Hỏi đáp Phương pháp trộn cám cho heo

  • Thread starter tanirac
  • Ngày gửi
Hiện tại em chuẩn bị nuôi một bầy heo sau cai sữa (5-6kg/con) khoảng 30 con
Em dự định cho heo dùng cám tự trộn rồi ép thành viên cám giống cám công nghiệp, trong thành phần cám có bột cá đã được xử lý chín, các loại cám khác như cám gạo, dầu thực vật... thì trộn trực tiếp và chưa qua xử lý. Câu hỏi đặt ra là
- Đối với cám trộn dùng cho heo sau cai sữa có cần phải ủ men trước khi ép thành cám viên để cho heo ăn không?
Nếu có thì thêm 2 câu hỏi
- Nếu ủ men thì nên dùng loại men gì là phù hợp.
- Ủ bao nhiêu ngày thì đạt yêu cầu.
Bác nào có kinh nghiệm trong chuyện này tư vấn em với nhé.
 


Nếu bạn ủ men khi không nên ép đùn, còn nếu ép đùn thì không nên ủ men, vì khi ép đùn nhiệt độ đạt 105 độC thành phần men vi sinh sẽ cháy hết rất tốn kém, ủ men là đã làm cho các thành phần thứ ăn tự chín - thì không cần phải ép đùn. Tôi khuyên bạn nếu có máy ép đùn thì cứ sử dụng vì thức ăn thành viên rồi thì sẽ ít bụi cám, heo sẽ ít gặp bệnh về đường hô hấp. Bột cá biển rất tốt nhưng bạn cần lưu ý :
1/ Trong bột cá biển thường sẽ bị lộn các vỏ óc, vỏ ghẹ, vỏ tôm sẽ không tốt cho bao tử heo con, rất dễ tiêu chảy hoặc gây thủng bao tử heo con.
2/ Các tàu biển thường ướp các loại hóa chất bảo quản con cá vì tàu đi khá lâu mới vô bờ.
* Tôi khuyên bạn nên sử dụng bột cá tra là tốt nhất.
* Bạn cần lưu ý thêm : Khi sử dụng máy ép đùn bạn nên sử dụng các loại premix viên bọc, loại premix bọc (chỉ có của Hà Lan, Thụy Sĩ) có thể chịu được nhiệt độ 135 độ C mà không cháy, còn loại thông thường 65 độ là cháy hết không còn giá trị. Mến chào !





mới vô bờ
 
Nếu bạn ủ men khi không nên ép đùn, còn nếu ép đùn thì không nên ủ men, vì khi ép đùn nhiệt độ đạt 105 độC thành phần men vi sinh sẽ cháy hết rất tốn kém, ủ men là đã làm cho các thành phần thứ ăn tự chín - thì không cần phải ép đùn. Tôi khuyên bạn nếu có máy ép đùn thì cứ sử dụng vì thức ăn thành viên rồi thì sẽ ít bụi cám, heo sẽ ít gặp bệnh về đường hô hấp. Bột cá biển rất tốt nhưng bạn cần lưu ý :
1/ Trong bột cá biển thường sẽ bị lộn các vỏ óc, vỏ ghẹ, vỏ tôm sẽ không tốt cho bao tử heo con, rất dễ tiêu chảy hoặc gây thủng bao tử heo con.
2/ Các tàu biển thường ướp các loại hóa chất bảo quản con cá vì tàu đi khá lâu mới vô bờ.
* Tôi khuyên bạn nên sử dụng bột cá tra là tốt nhất.
* Bạn cần lưu ý thêm : Khi sử dụng máy ép đùn bạn nên sử dụng các loại premix viên bọc, loại premix bọc (chỉ có của Hà Lan, Thụy Sĩ) có thể chịu được nhiệt độ 135 độ C mà không cháy, còn loại thông thường 65 độ là cháy hết không còn giá trị. Mến chào !

