Ứng dụng ozone vào nuôi trồng thủy hải sản

  • Thread starter bkidt
  • Ngày gửi
Kỹ thuật Ozone trong chế biến thủy sản

Chào các bạn. Tôi là kĩ sư của Viện Vật Lý Đại Học Bách Khoa Hà Nội, bên tôi chuyên sản xuất và phân phối các dòng máy ozone công nghiệp.
Thời gian gần đây công ty tôi có nhận được rất nhiều câu hỏi về ứng dụng của ozone trong nuôi trồng thủy hải sản.
Tôi lập topic này với mong muốn ghi nhận những chia sẻ cũng như các câu hỏi của các bạn về việc ứng dụng của ozone trong nuôi trồng thủy hải sản.
Bạn nào có câu hỏi gì thì có thể nếu trong topic này và chúng ta cùng nhau giải đáp các thắc mắc nhé.
Hoặc các bạn có thể liên hệ với tôi theo số đt: 091.999.7289
Cảm ơn các bạn rất nhiều


--------

Đây là một số tài liệu tôi thu thập được,các bạn nghĩ sao???

Chất lượng sản phẩm thủy hải sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ nuôi trồng đến sau chế biến. Chất lượng sản phẩm có thể giảm hoặc giữ nguyên được quyết định bởi quá trình chế biến. Những biến đổi của thủy hải sản sau khi chết rất đa dạng và phức tạp. Vì thế muốn đảm bảo chất lượng thủy hải sản cần có biện pháp bảo quản và chế biến phù hợp.
Một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay là ứng dụng kỹ thuật Ozone trong chế biến thủy hải sản (thay thế cho việc sử dụng hóa chất như: Chlorine,…).
Những đặc tính hữu ích của Ozone
Trước đây, Chlorine được ứng dụng rộng rãi trong chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên với đặc tính hữu ích của Ozone dần được thế Chlorine góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm
+ Một số đặc tính hữu ích của Ozone
  • Ozone là chất khí có thể oxi hóa mạnh
  • Ozone có khả năng khử trùng mạnh gấp 3000 lần Chlorine.
  • Ozone khử mùi tanh, hôi đạt hiệu quả cao.
  • Ozone thanh trùng môi trường khu chế biến
  • Đặc biệt không để lại dư lượng sau xử lý

Nhờ những đặc điểm hữu ích mà kỹ thuật Ozone được ứng dụng rộng rãi trong chế biến thủy hải sản.
+ Ứng dụng Ozone trong từng công đoạn
Tiếp nhận nguyên liệu
Khu tiếp nhận nguyên liệu có nền bằng xi măng, rảnh thoát nước. Trước và sau khi tiếp nhận, nền và rảnh cần được vệ sinh bằng nước ngậm Ozone. Tuy nhiên có thể vệ sinh bằng nước Chlorine 50 ppm, sau đó rửa lại bằng nước ngậm Ozone vừa có tác dụng sát trùng vừa có tác dụng khử dư lượng Chlorine gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Rửa sơ bộ
Nguyên liệu được phân loại rồi đưa sang khâu rửa sơ bộ. nước dùng để rửa được xử lý bằng khí Ozone (khí Ozone có thể được sục trực tiếp trong thời gian đang rửa). Ozone có tác dụng: khử chất bẩn, vi sinh trên nguyên liệu, đồng thời khử mùi tanh, hôi, các mùi vị lạ khác trong nước.
Rửa sạch
nguyên liệu sau khi xử lý sơ bộ được rửa lại bằng nước ngậm Ozone thật sạch nhằm khử hết máu, nội tạng, vi sinh vật, … Dính bám trên sản phẩm
Ra khuôn, bao gói
tất cả bao, túi, … phải được vô trùng bằng cách thổi trực tiếp khí Ozone vào bề mặt túi, bao,…
Xử lý môi trường khu chế biến
Các khu vực chế biến phải được thanh trùng, khử mùi, … bằng khí Ozone từ khu tiếp nhận đến khu bảo quản đông lạnh.
Kết luận: Ứng dụng Ozone theo đúng qui trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản.
 


