Rắn Ráo Trâu Nuôi Trong Thùng Xốp Ở Đồng Nai

- Hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi rắn khác nhau nhưng qua một thời gian vừa nuôi và tìm hiểu áp dụng tất cả các mô hình của các trại đi trước và hiện nay chúng tôi đang áp dụng mô hình nuôi rắn trong thùng mút.
- Sau đây là một vài hình ảnh cho bà con tham khảo.
- Rắn bố mẹ.

Agriviet.Com-11.jpg


onemore

Agriviet.Com-22.jpg


- Rắn con 3 tháng tuổi.

Agriviet.Com-33.jpg


- Rắn con 2 tuần tuổi.

Agriviet.Com-44.jpg


- Khu ươm rắn con.

Agriviet.Com-55.jpg


- Ấp Trứng.

Agriviet.Com-66.jpg


- Sau một thời gian dài gây nuôi chúng tôi nhận thấy nuôi rắn trong thùng mút rắn phát triển rất tốt
- Rắn ăn mạnh và rất sạch không bị dơ bẩn vì rắn thường xuyên ở trong thùng mút vì vậy rắn không bao giờ rắn bị viêm da .
- Những khi thời tiết thay đổi thất thường thì những cái thùng xốp gần giống máy điều hòa của rắn vậy.
- Cách làm chuồng rắn lớn:
Cũng giống như các mô hình khác cũng bằng chuồng lưới , nền xi măng , có lỗ thoát nước để dễ dàng tắm rửa cho rắn và làm vệ sinh chuồng . Lỗ thoát nước tùy theo từng đia hình , thế đất của từng trại mà chúng ta lắp đặt cho hợp lý . Tất cả các góc của nền chuồng làm cao và bo góc để dễ xịt rửa . Độ dốc của nền chuồng càng cao thì càng dễ vệ sinh . Trong chuồng cũng đóng một sàn gỗ hoặc tre chắc chắn . Mặt sàn cách nền chuồng là 30cm , khoảng cách của nan sàn tốt nhất là 1,5cm .
Trên mặt sàn đặt mấy cái tùng xốp có khoét lỗ cho vừa mình rắn chui lọt . Tỷ lệ bốn rắn tên 1 thùng là phù hợp.
- Nhược điểm: của chuồng này là chi phí cao so với chuồng lưới khung gỗ và Không di chuyển được.
- Ưu điểm : Dễ dàng làm vệ sinh nền chuồng cho dù thời tiết ngoài trời còn mưa và gió lạnh.
- Vì rắn được chú ẩn trong thùng xốp nên nhiệt độ luôn luôn ổn định , nếu có bị thay đổi thì thay đổi rất chậm . Đến khi nhiệt độ trong chuồng bằng với nhiệt độ bên ngoài thì lúc đó cơ địa của rắn cũng đã thích nghi với môi trường mới . Từ khi chúng tôi áp dụng nuôi rắn trong thùng xốp rắn chưa bao giờ có hiện tượng khò khè hay ho hen, khạc đờm và không cần dùng men tiêu hóa hỗ trợ trong quá trình chăn nuôi. Với mô hình này chúng ta có thể áp dụng cho cả trong miền nam và miền bắc ( với miền bắc thì vẫn phải thắp thêm bóng đèn nhỏ trong thùng xốp vào mùa đông , và thùng xốp phải cao gấp 2-3 lần so với trong miền nam)
- Nuôi rắn trong thùng mút rất ít khi thấy rắn đi vệ sinh trong thùng , khi nào rắn đói, khát hay đi vệ sinh rắn bò ra ngoài . Nếu thùng xốp dơ bẩn thì ta đổ rắn ra sàn chuồng rồi đánh rửa các thùng mút sạch để cho khô rồi lại bỏ vào chuồng rắn sẽ tự động chui vào thùng mút nằm.
- Cách làm chuồng rắn nhỏ :
Ngang 50cm , dài 1m , cao 50 cm .
Đáy chuồng làm bằng lưới inox 5mm , xung quanh bịt kín hạn chế gió lùa , trên nóc làm bằng lưới 5mm bằng thép hoặc bằng inox càng tốt . Cửa lưới mở phía trên đặt ở vị trí ngay giữa chuồng để khi chăm sóc có thể thò tay vào các gióc chuồng . Trong chuồng cũng đăt 1 cái thùng mút nhỏ có đục lỗ để rắn con chui vào , trong thùng mút để khay nước cho rắn uống . Không để khay nước ở bên ngoài thùng mút tránh tình trang con mồi nhảy vào khay nước , rắn uống nước bẩn như vậy rắn rắn dễ bị tiêu chảy .
- Kê đáy chuồng cách măt đất khoảng 30 -40cm , như vậy phân rắn lọt xuống dưới dễ xịt rửa .