Cảm ơn bạn rất nhiều về kinh nghiệm bạn đã chia sẽ, mình rất ghi nhận.
Về thành phần Premix, đúng là như bạn nói, hồi sáng nay mình mới đi mua 1 bị premix 1kg tại đại lý thức ăn do một công ty trong nước sản xuất, cũng được bà chủ đại lý khuyến cáo là trộn xong ép đùn sẽ bị bay hơi, không còn giá trị dinh dưỡng trong cám, trưa nay lên đọc bài của bạn mình mới vỡ lẽ chuyện này.
Không biết Premix bọc có bán ở chỗ mình không nữa (mình ở Quảng Ngãi)







mới vô bờ
 
heo mới tâp ăn tốt nhất bạn nên mua cám ăn thẳng .khi heo cỡ khoảng 30-40k khi đó hệ tiêu hóa hoàn thiện bạn hãy tự trộn tă như vậy mới có hiệu quả .chúc thành công
 
Ở Quảng Ngãi thì mình không biết, trước đây mình mua lại của nhà nhập khẩu chuyên cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn lớn, mình nghĩ nó rất ít có trên thị trường ( Đâu bạn thử liên hệ A Phương 0989.165.972, cứ nói Thành ở Mỹ Tho giới thiệu, có thể anh Phương gởi 1 ít cho bạn bằng đường xe ), A Phương là 1 chuyên gia về thành phần công thức thức ăn - sẽ rất có ít cho bạn. Mến chào, chúc bạn thành công !
 
heo mới tâp ăn tốt nhất bạn nên mua cám ăn thẳng .khi heo cỡ khoảng 30-40k khi đó hệ tiêu hóa hoàn thiện bạn hãy tự trộn tă như vậy mới có hiệu quả .chúc thành công
Mình chỉ nuôi từ 5-6 kg đến 25 kg thì xuất chuồng rồi (nuôi heo xác) nên việc cho ăn cám công nghiệp không khả thi. Mặc khác, nếu cho heo ăn cám công nghiệp nắm chắc 100% là lỗ rồi bạn (theo tính toán thực tế giá cám và giá heo tại địa phương của mình).

Ai cũng biết nuôi cám công nghiệp rất tốt nhưng thực tế cho thấy 10 hộ nuôi thì tới 7 hộ nuôi phải phá sản trong vòng 2 năm nuôi bằng cám công nghiệp. Còn các công ty, trang trại lớn thì không nói. Do họ nuôi thuê là nhiều, kiểu gì cũng lời. Con giống và cám cty chịu, chỉ xây chuồng trại và nuôi, cân ký và bán lại cho chính công ty đó.
 
bạn nuôi heo xác giá bán buôn như thế nào mà bạn kêu lổ, con giống bạn mua hay heo nhà đẻ
 

bạn nuôi heo xác giá bán buôn như thế nào mà bạn kêu lổ, con giống bạn mua hay heo nhà đẻ
Heo mình đặt hàng lái heo thân quen tại địa phương thu gom heo con khoảng 5-6kg/con từ các hộ gia đình trong huyện mình sinh sống.
- Giá heo con 5-6 kg thường khoảng 60.000/1kg, khi lái mua hoá hết bầy thì khoảng 350.000đ/ 1con
- Cám có sẵn tại địa phương là cám Hidro của công ty CP chăn nuôi Việt Nam, giá 418.000đ/1bao 25kg
- Đối với nuôi heo xác từ 5-6kg cho đến <= 25Kg TB ăn hết bao cám 25 kg (Hết 1 bao cám tăng trọng được từ 15-20Kg tùy con.)
- Giá heo hiện tại (10/6/2014) cho heo dưới 25 kg là 35.000đ, heo trên 25kg là 31.000đ
Ở đây mình giả sử nhập heo về là 5kg, ăn hết 25kg cám và xuất chuồng và đạt được trọng lượng TB là 20 kg (tức tăng được 15kg). Vì sao lại chỉ được 20kg, vì thực nghiệm heo lai F1 tăng trọng kém hơn heo lai ngoại 100%, mình có chỗ quen nuôi heo con ngoại từ 8kg, ăn hết bao cám TB chỉ tăng tới 25 kg (tăng được 17 kg)
==>
- Giá đầu vào bao gồm: 350.000đ giống + 418.000đ thức ăn + 50.000 phụ phí: điện nước thuốc men = 818.000đ
- Chi phí 1 nhân công (bản thân hoặc thuê): 2.500.000đ/1 tháng (lao động phổ thông)
- Giá xuất chuồng là: 20kg x 35.000đ = 875.000đ
=> Nếu không tính nhân công thì ta được: 875.000đ - 818.000đ = 57.000đ/con
- Hiện tôi nuôi 30 con, Vậy chi phí nhân công để chăm cho 1 con heo có giá là: 2.500.000đ/30 = 83.000đ
=> Như vậy ta được giá trị sau khi tính nhân công là: 83.000đ - 57.000đ = -26.000 đ (Tức lỗ 26.000đ)

