Thảo luận Năm khâu quan trọng trong chăn nuôi

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Ngày xưa có nhiều người nói, trong nông nghiệp, ngành trồng trọt, có câu nói mà nhiều người cần làm theo là: Nhất nước, nhì phân , tâm cần , tứ giống"
Câu nói này được lưu truyền từ lâu, và cũng được áp dụng . Nhưng ngày nay câu này còn thiếu phần rất quan trọng.
Hôm nay tôi nói về chăn nuôi, nên chỉ nói sơ qua khâu trồng trọt thế thôi.
Trong chăn nuôi hay trồng trọt gì đi nửa, phải nói khâu quan trọng nhất là cái "Giá "
Vì thế trong chăn nuôi phải có năm khâu quan trọng là:
' Nhất giá, nhì giống, tam thức, tứ cần, ngũ môi"
1- Nhất giá là; Phải biết giá cả thị trường, bán cho ai, bán ở đâu, và bán thế nào, giá bao nhiêu
2-Con giống: Con giống nếu là con vật nuôi lâu đời phải giống thuần, giống khỏe, còn con vật mới chỉ cần giống mình muốn nuôi là đủ rồi. Vì con vật mới không có giống lai F1, f2 gì hết...
Nhưng giống ở đây là giống phải có chất lượng, sạch bệnh ...
3- Thức ; là thức ăn, muốn nuôi con gì phải biết thức ăn của nó, giá thế nào, dể mua, dể tìm kiếm, tại địa phương có hay không?
4- Cần; công chăm sóc chuyên cần, hiểu biết về kỷ thuật.
5- Môi ; là môi trường, chỗ mình nuôi có thích hợp cho con vật mình nuôi không, khí hậu, nước nôi, tiếng ồn v v ...
!- Nếu là Từ khâu 2-5 đạt tiêu chuẩn. Thì không qua khâu 1. Vì bạn nuôi ra sản phẩm , bán không được giá, thì cái lỗ bạn nắm là cái chắc.
Thế thì trong chăn nuôi hiện nay quan trọng nhất là khâu giá cả.
2- Bạn đạt từ khâu 3-5 , nuôi thành công bán có giá, nhưng con giống không chất lượng, hao hụt nhiều, thì còn đâu mà có sản phẩm để bán.
3- Không có thức ăn giá rẻ, dể tìm .. muốn đạt số lượng thì phải tốn nhiều tiền chi phí thức ăn. nhưng có giá, con giống tốt , bán vẩn có lời.
4- Tất cả đều đạt , bạn không có chuyên cần, chăm sóc, hiểu biết về kỷ thuật, bệnh dịch chết chóc, thì cũng bị lỗ như chơi.
5- Môi trường không thích hợp , nước không tốt cho vật nuôi, khí hậu nóng quá, lạnh quá, ô nhiễm môi trường.. con vật bị bệnh, không lớn, hao hụt cũng bị trắng tay như thường
Bởi thế nếu muốn nuôi con vật nào , bà con nên hội tựu đủ 5 khâu trên . mới có thể có lời được.
 


Con tính làm nông dân mà Bố đưa 1 loạt 5 khâu vậy sao con mần ăn đây Bố?
Học bao lâu mới "thấm" hết 5 khâu của Bố để về nông rân đây????
 
Con tính làm nông dân mà Bố đưa 1 loạt 5 khâu vậy sao con mần ăn đây Bố?
Học bao lâu mới "thấm" hết 5 khâu của Bố để về nông rân đây????
Con gái à !!!!!!!!!!! Đời bố đã khổ lắm rồi, cũng gì cái nhãn mác nông dân đây con. Con gái hãy làm gì đó cho hơn Bố, bớt đi khổ nhọc con à. Con hơn cha là nhà đại phúc đó con gái yêu của Bố
 
Quá đúng, nhưng số1 là điểm yếu nhất của nông dân, con có một người bạn trước đây làm phân phối cho 1 hãng sữa, chị ấy nói rằng chỉ Cần xây dựng được mạng lưới phân phối là giải quyết được tất cả, kể cả thương lượng giá cả với Nhà máy, còn nông dân mình lại phụ thuộc giá vào thương lái - nhà phân phối và bị ép giá. Vì vậy, nông dân mình có thể ngồi lại với nhau tạo thành Liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau thống nhất giá cả và khi có sản phẩm nhiều ổn định thì lúc đó tự các nhà phân phối sẽ tìm đến nông dân đặt hàng?
 