- Trên đây là một chút kinh nghiệm của chúng tôi muốn được chia sẻ cùng bà con mới vào nghề hoặc những ai đang nuôi rắn mà gặp rắc rối trong vấn đề thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột . Thùng mút là 1 giải pháp đơn giản nhưng hiểu quả chi phí thấp mà có ích rất nhiều cho bà con, giá của 1 thùng mút đựng trái cây đã qua sử dụng cao nhất là 10 nghìn đồng .

- Trên đây còn thiếu 1 số hình ảnh chúng tôi sẽ bổ sung sau, là 1 phương pháp mới chúng tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả muốn giới thiệu với bà con, là phương pháp mới nên sẽ có nhiều tranh luận mời bà con tham khảo và góp ý chúng ta cùng xây dựng cho mô hình này đạt hiệu quả cao nhất.

* Về các bệnh thường găp ở rắn hổ trâu :
1- Bệnh tiêu chảy : Bệnh này phân nhão có mùi rất hôi , nếu thấy phân có màu xanh và có mùi năng như mùi cứt gà sát là đã bị nặng rồi .
Phòng bệnh : Bệnh này lây lan qua đường ăn uống nên khi cho rắn ăn cần cho mồi vào thùng không để mồi ra sàn làm mồi dính vào phân của rắn gây tiêu chảy . Hàng ngày vệ sinh chuồng sach sẽ , cọ rửa khay nước và thường xuyên thay nước sach cho rắn uống . Khay nước uống không lớn quá tránh trường hợp rắn trườn vào tắm .
Trị bệnh : Ngưng không cho rắn ăn từ 3-7 ngày , pha men tiêu hóa vào nước cho rắn uống .
** Chú ý : Rắn bị tiêu chảy là dấu hiệu chung của các bệnh khác có lên quan , cần theo dõi kỹ triệu chứng của rắn để nhận biết các bệnh khác **
2- Bệnh giun sán : Bênh này rất khó nhận biết triệu trứng , đến khi phát hiện triệu trứng lờ đờ và khạc khạc , ho nữa là rắn đã bị quá năng rồi rất khó chữa khỏi .
Bệnh này chỉ phòng là chính , Sổ giun định kỳ 1 tháng /1 lần
Hỗn hợp pha chung định kỳ 1 tháng sổ 1 lần .
Lvemectin..............05g .
Dextro..................05mg.
Hai loại thuốc này pha chung sổ định kỳ .
Pha 2mg / 10 lít nước , dìm rắn ngập trong nước 5 phút .
3- Bệnh viêm phổi - :
Triệu chứng : Rắn ăn yếu và bỏ ăn , thở khò khè , miệng chảy nhớt trào đờm , phân nhão và hôi nặng mùi .
Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi , rắn thở dồn dập ( thở gấp ) Rắn hay bò lung tung không định hướng . Nằm tách khỏi bầy miệng nhiều dịch nhờn da rắn tái nhợt không có màu . Nhìn kỹ trong chuồng có đờm cục do rắn bệnh khạc ra .
+ Phòng bệnh : Nhiệt độ chuồng trại phải luôn ổn định , không bị tăng hay giảm đột ngột . Nền chuồng sạch sẽ khô ráo không được ẩm ướt . Không để gió lùa trực tiếp vào chuồng rắn . Ăn mồi phải sạch sẽ , không cho ăn con mồi quá to so với rắn .