Với kiểu nuôi heo lấy công làm lời thì may ra mới có lãi 57.000đ/1 con, nhưng tôi là một kỹ sư điện, có công việc ổn định tại công ty, không thể trực tiếp chăm sóc heo, vậy tôi buộc phải thuê nhân công, thành ra tôi lỗ 26.000/1 con.
Còn nếu tôi nuôi số lượng lớn hơn nhưng cũng chỉ sử dụng 1 nhân công, ví dụ 120 con, thì ta được lãi như sau:
(120 con x 57.000đ) - 2.500.000đ = 6.590.000 đ
Hiện tại tôi đầu tư chuồn trại là 35.000.000đ => để thu hôi vốn tôi cần phải nuôi X lứa:
X = 35.000.000đ / 6.590.000đ = 5.3 lứa (Mỗi lứa TB 35 ngày) => cần 35 x 5.3 / 30 ngày = 6 tháng 10 ngày.

Vậy thì kế hoạch chăn nuôi và mở rộng chăn nuôi lớn hơn 120 con không khả thi.

Trên đây mình đã nêu những tính toán về thực trạng chăn nuôi của mình trên cơ sở nếu dùng cám công nghiệp.
Chúc các bạn thành công trong chăn nuôi.
 
như vậy là bạn dùng cám heo siêu cho lợn lai ăn nên lỗ là đúng .bạn có thể dùng 1/2 cám higro551 trộn với ngô cho ăn là tốt rồi.chúc thành công
 
Mình nghiên cứu công thức trộn, trộn 100% nguyên liệu có tại địa phương và một số chất phụ gia.
Đang gặp chút rắc rối với cái máy ép cám viên. Chưa biết nên pha bao nhiêu nước với cám để tạo độ ẩm ép cám viên. Cả ngày hôm nay thử nghiệm đi đức 2 kg cám = 18.000đ (*_*)
 
bạn nhập heo xác quá rẻ,35k/kg..lại xuất bán quá bèo 31...35k/kg
chi phí nhân công quá cao.. 83k/con... một nhân công nhân nuôi heo cai sửa..(250....300 con/ người)
nếu bạn tăng đầu heo cai sửa bạn sẻ có lải tầm 40k/con
củng cách làm này nếu tăng đầu heo cho một nhân công chăm sóc bạn vẩn có lải đấy sao lại không khả thi?
các vấn đề khác tôi không có ý kiến.bạn ở nơi nào mà giá cả bèo vậy
tôi củng nuôi heo ,heo cai sửa bán giá 100...110k/kg mà vẩn không có thừa mà bán đó bạn
 
Chắc bạn nuôi heo cai sữa lai ngoại 100%, mình chưa có đủ vốn để đầu tư heo cai sữa ngoại, chỉ nuôi heo cai sữa nội lai ngoại thôi, hay thường gọi là heo lai F1.
Còn mình nuôi thì phải nuôi lãi 100k-200k 1 con mới nuôi. Chứ 1 con lãi 40K thì nuôi trầy trật được mấy mùa bạn.
 
bạn hiểu sai ý mình nói rồi.tiền thuê người nuôi 2.5 triệu mà nuôi chỉ 3o/con=83k /con
2.500/200=12.500
57 000 -12.500 =44.500 (lải tiền công)
bạn tính phụ phí 50.000/con quá cao
nếu bạn nuôi 200 con phụ phí không hơn 10.000/ con
vậy 1con lải 100k là khả thi
 
