Một số biện pháp kỹ thuật chống nóng cho cá, tôm vào mùa hè

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Vào mùa hè nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi cá, tôm như nhiệt độ, ôxy… một cách đột ngột, dẫn đến cá bị sốc hoặc phát sinh bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.
Cá, tôm là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng. Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,1<sup>0</sup>C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.
Vào mùa hè, nhất là khi trời chuyển mưa, khi có sấm sét mà không có mưa hay thời điểm trước mưa giông, do áp suất không khí giảm, ôxy hoà tan trong nước giảm hoặc khi mưa giông rất ngắn làm nhiệt độ nước tầng mặt giảm, tầng đáy cao gây ra hiện tượng đối lưu, các chất mùn bã hữu cơ ở tầng đáy bị đảo lên, sẽ tăng cường sự phân huỷ tiêu hao nhiều ôxy, đồng thời tăng khí độc như H<sub>2</sub>S, NH<sub>3</sub> … làm cho cá nổi đầu. Những ao, hồ tảo phát triển nhiều, chúng tiến hành quang hợp sản sinh ra nhiều ôxy, nhưng ngược lại vào ban đêm trong quá trình hô hấp, chúng lại lấy nhiều ôxy và thải ra nhiều CO<sub>2</sub> dễ làm cho cá nổi đầu hơn.
Dưới đây là một số biện pháp chống nóng cho cá, tôm nuôi vào mùa hè nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
- Đối với nuôi cá ruộng: cần đảm bảo lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đầm nén chặt bờ. Đào mương và tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho cá ăn, thu hoạch cá. Nếu là ruộng nhỏ, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2-3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng, diện tích chỗ trũng chiếm 2-3% tổng diện tích ruộng. Hệ thống mương hình dấu cộng (+) hoặc hình chữ nhật để nối thông giữa các chỗ trũng, mương rộng 0,5m, độ sâu 0,4 - 0,5 m.
- Đối với ao, hồ nuôi cá, tôm cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn, chỉ để lượng bùn vừa phải, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi.
- Phân bón cần được ủ kỹ, lượng bón tuỳ theo điều kiện thời tiết và chất nước mà điều chỉnh cho thích hợp.
- Mật độ cá, tôm thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dày để đảm bảo môi trường đủ ôxy.
- Cho cá, tôm ăn nên áp dụng biện pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm, nếu thức ăn hàng ngày thừa phải vứt bỏ.
- Trong vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển. Nhiệt độ nước chệnh lệch trong vận chuyển không quá 2 - 5<sup>0</sup>C, đối với cá, tôm cỡ lớn, nhiệt độ thay đổi không quá 5<sup>0</sup>C, đối với con giống, không quá 2-4<sup>0</sup>C.
Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để bơm nước sạch vào ao, nên dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung ôxy cho ao ương nuôi.

<!--Tac gia-->
Theo TTKNKNVN
 


Vào mùa hè nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi cá, tôm như nhiệt độ, ôxy… một cách đột ngột, dẫn đến cá bị sốc hoặc phát sinh bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.
Cá, tôm là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng. Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,1<SUP>0</SUP>C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.
Vào mùa hè, nhất là khi trời chuyển mưa, khi có sấm sét mà không có mưa hay thời điểm trước mưa giông, do áp suất không khí giảm, ôxy hoà tan trong nước giảm hoặc khi mưa giông rất ngắn làm nhiệt độ nước tầng mặt giảm, tầng đáy cao gây ra hiện tượng đối lưu, các chất mùn bã hữu cơ ở tầng đáy bị đảo lên, sẽ tăng cường sự phân huỷ tiêu hao nhiều ôxy, đồng thời tăng khí độc như H<SUB>2</SUB>S, NH<SUB>3</SUB> … làm cho cá nổi đầu. Những ao, hồ tảo phát triển nhiều, chúng tiến hành quang hợp sản sinh ra nhiều ôxy, nhưng ngược lại vào ban đêm trong quá trình hô hấp, chúng lại lấy nhiều ôxy và thải ra nhiều CO<SUB>2</SUB> dễ làm cho cá nổi đầu hơn.
Dưới đây là một số biện pháp chống nóng cho cá, tôm nuôi vào mùa hè nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
- Đối với nuôi cá ruộng: cần đảm bảo lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đầm nén chặt bờ. Đào mương và tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho cá ăn, thu hoạch cá. Nếu là ruộng nhỏ, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2-3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng, diện tích chỗ trũng chiếm 2-3% tổng diện tích ruộng. Hệ thống mương hình dấu cộng (+) hoặc hình chữ nhật để nối thông giữa các chỗ trũng, mương rộng 0,5m, độ sâu 0,4 - 0,5 m.
- Đối với ao, hồ nuôi cá, tôm cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn, chỉ để lượng bùn vừa phải, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi.
- Phân bón cần được ủ kỹ, lượng bón tuỳ theo điều kiện thời tiết và chất nước mà điều chỉnh cho thích hợp.
- Mật độ cá, tôm thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dày để đảm bảo môi trường đủ ôxy.
- Cho cá, tôm ăn nên áp dụng biện pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm, nếu thức ăn hàng ngày thừa phải vứt bỏ.
- Trong vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển. Nhiệt độ nước chệnh lệch trong vận chuyển không quá 2 - 5<SUP>0</SUP>C, đối với cá, tôm cỡ lớn, nhiệt độ thay đổi không quá 5<SUP>0</SUP>C, đối với con giống, không quá 2-4<SUP>0</SUP>C.
Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để bơm nước sạch vào ao, nên dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung ôxy cho ao ương nuôi.


<!--Tac gia-->
Theo TTKNKNVN

Vào mùa hè nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi cá, tôm như nhiệt độ, ôxy… một cách đột ngột, dẫn đến cá bị sốc hoặc phát sinh bệnh,

Bài viết rất là chất lương, 99% là rất có lơi cho người nuôi trồng, nhưng tác gia cua bài viết có cùng chung căn bênh, hoc 1 hiêu và tiếp thu chi có phân nữa, copy cua người đi trước là cái hay cái giõi cua người liên quan đến ngành nuôi trồng Thuy San, nói đến sáng tao thì "Đầu óc lai ngu ngơ"

"Nắng nóng", 1% (môt phần trăm) còn lai là nhân tố thành bai trong viêc nuôi trồng thuy san cua nước Viêt Nam ta không riêng gì 1 vùng 1 xã nào hết đó là "Mưc Nước"

Nếu người nuôi không hiêu đươc điều nầy thì Tamlua-mientren cầu chúc cho ho sớm đưa cuốn sô đo đên Ngân Hàng và hương hồn ho tiêu diêu đến miền cưc lac hay là miền bần cùn trong cuôc đời cua ho

*Xin lỗi, máy cua người ban không thê đánh dấu hoi và dấu năng

Tamlua_mientren
 


Back
Top