Giá và đầu ra.
Đầu ra là chỗ tiêu thụ, Vẩn có đầu ra nhưng giá rất thấp thế là người sản xuất cũng chết
Đầu ra với giá cao.; mới đúng nghĩa là có đầu ra tốt .
Nên giá và đầu ra cũng giống nhau mà cũng khác nhau.
 
Giá và đầu ra.
Đầu ra là chỗ tiêu thụ, Vẩn có đầu ra nhưng giá rất thấp thế là người sản xuất cũng chết
Đầu ra với giá cao.; mới đúng nghĩa là có đầu ra tốt .
Nên giá và đầu ra cũng giống nhau mà cũng khác nhau.
giá trị và trị giá có thế thôi anh à.không giá trị không trị giá.không trị giá không giá trị
vậy là cứ lòng vòng.anh bán đòi trị giá anh mua đòi giá trị.
tạo thành Liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau thống nhất giá cả và khi có sản phẩm nhiều ổn định thì lúc đó tự các nhà phân phối sẽ tìm đến nông dân đặt hàng?
đừng mơ
 
Em nghĩ là sẽ được Anh Vân à, có những nông dân hiểu được sức mạnh của sự Liên kết, cũng như những diễn đàn trên đây, cùng chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác với nhau một số việc, tuy nhiên còn manh mún và thiếu một đầu Tàu đủ mạnh...
 

Em nghĩ là sẽ được Anh Vân à, có những nông dân hiểu được sức mạnh của sự Liên kết, cũng như những diễn đàn trên đây, cùng chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác với nhau một số việc, tuy nhiên còn manh mún và thiếu một đầu Tàu đủ mạnh...
 
Bay lên top đầu nà ^^
Hàng mới về giá nét các bạn ơi !
Liên hệ chủ thớt để để có giá nét ace !
Pác nào rảnh rỗi sang up hộ mình với nào ^^
Thanh củi :D .
www.aloxovn. com

Chuyên cung cấp các phần mềm quảng cáo & giải pháp quảng cáo số 1 Việt Nam.
Bay đi đâu, bay vô thừng rác à, quảng cáo tùm lum còn bay lên đầu top
 