+ Trị bệnh :
Hỗn hợp pha chung trị liên tục từ 5-7 ngày
Tylosin.....300mg.
Enro..........500mg.
Bẻomhexin ........20mg.
vitmin E ..........10mg.
Oganic gen .....10mg.
Pha với 20 lít nước ngâm rắn ngập nước 05 phút .
Rắn nhỏ ngâm từ 2-3 phút , không dìm quá lâu .
4 Bệnh Sưng gan , phù thận , bướu hầu :
Triệu chứng : Rắn bỏ ăn , bò trườn chậm chạp , bụng vàng ( màu vàng chanh ) , miệng cứng lưỡi ít thè ra màu da nhợt nhạt có con màu trắng sát , hầu sệ ói mồi , khạc đờm màu hồng .
Phòng bệnh : Thức ăn và nước uống phải sạch sẽ , Khi thời tiết thay đổi thất thường ta nên pha men tiêu hóa cho cả đàn uống liên tục khoảng 3-5 ngày . Không nuôi quá dày dẫn đến rắn bị đè ép khó chịu khi tời tiết thay đổi đột ngột . Hạn chế trường hợp rắn ăn tranh dành mồi cắn nhau gây vết thương hở , vi khuẩn xâm nhập .
Trị bệnh :
Hỗn hợp thuốc pha chung mỗi ngày 2 lần trị liên tục 7 ngày .
Doxycylin.........100mg.
Analgine..........30mg.
Thiamphenicol........20mg.
Tylosin.................50mg .
Vitamin K....250mg .
Pha hỗn hợp với 20 lít nước dìm ngập rắn 5-7 phút .
Rắn nhỏ ngâm từ 2-3 phút .
5- Bệnh trướng bụng , sình hơi , suất huyết
Triệu trứng :Rắn ăn yếu hoặc bỏ ăn , miệng rắn có nhớt , bụng trướng to , phân loãng và hôi . Rắn lừ đừ chậm chap nhìn biểu hiên gần giống ăn mồi no quá , da rắn nhợt nhạt tái màu .
Phòng bệnh : Không cho rắn ăn thức ăn ôi thiu , loại mồi chết đang chuẩn bị phân hủy . Không cho ăn loại mồi sống bị ghẻ lở nhiều vết trầy tróc có mủ , nếu sử dụng mồi ếch ghẻ lở thì phải ngâm ếch vào dung dịch Extra Odyl 100 cc / 3 lít nước , ngâm 1 giờ sau mới cho rắn ăn . Trước khi cho ăn phải rửa lại bằng nước sạch .
Trị bệnh :
Hỗn hợp thuốc pha chung
Flofenicol..........500mg .
Vitamin K ..........100mg .
Colistin ...........150mg .
Pha hỗn hợp vớ 20 lít nước dìm ngập rắn 5-7 phút .
Rắn nhỏ dìm 2-3 phút .

* Các bệnh trên cho uống thuốc phòng thí liều lượng bằng một nửa liều trị . Cũng dìm , ngâm rắn ngập nước .
Làm vào buổi trưa lúc trời nắn , nóng là tốt nhất .

*** Chú Ý :::: Quan trọng nhất là phòng bệnh , khi rắn bị bệnh chuyển nặng rồi có chữa được thì rắn cũng kém phát triển , nếu phòng bệnh tốt thì ít khi phải sử dụng đến thuốc .
Những khi trái gió trở trời thì nên cho rắn ăn mồi có trộn thuốc viêm phổi , phù thận cho rắn ăn liên tục 3 ngày ***
chúc mọi người mạnh khỏe.

- Bài thuốc được chỉnh sửa cho phù hợp với kỹ thuật và cách thức của thời đại .
- Xin chào bà con.!
 


