Nấu rượu gạo như thế nào ?

Xin chào các Bác, các anh chị em trên diễn đàn !
Mình muốn học cách làm và kinh nghiệm nấu rượu gạo, vừa lấy hèm cho gà ăn và có rượu nhâm nhi khi...chiều về mà không sợ bị ngộ độc. Xin cả nhà hướng dẫn cho mình với. Cảm ơn mọi người trước.
 


Theo link của bạn http://tuyluy.com/index.php?mod=article&cat=Lichsuruu&article=119
*
Có vài điều cải chính sau:
*
Thứ nhất: nấu cơm như mình ăn, sao cho cơm ngon nhất.
*
Nếu cho men vào lúc cơm chưa nguội hẳn, thì men sẽ chết.
Có nghĩa là cơm sẽ bị mốc rồi thối, chứ không có ra rượu.
*
Thứ ba: rắc men hay trộn men vào cơm theo tỷ lệ người làm
men bán cho mình. Sau đó để 1-2 ngày trong chỗ mát nếu là
mùa hè, trong chỗ ấm néu là mùa đông, cụ thể 20-25 độ.
Nếu nhiệt độ trên 30 độ thì rất dễ hỏng, tức là không ra
rượu, hay ra rất ít, mùi hắc, uống vào có thể lăn đùng ra
phải đi cấp cứu. Nếu dưới 20 độ thì ra rất ít rượu, mùi
không ngon.
*
Bài còn nói nhiều linh tinh khác, nhưng tóm lại là sau khi
đổ vào chum và thêm nước, để chừng 1 tuần, thì mang cất rượu.
Từng hạt cơm khi lên men, thì có khí Các bô níc ở trong, nên
nổi lều phều trong nổi nấu. Đổ thêm nước cũng không sao, vì
chỉ tốn tiền củi nấu thêm nước mà thôi, nhưng đổ ít nước thì
có thể bị khê. Sau khi đổ nước trước khi cất rượu, luồn tay
dưới bỗng rượu trong nồi, sớ xuống đáy nồi, thấy đáy sạch bong
thì sẽ cất rượu tốt, nhưng thấy bầy nhầy dính đáy, thì cơm
bỗng rượu đã bị hỏng, không lên men tốt.
*
Đây là hình hệ thống chưng cất rượu cổ xưa:
*
lo%20nau%20ruou.jpg

*
Gồm một lò than đá, hay củi, hay đun củi trấu, hay nấu bằng hơi
Gas hay bếp điện đều được. Tren bếp, đặt nồi thât bự đựng bỗng
rườu để nấu. Nắp vung nồi phải thật khít, không để hơi rượu lọt
ra. Trên vung nồi là một ống kim loại dẫn hơi rượu ra và dẫn đến
bình ngưng ngâm một bể nước lạnh. Trong hình này, nồi nấu có thể
nấu được 3-4 ký gạo nấu thành cơm và ủ men ra bỗng nấu rượu, kết
quả được 3-4 lít rượu khá ngon, và 1-2 lít rượu nhạt, để làm giấm.
Vì thế, bình ngưng phải chứa được 4 lít. Sau khi ngưng tụ được 4
lít, thì phải tạm ngừng đốt lửa mà thay bình ngưng để chứa rượu lạt.
*
Nếu làm nhỏ để mình uống, mỗi mẻ có thể 1 ký gạo nấu ra cơm mà ủ
men làm bỗng thôi. Nồi nấu có thể rất nhỏ, đường kính 1 gang tay,
cao cũng chỉ 1 gang, đổ nước vào bỗng cho đầy 3/4 nồi. Bình ngưng
có thể chưa được 1 lít là đủ. Ống dẫn có thể bằng ống nhựa vẫn xài
trong bệnh viện, to cỡ ngón tay út, dài hàng mét. Ống đẫn này màu
trắng mờ đục. Ống nhựa trong suốt hay ống nhựa màu là ống có chất
độc, nếu làm ống dẫn hơi rượu, thì rượu có mùi hôi rất hắc, uống
rượu vào có thể bị ho, vì nhiễm độc chất Clo. Các chỗ nối có thể
dán bằng bột mì nhào chút nước làm keo dính. Đun nhỏ lửa tới mưc
có thể thò tay vào bếp mà sờ bên ngoài đít nồi.
*
 
