Anh em Chuẩn bệnh dùm Help!!!!

bầy đang phát triển bình thường tự nhiên có 1 con chân đi ko vững, chậm lớn. sau đó có vài còn nữa cũng bị cái chân mà ko sưng, kèm theo ỉa chảy phân trắng vịt rụt cổ nhưng đầu ko sưng mắt ko đỏ anh em ai help với
 


bầy đang phát triển bình thường tự nhiên có 1 con chân đi ko vững, chậm lớn. sau đó có vài còn nữa cũng bị cái chân mà ko sưng, kèm theo ỉa chảy phân trắng vịt rụt cổ nhưng đầu ko sưng mắt ko đỏ anh em ai help với

Bạn mô tả chưa đc rõ, nhưng có thể là bệnh thương hàn đó bạn a.Thử điều trị =florfenicol+doxycycline xem sao,kết hợp bổ sung Ca,P, men tiêu hóa,vitamin,điện giải.Giữ nền chuồng khô ráo,sạch sẽ.Chúc thành công!
 
bệnh ghép thương hàn + ecoli. bạn nên cho vài tấm hình nhé. chuẩn đoán như vậy chứ ko chắc lắm vì bạn tả đọc tới đọc lui ko biết gà hay vịt bị bệnh. nếu gà bạn xem chân đi ko vững, ốm yếu từ từ, xù lông, chân khô, ỉa phân dính bết đít hay đứng rụt cổ thì bị như mình nói. mua amox+tylosin cho uống buổi sáng trua pha nhóm tylosin+ sunfa. tối đến bạn kết hôp xông bồ kết và thắp đèn giữ ấm cho gà nhé
 
cung cấp thêm thông tin nữa đi bạn à...ít thông tin thế này rất khó cho anh em có thể giúp bạn....nếu là gà thì tôi có nhớ cụm từ này "e-coli bại huyết"..
 
Cám ơn các bác gà em đã trị xong rồi ra đi hết 35% đàn. còn vịt thì hình như bị giống gà lun hay sao rồi nó bắt đầu đi ko dc, phân trắng + rụt cổ, nghe thú y nói là bị ecoli ghép thương hàn. Mà sao mình cho uống Amti Ecoli theo chỉ dẫn của thú y mà sao ko thấy nhúc nhích z nè!
 

Cám ơn các bác gà em đã trị xong rồi ra đi hết 35% đàn. còn vịt thì hình như bị giống gà lun hay sao rồi nó bắt đầu đi ko dc, phân trắng + rụt cổ, nghe thú y nói là bị ecoli ghép thương hàn. Mà sao mình cho uống Amti Ecoli theo chỉ dẫn của thú y mà sao ko thấy nhúc nhích z nè!
Bạn tham khảo thêm:
Bệnh này viêm khớp ở gia cầm làm cho gà, vịt có đặc tính dị tật, bại liệt. Đặc biệt ở gia cầm dưới 10 tuần tuổi bị nhiễm bệnh nặng hơn ở các lứa tuổi khác.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ
Các gia cầm đều bị nhiễm bệnh nhưng chủ yếu là gà và vịt.
II. NGUYÊN NHÂN
Khi phân lập dịch bệnh từ trong ổ khớp thấy tổng hợp nhiều loại vi khuẩn. Tất nhiên không phải ổ dịch nào cũng có đủ các loại vi khuẩn như dưới đây:
- Vi khuẩn Staphyloccus aureus; Gram (+)
- Vi khuẩn Pasteurella multocida; Gram (-).
- Vi khuẩn Mycoplasma synoviae.
- Vi khuẩn Salmonella; Gram (-).
III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY
- Nhiễm trực tiếp do khớp bị tổn thương. Nguyên nhân do bị sây sát.
- Nhiễm qua máu do cơ thể bị nhiễm trùng huyết trong các bệnh CRD, thương hàn, tụ huyết trùng v.v...
- Truyền nhiễm qua trứng do những gà mẹ bị nhiễm bệnh.
IV. TRIỆU CHỨNG
- Có một hoặc nhiều khớp cùng bị viêm trong cùng một thời gian. Những khớp thường viêm là đầu gối, mắt cá chân và khớp háng.
- Triệu chứng khập khiễng, đi lại khó khăn.
- Khớp sưng đỏ, khi bóp thì mền và dị tật đau không đi lại được.
V. BỆNH TÍCH.
- Mổ những khớp viêm bên trong thấy có dịch trong. Những khớp viêm lâu có thể có mủ trắng hoặc chất bã đậu trắng.
- Phần bao cơ viêm dầy lên
- Phần sau của khớp bị bào mòn.
VI. CHẨN ĐOÁN.
- Dựa trên triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.
- Lấy dịch viêm từ ổ khớp xét nghiệm vi khuẩn.
VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
a, Phòng bệnh
- Phòng bằng vacxin và kháng sinh như các bệnh thương hàn, CRD và tụ huyết trùng để mần bệnh không gây nhiễm trùng và di căn vào khớp.
- Vệ sinh trứng và lò ấp để mần bệnh không lây nhiễm từ trứng vào phôi hoặc gia cầm non sau khi nở.
b, Trị bệnh
Thường dùng kháng sinh phổ rộng hay kháng sinh tổng hợp như Tiamulin, Tylosin, Spiramycin, Chlotetrasol, Neocyclin, Neodexin, Tylo PC, Dexamilone, T.T.S, Dibiotic, Becospira Infectable, Biotex, Biocolistin, Ampicolistin, Gentamox, ColiTetravet, Inoxyl, Norflocillin. Có thể pha nước uống phòng bệnh 3 ngày/tuần đới với gà vịt con, hoặc 5 ngày/tuần đối với gà vịt lớn. Có thể dùng một số loại thuốc tiêm điều trị khi bệnh nặng, liệu trình 3-5 ngày. Những khớp viêm nặng có thể tiêm ngay vào ổ khớp. Liều dùng như trong các bệnh CRD, tụ huyết trùng và thương hàn.
Nguồn tin: (Theo Sách hỏi đáp bệnh về gia cầm)
 
