Kinh nghiệm ươm trồng cây mật nhân đào từ rừng vê

  • Thread starter d32a1994
  • Ngày gửi
Trước hết,cho mình nói rằng topic này không nhằm mục đích quảng cáo-xin nhắc lại là KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH QUẢNG CÁO-xin cái admin hiểu cho,tuy tôi có bán mật nhân thật nhưng topic này hoàn toàn chỉ để thảo luận về vấn đề đã nêu ở tiêu đề với mục đích có thể phần nào bảo tồn được loài cây thuốc quý hiếm này.

Thấy trên internet cũng có nhiều cơ sở bán giống cây mật nhân nhưng không biết là ươm trồng hay là đào từ rừng về,riêng mình có dịp gần rừng nên cũng có đào về vài chục cây mục đích để trồng xem thử.Qua nhiều lần thất bại,cây cũng đã chết khá nhiều mình mới rút được một số ít kinh nghiệm bây giờ muốn chia sẻ với anh em trên diễn đàn để nếu ai có muốn trồng loại cây này thì cũng có thể có cơ hội thành công trong những bước đầu.
Thú thực,cây mật nhân nếu đào từ rừng về khá là khó trồng bởi lẽ đất trên núi và đất ở đồng bằng khác nhau nên chất đất cũng như nguồn dinh dưỡng cũng khác nhau nên mình phải pha đất cho thích hợp.Bước đầu khi đào từ rừng về mình đem ươm trong bao để cho cây ra rễ và bén lá thật mạnh,khi vừa đào lên ở rừng mình cũng lấy đất chính nơi cây mọc để vô bao,có thể pha thêm trong đất 20% phân gà để cây có thêm chất dinh dưỡng cho sự bén rễ và ra lá non.
Sau khi ươm trong bao trong một thời gian khoàng 15-20 ngày cho bén rễ mạnh thì mới có thể đem ra trồng ngoài đất (lưu ý trong thời gian ươm bao thì phải tưới nước ngày hai lần lúc sáng và tối và tránh tưới quá nhiều gây ngập úng) bước tiếp theo là pha đất:
Thành phần như thế này:
+đất thịt 50% (đất này như ngoài ruộng là đất thịt màu nâu là tốt nhất-nếu vùng bạn không có đât thịt thì có để chọn một loại đất tối màu và có nhiều chất dinh dưỡng)
+cát hoặc đất có thành phần nhiều cát 30%
+phân chuồng(tốt nhất là phân gà) 20%

Tất cả trộn lẫn với nhau rồi đào hố 50x50cm bỏ đất hỗn hợp vừa mới trộn vào (ước lượng trộn sao có thể lấp đầy hố)
Nơi đào hố chọn nơi có chất đất thế nào cũng được vì sau khi rễ cây mật nhân vươn được ra khỏi hố đào thì cây đã có thể lớn và tự tìm nguồn dinh dưỡng được rồi không cần phải lo.
khi tháo bao ra tránh làm rơi lớp đất lấy trên núi xung quanh rễ cây ra để cây khỏi lòng gốc,dẫn đến cây chết,tốt nhất là cắt bỏ phần đáy bao trước rồi sau đó đặt cây xuống sau đó lấp đât lại rồi mới rút phần bao còn lại lên.
Trong tháng đầu tiên ta chăm chỉ tưới nước để cây sống khoẻ,đến tháng thứ hai ta bổ xung cho mỗi cây 0,5kg phân NPK,giảm lượng nước tưới lại 1 lần một ngày,đến tháng thứ 4-5 khi cây lớn ta có thể bỏ mặc cây tự sinh trưởng.

Mình có một số ít kinh nghiệm đó mong muốn chia sẻ cho mọi người,lưu ý là mình không nhận đào cây giống mật nhân đâu nhé! mình chỉ đào vài cây về để mình trồng thôi.
Thân!
 


Đào cây mật nhân từ rừng về ... phần lớn cây sẽ rụng lá sinh lý ... khi cây ko có lá và ko có rễ chùm ... thì việc thêm phân là ko cần thiết ( một số cây to phải cắt ngang rễ cọc,rễ nhánh ngang,cần tái sinh rễ ở đầu vết cắt - bón phân nóng chỉ có thối )

Cây đào từ rừng về .... kể cả cây cổ thụ ... chẳng cần phân do,hay bất cứ loại đất gì cho phiền phức .... Vùi vào cát chờ bén rễ.... sau đó mang ra trồng .... và đặc biệt là : Ko cần phải lọ mọ đi tha đất ở nơi cây này mọc mang về trồng ... vì việc đó là ko cần thiết . kể cả ko lấy được bầu đất ... cây cũng ko chết ...
 
