Bón phân cho cây cà chua

  • Thread starter phanbonviettranhde.com
  • Ngày gửi
1 Đặc điểm chung

Cà chua là cây rau ăn trái thích hợp với khí hậu mát mẻ, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp là 20-24oC. Giới hạn nhiệt độ tối cao đối với cà chua là trên 35oC và giới hạn tối thấp là 10oC – 12oC.
Thời gian từ khi ra hoa đến quả lớn cây rất mẫn càm với nhiệt độ cao. Khi quả chín nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ làm quả bị mềm, trên 35oC sắc tố màu đỏ bị phân giải.
Cà chua có phản ứng không rõ rệt với quang kỳ, nhưng cà chua là cây ưa sáng. Thời gian sinh trưởng 120-135 ngày tùy theo giống. Đợt thu hoạch đầu khoảng 60 ngày sau khi trồng.
Thích hợp trên đất tơi xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, ít chua (pH 5,5-6,5). Cà chua là cây không chịu úng, nhưng yêu cầu độ ẩm đất cao từ 70-80% và độ ẩm không khí thấp từ 45-55%.
Mật độ trồng khoảng 18000-20.000 cây/ha (hàng cách hàng 60-70cm, cây cách cây 45-50cm).
Thời vụ trồng thích hợp ở miền Bắc từ tháng 8-12dl, ở miền Nam từ tháng 10-1 (vụ Đông Xuân), tháng 6-7dl (vụ mùa) hoặc trồng trái vụ trong mùa mưa.

2 Nhu cầu dinh dưỡng

Cà chua có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, cây cần nhiều K,sau đó tới N và Ca rồi P, Mg. Cây cà chua cần N và P nhiều hơn K trong giai đoạn đầu đến khi tạo quả và cần nhiều K và P trong giai đoạn mang trái. Nhìn chung từ giai đoạn có trái trở về sau nhu cầu dinh dưỡng cà chua cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Một điểm rất đặc biệt của cà chua là hệ rễ hút lân kém, nhất là thời kỳ cây con.
Thiếu N lá chuyển vàng, cây ít phân cành, năng suất giảm. Nhưng thừa N trái dễ bị phồng lên và rỗng ruột. Nhìn chung cà chua phù hợp với dạng đạm nitrate hơn là đạm amonium. Bón nhiều đạm amonium có nguy cơ tăng tính nhiễm bệnh với Fusarium và tăng khả năng bị thối đít trái.
Thiếu lân lá chuyển sang màu xanh tối, năng suất giảm rõ rệt. Lân rất cần thiết cho giai đoạn cây non cũng như thời kỳ đang cho quả. Lân đóng góp rất đáng kể cho việc tạo năng suất và giúp làm giảm tỷ lệ nấm bệnh. Có đến 65% lượng P cây hấp thu nằm trong trái vào lúc thu hoạch.
Thiếu kali thường dẫn đến triệu chứng biến màu ở bên ngoài vỏ trái và bên trong ruột trái cà chua (những vùng màu vàng ở vỏ trái và vùng màu trắng trong ruôt).
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thối đít trái cà chua được cho là do thiếu Ca. Đồng thời Ca cũng làm tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
Ngoài NPK, Ca cà chua còn cần các chất trung vi lượng như Mg, B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo.

3 Phân bón

Liều lượng bón
sdfd_zps3e1a06b6.png
[/URL][/IMG]
 


các bác ơi cho em hỏi bây giờ chồng giống cà chua nào năng xuất và cách chăm bón thế nào a. em định trồng khoảng 1000m2 để bán a
 
các bác ơi cho em hỏi bây giờ chồng giống cà chua nào năng xuất và cách chăm bón thế nào a. em định trồng khoảng 1000m2 để bán a

bác nên trồng giống mới của công ty suyngenta
 


Back
Top