Last edited:
cháu thanks chú Hải với chú Hậu nhiều

--------

cháu thanks chú Hải với chú Hậu nhiều
 


Last edited by a moderator:
Mua 1Vĩ 10Viên Theravita USA (dạng Vitamin tổng hợp)
Mua 1Vĩ 10Viên Rifampicin (thuốc trị lao cho người)
2Vĩ nầy pha lại 5lít nước, đổ ra cho rắn uống thường xuyên

Làm Thử Cho Rắn Uống Thường Xuyên Coi Nó Mạnh Cỡ Nào

Chào chú Hậu!

2 vĩ có nghĩa là pha 5 lít nước vs 20 vien thuốc đó luôn hả chú, rồi lấy ra cho rắn uống từ từ đến khi nào hết thì mình đi mua thuốc ròi pha cho uống tiếp ha chú?

Chúc chú mần ăn phất đạt!

--------

"Cách làm chuồng rắn nhỏ :
Ngang 50cm , dài 1m , cao 50 cm .
Đáy chuồng làm bằng lưới inox 5mm , xung quanh bịt kín hạn chế gió lùa , trên nóc làm bằng lưới 5mm bằng thép hoặc bằng inox càng tốt . Cửa lưới mở phía trên đặt ở vị trí ngay giữa chuồng để khi chăm sóc có thể thò tay vào các gióc chuồng . Trong chuồng cũng đăt 1 cái thùng mút nhỏ có đục lỗ để rắn con chui vào , trong thùng mút để khay nước cho rắn uống . Không để khay nước ở bên ngoài thùng mút tránh tình trang con mồi nhảy vào khay nước , rắn uống nước bẩn như vậy rắn rắn dễ bị tiêu chảy .
- Kê đáy chuồng cách măt đất khoảng 30 -40cm , như vậy phân rắn lọt xuống dưới dễ xịt rửa ."

xin a.Hải cho ý kiến:

e tính làm như thế này: thay vì a làm chuồng lưới bên ngoài, bên trong để thùng mút.
e làm ngược lại tí là làm chuồng nuôi rắn con bằng cách mua thùng mút lớn, sau đó mua lưới 5mm(vừa vặn với chiều dài và rộng của thùng mút) để vào thùng mút nhưng cách đáy thùng mút khoang 5cm hay 10cm để phân rắn lọt xuống

nắp thùng mút thì đậy lại luôn(k mở ra với lại e sống tại miền tây mờ), nhưng có khoét lổ để thông hơi, xung quanh thùng cũng khoét lổ nhưng chỉ ở khu vực gần nắp thùng mút.

trong trường hợp khi trong ngày nào đó nhiệt độ quá nóng thì sẽ mở nắp thùng mút ra, đến tối thì đậy lại

còn việc vệ sinh phân rắn thì cái thùng mút trước đó e cắt lìa phần đáy rồi, chỉ việc lấy ra đi rửa,sau đó đem vô đặt trở lại.hihi

nếu rắn phát triển và lớn hơn thì sẽ làm thêm thùng mút khác và chia rắn ra,còn khong nua thì sẽ xây luôn chuồng ximang có vạt tre cho rắn đại

a thấy có được k ạ?

Chúc a sức khỏe!
 
Last edited by a moderator:
xin a.Hải cho ý kiến:

e tính làm như thế này: thay vì a làm chuồng lưới bên ngoài, bên trong để thùng mút.
e làm ngược lại tí là làm chuồng nuôi rắn con bằng cách mua thùng mút lớn, sau đó mua lưới 5mm(vừa vặn với chiều dài và rộng của thùng mút) để vào thùng mút nhưng cách đáy thùng mút khoang 5cm hay 10cm để phân rắn lọt xuống

nắp thùng mút thì đậy lại luôn(k mở ra với lại e sống tại miền tây mờ), nhưng có khoét lổ để thông hơi, xung quanh thùng cũng khoét lổ nhưng chỉ ở khu vực gần nắp thùng mút.

trong trường hợp khi trong ngày nào đó nhiệt độ quá nóng thì sẽ mở nắp thùng mút ra, đến tối thì đậy lại

còn việc vệ sinh phân rắn thì cái thùng mút trước đó e cắt lìa phần đáy rồi, chỉ việc lấy ra đi rửa,sau đó đem vô đặt trở lại.hihi

nếu rắn phát triển và lớn hơn thì sẽ làm thêm thùng mút khác và chia rắn ra,còn khong nua thì sẽ xây luôn chuồng ximang có vạt tre cho rắn đại

a thấy có được k ạ?