Theo link của bạn http://tuyluy.com/index.php?mod=article&cat=Lichsuruu&article=119
*
Có vài điều cải chính sau:
*
Thứ nhất: nấu cơm như mình ăn, sao cho cơm ngon nhất.
*
Nếu cho men vào lúc cơm chưa nguội hẳn, thì men sẽ chết.
Có nghĩa là cơm sẽ bị mốc rồi thối, chứ không có ra rượu.
*
Thứ ba: rắc men hay trộn men vào cơm theo tỷ lệ người làm
men bán cho mình. Sau đó để 1-2 ngày trong chỗ mát nếu là
mùa hè, trong chỗ ấm néu là mùa đông, cụ thể 20-25 độ.
Nếu nhiệt độ trên 30 độ thì rất dễ hỏng, tức là không ra
rượu, hay ra rất ít, mùi hắc, uống vào có thể lăn đùng ra
phải đi cấp cứu. Nếu dưới 20 độ thì ra rất ít rượu, mùi
không ngon.
*
Bài còn nói nhiều linh tinh khác, nhưng tóm lại là sau khi
đổ vào chum và thêm nước, để chừng 1 tuần, thì mang cất rượu.
Từng hạt cơm khi lên men, thì có khí Các bô níc ở trong, nên
nổi lều phều trong nổi nấu. Đổ thêm nước cũng không sao, vì
chỉ tốn tiền củi nấu thêm nước mà thôi, nhưng đổ ít nước thì
có thể bị khê. Sau khi đổ nước trước khi cất rượu, luồn tay
dưới bỗng rượu trong nồi, sớ xuống đáy nồi, thấy đáy sạch bong
thì sẽ cất rượu tốt, nhưng thấy bầy nhầy dính đáy, thì cơm
bỗng rượu đã bị hỏng, không lên men tốt.
*
Đây là hình hệ thống chưng cất rượu cổ xưa:
*
lo nau ruou.jpg

*
Gồm một lò than đá, hay củi, hay đun củi trấu, hay nấu bằng hơi
Gas hay bếp điện đều được. Tren bếp, đặt nồi thât bự đựng bỗng
rườu để nấu. Nắp vung nồi phải thật khít, không để hơi rượu lọt
ra. Trên vung nồi là một ống kim loại dẫn hơi rượu ra và dẫn đến
bình ngưng ngâm một bể nước lạnh. Trong hình này, nồi nấu có thể
nấu được 3-4 ký gạo nấu thành cơm và ủ men ra bỗng nấu rượu, kết
quả được 3-4 lít rượu khá ngon, và 1-2 lít rượu nhạt, để làm giấm.
Vì thế, bình ngưng phải chứa được 4 lít. Sau khi ngưng tụ được 4
lít, thì phải tạm ngừng đốt lửa mà thay bình ngưng để chứa rượu lạt.
*
Nếu làm nhỏ để mình uống, mỗi mẻ có thể 1 ký gạo nấu ra cơm mà ủ
men làm bỗng thôi. Nồi nấu có thể rất nhỏ, đường kính 1 gang tay,
cao cũng chỉ 1 gang, đổ nước vào bỗng cho đầy 3/4 nồi. Bình ngưng
có thể chưa được 1 lít là đủ. Ống dẫn có thể bằng ống nhựa vẫn xài
trong bệnh viện, to cỡ ngón tay út, dài hàng mét. Ống đẫn này màu
trắng mờ đục. Ống nhựa trong suốt hay ống nhựa màu là ống có chất
độc, nếu làm ống dẫn hơi rượu, thì rượu có mùi hôi rất hắc, uống
rượu vào có thể bị ho, vì nhiễm độc chất Clo. Các chỗ nối có thể
dán bằng bột mì nhào chút nước làm keo dính. Đun nhỏ lửa tới mưc
có thể thò tay vào bếp mà sờ bên ngoài đít nồi.
*
Bài này đọc thấy kỳ kỳ, hay do tui ngu dốt ???!
 