Góp vui cùng các Bác, mình nghĩ ý kiến của các bác đều đúng cả. Mình chỉ góp thêm một chút, trong 5 cái "cần" bác đưa ra, mình nghĩ yếu tố đầu tiên là yếu tố khách quan nhất. Nên bản thân nông dân hầu như khó có thể thay đổi, cái mà mình có thể làm để giảm rủi ro về giá cả là phải tăng chất lượng sản phẩm mình lên, đồng thời phải giảm chi phí đầu vào mà vẫn giảm rủi ro dịch bệnh. Các bác nghĩ liệu nông dân mình liệu có làm được không?hi. Theo mình nghĩ là có đấy nhưng một bộ phận bà con ta vẫn có tư tưởng làm ăn chộp giật, lợi nhuận bằng mọi giá mà chưa nghĩ tới làm ăn theo cách bền vững. Hy sinh một phần nhỏ ban đầu để hướng đến cái lâu dài, không phải tối đa hóa lợi nhuận mà phải nên tối ưu hóa sản xuất. Không phải em đang nói sáo rỗng đâu, nhìn ra bên ngoài mới thấy nông nghiệp chúng ta đang lãng phí tài nguyên và đang hủy hoại tài nguyên sẵn có. Điều này là do nhận thức, cũng không thể trách tất cả bà con ta mà là ở tầm vĩ mô Nông nghiệp ta chưa chuẩn, lâu nay đa số bà con ta tự bơi chứ không ai giúp nên việc được mùa rớt giá là thường. Tạm gác lại vấn đề vĩ mô, trở lại vấn đề của bà con ta, mình nghĩ yếu tố quan trọng để bà con ta tự bơi tốt hơn là phải thay đổi TƯ DUY: khoa học công nghệ và kinh tế thương mại. Một ví dụ nhỏ về Công nghệ là chúng nên ta đưa Công nghệ sinh học vào để trồng trọt, chăn nuôi như nông dân các nước đang làm. Đây là công nghệ của thế kỷ 21 này, cái giá quá đắt khi ta sử dụng mãi thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, phân hóa học và phụ thuộc quá vào thức ăn công nghiệp, và lại chi phí thì cao hiếm khi giảm giá. Cái mình muốn chia sẻ ở đây là phương pháp chúng ta lâu nay làm có thể đã cũ, không phải là mình bỏ tất cả những gì là hóa học mà là làm sao không lệ thuộc vào nó quá, cứ nghĩ là đổ cám công nghiệp, phân hóa học vào là tốt nhất nhưng chưa chắc đâu. Công nghệ sinh học để bà con ta dễ tiếp cận không có gì là khó hiểu mà là mình làm cách nào đó để tận dụng các tài nguyên xung quanh để phục vụ làm thức ăn, tạo môi trường nuôi...giúp cân bằng hệ sinh thái xung quanh, không gây ô nhiễm, tăng sức đề kháng tự nhiên. Chính những cái này sẽ làm giảm những rủi ro kia...mong rằng bà con ta chủ động tìm kiếm học hỏi nhiều hơn về nó. Các cấp chính quyền còn mang nặng tính hành chính, chưa sâu sát thực tế với nông dân, đa số còn tiền đến đâu làm đến đó nên nông nghiệp ta chưa có hệ thống. Ý kiến của 1 Bác nào đó là liên kết là tuyệt vời, mình nghĩ vậy. Sau cùng mình phải làm vậy thôi, làm ăn manh mún sẽ chết...Mà cũng cần nhà nước vào cuộc mạnh mẽ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nông dân hợp tác thì căn bệnh mới chữa được, không thì gà nhà đánh gà nhà, thành cái vòng luẩn quẩn, bà con ta vẫn khổ.
Như vậy phương pháp, công nghệ là một cứu cánh với bà con ta. Chứ những thứ kia cần một thời gian dài vì đó là con đường mà NN Việt Nam phải đi qua thôi.Còn 4 cái "cần" còn lại mình dễ kiểm soát hơn nếu có công nghệ và phương pháp đầu tư hiệu quả. Mình biết nhiều nông dân ta có ý tưởng, muốn làm lớn nhưng: thiếu ĐẤT - thiếu VỐN - thiếu KIẾN THỨC (kiến thức về KHCN và kiến thức về thị trường) mà lực bất tòng tâm. Chúc bà con mình làm ăn bền vững!
Thần,
 
Tôi đồng ý với bạn: Nông dân mình phải hợp sức lại với nhau. Bởi giá bán hiện nay nằm trong tay THƯƠNG LÁI.

Trước mắt mình nên tạo thành những nhóm sản xuất theo từng khu vực Tỉnh Thành, theo từngsản phẩm. Việc liên kết tạo nhóm chúng ta sẽ được những mặt lợi ích:
1. Chia sẽ kinh nghiệm
2. Hỗ trợ nhau kỹ thuật, con giống, ...
3. Đưa ra mức giá bán tốt nhất có thể,...
Từ những nhóm trong 1 tỉnh thành, mình sẽ mở rộng liên kết với các nhóm khác ở tỉnh khác, cứ như vậy chúng ta sẽ tao ra một sợi liên kết tòan quốc. Nếu làm được điều này thì chúng ta sẽ không còn bị tình trạng "Được mùa - mất giá", không còn bị thương lái ép giá.
Các bạn cũng từng nghe trên báo đài nói về những trường hợp Nông Dân trên thế giới họ có thể phản đối cChỉhính phủ hay nhà sản xuất nếu giá bán bị ép quá mức? Tại sao họ làm được như vậy? Vì họ tìm được tiếng nói chung của nhữ nhà nông dân với nhau, cùng sống và cùng chết.
Các bạn đường sợ chết vì Nông Nghiệp là nền tảng của sự sống, không đất nước nào mà không có sản xuất nông nghiệp cả. Chỉ những cá nhân đơn lẽ thì mới bị ép cho đến chết mà thôi, ( Bẻ đũa, chỉ bẻ được từng cây thôi, không ai bẻ được cả một bó đua đâu)

Vài lời chia sẻ cùng mọi người, mong Nhà Nông càng ngày càng giàu mạnh

Quá đúng, nhưng số1 là điểm yếu nhất của nông dân, con có một người bạn trước đây làm phân phối cho 1 hãng sữa, chị ấy nói rằng chỉ Cần xây dựng được mạng lưới phân phối là giải quyết được tất cả, kể cả thương lượng giá cả với Nhà máy, còn nông dân mình lại phụ thuộc giá vào thương lái - nhà phân phối và bị ép giá. Vì vậy, nông dân mình có thể ngồi lại với nhau tạo thành Liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau thống nhất giá cả và khi có sản phẩm nhiều ổn định thì lúc đó tự các nhà phân phối sẽ tìm đến nông dân đặt hàng?
 
