Xử lý mai vàng nở nhanh bằng KNO3 & GA3 khi thời tiết lạnh

  • Thread starter SÂN THƯỢNG XANH
  • Ngày gửi
Xử lý giúp mai vàng nở nhanh bằng KNO3 & GA3 khi thời tiết lạnh

Do năm nay(2014) nhiều khả năng thời tiết sẽ lạnh vào dịp tết, làm ảnh hưởng đến sự nở hoa của cây mai vàng.
Xin giới thiệu với mọi người về kinh nghiệm của tác giả bài viết này là nghệ nhân Nguyễn tấn Vinh để mọi người cùng tham khảo.
Vào Xuân kỷ sửu-2009 do thời tiết quá lạnh nên hầu hết các vườn Mai tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nở trễ, có cây nở chậm hơn 5-7 ngày, mặc dù đã lãy lá vào thời điểm thích hợp nhất. Qua những kinh nghiệm trồng và chăm sóc Mai, nghệ nhân Nguyễn Tấn Vinh đã khắc phục được mai nở trễ bằng sự kết hợp bởi 2 sản phẩm KNO3 & GA3 đạt hiệu quả cao giúp mai nở hoa đúng tết.
KNO3(Potasium Nitrat) có hàm lượng N là 13% và K2O là 46%. Đây là loại
phân kích thích nở hoa, giúp hoa nở tập trung bông to cánh thẳng, hoa lâu tàn, chống rụng hoa do diễn biến bất lợi của thời tiết...
GA3( gibberelic Acid 10%) kích thích tăng trưởng giúp cây Mai nói riêng và các cây trồng khác nói chung hấp thụ dưỡng chất nhằm thúc đẩy cây trồng tăng trưởng và hổ trợ sự trổ hoa . Chống rụng hoa hoặc nụ hoa không phát triển trong điều kiện thời tiết bất lợi , giúp hoa nở nhanh, tập trung, hoa to, cánh thẳng, lâu tàn...
Với những yếu tố cần thiết của các sản phẩm trên nghệ nhân Nguyễn Tấn Vinh đã xử lý và khắc phục hoa Mai nở chậm theo các bước sau:
Trước khi lặt lá từ 5-7 ngày phun KNO3 với liều lượng 25 gam pha/ 8 lít nước. Mục đích của lần phun này nhằm khắc phục tình trạng biến dưỡng của cây sau khi lặt lá.
Sau khi lặt lá, tưới nước nhẹ ( không tưới trực tiếp vào gốc ) tiếp tục theo dõi , sau 1-2 ngày, nếu nụ Mai có dấu hiệu không phát triển, tiếp tục phun KNO3 kết hợp GA3 liên tiếp 3 ngày/1 lần vào lúc sáng hoặc chiều mát với liều lượng như sau: KNO3 pha từ 10-15 gam/ pha 8 lít nước . GA3 10% pha gói(1gam) với 30-40 lít nước.
Tưới nước ấm khoảng 40 độ C vào gốc lúc sáng sớm và chiều mát, giữa trưa tưới phun sương làm ẩm môi trường tạo điều kiện tối ưu như nhiệt độ, độ ẩm..giúp cây tăng trưởng tốt.
Nếu nụ mai vẫn chưa phát triển hoặc phát triển chậm cần phải tăng cường quang hợp cho cây bằng cách thắp sáng vào ban đêm, để cây sinh trưởng và phát triển liên tục, giúp nụ hoa mau lớn bằng bóng đèn sợi tóc 75-100 watt đặt cách cây khoản 1-1,5 m.
Đến ngày 28. 29 âm lịch có thể phun chế phẩm Bortrac( Boron 10%) giúp sự phát triển và tăng trưởng của thân rể , chống sự rụng hoa trên cây mai, liều lượng 8 ml/8 lít nước, không nên phun vào lúc giữa trưa.
Với cách xử lý trên nghệ nhân Nguyễn Tấn Vinh đã thành công, giúp cây mai nở hoa vào dịp tết mà thời tiết rất lạnh ( tết năm 2009 )
 