Chúc a sức khỏe!

Ok đó bạn !!!
Làm như vậy là tiện đó , nhưng trời nóng thì hơi bất tiện ( sợ mình bận việc khác quên không mở hổng đáy thùng ) Thời tiết nóng quá rắn ở trong thùng xốp không tốt . Thùng xốp trong chuồng thì rắn tự bò ra ngoài được , chuồng trong thùng xốp thì rắng không chủ động được . Cái nào nó cũng có ưu điểm riêng nhé bạn !
 
Up////////////
 

Last edited by a moderator:
Chào chú Hậu!

2 vĩ có nghĩa là pha 5 lít nước vs 20 vien thuốc đó luôn hả chú, rồi lấy ra cho rắn uống từ từ đến khi nào hết thì mình đi mua thuốc ròi pha cho uống tiếp ha chú?

Chúc chú mần ăn phất đạt!

--------

"Cách làm chuồng rắn nhỏ :
Ngang 50cm , dài 1m , cao 50 cm .
Đáy chuồng làm bằng lưới inox 5mm , xung quanh bịt kín hạn chế gió lùa , trên nóc làm bằng lưới 5mm bằng thép hoặc bằng inox càng tốt . Cửa lưới mở phía trên đặt ở vị trí ngay giữa chuồng để khi chăm sóc có thể thò tay vào các gióc chuồng . Trong chuồng cũng đăt 1 cái thùng mút nhỏ có đục lỗ để rắn con chui vào , trong thùng mút để khay nước cho rắn uống . Không để khay nước ở bên ngoài thùng mút tránh tình trang con mồi nhảy vào khay nước , rắn uống nước bẩn như vậy rắn rắn dễ bị tiêu chảy .
- Kê đáy chuồng cách măt đất khoảng 30 -40cm , như vậy phân rắn lọt xuống dưới dễ xịt rửa ."

xin a.Hải cho ý kiến:

e tính làm như thế này: thay vì a làm chuồng lưới bên ngoài, bên trong để thùng mút.
e làm ngược lại tí là làm chuồng nuôi rắn con bằng cách mua thùng mút lớn, sau đó mua lưới 5mm(vừa vặn với chiều dài và rộng của thùng mút) để vào thùng mút nhưng cách đáy thùng mút khoang 5cm hay 10cm để phân rắn lọt xuống

nắp thùng mút thì đậy lại luôn(k mở ra với lại e sống tại miền tây mờ), nhưng có khoét lổ để thông hơi, xung quanh thùng cũng khoét lổ nhưng chỉ ở khu vực gần nắp thùng mút.

trong trường hợp khi trong ngày nào đó nhiệt độ quá nóng thì sẽ mở nắp thùng mút ra, đến tối thì đậy lại

còn việc vệ sinh phân rắn thì cái thùng mút trước đó e cắt lìa phần đáy rồi, chỉ việc lấy ra đi rửa,sau đó đem vô đặt trở lại.hihi

nếu rắn phát triển và lớn hơn thì sẽ làm thêm thùng mút khác và chia rắn ra,còn khong nua thì sẽ xây luôn chuồng ximang có vạt tre cho rắn đại

a thấy có được k ạ?

Chúc a sức khỏe!
Bạn mua sắt hàn thành cái chuồng lớn, xong mua mấy tấm la phông trần nhà ngoài phế liệu về ngăn chuồng lớn ra thành nhiều chuồng nhỏ đúng kích cỡ mà nuôi.
Khi rắn lớn thì tháo vách ngăn từ từ, sẽ có 1 chuồng nuôi rắn lớn ngon lành, mà tiết kiệm.
 
Chào a Hải.

