Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
A
Làm kiểu a nguyenhungdung khỏi phải lo nóng. nền bằng xi măng xịt nước mỗi ngày. Lúc nào cái nền cũng ướt nhẹp :p Khà khà...
 


L
mọi ng cho e hỏi e có con thỏ cái gần 4kg chưa đẻ lần nào.mấy bữa nay nó ăn ít + lừ đừ.một bên mắt hơi đỏ (may hom truoc e bi chet 1 con tho duc cung tinh trang nhu vay).e k biet no bi gi,moi ng cho e y kien voi.
ah,con thỏ chết e mần thấy có gân máu dưới da.em chi thay vay thoi.moi ng giup e voi
 
mọi ng cho e hỏi e có con thỏ cái gần 4kg chưa đẻ lần nào.mấy bữa nay nó ăn ít + lừ đừ.một bên mắt hơi đỏ (may hom truoc e bi chet 1 con tho duc cung tinh trang nhu vay).e k biet no bi gi,moi ng cho e y kien voi.
ah,con thỏ chết e mần thấy có gân máu dưới da.em chi thay vay thoi.moi ng giup e voi

Xuất huyết dưới da, mắt hơi đỏ là các triệu chứng xuất huyết của bệnh xuyết huyết truyền nhiễm, bệnh này rất nguy hiểm, k có thuốc trị, thỏ chết nhanh và chết nhiều nếu k chủ động phòng cho thỏ bằng vắc xin đúng tuổi và đúng chu kỳ. Tuy nhiên, ở bệnh bại huyêt thỏ, thường thỏ vẫn ăn uống bình thường, nếu có lừ đừ bỏ ăn thì chỉ một thời ngắn là chết chứ k kéo dài mấy ngày như bạn mô tả.

Bạn chích thỏ như sau:

- Anagin C: 0.5cc
- Pen Strep : 0.5cc (Pha tiêm -1 lọ pen strep pha 5cc nước sinh lý)
- Marcosone: 0.5cc, hoặc Genta-Tylosin.
 
Last edited:
S
hôm qua em có 1 con thỏ 1,6 kg tự nhiên kêu óe óe rồi giãy giãy chết luôn.
thấy hậu môn có dính phân nhão. nhưng nếu bị ngộ độc cấp tính thấy con thỏ chết cứng chứ đâu có giãy giãy.
Không biết có phải bại huyết không. bại huyết thì xác định là vỡ mồm thằng Boi :1^:
 
hôm qua em có 1 con thỏ 1,6 kg tự nhiên kêu óe óe rồi giãy giãy chết luôn.
thấy hậu môn có dính phân nhão. nhưng nếu bị ngộ độc cấp tính thấy con thỏ chết cứng chứ đâu có giãy giãy.
Không biết có phải bại huyết không. bại huyết thì xác định là vỡ mồm thằng Boi :1^:

Thỏ chết do bệnh bại huyết k phải lúc nào cũng xuất huyết trên miệng, hậu môn, triệu chứng rõ nhất mà hầu như con nào bị bệnh bại huyết khi chết là khi lột da thỏ sẽ thấy tất cả gân máu nổi đỏ trên phần bên trong da thỏ như tấm bản đồ., còn trên mình thỏ cũng có chổ xuất huyết từng vùng đỏ. Kiểm tra gan, tim, phổi có điểm xuất huyết.

Đa phần khi đàn thỏ bị bệnh bại huyết, thì sẽ chết rất nhanh, chết nhiều, tập trung nhiều nhất ở thỏ lớn, thỏ đẻ.

Thỏ chết giãy giãy, phát ra tiếng kêu trước khi chết cũng thấy xãy ra trên nhiều bệnh khác kể cả tiêu chảy, viêm phổi và rối loạn tiêu hóa.

Cũng chú ý với anh em nuôi thỏ là trong thời gian này, khí hậu nóng, thỏ thường mệt mõi và cũng là thời điểm mà bệnh bại huyết thỏ rất dễ xãy ra, nhiều địa phương cũng đang có dịch trên diện rộng, do đó anh em nên chích ngừa vắc xin bại huyết cho thỏ đầy đủ, cho thỏ uống vitamin c thường xuyên để tăng sức đề kháng cho đàn thỏ.
 
K
cẳng chân một con thỏ nhà em có vảy màu trắng, dày khô như thế này, liệu có phải là ghẻ không ạ ?
1060018127_921414227.jpg
 
T
Thỏ chết do bệnh bại huyết k phải lúc nào cũng xuất huyết trên miệng, hậu môn, triệu chứng rõ nhất mà hầu như con nào bị bệnh bại huyết khi chết là khi lột da thỏ sẽ thấy tất cả gân máu nổi đỏ trên phần bên trong da thỏ như tấm bản đồ., còn trên mình thỏ cũng có chổ xuất huyết từng vùng đỏ. Kiểm tra gan, tim, phổi có điểm xuất huyết.

Đa phần khi đàn thỏ bị bệnh bại huyết, thì sẽ chết rất nhanh, chết nhiều, tập trung nhiều nhất ở thỏ lớn, thỏ đẻ.

Thỏ chết giãy giãy, phát ra tiếng kêu trước khi chết cũng thấy xãy ra trên nhiều bệnh khác kể cả tiêu chảy, viêm phổi và rối loạn tiêu hóa.

Cũng chú ý với anh em nuôi thỏ là trong thời gian này, khí hậu nóng, thỏ thường mệt mõi và cũng là thời điểm mà bệnh bại huyết thỏ rất dễ xãy ra, nhiều địa phương cũng đang có dịch trên diện rộng, do đó anh em nên chích ngừa vắc xin bại huyết cho thỏ đầy đủ, cho thỏ uống vitamin c thường xuyên để tăng sức đề kháng cho đàn thỏ.