Cảm ơn Bác anhmytran. Hệ thống nấu cho khoảng 1 ký gạo cần phải " độ " lại cho phù hợp. Em đang cần hình mà các hộ nông dân đang dùng phổ biến bằng kim loại để cải tiến lại cho mấy tay nghiệp dư như em. Còn hệ thống ống dẫn chắc phải nhờ mấy thằng bạn BS kiếm dùm...
 
bữa nào rảnh up bộ chế của em lên bác coi chơi


1. Gạo lật: gạo xay rối, không xát trắng
2. bánh men thuốc bắc
3. Xô nhựa có nắp, loại 20l, (ủ được khoảng 15kg gạo)
4. Nồi áp suất 18l, loại khử trùng trồng nấm, tháo
một bên van xả hơi đẻ nối ống dẫn hơi ra ngoài
5. Ống sinh hàn: lấy từ bộ cất Kjendal
6. Nhiên liệu: than tổ ong (khi cất để một miếng sắt hay ngói lên bếp rồi mới đặt nồi)
 

Cảm ơn Bác anhmytran. Hệ thống nấu cho khoảng 1 ký gạo cần phải " độ " lại cho phù hợp. Em đang cần hình mà các hộ nông dân đang dùng phổ biến bằng kim loại để cải tiến lại cho mấy tay nghiệp dư như em. Còn hệ thống ống dẫn chắc phải nhờ mấy thằng bạn BS kiếm dùm...
Nếu muốn đồ xịn, tất cả nên làm bằng Nhôm, Sắt không gỉ, hay Đồng.
Đồ nhựa của bác sỹ chỉ là vì dễ kiếm, dễ tự tháo lắp thôi.
*
Ở nơi tôi ở, cửa hàng kim khí có bán các loại ống đồng, ống nhựa.
Tôi thích loại ống đồng đường kính 10 ly bằng ngón tay út.
Cửa hàng nó bán một cuộn dài chục mét có 2 chục dôla thôi.
Nếu hệ thống nhỏ nấu 1 ký gạo mà qua chục mét ống đồng thì tuyệt
diệu, vì chẳng ai làm dài như thế cả với 1 ký gạo.
*
Nếu có tay khéo, thì những bộ phận cố định nên hàn thiếc cho chặt,
những bộ phận rời thì nên làm hình chóp nón, có gioăng rồi có ốc
vặn cho chặt và kín khít, tháo lắp nhanh gọn.
*
Sau đây là hình tôi vẽ hệ thống nấu rượu:
*
NauRuou_zps7304f2be.jpg

*
Bên dưói phía trái là nồi bỗng rượu.
Phần màu vàng là bỗng rượu đã đổ vào nồi.
Bên trên nồi là nắp vung nồi màu tím.
Giữa vung nồi có lỗ thủng.
Lỗ thủng này có lắp một đoạn ống ngắn hình nót cụt màu đồng đỏ.
*
Trên đó là một ống kim loại nối hay uốn ra chữ L.
Đầu dưới hàn liền với một hình nón cụt vừa khít với ống vung nồi.
Giữa 2 ống hình nón cụt này là một ống hình nón cụt bằng cao su xốp.
Ống cao su xốp này bịt kín hơi rượu không ra được.
Đầu kia của ống chữ L này cũng hàn liền với một đoạn ống nót cụt nữa.
Phần ống không tô màu mà vẽ bằng đường không liền có ý độ dài tuỳ ý.
*
Bên phải là một ống kim loại (bằng đồng đỏ) uốn xoắn ruột gà.
Ống này có đầu trên hàn liền với một đoạn ống hình nón cụt.
Hình nón cụt này vừa khít vào hình nón cụt của ống chữ L bên trên.
Ống này đặt vào trong một cái thùng thật lớn.
Đầu dưới của ống xuyên qua thùng mà thò ra ngoài.
*
Thùng thiệt lớn này chứa đầy nước lạnh đến tràn ra ngoài.
Gần đáy nó có lỗ thủng, hàn liền một đoạn ống hình nón cụt.
Trong hình nón cụt này có đoạn cao su hình nón cụt nữa.
Khi đặt ống đồng hình ruột gà vào, thì các ống hình nón cụt
khít lại với nhau, nước lạnh trong thùng lớn không ra được.
*
Hệ thống này có thể đun lửa thật mạnh, nước bỗng sôi có thể hơn 100
độ C, nhưng ta nên đun 80 độ thôi để rượu ngon, không lẫ nhiều nước.
Hơi rượu qua vung nồi, qua ống chữ L, vào ống xoắn ruột gà. Ở đây,
hơi rượu bị lạnh, tụ lại ở thành ống và rỏ giọt ra ngoài. Nước lạnh
bên ngoài ống, ở trong thùng bị nóng lên, thì ta đổ thêm nước lạnh
mới, theo một ống dẫn đến tận đáy thùng. Nước dâng tràn đầy, và nước
ấm bị tràn ra ngoài trên miệng thùng. Nếu nồi bỗng rượu chỉ có 1 ký
gạo, và thùng làm lạnh là thùng phuy lớn, thì không cần thay nước.
*
Những chỗ ráp lắp, nên làm vành đai thép dày, khoan ít nhất 2 lỗ để
bắt ốc kẹp chặt lại. Ví dụ vung nồi lắp vào miệng nồi chẳng hạn. Đây
là nơi hở nhiều nhất, lãng phí rượu nhất, và dễ bắt lửa cháy nhà nhất.
*
 
