Giống dê

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Phần 1. Giới thiệu những giống dê hiện có ở Việt Nam.

- Dê địa phương (Một số nơi còn gọi là "dê Cỏ"), có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg, sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11 - 12kg; khả năng cho sữa 350- 370g/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày; tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm 1,3 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%; phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.

- Dê Bách Thảo: Là giống dê kiêm dụng sữa thịt, cho đến nay người ta cũng chưa xác định được rõ nguồn gốc của nó. Một số người cho rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British-Alpine từ Pháp với dê ấn Độ đã được nhập vào nước ta, nuôi qua hàng trăm năm nay. Dê này có màu lông đen loang sọc trắng, tai to cụp xuống; trọng lượng trưởng thành 40-45 kg dê cái, dê đực 75-80 kg, sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22 kg; khả năng cho sữa là 1,1 - 1,4 kg/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn, hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng, và đều cho kết quả chăn nuôi tốt.
>
- Dê Jumnapari: Là giống ấn Độ được nhập vào nước ta từ năm 1994, có màu lông trắng tuyền, chân cao, trọng lượng trưởng thành 42-46 kg, con đực 70-80 kg, sơ sinh 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg; khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg với chu kỳ 180 - 185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng; đẻ 1,3 con/lứa, 1,3 lứa/năm. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.

- Dê Beetal: Cũng là một giống dê ấn Độ được nhập về cùng lúc với dê Jumnapari; màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to dài cụp; khả năng sản xuất tương đương dê Jumnapari: phàm ăn và hiền lành.

- Dê Barbari: Là giống dê được nhập về từ ấn Độ có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg; dê có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày; khả năng sinh sản tốt đẻ (18 con/lứa và 1,7 lứa/năm). Dê có thon hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước ta.

- Dê Alpine: Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng núi Alpes), màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 40-42 kg, con đực 50-55 kg, sản lượng sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Dê Alpine đã được nhập vào nước ta với số lượng ban đầu là 35 con đang được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tỉnh Ninh Thuận; tinh cọng rạ của giống dê này cũng được nhập về từ Pháp, đang được dùng để lai tạo với dê trong nước, bước đầu đã cho kết quả tốt

- Dê Saanen: Là giống dê chuyên dụng sữa của Thuỵ Sĩ, nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Âu; dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ; có năng suất sữa cao 1000- 1200kg sữa/chu kỳ trong 290-300 ngày. Trọng lượng con cái trưởng thành 45-50kg, con đực 65-75kg. Giống dê Saanen cũng đã được nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ, và đã dùng lai tạo với dê Bách Thảo, cho kết quả tốt. Mới đây, chúng ta nhập 25 dê Saanen về Việt Nam nuôi thử nghiệm và đang theo dõi thích nghi chúng.

- Dê Bore: Là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc từ châu Phi, nay được nuôi nhiều ở Mỹ, châu Phi. Giống dê này có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Con đực nặng tới 100-160 kg, con cái nặng tới 90-110 kg. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh. Để phát triển giống dê thịt quí này, ở Mỹ đã thành lập một Hội chăn nuôi dê thịt Bore. Nhiều nước đã nhập giống dê Bore để lai tạo giống dê thịt phù hợp với điều kiện ở từng nước.

- Các con lai: Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và P2. Con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê cỏ từ 25- 30%; có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Sử dụng dê đực 3 giống dê ấn Độ lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần.

Với tập đoàn giống dê phong phú nêu trên, vừa tiến hành nhân thân ở những nơi có điều kiện nuôi thâm canh, vừa đẩy mạnh công tác lai tạo; nâng cao từng bước năng suất đàn dẻ, chắc chắn trong tương lai không xa, công tác giống dê sẽ góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triển ngành chăn nuôi dê sữa - thịt của nước nhà.

Viện chăn nuôi

 


Last edited:
Phần 1. Giới thiệu những giống dê hiện có ở Việt Nam.

- Dê địa phương (Một số nơi còn gọi là "dê Cỏ"), có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg, sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11 - 12kg; khả năng cho sữa 350- 370g/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày; tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm 1,3 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%; phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.

- Dê Bách Thảo: Là giống dê kiêm dụng sữa thịt, cho đến nay người ta cũng chưa xác định được rõ nguồn gốc của nó. Một số người cho rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British-Alpine từ Pháp với dê ấn Độ đã được nhập vào nước ta, nuôi qua hàng trăm năm nay. Dê này có màu lông đen loang sọc trắng, tai to cụp xuống; trọng lượng trưởng thành 40-45 kg dê cái, dê đực 75-80 kg, sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22 kg; khả năng cho sữa là 1,1 - 1,4 kg/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn, hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng, và đều cho kết quả chăn nuôi tốt.
>
- Dê Jumnapari: Là giống ấn Độ được nhập vào nước ta từ năm 1994, có màu lông trắng tuyền, chân cao, trọng lượng trưởng thành 42-46 kg, con đực 70-80 kg, sơ sinh 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg; khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg với chu kỳ 180 - 185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng; đẻ 1,3 con/lứa, 1,3 lứa/năm. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.

- Dê Beetal: Cũng là một giống dê ấn Độ được nhập về cùng lúc với dê Jumnapari; màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to dài cụp; khả năng sản xuất tương đương dê Jumnapari: phàm ăn và hiền lành.

- Dê Barbari: Là giống dê được nhập về từ ấn Độ có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg; dê có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày; khả năng sinh sản tốt đẻ (18 con/lứa và 1,7 lứa/năm). Dê có thon hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước ta.

- Dê Alpine: Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng núi Alpes), màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 40-42 kg, con đực 50-55 kg, sản lượng sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Dê Alpine đã được nhập vào nước ta với số lượng ban đầu là 35 con đang được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tỉnh Ninh Thuận; tinh cọng rạ của giống dê này cũng được nhập về từ Pháp, đang được dùng để lai tạo với dê trong nước, bước đầu đã cho kết quả tốt

- Dê Saanen: Là giống dê chuyên dụng sữa của Thuỵ Sĩ, nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Âu; dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ; có năng suất sữa cao 1000- 1200kg sữa/chu kỳ trong 290-300 ngày. Trọng lượng con cái trưởng thành 45-50kg, con đực 65-75kg. Giống dê Saanen cũng đã được nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ, và đã dùng lai tạo với dê Bách Thảo, cho kết quả tốt. Mới đây, chúng ta nhập 25 dê Saanen về Việt Nam nuôi thử nghiệm và đang theo dõi thích nghi chúng.

- Dê Bore: Là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc từ châu Phi, nay được nuôi nhiều ở Mỹ, châu Phi. Giống dê này có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Con đực nặng tới 100-160 kg, con cái nặng tới 90-110 kg. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh. Để phát triển giống dê thịt quí này, ở Mỹ đã thành lập một Hội chăn nuôi dê thịt Bore. Nhiều nước đã nhập giống dê Bore để lai tạo giống dê thịt phù hợp với điều kiện ở từng nước.

- Các con lai: Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và P2. Con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê cỏ từ 25- 30%; có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Sử dụng dê đực 3 giống dê ấn Độ lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần.

Với tập đoàn giống dê phong phú nêu trên, vừa tiến hành nhân thân ở những nơi có điều kiện nuôi thâm canh, vừa đẩy mạnh công tác lai tạo; nâng cao từng bước năng suất đàn dẻ, chắc chắn trong tương lai không xa, công tác giống dê sẽ góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triển ngành chăn nuôi dê sữa - thịt của nước nhà.

Viện chăn nuôi

Còn giống dê hòa lan, bác có biết thông tin về nó không? xin chỉ giáo!
 


Back
Top