Nói về giá thành sản phẩm, nên nói đến xuất khẩu. Các Ông quan lớn bên xuất khẩu, là người quan trọng nhất về đầu ra giá cả của hàng hóa. Ví dụ như con cá tra chỉ nghe có giá cách đây chưa đầy 2 tháng, thì hiện nay lại rớt giá thê thảm. Trái xoài chừng 10 ngày trở lại đây, ở Đồng Nai cho người dân vào vườn hái ăn tự do. Mới đây tôi có đọc 1 tin " Đồng Tháp thiếu xoài để xuất khẩu" ............ Và còn rất nhiều con, cây, trái, rau củ ... Mới nghe có giá cao nông dân có lãi . Thì không bao lâu lại nghe rớt giá thê thảm vì không xuất khẩu được.
Vì thế nhà nông Việt Nam phải sản xuất, canh tác theo lối Rình Mò.... Có nghĩa là rình mò cái gì vừa chết , thì làm cái đó, mới mong có thể kiếm ăn được. Hoặc cái gì chưa ai làm, hoặc làm chưa thành công... mình làm mới có thể kiếm ít tiền. Còn cái gì mà người ta đang làm thịnh hành, có ăn... Thì nên tránh xa và chạy trốn nó đi. Nó sẽ chết trong nay mai thôi.
- Còn không chơi theo cách rình mò, thì chơi theo kiểu lỳ lợm; Khi thấy cây, con gì đang bị rớt giá, thì nên giữ cây đó lại, chịu đấm ăn xôi. Hoặc con gì đã chết thê thảm người ta chạy mất dép, cho đến lúc nó hạ tận đáy, thì đầu tư vào nuôi. Nhưng cách lỳ lợm này cũng nguy hiểm
- Đồng vốn chịu đựng , trong thời gian nuôi trồng rất cao, nếu thời gian trở lại lâu. Thế cũng khó có ai chơi theo kiểu chay lỳ này
- Thường nhà nông ta chơi theo cách chạy đuổi; Chạy theo con, cây đang có giá. Nếu thấy cây nào có giá thì chạy vào làm ngay, thế là bị nạn rớt giá khi bán không được.
- Thế chạy đuổi không có kết quả. vì thế ta phải chơi theo cách rình mò bị đuổi chạy;
Rình mò xem con gì đã hạ giá tận đáy, hoặc con gì chưa ai làm, hay làm không thành công, ta bắt tay vào làm. Khi thấy trên thị trường có nhiều người chạy đuổi mình, thì mình bỏ chạy ngay. Đây là thế dễ sống nhất, và khó làm nhất
- Vì biết con nào chưa ai làm. Con nào nuôi chưa thành công, thì mình nuôi có thành công không? Hoặc con gì, cây gì.... Đã hạ tận đáy chưa, hạ tận đáy là bao nhiêu.......
Nếu nắm bắt được thì có thể chơi theo cách, Chạy bị đuổi, mới có thành công mỹ mãng.
Nhà nông Việt nam ngày nay khác hẳn với nhà nông ngày xưa
- Nhà nông ngày xưa cực nhọc tí, cứ mãi siêng năng làm việc thì có mùa bội thu. có bội thu, bán có nhiều tiền thế là xong
- Còn bây giờ siêng năng lao động miệt mài, có được nhiều sản phẩm chưa chắc là có nhiều tiền. có khi bị thua lỗ nợ nần là chuyện thường gặp.
- Nhà nông thời xưa chỉ mệt mỏi, tay chân đau nhất ...
- Còn nhà bây giờ ngoài mệt mỏi tay chân ra còn đau óc, đau tim.
- Đâu óc; luôn suy nghĩ làm cái gì để giải hết nợ, lo lắng nhiều đầu óc đảo điên
= Đau tim: là phập phồng là lo sợ. Không biết giá cả thé nào, không biết mùa này, thất hay đặng mùa ... Lo lắng nhiều sẽ bệnh tim
 