Last edited by a moderator:
mưa phùn gió bâc trời âm u nhịêt độ 15 16 độ cố cách nào giải được ko
 
mưa phùn gió bâc trời âm u nhịêt độ 15 16 độ cố cách nào giải được ko

Với thời tiết khắc nghiệt mưa phùn gió bâc trời âm u nhịêt độ 15 16 độ...theo tôi cách khả dụng nhất là Bác tạo môi trường ấm và độ ẩm nhân tạo cô lập với môi trường bên ngoài bằng cách trùm kín cây bằng bao Nilon từ ngọn xuống hết chậu( phải trùm luôn cả chậu để chậu cũng được ấm) bằng cách thắp đèn sợi tóc cho nhiệt độ ổn định từ 29-30 độ(nhớ gắn nhiệt kế để tăng độ chính xác) thỉnh thoảng dùng bình xịt phun sương cho cây để tăng độ ẩm, tưới nước vừa đủ ẩm cho chất trồng. Thì khả năng cây ra hoa to, kịp tết tăng lên rất nhiều. Vì ở Tp.HCM cũng có năm nhiệt độ xuống kỉ lục là 13 độ nhưng người trồng Mai vẫn điều khiển cho cây ra hoa tốt bằng cách truyền thống như trên mà.
 
Last edited by a moderator:
giải quyết cho 1 vài cây thì dễ.
giải quyết cho 1 vườn, thì chưa tìm ra cách!!! đó mới là vấn đề
 
Bạn SÂN THƯỢNG XANH cho hỏi : Nghệ nhân Nguyễn Tấn Vinh có phải ở Quận 2 (TP HCM ) không ? Xin cám ơn !
 
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Vinh có sinh hoạt bên hội hoa lan cây cảnh đó Bác maiphuongkhiet.
 

Hồi năm 2009 một số nhà vườn Thủ Đức chúng tôi cũng có áp dụng phương pháp hiệu ứng nhà kính này bằng cách phủ nilon trên khung dã chiến kết hợp thắp bóng đèn, tưới nước ấm vào lúc giữa trưa nên đã giúp được sự ra hoa đa số cây chính vì chủ động kiểm soát nhiệt độ. Mặc dù cách này có tốn kém một ít nhưng dù sao cũng đỡ hơn mất trắng một mùa tết do thời tiết quá lạnh.
Mọi người không nên chữa cháy bằng cách sử dụng urê tưới vào gốc nếu chưa có kinh nghiệm để thúc đẩy cây bung vỏ lụa nhưng sự gia tăng đạm quá lố sẽ làm nụ rụng. Nguy hiểm hơn nữa có người còn dùng biện pháp nhổ cây lên phơi cho khô rể rồi trồng lại và tưới nước ào ạt để cây Mai uống nước no nước sau thời gian khát nước . Cách này cũng làm cây Mai nở sớm nhưng sau đó thì cây kiệt sức thui chột hoặc chết sau tết do bộ rể đã bị hư hoàn toàn.
 
Đọc xong bài trên của bác Sân Thượng Xanh , thấy:

Nitrat kali (KNO3) tức là kali có đạm . được đưa vào cây trước lặt lá 7 ngày qua cách phun lá..

xin có 1 chút nhận xét như sau :

Kali không có khả năng giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong nhiệt độ thấp
Kali chỉ giúp cây chịu đựng nhiệt độ thấp hoặc cao tốt hơn thôi *
N trong KNO3 chỉ có 13%..cũng sẽ không phát huy được công dụng...vì nhiệt độ thấp

Trong tất cả các auxin và các chất kích thích tố , không chất nào có công dụng giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong nhiệt độ thấp
Duy nhất chỉ có 1 loại giúp cây tiếp tục phân chia tế bào trong nhiệt độ thấp đó là Gibberellin…thì lại được cho vào sau qua cách phun khi cây không còn lá ?!!vậy thuốc thấm vào cây bằng cách nào? Khi mà vỏ cây và vỏ nụ có khả năng ngăn cản cả vi khuẩn không cho đột nhập !!:

Sau khi lặt lá, tưới nước nhẹ ( không tưới trực tiếp vào gốc ) tiếp tục theo dõi , sau 1-2 ngày, nếu nụ Mai có dấu hiệu không phát triển, tiếp tục phun KNO3 kết hợp GA3 liên tiếp 3 ngày/1 lần vào lúc sáng hoặc chiều mát với liều lượng như sau: KNO3 pha từ 10-15 gam/ pha 8 lít nước . GA3 10% pha gói(1gam) với 30-40 lít nước.

Link : http://agriviet.com/home/threads/16...KNO3-amp-GA3-khi-thoi-tiet-lanh#ixzz2qme2SzwB

Vì gib không thể vào được cây nên không có công dụng và Cuối cùng bác Nguyễn Tấn Vinh vẫn phải dùng đến nhiệt độ :

...Nếu nụ mai vẫn chưa phát triển hoặc phát triển chậm cần phải tăng cường quang hợp cho cây bằng cách thắp sáng vào ban đêm, để cây sinh trưởng và phát triển liên tục, giúp nụ hoa mau lớn bằng bóng đèn sợi tóc 75-100 watt đặt cách cây khoản 1-1,5 m.

Link : http://agriviet.com/home/threads/160400-Xu-ly-mai-vang-no-nhanh-bang-KNO3-amp-GA3-khi-thoi-tiet-lanh#ixzz2qmeX66Ci

Túm lại tại sao không phun Gib chung với kali ngay khi cây còn lá ? phải sau 10 ngày trong nhiệt độ thường. gib mới phát huy công dụng
Như vậy nếu phun vào ngày 13 và 14 thì phải đến ngày 23 mới bắt đầu bung trấu..
Và Nếu cảm thấy cần bổ xung thêm gib sau khi lá đã lặt xong…tại sao không tưới nước ấm có pha gib vào gốc khi đất chậu đang khô ? cách này gib vào thân rất nhanh do rễ phải hút nước cung cấp cho cây..nhất là khi cây đang thiếu nước do đất chậu đã khô kiệt

Hôm 13 Tôi đã phun gib cho 10 cây…ngày 16 tôi lặt lá ,hôm nay chưa thấy nhúch nhích
Đến ngày 20 mà đầu nụ không sáng lên 1 chút..thì sẽ tưới gib pha với nước ấm
Kết quả ra sao phải đến tết mới biết rõ ràng được

* = Kali làm chất “dẫn truyền” giỏi. khi phun thuốc diệt cỏ mà có pha chung với kali sẽ diệt cỏ hiệu quả hơn
 
Last edited by a moderator:
Em mà đọc đi bài này sớm hơn thì nhà có mai chưng tết rồi.tiếc quá,Thanks lạc nhieu
 
Đọc xong bài trên của bác Sân Thượng Xanh , thấy:

Nitrat kali (KNO3) tức là kali có đạm . được đưa vào cây trước lặt lá 7 ngày qua cách phun lá..

xin có 1 chút nhận xét như sau :

Kali không có khả năng giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong nhiệt độ thấp
Kali chỉ giúp cây chịu đựng nhiệt độ thấp hoặc cao tốt hơn thôi *
N trong KNO3 chỉ có 13%..cũng sẽ không phát huy được công dụng...vì nhiệt độ thấp

Trong tất cả các auxin và các chất kích thích tố , không chất nào có công dụng giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong nhiệt độ thấp
Duy nhất chỉ có 1 loại giúp cây tiếp tục phân chia tế bào trong nhiệt độ thấp đó là Gibberellin…thì lại được cho vào sau qua cách phun khi cây không còn lá ?!!vậy thuốc thấm vào cây bằng cách nào? Khi mà vỏ cây và vỏ nụ có khả năng ngăn cản cả vi khuẩn không cho đột nhập !!:



Vì gib không thể vào được cây nên không có công dụng và Cuối cùng bác Nguyễn Tấn Vinh vẫn phải dùng đến nhiệt độ :



Túm lại tại sao không phun Gib chung với kali ngay khi cây còn lá ? phải sau 10 ngày trong nhiệt độ thường. gib mới phát huy công dụng
Như vậy nếu phun vào ngày 13 và 14 thì phải đến ngày 23 mới bắt đầu bung trấu..
Và Nếu cảm thấy cần bổ xung thêm gib sau khi lá đã lặt xong…tại sao không tưới nước ấm có pha gib vào gốc khi đất chậu đang khô ? cách này gib vào thân rất nhanh do rễ phải hút nước cung cấp cho cây..nhất là khi cây đang thiếu nước do đất chậu đã khô kiệt

Hôm 13 Tôi đã phun gib cho 10 cây…ngày 16 tôi lặt lá ,hôm nay chưa thấy nhúch nhích
Đến ngày 20 mà đầu nụ không sáng lên 1 chút..thì sẽ tưới gib pha với nước ấm
Kết quả ra sao phải đến tết mới biết rõ ràng được

* = Kali làm chất “dẫn truyền” giỏi. khi phun thuốc diệt cỏ mà có pha chung với kali sẽ diệt cỏ hiệu quả hơn
Đọc xong bài trên của bác Sân Thượng Xanh , thấy:

Nitrat kali (KNO3) tức là kali có đạm . được đưa vào cây trước lặt lá 7 ngày qua cách phun lá..

xin có 1 chút nhận xét như sau :

Kali không có khả năng giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong nhiệt độ thấp
Kali chỉ giúp cây chịu đựng nhiệt độ thấp hoặc cao tốt hơn thôi *
N trong KNO3 chỉ có 13%..cũng sẽ không phát huy được công dụng...vì nhiệt độ thấp

Trong tất cả các auxin và các chất kích thích tố , không chất nào có công dụng giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong nhiệt độ thấp
Duy nhất chỉ có 1 loại giúp cây tiếp tục phân chia tế bào trong nhiệt độ thấp đó là Gibberellin…thì lại được cho vào sau qua cách phun khi cây không còn lá ?!!vậy thuốc thấm vào cây bằng cách nào? Khi mà vỏ cây và vỏ nụ có khả năng ngăn cản cả vi khuẩn không cho đột nhập !!:



Vì gib không thể vào được cây nên không có công dụng và Cuối cùng bác Nguyễn Tấn Vinh vẫn phải dùng đến nhiệt độ :



Túm lại tại sao không phun Gib chung với kali ngay khi cây còn lá ? phải sau 10 ngày trong nhiệt độ thường. gib mới phát huy công dụng
Như vậy nếu phun vào ngày 13 và 14 thì phải đến ngày 23 mới bắt đầu bung trấu..
Và Nếu cảm thấy cần bổ xung thêm gib sau khi lá đã lặt xong…tại sao không tưới nước ấm có pha gib vào gốc khi đất chậu đang khô ? cách này gib vào thân rất nhanh do rễ phải hút nước cung cấp cho cây..nhất là khi cây đang thiếu nước do đất chậu đã khô kiệt

Hôm 13 Tôi đã phun gib cho 10 cây…ngày 16 tôi lặt lá ,hôm nay chưa thấy nhúch nhích
Đến ngày 20 mà đầu nụ không sáng lên 1 chút..thì sẽ tưới gib pha với nước ấm
Kết quả ra sao phải đến tết mới biết rõ ràng được

* = Kali làm chất “dẫn truyền” giỏi. khi phun thuốc diệt cỏ mà có pha chung với kali sẽ diệt cỏ hiệu quả hơn
Cám ơn Bác rất nhiều. Đã được sáng mắt. Chúc bác nhiều sức khỏe và An tịnh điền viên nhé!!!
 


Back
Top