bữa nào rảnh up bộ chế của em lên bác coi chơi


1. Gạo lật: gạo xay rối, không xát trắng
2. bánh men thuốc bắc
3. Xô nhựa có nắp, loại 20l, (ủ được khoảng 15kg gạo)
4. Nồi áp suất 18l, loại khử trùng trồng nấm, tháo
một bên van xả hơi đẻ nối ống dẫn hơi ra ngoài
5. Ống sinh hàn: lấy từ bộ cất Kjendal
6. Nhiên liệu: than tổ ong (khi cất để một miếng sắt hay ngói lên bếp rồi mới đặt nồi)
Bác up lên giúp em nha, em cảm ơn bác trước nhá

Cảm ơn Bác anhmytran, để em đọc và tìm hiểu mấy bác thợ làm thùng, xem có độ giúp mình được ko?
 
Thèm thế....! Nhưng cách làm men rượu thế nào k thấy các bác có ý kiến gì vì men là 1 bí kíp rất là quan trọng...cho những mẻ rượu ngon.
 
Men rượu đối với khoa học, là một môn rất dễ.
Người ta biết men rượu tự nhiên có vài giống, năng
suất khác nhau và cách gây giống cũng khác nhau.
*
Đối với người Âu, không làm rượu gạo, thì từ trái
nho vốn đã có men rượu. Chỉ vò trái nát ra là tự
lên men rượu.
*
Đối với người Việt Nam, và các nước Đông Nam Á, có
rất nhiều cách làm men rượu, và dều ra năng suất khá,
không mấy chênh lệch nhau, cũng không mấy ngon hơn hẳn
nhau, mà chỉ là đặc sắc khác nhau, và phù hợp với điều
kiện địa phương thôi. Vì vậy, men rượu gạo ở Việt Nam
không đủ đắt để nghiên cứu chuyên sâu.
*
Thực tế ngày xưa tôi nấu rượu, thì không biết làm men
rượu, mà chỉ mua men rượu ngoài chợ. Quen ai thì mua
của người ấy. Giá cũng rất rẻ, hợp lý, chẳng bắt chẹt
mình. Mình nấu được rượu, cũng bỏ tiền ra mua men, là
cách sống cộng sinh, dựa vào nhau mà sống, chẳng lẽ uống
nước cả cặn? Người làm men, đương nhiên giỏi nấu rượu
hơn mình, mà người ta sẵn lòng bán men cho mình, họ cũng
đáng được đền công chứ.
*
Ở Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng làm rượu nho. Có 3 cách:
1- Mua nho về, vò nát ra, lọc qua rổ bỏ bã, cho nước nho
vào bình, chỉ sau 2 hôm có thể uống được. Lúc ấy nó mới
lên men, chỉ hơi có chút rượu, chủ yếu vẫn là nước nho.
Sau mấy hôm nữa thì đô rượu tăng thêm, bớt ngọt đi, nhưng
rượu rất hăng nồng. Bỏ vào hầm sâu, vài tháng sau uống,
không còn hăng nồng nữa, rất thơm ngon.
2- Mua nước nho bán ở chợ, mua men cũng bán ở chợ, rồi
cho men vào nước nho, rồi cũng đợi vài tháng sau uống.
Kết quả so với làm trái nho thì rẻ hơn nhưng mùi vị kém
hơn rất nhiều. Có thế mới biết nước nho ở Mỹ mặc dù ịn
ngoài vỏ là nguyên chất, nhưng thật ra chỉ là nước đường
nho (Glucoza).
3- Mua nước nho, mua chai lọ, mua đủ các thứ từ nhà sản
xuất cho mình làm rượu. Cách này khá đắt, được rượu khá
ngon. Trong nước rượu nho, có những chất gia truyền. Mặc
dù khá ngon, nhưng không phải ngon nổi tiếng, cũng không
quá đắt, chỉ là loại hơi khá, cũng không đáng mình mua nhiều.
*
Trở lại nấu rượu gạo, so sánh với các cách làm rượu nho trên,
thì ngoài giống men năng suất cao, còn có những mùi vị ta cho
thêm vào nữa. Các mùi vị đó tuỳ người thích mà thấy ngon.
Bời vậy, rượu cuốc lủi bán đắt hàng hay không, tuỳ theo người
hâm mộ, chứ không có ai nổi tiếng cả nước. Nói một cách khác,
rượu gạo không thể ngon tuyệt đỉnh mà nổi tiếng được. Ngày
xưa chính phủ có rượu "Lúa Mới" còn Trung Quốc có "Mao Đài"
cũng nổi tiếng nhiều người hâm mộ. Dù sao, so với rượu của
thế giới, thì giá rượu gạo chỉ xách dép cho rượu Âu Mỹ. Từ
khi tôi đến Mỹ, tôi mới chịu ngậm ngùi chôn vùi ý tưởng nấu
rượu gạo. Đúng là ngày xưa mình coi trời bằng vung thật.
*
 