Last edited by a moderator:
Cây vừa đào về trồng một tháng đang trong giai đoạn hồi sức ra rễ non mà bón mỗi gốc nửa kg NPK không biết cây có chịu nổi?
 
Xin cảm ơn đóng góp của 2 bác trần vi và nuôi dế.
Cây mình đào về không phải là cây lớn cây đã già,mà mình lựa những cây non mới mọc cao chỉ tầm 10cm thì tỉ lệ sống mới cao,chứ nếu vận chuyển cây lớn về chi phí cao mà lại khó sống nữa.Cây nhỏ nên khi đào lấy cây lên rễ hầu như không bị tổn thương.
Vì là cây con nên mang về để có thể sống sót trong thời gian đầu thì mình mới lấy đất chỗ cây mọc cho vào bầu,còn về việc bón phân trong bầu,vì đây là phân chuồng lại chỉ có 20% nên không có việc cây sẽ nóng thối rễ mà phân trong trường hợp này mình thấy chỉ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng kích thích ra thêm rễ và thêm lá.Về việc cây rụng lá mà bác nuôi dế nói là trong trường hợp mất rễ và mang về trồng trong một chất đất khác và ở môi trường khí hậu khác nên có thể mới xảy ra hiện tượng đó,còn mình mang cây từ rừng nhà có 80km với lại lấy đất chính nơi cây mọc nên chất đất và khí hậu hoàn toàn giống nơi cây sinh trưởng nên không có thấy hiện tượng rụng lá.
Cây mình đem về rất nhỏ nên chỉ có hai ba cái rễ loe quoe thôi nên không cần cắt ngang để kích thích cây ra rễ,để nó phát triển tự nhiên là được rồi.
Tuy cách pha đất pha phân của mình có hơi phiền phức nhưng đó là cách giúp cây sinh trưởng khoẻ nhất và đảm bảo tỉ lệ sống cao,nếu chứ cây nhỏ mà đem về cứ đem vùi trong cát thì cây dễ chết lắm,cách đó chỉ để làm cho cây cổ thụ-cây kiểng lâu năm bứng từ rừng về thôi(rừng núi quê mình là một trong những cái nôi của việc đem cây kiểng từ rừng về,có rất nhiều người sống nhờ nghề này nên mình có biết chút ít).

Cây sau khi bỏ vào hố đào thì có thể phát triển tự nhiên và trong hố chỉ có 30% phân gà nên không gây nóng,sang tháng thứ 2 chỉ cần bỏ nữa kí phân NPK chỉ nhằm mục đích giúp cây ra rễ dài thôi chứ rễ vẫn có sẵn đâu có cần hồi sức hay ra rễ non gì đâu,cây là cây rừng nên sức sống mạnh trong điều kiện đảm bảo nên cứ để nó phát triển tự nhiên thôi,không cần nhiều phân hoá học làm gì vì đất rừng vốn là đât sỏi nghèo sinh dưỡng.
Thân!
 
không thấy bác nào đóng góp ý kiến,mình đang rất mong hóng hớt được tí kiến thức từ các bác đây
 
Nói chung tất cả những cây đào trong rừng về thì phải xử lý những bước sau :
- Cắt bỏ hết lá , có thể cắt trước lúc đào vài ngày càng tốt .
-Nếu cây nhỏ tốt nhất là phải giữ đc bầu đất , còn cây to thì không cần .
- Nếu có đk có thể đào và cắt 2/3 rế và các cánh trước 4..5 ngày ( cây cổ thụ )
- Khi đào về có thể trồng ngay hoặc tưới qua thuốc kích thích ra rễ , không cần bộ phận và phải có cọc trụ tránh gió làm long cây .
- Tưới nước đủ ẩm 1 ngày 1 lần và che nắng nếu nắng to .
-Nên trồng vào đầu năm là tốt nhất , tháng 7...8 thì cây hay bị úng chết .
Trong kiểu này cây sống 98% luôn
 
khoảng chục năm thì thu hoạch ... Mỗi gốc cỡ gần kg là cùng. người ta chỉ mua cây mật nhân ngâm rượu là cây to > 10 cm ... cây có đường kinh > 10 cm ... đào lên cũng chỉ có vài kg thôi ... cây này mọc chậm lắm ... dự án bảo tồn trồng 3-4 năm thấy mọc lè tè qua đầu người ... còi lắm ... cuối cùng họ bỏ chuyển sang cái khác ... bạn xem lại cẩn thận mất công toi
 