Bạn tham khảo thêm:
Bệnh này viêm khớp ở gia cầm làm cho gà, vịt có đặc tính dị tật, bại liệt. Đặc biệt ở gia cầm dưới 10 tuần tuổi bị nhiễm bệnh nặng hơn ở các lứa tuổi khác.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ
Các gia cầm đều bị nhiễm bệnh nhưng chủ yếu là gà và vịt.
II. NGUYÊN NHÂN
Khi phân lập dịch bệnh từ trong ổ khớp thấy tổng hợp nhiều loại vi khuẩn. Tất nhiên không phải ổ dịch nào cũng có đủ các loại vi khuẩn như dưới đây:
- Vi khuẩn Staphyloccus aureus; Gram (+)
- Vi khuẩn Pasteurella multocida; Gram (-).
- Vi khuẩn Mycoplasma synoviae.
- Vi khuẩn Salmonella; Gram (-).
III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY
- Nhiễm trực tiếp do khớp bị tổn thương. Nguyên nhân do bị sây sát.
- Nhiễm qua máu do cơ thể bị nhiễm trùng huyết trong các bệnh CRD, thương hàn, tụ huyết trùng v.v...
- Truyền nhiễm qua trứng do những gà mẹ bị nhiễm bệnh.
IV. TRIỆU CHỨNG
- Có một hoặc nhiều khớp cùng bị viêm trong cùng một thời gian. Những khớp thường viêm là đầu gối, mắt cá chân và khớp háng.
- Triệu chứng khập khiễng, đi lại khó khăn.
- Khớp sưng đỏ, khi bóp thì mền và dị tật đau không đi lại được.
V. BỆNH TÍCH.
- Mổ những khớp viêm bên trong thấy có dịch trong. Những khớp viêm lâu có thể có mủ trắng hoặc chất bã đậu trắng.
- Phần bao cơ viêm dầy lên
- Phần sau của khớp bị bào mòn.
VI. CHẨN ĐOÁN.
- Dựa trên triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.
- Lấy dịch viêm từ ổ khớp xét nghiệm vi khuẩn.
VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
a, Phòng bệnh
- Phòng bằng vacxin và kháng sinh như các bệnh thương hàn, CRD và tụ huyết trùng để mần bệnh không gây nhiễm trùng và di căn vào khớp.
- Vệ sinh trứng và lò ấp để mần bệnh không lây nhiễm từ trứng vào phôi hoặc gia cầm non sau khi nở.
b, Trị bệnh
Thường dùng kháng sinh phổ rộng hay kháng sinh tổng hợp như Tiamulin, Tylosin, Spiramycin, Chlotetrasol, Neocyclin, Neodexin, Tylo PC, Dexamilone, T.T.S, Dibiotic, Becospira Infectable, Biotex, Biocolistin, Ampicolistin, Gentamox, ColiTetravet, Inoxyl, Norflocillin. Có thể pha nước uống phòng bệnh 3 ngày/tuần đới với gà vịt con, hoặc 5 ngày/tuần đối với gà vịt lớn. Có thể dùng một số loại thuốc tiêm điều trị khi bệnh nặng, liệu trình 3-5 ngày. Những khớp viêm nặng có thể tiêm ngay vào ổ khớp. Liều dùng như trong các bệnh CRD, tụ huyết trùng và thương hàn.
Nguồn tin: (Theo Sách hỏi đáp bệnh về gia cầm)

Rất hay. cảm ơn bác nhé
 


Back
Top