N1, em còn tiêm cho 1 đàn nữa. Nhưng đàn đó biểu hiện rất ít, ít con bị bệnh, nếu bị thì cũng rất nhẹ, phải nhìn kỹ mới thấy.
- Các bác trong diễn đàn và các mod giúp em "bắt mạch" cho nó nhé. Chân thành cảm ơn.
Em có gửi kèm hình ảnh.
Ghi chú: - Gà Dabaco được cho là an toàn với Marek
- Đã làm đầy đủ vác xin ND IB, Gumboro,


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0824.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0804.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0805.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0806.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0808.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0809.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0810.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0811.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0812.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0813.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0814.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0815.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0816.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0817.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0818.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0819.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0820.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0821.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0822.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0823.jpg


--------

Nếu cứ bị như vậy tới lúc bán thì e rằng khách sẽ không dám mua. Rất mong nhận được trợ giúp. Chân thành cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top