Thèm thế....! Nhưng cách làm men rượu thế nào k thấy các bác có ý kiến gì vì men là 1 bí kíp rất là quan trọng...cho những mẻ rượu ngon.

Đúng, men tỷ lệ thế nào là bí kíp nấu rượu. cái này muốn đạt được phải thử nghiệm thôi
@ To bác anhmytran: Mình thấy trái đào ( điều), sau khi lấy hạt. Phần trái còn lại ko biết làm gì, đem vứt đi. Có thể sử dụng chúng để lên men nấu rượu được ko hở pác?
 
Được chứ, nhưng không chắc có được rượu ngon không.
Nếu rượu không ngon, bán rẻ, có thể lỗ. Bạn có thể
lấy trái điều nuôi heo còn hơn nấu rượu.
*
Nói chung, tất cả những thức thực vật có thể ăn được
đều có thể cho lên men mà nấu ra rượu. Cũng lại nói
chung nữa, thì thức gì ngon sẽ nấu ra rượu ngon, nhưng
cái gì ngon thì thường đắt hơn những thứ gì không ngon.
*
Chỉ trong các loại gạo thôi, thì gạo ngon nhất đắt nhất
sẽ nầu ra rượu ngon nhất. Tuy vậy, đôi khi rượu ngon quá
khó bán vì đắt vượt trội, nên chỉ nấu cho mình uống thôi.
Rượu làm từ gạo ngắn ngày, gạo nương rẻ tiền, thì cũng
không ngon, phải bán rẻ. Đặc biệt gạo cũ, gạo mốc, gạo
hôi nấu ra rượu thì không ai uống nổi, chắc chắn lỗ, không
bao giờ nên thử nấu các loại gạo này. Nói chung, ngày xưa
nấu rượu chỉ mong bán hoà vốn, lấy bỗng bă rượu nuôi lợn,
thế mà cũng vẫn nghèo. Ngày nay không nuôi lợn bằng bỗng
rượu nữa, chắc hẳn ai làm nghề nấu rượu gạo phải đi ăn mày.
*
 
Cảm ơn bác anhmytran, trên rẫy nhà em họ lặt hạt điều. Phần còn lại họ bỏ nhiều lắm, khi nào có điều kiện em sẽ nấu rượu điều thử xem sao?
 
........ trên rẫy nhà em họ lặt hạt điều. Phần còn lại họ bỏ nhiều lắm, khi nào có điều kiện em sẽ nấu rượu điều thử xem sao?

Rượu vang quả ( trái cây) là nước trái cây lên men..độ rượu rất nhẹ..chỉ khoảng mười mấy độ thôi
Để ngưng không cho vang quả lên men nữa sẽ hóa chua người ta hấp cho chết hết vi sinh.sau đó lọc trong rồi vào chai…bán

Nếu lấy vang quả đang lên men đem chưng cất…người ta sẽ có rượu nặng 40 độ….
Nếu lấy rượu 40 độ đó đem chưng cất lần nữa sẽ cho ra rượu tới khoảng 80 độ…không thể uống được …trữ vài năm rượu này tự nhiên hạ xuống còn 45 độ
Đó là rượu tây…và đó là tại sao rượu tây mắc tiền

Rượu mang hương vị của chất liệu…do đó nếu lấy quả điều cho lên men rồi chưng cất có thể uống vô….ngứa cổ….do trái điều ăn vào gây….ngứa
Nhưng mà bác cứ thử làm xem…biết đâu bác sáng chế ra 1 loại rượu còn ngon hơn cả ...rượu tây
 
Chào chủ thớt: nếu bạn cam kết với tôi là không bào chế rượu dỏm thì tôi sẽ dẫn bạn về nhà tôi ở Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang để xem mẹ tôi nấu rượu gạo.Tôi lớn lên và đi học tại HCM là nhờ rượu đấy nên giờ tôi uống cũng kha khá.
 