Chính tình trạng thấy người khác làm ăn ngon thì ồ ạt nhảy vô làm, rồi đến lúc chưa thu được gì mà rớt giá thì lại bỏ ngang chuyển qua cái khác, lần hồi chính người nông quay chong chóng trong thế trân mà chí họ tạo ra, cuối cùng lại quay ra hỏi: Trồng cây gì, nuôi con gì?
Thiết nghĩ những người nông dân sáng suốt hãy chọn ra con, cây phù hợp với địa phương mình, phù hợp với kiến thức mình có, rồi liên kết lại với nhau, cùng nhau tạo ra vùng sản xuất đặc trung theo vùng, miền, thị trường. Như thế mới tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm mình làm ra, có giá cả hợp lý, chất lượng tốt thì sẽ thành công.
Thêm nữa chúng ta phải kết hợp với nhà THƯƠNG MẠI, để ổn định đầu ra cho sản phẩm, không tạo ra môi trường cho cò, thương lai sinh sống, bổi những đối tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự việc nhà nông luôn bị ép giá.
 
Trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, không thể loại bỏ thương lái. Mà chỉ cần cái đầu ra ổn định qua đường xuất khẩu là tốt rồi. Ông nhà nươc nên tạo ra vấn đề này. Còn loại bỏ thương lái thì nông dân không thể mang hàng hóa của mình đi tiêu thụ được. Nói 1 cách khác , bị ép giá còn hơn không có ai ép giá
- Nếu ép giá thì chỉ ép 1 hoặc 2 lần, là bị phát hiện ngay
-Còn không bán ra được, cần người đến ép giá cũng không có
- Nếu nông sản xuất khẩu đi được nhiều, báo, đài, truyền miệng... la ó om xòm .. thì làm sao ép giá được chứ.
- Thương lái là một dây chuyền tiêu thụ hàng nông sản rất tốt, nếu không có thương lái, nông dân làm sao vừa sản xuất, và bán buôn, mà có bán buôn được thì cũng là thương lái, có khi còn ép nhau nặng tay hơn thương lái chuyên nghiệp nữa.
Thương lái cũng là nông dân, nhưng họ làm với 1 cách khác. Vận chuyển, trao đổi nông sản thành tiền. Nông dân chính hiệu thì sản xuất , ra nông sản....
 
Việc bác nêu ra cũng rất chí lý, mình mong sao các thương lái hiểu được điều này, rằng người nông dân làm ra được sản phẩm là thành công một, và bán sản phẩm với giá hợp lý là thành công tới 10 lần.
Và cũngg rất mong rằng giá cả sẽ được xây dựng từ xuất phát điểm từ giá thành sản xuất của người nông dân, chứ không thể lấy giá từ thị trưởng rồi tính áp ngược lại cho người nông dân.
 
Nông dân là người Một nắng hai sương. Bán mặt cho đất bán lưng cho trời vậy mà sản phẩm làm ra luôn bị bấp bênh về giá cả được mùa mất giá là bài ca muôn thuở. Trước đây mỗi lần nghe nông sản nào thương lái mua giá cao cho bà con em rất mừng anh @xuanvu ạ. Nhưng bây giờ lấn sâu vào lĩnh vực nông nghiệp càng thấy chạnh lòng hơn. Vấn đề mấu chốt là chọn mô hình phù hợp với tài chính, nhân lực.đất đai, địều kiện khách quan tại địa phương và quyết tâm đeo đuổi đến cùng, tuyệt đối không chạy theo phong trào. Tiết kiệm chi phí tối đa, tận dụng phế phẩm của cây,con này mà nuôi,trồng con khác tạo vòng tròn sx khép kín. Chỉ mua bên ngoài những gì ko thể sx được thì mới mong có lợi nhuận cao từng bước mở rộng qui mô và đi đến thành công.
Bên cạnh đó cần tự tìm nhiều đầu ra cho nông sản của mình từ người mua lẻ đến chợ sỉ. Giảm phụ thuộc vào thương lái. Cộng với việc quảng bá trên internet cũng giúp nông dân tìm được nhiều người mua từ mọi miền đất nước.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top