Ừ, bạn nói cũng có lý. Nhưng hiện giờ, 3 chuồng mình tự gia công chỉ nuôi được khoảng 60 con, tiền vốn giờ không đủ để đầu tư 60 con, do đầu tư chuồng trại lớn nên chỉ lấy được 30 con nuôi lứa đầu, lứa sau nâng lên 60 con
Còn trại nuôi của mình thì chứa được 6 chuồn, nuôi được khoảng 120 con.
Nếu muốn mở rộng trên 200 con thì cần hoàn vốn trước rồi mới tích lũy để đầu tư mở rộng được.
Nhưng nếu mình dùng cám trộn thì chỉ với 30 con, mình có thể lãi trên 200k 1 con đó bạn.
Hiện mình đang gặp chút rắc rối với cái máy ép viên, còn nguyên liệu trộn và phụ gia mình đã tập kết được đầy đủ rồi. Nếu tính ra giá thì chỉ có 9000đ/1kg thôi, giá cám viên như ở trên mình có nêu là: 418.000đ/25kg=16.720đ
Dùng cám trộn giảm được 42% chi phí thức ăn đó bạn, chất lượng lại phù hợp với cả heo ngoại và heo lai.
 
Mình nghiên cứu công thức trộn, trộn 100% nguyên liệu có tại địa phương và một số chất phụ gia.
Đang gặp chút rắc rối với cái máy ép cám viên. Chưa biết nên pha bao nhiêu nước với cám để tạo độ ẩm ép cám viên. Cả ngày hôm nay thử nghiệm đi đức 2 kg cám = 18.000đ (*_*)
100kg cám trộn với khoảng 30l nước trộn thật đều có thể tăng giảm lượng nước cho viên nó đẹp .ép song phải phơi hoặc sấy khônhưng chắc chắn chất lượng không bằng cám bao được
 
Cảm ơn bạn rất nhiều nhéMình có nghe nói heo sau cai sữa nên cho ăn thức ăn ở dạng bột tốt hơn là cho ăn dạng viên. Vậy mình cố 1 số thắc mắc như sau:
1. Đối với cám trộn của mình, có 1 số thành phần nguyên liệu chưa được xử lý chín (vẫn là nguyên liệu sống) như cám gạo, bột gạo lức, bánh dầu đậu phụng, dầu thực vật. Thì có cần thiết phải ủ men vi sinh cám trộn để lám chín cám rồi mới cho heo ăn không (Phòng ngừa tiêu chảy).
2. Nếu ủ men thì mình sẽ ủ men ấm (khô, độ ẩm thấp) thì có thể cho ăn bằng máng ăn loại nào là tốt nhất (chuồng mình là chuồng dạng sàn): Máng tự động, máng dài, thâu...
3. Cám trộn của mình cũng có phụ gia là Premix viatamin, vậy khi ủ men có ảnh hưởng đến premix ko, hay phải trộn premix sau khi ủ và trước khi cho ăn.
4. Cám ủ men thường không để lâu được, vậy có phương pháp nào bảo quản tốt để heo ăn dài ngày không?
5. Cám trộn thì chắc phải cho ăn theo bữa, heo nhỏ thì cho ăn nhiều bữa là tốt nhất, vậy cho ăn 4 bữa vào các giờ nào là hợp lý nhất.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bác. Thank
 
ủ men thì k0 cần nấu chín rất tốt cho tiêu hóa của lợn .nhưng ko để được lâu chỉ 3 ngày thôi và phải đậy kín tránh tiếp xúc với ko khí thì không bị nấm mốc .còn cho ăn thì càng nhiều bữa càng tootschia đều lượng thức ăn và thời gian trong ngày ra mà cho ăn .có điêu là tốn công .
 