Đã từng uống rượu trái điều. Thơm ngọt và dịu nhẹ như rượu nho. Rượu cũng có vị hơi chát (Vì người làm làm theo cách thủ công xưa cũ, chưa biết tách tanin)
Và phải công nhận là ngứa cổ ghê ghớm. Ngứa vì ... ko đủ rượu uống.

Rượu trái điều đã được làm trong dân gian và cũng được nghiên cứu chuyên sâu rồi. Giữa năm trước thì tỉnh Bình Phước rục rịch định làm nhà máy sản xuất rượu điều nhưng tới giờ chưa thấy đâu.

Theo thói quen canh tác của các chủ vườn điều hiện nay thì trái điều chưa kịp chín đã hái nguyên trái xuống để thu hoạch hạt. Đó là trở ngại rất lớn cho người muốn sản xuất rượu điều.

Ngược dòng lịch sử thì rượu nho khi mới ra đời cũng tầm thường như hủ rượu nho các mẹ làm ở nhà mà thôi. Trở nên ngon và nổi tiếng như hiện nay chẵng qua là nhờ kinh nghiệm và nghiên cứu của biết bao người qua vài ngàn năm mà ra. Nếu có 1 loại rượu trái cây nào khác được chăm chút nhiều như rượu nho thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.

Để lên men rượu trái cây cũng có nhiều cách tác động. Tùy mỗi cách mà sẽ cho ra nồng độ, hương và vị của rượu thô khác nhau.

Cứ mạnh dạn mà làm đi bạn!
 
Chào chủ thớt: nếu bạn cam kết với tôi là không bào chế rượu dỏm thì tôi sẽ dẫn bạn về nhà tôi ở Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang để xem mẹ tôi nấu rượu gạo.Tôi lớn lên và đi học tại HCM là nhờ rượu đấy nên giờ tôi uống cũng kha khá.
kaka...Cảm ơn Trang trại Nhi Song Đôi... em ko dám bào chế rượu dỏm đâu, nếu có làm thì....còn hơn cả rượu dỏm nữa...kaka. Đùa tý, Mình cảm ơn bạn nhiều. Có dịp cho mình về quê bạn chơi với nhé. Mình cũng đang ở Tp HCM.

@baby_plm: chính xác là zậy đó bạn. Hồi còn học phổ thông ( đầu thập niên 80 ), mình cũng đã làm thử rượu này rồi, nhưng chế biến " độc đáo" lắm: vắt nước điều ra, lọc bằng vải thưa. Sau đó thêm ít đường vào, cho vào chai thủy tinh, đóng bằng nút bần...phơi nắng. Vài hôm sau pha với rượu gạo uống....Cực kỳ đã. Thực ra, mình cải biến bài thuốc trị bệnh thôi, vắt nước điều bỏ vào chai thủy tinh đem chôn xuống đất là bài thuốc trị đau bụng hiệu quả lắm...

@ Mục tử: Cảm ơn Bác, cũng cố gắng tạo ra sản phẩm độc quyền để mời bác nha. Thực ra, rượu đào, rượu cafe, rượu chanh... cũng sản xuất đại trà ở VN vào những năm 80 rồi. Mình chưa nắm được cách nấu rượu nên cũng...dám bàn. Trải nghiệm để dùng cho vui thôi
 
Làm rượu ngon cần có 2 đội chuyên gia:
1- Đội ủ men và làm rượu (rượu sống và rượu cất).
2- Đội nếm rượu, phân tích mùi vị và đánh giá rượu.
*
Đội chuyên gia thứ hai này quan trọng hơn đội thứ nhất,
vì có họ, thì mới ra đường hướng chỉ đạo đội thứ nhất.
Cho đến nay, rượu châu Âu vẫn ngon hơn rượu Mỹ. Có thể
rượu Mỹ cũng ngon, nhưng số lượng quá ít, chưa đủ bán
ra ngoài để trở nên nổi tiếng được.
*
Ở Việt Nam chưa có đội chuyên gia nếm rượu, nên khó
có được rượu ngon để bán sang Âu Mỹ.
*
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top