Last edited by a moderator:
Xin trả lời câu hỏi của bạn.
Tiêu chuẩn cho phép về nồng độ khí ozone trong không khí ở Mỹ là nhỏ hơn 0,5ppm.Nhưng hiện nay nồng độ cho phép đã được kiểm định kĩ lưỡng là 0.6ppm tương đương với 600mg O3/m3 nước.Với các dòng máy ozone dùng trong gia đình hiện nay,công suất ozone chỉ trong khoảng từ 300-500mg O3 nên hoàn toàn an toàn với sức khỏe con người,tuy nhiên các bạn cũng nên tránh hít trực tiếp khí ozone vì dù sao ozone cũng là một khí có tính oxi hóa mạnh.
Những ứng dụng tiêu biểu của ozone
-Khử độc rau quả , thực phẩm : thể hiện rõ qua việc khử các vi sinh vật, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng hoocmôn kích thích tăng trưởng …
-Dùng xử lý nước trong gia đình , xí nghiệp, trường học : Làm kết tủa kim loại dư trong nước (Fe, Mn ...), H2S, mùi, vị hôi tanh, xyanua, phenol …Diệt vi khuẩn, vi sinh có hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi như : diệt vi khuẩn và kén vi sinh như khí khuẩn lao, đường ruột, tụ cầu, kiết lị , ecoli…
-Dùng cho các hộ, cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cá) : đối với các hộ nuôi tôm giống, ngoài việc khử trùng nước thì khí ozone dư còn khử trùng được không khí trên bề mặt hồ nuôi tôm, giúp tránh được vi khuẩn hiếu khí mang mầm bệnh từ nơi khác xâm nhập .
-Dùng trong bệnh viện : Tiệt trùng các dụng cụ y khoa, rửa tay, tiêu diệt vi trùng lao trong không khí ở các trung tâm , bệnh viện lao, da liễu.
-Dùng xử lý nước thải cho các nhà máy, xí nghiệp , cơ sở sản xuất : ngoài tác dụng xử lý, sát trùng ozone còn làm giảm nhanh chóng hàm lượng BOD, COD trong nước thải .
-Dùng bảo quản, chế biến thực phẩm trong nhà bếp, phòng ăn, nhà hàng, quán ăn : khử các mùi khó chịu khi nấu nướng, mùi hôi, vi khuẩn trong tủ lạnh, làm sạch không khí trong bếp . Rửa tay để diệt khuẩn trước khi ăn và khử mùi hôi tanh từ tôm, cá.
-Dùng trong nhà vệ sinh, nhà tắm : khử các mùi hôi, khai một cách nhanh chóng .
-Dùng trong gia đình : sử dụng ozone để khử mùi hôi trong giầy dép, khử mùi trong tủ quần áo. Sử dụng nước ozone để tắm, làm đẹp, làm sạch da hoặc dùng nước ozone để súc miệng vào buổi sáng để diệt khuẩn và khử các mùi hôi trong cơ thể .
-Dùng trong nhà khách, phòng ngủ : khử các mùi hôi, tanh, mùi ẩm mốc, khói thuốc lá, cao su trên nệm, sơn vôi, giường, thảm …
-Tinh khiết nước : Ozone có khả năng oxy hóa các tạp chất độc hại trong nước, thực tế hiện nay trong các dây chuyền sản xuất nước tinh khiết thì đều ứng dụng công nghệ ozone để lọc sạch các kim loại có trong nước, các chất hữu cơ không tốt cho sức khoẻ con người, tiệt trùng các vi sinh vật.

Cảm ơn bạn đã quan tâm;)
KS cho tui hỏi hít phải khí ozone thường suyên có ảnh hưởng đến sức khỏe không ?
 


Back
Top