A Dũng cho e hoi. Tho e mang thai 33 ngay ,hồi sáng e chich kích đẻ cho nó rồi nó đẻ được 4 con.e khám thai thấy con 2 con trong bụng,e chich them 1 liều kích đẻ nửa nhung sao toi giờ nó vẫn ko chịu đẻ nữa.
 

Có những trường hợp như thế, ngày mai chích lại, có khi k phải con còn sót mà là tử cung thỏ co cứng khi rờ vào cũng giống như con còn sót, khi đó kiểm tra đầu thỏ con mới biết.
 
B
cái vụ kiểm tra thỏ có chửa hay ko sao mình làm thừ hoài mà ko biết dc bà con nào có cách nào hay hơn ko chỉ mình với mình mới tập nuôi nên ko rành vụ này
 
S
cái vụ kiểm tra thỏ có chửa hay ko sao mình làm thừ hoài mà ko biết dc bà con nào có cách nào hay hơn ko chỉ mình với mình mới tập nuôi nên ko rành vụ này

Boi thì phải khi thỏ gần đẻ rờ mới biết thai hay không :lol:
 
T
cái vụ kiểm tra thỏ có chửa hay ko sao mình làm thừ hoài mà ko biết dc bà con nào có cách nào hay hơn ko chỉ mình với mình mới tập nuôi nên ko rành vụ này

Trước tiên bạn phải tập thử giữa 2 con co chửa và ko chửa( lựa con chửa 20 ngay tro lên cho dể biết). Ban khám thử 2 con rồi đem so sánh có gì khác biệt. Thường thi thỏ co chửa 14 ngày khi rờ vao ban sẻ cảm thấy co những cục tròn,mềm cở đầu ngón tay khi bóp nhẹ vao nó sẻ chay qua chạy lại trong bụng. Con phân thì cứng.
Ban cứ tập khám vai lần rồi sẻ quen tay thôi !(khám lúc thỏ đói)
 
Last edited by a moderator:
K
cẳng chân một con thỏ nhà em có vảy màu trắng, dày khô như thế này, liệu có phải là ghẻ không ạ ?
1060018127_921414227.jpg

mọi người xem cho em với, hôm qua e bôi thuốc mỡ tra mắt cho nó rồi, hôm nay bong vảy hết rồi, nhưng chỗ đó sưng đỏ lên, nó vẫn ăn uống bình thường, đầu tai, móng chân không có hiện tượng gì lạ
 
V
BÁc Boi cho mình hỏi công thức nấu cám cho thỏ, nghe nói dạo trước bác có nấu cám cho thỏ cho mình xin công thức nấu gồm những nguyên liệu nào nuôi chừng 150 con thì nấu bao nhiêu là đủ ?
 
T
Làm thế nào, ở đâu và những gì để xây dựng bạn sẽ phải quyết định cho chính mình.
Quyết định sẽ luôn là một kết quả của cân nặng yếu tố khác nhau mà
có tầm quan trọng, như lựa chọn giữa vật liệu cho mái nhà: một
mái nhà cỏ / lá là mát mẻ, nổi tiếng, giá rẻ và dễ dàng để sản xuất tại địa phương
nhưng nó sẽ cần phải bảo trì thường xuyên, một mái tôn nóng hơn,
tốn kém hơn, bị thông gió nhưng nó là còn lâu dài và chắc chắn
sạch (không có chuột hoặc chim)
 
L
mọi người chỉ giúp mình cách pha chế nồi cám nấu cho thỏ thịt ăn với ạ. Thanks!
 
L
Chú Dũng cho con hỏi con thỏ con của con bị đỏ tai rồi sưng lên như vầy
2014-03-22075625_zpsaa3aa367.jpg

Con tưởng nó bị thỏ khác cắn nên bắt nó ra nhốt riêng, 4 ngày sau thì tai hết sưng mà chỗ vết thương nó lỡ ra như vầy

2014-03-25194357_zpsf2325cc0.jpg

giờ con xức thuốc gì cho nó hết vậy chú?
Ah mà cái này là do cắn lộn hay bệnh gì vậy chú, con sợ nó bị lây cho mấy con thỏ khác
 
Chú Dũng cho con hỏi con thỏ con của con bị đỏ tai rồi sưng lên như vầy
2014-03-22075625_zpsaa3aa367.jpg

Con tưởng nó bị thỏ khác cắn nên bắt nó ra nhốt riêng, 4 ngày sau thì tai hết sưng mà chỗ vết thương nó lỡ ra như vầy

2014-03-25194357_zpsf2325cc0.jpg


giờ con xức thuốc gì cho nó hết vậy chú?
Ah mà cái này là do cắn lộn hay bệnh gì vậy chú, con sợ nó bị lây cho mấy con thỏ khác


Thỏ bị vết thương gây viêm nhiễm, nguyên nhân của vết thương có thể do thỏ cắn lộn hoặc do côn trùng cắn như ve...bạn dùng thuốc bôi sát trùng vết thương thoa lên chổ lỡ như nước sinh lý , Oxy già, dung dịch thuốc tím, thuốc đỏ, Iot...., đồng thời dùng kháng sinh chống viêm nhiễm như Penstrep, Marcosone...chích cho thỏ 4-5 ngày.
 
Trước bé cháu cũng nuôi 1 thời gian nhưng bị bại huyết chết hết mà hok biết làm tn?? Cũng lâu rồi. Giờ vào đây đc học hỏi nhiều cái qua mọi ng. Thanks cả nhà nhé những ng tâm huyết.
 


Back
Top