Cảm ơn bạn rất nhiều nhéMình có nghe nói heo sau cai sữa nên cho ăn thức ăn ở dạng bột tốt hơn là cho ăn dạng viên. Vậy mình cố 1 số thắc mắc như sau:
1. Đối với cám trộn của mình, có 1 số thành phần nguyên liệu chưa được xử lý chín (vẫn là nguyên liệu sống) như cám gạo, bột gạo lức, bánh dầu đậu phụng, dầu thực vật. Thì có cần thiết phải ủ men vi sinh cám trộn để lám chín cám rồi mới cho heo ăn không (Phòng ngừa tiêu chảy).
2. Nếu ủ men thì mình sẽ ủ men ấm (khô, độ ẩm thấp) thì có thể cho ăn bằng máng ăn loại nào là tốt nhất (chuồng mình là chuồng dạng sàn): Máng tự động, máng dài, thâu...
3. Cám trộn của mình cũng có phụ gia là Premix viatamin, vậy khi ủ men có ảnh hưởng đến premix ko, hay phải trộn premix sau khi ủ và trước khi cho ăn.
4. Cám ủ men thường không để lâu được, vậy có phương pháp nào bảo quản tốt để heo ăn dài ngày không?
5. Cám trộn thì chắc phải cho ăn theo bữa, heo nhỏ thì cho ăn nhiều bữa là tốt nhất, vậy cho ăn 4 bữa vào các giờ nào là hợp lý nhất.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bác. Thank
Chào Bạn
Bạn cho mình hỏi bạn ở đâu vậy, và các nguyên liệu như premix, khô đậu nành, bánh dầu đậu phụng bạn mua ở đâu vậy. Mấy cái đó mình tìm hoài không ra.Bạn cho mình biết giá các loại luôn nha
1/ Bạn nên ủ men các nguyên liệu là tinh bột .
2/ Tuy là lên men ẩm nhưng khi mình cho ăn mình vẫn thêm một ít nước vào cho nó ăn, mình thì chia bữa, vì là thức ăn lên men nếu trộn dư để bên ngoài lâu quá không biết tốt không .
3/Premix nên trộn sao đi, theo mình nghỉ thức ăn lên men là một dạng axit, vitamin tiếp xúc lâu quá có thể bị thay đổi
4/ Lúc đầu mình ủ theo khuyến cáo của nhà xản xuất là để ăn dần trong 9 ngày, nhưng khi mở ra nó chua quá nhưng thấy heo vẫn ăn bình thường , sao này mình chỉ ủ cho ăn khoảng 3-4 ngày rồi mới ủ tiếp
5/ Mình cho ăn 6h-10h-2h-6h-10h.
Mình thì nuôi ít, mình làm gì nói đó để bạn tham khảo, mong giúp ít được bạn
 
Chào Bạn
Bạn cho mình hỏi bạn ở đâu vậy, và các nguyên liệu như premix, khô đậu nành, bánh dầu đậu phụng bạn mua ở đâu vậy. Mấy cái đó mình tìm hoài không ra.Bạn cho mình biết giá các loại luôn nha
1/ Bạn nên ủ men các nguyên liệu là tinh bột .
2/ Tuy là lên men ẩm nhưng khi mình cho ăn mình vẫn thêm một ít nước vào cho nó ăn, mình thì chia bữa, vì là thức ăn lên men nếu trộn dư để bên ngoài lâu quá không biết tốt không .
3/Premix nên trộn sao đi, theo mình nghỉ thức ăn lên men là một dạng axit, vitamin tiếp xúc lâu quá có thể bị thay đổi
4/ Lúc đầu mình ủ theo khuyến cáo của nhà xản xuất là để ăn dần trong 9 ngày, nhưng khi mở ra nó chua quá nhưng thấy heo vẫn ăn bình thường , sao này mình chỉ ủ cho ăn khoảng 3-4 ngày rồi mới ủ tiếp
5/ Mình cho ăn 6h-10h-2h-6h-10h.
Mình thì nuôi ít, mình làm gì nói đó để bạn tham khảo, mong giúp ít được bạn

Cảm ơn bạn rất nhiều về những chia sẽ của bạn.
Mình ở Quảng NgãI bạn à.
Về các loại nguyên liệu như khô đậu nành, premix vitamin thì mình mua của một công ty ở sài gòn, mình có bạn thân làm trong cty này (là một cô bé khoảng 24 tuổi thôi, làm nhân viên kinh doanh, tên Diệu, rất năng động). Còn bánh dầu đậu phụng thì mình mua tại địa phương, chỗ các lò ép dầu phụng đó. Mình mua rồi vận chuyển bằng xe khách về Quảng Ngãi, vận chuyển ra bến xe miền đông miễn phí. Cty cũng bán nhiều loại nguyên liệu khác như bột cá 45-60% đạm, bột mì, cám gạo..., men ủ cám, các chất bổ xung như lysin, methionin, ...

Nếu bạn có nhu cầu thông tin cũng như trao đổi kinh nghiệm, liên hệ mình theo số đt này để chia sẽ nhiều hơn: 0988097xxx gặp A. Tân.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top