Hội chứng MMA trên heo nái

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
MMA (Mastitis - metritis - agalactia) là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên heo nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Hội chứng này có thể xảy ra trong 2 ngày đầu sau khi sinh, đôi khi xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên. ^Heo nái có thể mắc MMA đến 40% sau khi sinh tùy theo điều kiện vệ sinh, chăm sóc. Ngoài những ảnh hưởng trên nái, bệnh còn ảnh hưởng đến đàn heo con theo mẹ như: Heo con đói do không đủ sữa bú, giảm tăng trưởng và tăng tỉ lệ chết. 1. Nguyên nhân gây bệnh:
Hội chứng MMA là một phức hợp bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA.
2. Triệu chứng bệnh:
Viêm vú: Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa đầu vú hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác hoặc nhiễm trùng từ vết xây sát quanh bầu vú. Heo nái tốt sữa, heo con bú không hết sữa ứ đọng hoặc heo nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào nái biểu hiệu đau. Nái thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho heo con bú, khó chịu với heo con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 40 độ C hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước.
Viêm tử cung: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nái trong quá trình đẻ, nhất là khi thời gian đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ. Sót nhau hay sót con cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung. Các biểu hiện của nái viêm tử cung khá rõ: Nái sốt trên 40 độ C và âm đạo có dịch có mùi hôi chảy ra, nếu viêm nặng có mủ trắng chảy ra. Nái biếng ăn, mệt mỏi.
- Mất sữa: Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung. Mất sữa cũng có thể xảy ra khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hormon prolactin và oxytocin, làm giảm tiết sữa.
3. Phòng bệnh:
Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ và tắm rửa vệ sinh nái sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng đẻ. Bảo đảm vệ sinh nguồn nước uống và thức ăn. Cho nái uống đủ nước trong giai đoạn nái mang thai khoảng 20 lít/con/ngày và trong giai đoạn tiết sữa nuôi con từ 35-50lít nước/con/ngày. Trường hợp nái có nguy cơ bệnh MMA như đẻ kéo dài, can thiệp đẻ khó bằng tay, sót nhau có thể tiêm Amoxi 15% suspension để phòng nhiễm trùng sinh. Sau khi sinh 48 giờ tiêm Cloprostenol giúp tháo sạch sản dịch, nhau thai còn sót ra khỏi tử cung. Hạn chế khẩu phần nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ. Bổ sung magnesium sulfate (MgSO4) với liều 2kg/tấn thức ăn để giúp nhuận tràng. Chú ý cho nái uống đầy đủ nước.
4. Điều trị bệnh:
Để điều trị bệnh hiệu quả nên kết hợp các yếu tố sau:
- Nếu có triệu chứng viêm tử cung, nên thụt rửa tử cung bằng Vime-Iodine 10ml/2lít, ngày 1 lần trong 3 ngày. Sau khi thụt rửa bơm thuốc kháng sinh O.T.C 10%, 5ml thuốc pha 20ml nước sinh lý, bơm 1-2 ngày/lần.
- Tiêm kháng sinh đặc trị Amoxi 15% suspension, 1ml/10kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, nếu trên 39 độ C, cần dùng các thuốc giảm sốt như Paravet hoặc Vime ABC.
- Tiêm Oxytocin với liều thấp (1cc/con), nhiều lần trong ngày để giúp vú tiết sữa.
- Kết hợp thuốc kháng viêm Ketovet để giúp vú và tử cung mau phục hồi chức năng.
Chú ý chăm sóc heo con trong khi điều trị bệnh cho nái. Đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và giữ ấm cho heo con.
 


Last edited:
MMA (Mastitis - metritis - agalactia) là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên heo nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Hội chứng này có thể xảy ra trong 2 ngày đầu sau khi sinh, đôi khi xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên. ^Heo nái có thể mắc MMA đến 40% sau khi sinh tùy theo điều kiện vệ sinh, chăm sóc. Ngoài những ảnh hưởng trên nái, bệnh còn ảnh hưởng đến đàn heo con theo mẹ như: Heo con đói do không đủ sữa bú, giảm tăng trưởng và tăng tỉ lệ chết. 1. Nguyên nhân gây bệnh:
Hội chứng MMA là một phức hợp bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA.
2. Triệu chứng bệnh:
Viêm vú: Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa đầu vú hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác hoặc nhiễm trùng từ vết xây sát quanh bầu vú. Heo nái tốt sữa, heo con bú không hết sữa ứ đọng hoặc heo nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào nái biểu hiệu đau. Nái thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho heo con bú, khó chịu với heo con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 40 độ C hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước.
Viêm tử cung: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nái trong quá trình đẻ, nhất là khi thời gian đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ. Sót nhau hay sót con cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung. Các biểu hiện của nái viêm tử cung khá rõ: Nái sốt trên 40 độ C và âm đạo có dịch có mùi hôi chảy ra, nếu viêm nặng có mủ trắng chảy ra. Nái biếng ăn, mệt mỏi.
- Mất sữa: Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung. Mất sữa cũng có thể xảy ra khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hormon prolactin và oxytocin, làm giảm tiết sữa.
3. Phòng bệnh:
Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ và tắm rửa vệ sinh nái sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng đẻ. Bảo đảm vệ sinh nguồn nước uống và thức ăn. Cho nái uống đủ nước trong giai đoạn nái mang thai khoảng 20 lít/con/ngày và trong giai đoạn tiết sữa nuôi con từ 35-50lít nước/con/ngày. Trường hợp nái có nguy cơ bệnh MMA như đẻ kéo dài, can thiệp đẻ khó bằng tay, sót nhau có thể tiêm Amoxi 15% suspension để phòng nhiễm trùng sinh. Sau khi sinh 48 giờ tiêm Cloprostenol giúp tháo sạch sản dịch, nhau thai còn sót ra khỏi tử cung. Hạn chế khẩu phần nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ. Bổ sung magnesium sulfate (MgSO4) với liều 2kg/tấn thức ăn để giúp nhuận tràng. Chú ý cho nái uống đầy đủ nước.
4. Điều trị bệnh:
Để điều trị bệnh hiệu quả nên kết hợp các yếu tố sau:
- Nếu có triệu chứng viêm tử cung, nên thụt rửa tử cung bằng Vime-Iodine 10ml/2lít, ngày 1 lần trong 3 ngày. Sau khi thụt rửa bơm thuốc kháng sinh O.T.C 10%, 5ml thuốc pha 20ml nước sinh lý, bơm 1-2 ngày/lần.
- Tiêm kháng sinh đặc trị Amoxi 15% suspension, 1ml/10kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, nếu trên 39 độ C, cần dùng các thuốc giảm sốt như Paravet hoặc Vime ABC.
- Tiêm Oxytocin với liều thấp (1cc/con), nhiều lần trong ngày để giúp vú tiết sữa.
- Kết hợp thuốc kháng viêm Ketovet để giúp vú và tử cung mau phục hồi chức năng.
Chú ý chăm sóc heo con trong khi điều trị bệnh cho nái. Đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và giữ ấm cho heo con.
Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản hay nuôi lợn bột, cũng cần áp dụng nhiều đặc biệt là khoa học kỹ thuật chăn nuôi
 


Back
Top