Last edited by a moderator:
em muốn mua cây giống (cây mật nhân )
em ở thôn 6 xã bắc sơn -an dương - hải phòng
ĐT:01666098044
 
Hơi đâu mà mang cây từ rừng về trồng cho mệt, lấy hạt ươm nhanh hơn, em ươm thử thì tỉ lệ nảy mầm gần như 100%, để chiều up ảnh cho mọi người xem
 
Trước hết,cho mình nói rằng topic này không nhằm mục đích quảng cáo-xin nhắc lại là KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH QUẢNG CÁO-xin cái admin hiểu cho,tuy tôi có bán mật nhân thật nhưng topic này hoàn toàn chỉ để thảo luận về vấn đề đã nêu ở tiêu đề với mục đích có thể phần nào bảo tồn được loài cây thuốc quý hiếm này.

Thấy trên internet cũng có nhiều cơ sở bán giống cây mật nhân nhưng không biết là ươm trồng hay là đào từ rừng về,riêng mình có dịp gần rừng nên cũng có đào về vài chục cây mục đích để trồng xem thử.Qua nhiều lần thất bại,cây cũng đã chết khá nhiều mình mới rút được một số ít kinh nghiệm bây giờ muốn chia sẻ với anh em trên diễn đàn để nếu ai có muốn trồng loại cây này thì cũng có thể có cơ hội thành công trong những bước đầu.
Thú thực,cây mật nhân nếu đào từ rừng về khá là khó trồng bởi lẽ đất trên núi và đất ở đồng bằng khác nhau nên chất đất cũng như nguồn dinh dưỡng cũng khác nhau nên mình phải pha đất cho thích hợp.Bước đầu khi đào từ rừng về mình đem ươm trong bao để cho cây ra rễ và bén lá thật mạnh,khi vừa đào lên ở rừng mình cũng lấy đất chính nơi cây mọc để vô bao,có thể pha thêm trong đất 20% phân gà để cây có thêm chất dinh dưỡng cho sự bén rễ và ra lá non.
Sau khi ươm trong bao trong một thời gian khoàng 15-20 ngày cho bén rễ mạnh thì mới có thể đem ra trồng ngoài đất (lưu ý trong thời gian ươm bao thì phải tưới nước ngày hai lần lúc sáng và tối và tránh tưới quá nhiều gây ngập úng) bước tiếp theo là pha đất:
Thành phần như thế này:
+đất thịt 50% (đất này như ngoài ruộng là đất thịt màu nâu là tốt nhất-nếu vùng bạn không có đât thịt thì có để chọn một loại đất tối màu và có nhiều chất dinh dưỡng)
+cát hoặc đất có thành phần nhiều cát 30%
+phân chuồng(tốt nhất là phân gà) 20%

Tất cả trộn lẫn với nhau rồi đào hố 50x50cm bỏ đất hỗn hợp vừa mới trộn vào (ước lượng trộn sao có thể lấp đầy hố)
Nơi đào hố chọn nơi có chất đất thế nào cũng được vì sau khi rễ cây mật nhân vươn được ra khỏi hố đào thì cây đã có thể lớn và tự tìm nguồn dinh dưỡng được rồi không cần phải lo.
khi tháo bao ra tránh làm rơi lớp đất lấy trên núi xung quanh rễ cây ra để cây khỏi lòng gốc,dẫn đến cây chết,tốt nhất là cắt bỏ phần đáy bao trước rồi sau đó đặt cây xuống sau đó lấp đât lại rồi mới rút phần bao còn lại lên.
Trong tháng đầu tiên ta chăm chỉ tưới nước để cây sống khoẻ,đến tháng thứ hai ta bổ xung cho mỗi cây 0,5kg phân NPK,giảm lượng nước tưới lại 1 lần một ngày,đến tháng thứ 4-5 khi cây lớn ta có thể bỏ mặc cây tự sinh trưởng.

Mình có một số ít kinh nghiệm đó mong muốn chia sẻ cho mọi người,lưu ý là mình không nhận đào cây giống mật nhân đâu nhé! mình chỉ đào vài cây về để mình trồng thôi.
Thân!
A cho e hỏi, nếu đào cây có góc lớn lớn chút thì nên đào xuống bao nhiêu cm. Vì e thấy cây nó chỉ được một cái rễ duy nhất nó ăn sâu vào đất mà đào ở giữa rừng thông mà đào về tầm 40cm là cũng vất vả lắm rồi. Mong a chia sẽ....
 
Cây này nghe bảo chậm lớp lắm, không biết trồng bao lâu thì được thu hoạch..
 
vậy cây mật nhân này mình không chiết cành nhân giống được hả các bạn
 


Back
Top