Gần nhà e có bác đó nuôi rắn.tình trạng rắn có mấy con bỏ ăn và bụng phình to y như bi đầy hơi va thở yếu không ăn rồi chết. khi chết bụng co quoằng xanh và đen

rắn bị gì và phải làm sao giờ a Hải, mong a Hải giúp đở!

Cam ơn a!
 
Chào a Hải.

Gần nhà e có bác đó nuôi rắn.tình trạng rắn có mấy con bỏ ăn và bụng phình to y như bi đầy hơi va thở yếu không ăn rồi chết. khi chết bụng co quoằng xanh và đen

rắn bị gì và phải làm sao giờ a Hải, mong a Hải giúp đở!

Cam ơn a!

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng như vậy :

- Quay ngược thời gian xem lại cách đây khoảng nửa tháng thời tiết như thế nào ? Đa số là bị nóng đột ngột gây nên viêm phổi .
Hiện tượng : Rắn ho ( khẹc khẹc ) liên tiếp khoảng 2-3 ngày => màu da tái nhợt => bỏ ăn lừ đừ , sống tách bầy . Khi chết phần lớn là cổ gập cong hình lưỡi câu .

- Nguyên nhân thứ 2 có thể do giun , sán xông lên phổi => ăn loét phổi gây trào đàm => đàm đóng thành dây trong cuống họng => Rắn không thở được chết . Trước khi chết rắn giãy rất mạnh , quăng vật đầu bành bạch ...

* Tất cả các bệnh trên đều phải phòng từ xa , để tới như ngày hôm nay mới hỏi cách chữa thì không chữa nổi đâu nha !
Những con bị nhẹ thì pha thuốc viêm phổi cho uống vớt vát được con nào hay con đó ...
 
Con rắn ráo trâu nầy nuôi & ấp trứng rất dễ (sức đề kháng nó rất là mạnh)
Anh em nào mới nuôi mà không học & nắm rỏ thời tiết tháng nào phải làm gì
Thì coi như đừng nuôi để tiền làm chuyện khác, chứ rớ vào coi như đức vốn

Cám ơn a Hậu. đối với ai đã làm thành công rồi thì thấy rất dễ, cái gì cũng thế thôi, mọi người điều nói cả mà

nhưng trang này tư vần về kĩ thuật, và điều kiện thơi tiết thì cũng nằm trong đó,nếu bác muốn giúp những người nông dân chân chất thì mong bác chia sẽ về việc tháng nào (thời tiết) phãi làm gì, những người nông dân chúng tôi rất biết ơn và rất trân trọng điều ấy

Chúc a thành công!
 
Anh Hậu trình bày vậy là quá tỷ mỷ rồi , cám ơn những chia sẻ kinh nghiệm xương máu của anh cho tụi em học hỏi !
Em nghĩ cái bệnh theo thời tiết chắc có lẽ là do virus vì đa số 1 vài con bệnh là cả đàn cả trại bị đỡ không kịp, do đó phòng luôn tốt hơn trị ,rất cảm ơn những kn của các anh
 
Vi trùng, virus, vi khuẩn, vi sinh vật, vi vi vi... gì cũng có sẳn ở trong trại hết bạn. Ngay cả trong cơ thể con rắn cũng có lun. Thời tiết thay đổi làm sức đề kháng con rắn yếu đi nên sẽ bị vi vi vi tấn công. Nên phòng là tốt nhất!
Trước giờ dùng kháng sinh để trị để phòng, thế có bác nào dùng kháng khuẩn để phòng chưa nhỉ?
 
Vi trùng, virus, vi khuẩn, vi sinh vật, vi vi vi... gì cũng có sẳn ở trong trại hết bạn. Ngay cả trong cơ thể con rắn cũng có lun. Thời tiết thay đổi làm sức đề kháng con rắn yếu đi nên sẽ bị vi vi vi tấn công. Nên phòng là tốt nhất!
Trước giờ dùng kháng sinh để trị để phòng, thế có bác nào dùng kháng khuẩn để phòng chưa nhỉ?

a.Tân nói đúng rùi,e có người anh làm bên dược sĩ cũng nói giống y hệt a Tân. like!
 


Back
Top