Nuôi cá trong bể xi măng hình tròn

  • Thread starter thanhhoa_active
  • Ngày gửi
Em thấy có một số bài viết về nuôi cá trong bể nổi (bán nổi) bằng xi măng hình tròn (khối trụ mới đúng, tròn là mặt cắt ngang).
Trong đó có cả bài viết của một số công ty chuyên về thủy sản và của cá nhân. Tuy nhiên tất cả chỉ trình bày bằng văn bản, chưa có một bản vẽ chi tiết hay ảnh chụp nào cả.
E đã tham khảo một số video trên Youtube.com thì nó như thế này.
Agriviet.Com-be_ximang.jpg

Bể này được làm bằng xi măng (chưa rõ là đổ khối bê tông hay xây bằng gạch). Chiều cao khoảng 1m2, đường kính khoảng 1,5m gì đó.
Ở đây người ta nuôi cá rô phi, có hệ thống cấp nước và thoát nước tự động.
Còn đây là mô hình nuôi cá biển ở sa mạc:
Agriviet.Com-nuoi_ca_bien.jpg

Hệ thống bể được làm bằng Polime, chiều cao khoảng 1m, đường kính 3m. Đây là mô hình công nghệ cao ở Israel. Tất cả đều được áp dụng hệ thống tự động điều chỉnh (cho ăn thì k :D)
Như vậy cho thấy các bác Việt Nam mình đang còn dấu nghề.
Ở một bài viết của VinCeo có nói đến cấu tạo của bể nuôi chạch đồng, ở giữa bể có ống tràn và chất thải rắn trong nước thoát ra đó theo nguyên tắc ly tâm khi đàn cá bơi tạo thành dòng nước xoáy.
Nói thế nhưng em cũng chưa hình dung ra cấu tạo nó như thế nào. Thay vì ngồi nghĩ ra thì tại sao mọi người không chia sẻ với nhau để tiết kiệm thời gian và công sức ?
Chúng ta đang phát triển chậm thì sự chia sẻ là cần thiết và quý báu.
Đây là bản vẽ của cái bể mà e hình dung ra
Agriviet.Com-be_xi_mang_nuoi_ca.jpg

Cấu tạo không có gì phức tạp.
Bể hình trụ tròn, chiều cao 1,5m; đường kính đáy: 3m
Hệ thống cấp và thoát nước gồm có: 1 ống thoát nước phi 27nằm ngang dưới đáy bể dùng để thoát nhanh khi vệ sinh, bắt cá..; hệ thống bể chứa nước sạch gồm 1 bế chứa và 1 bể lọc cát để lọc nước từ ao, hồ, sông cấp cho bể nuôi; 1 ống cấp nước phi 21 hoặc 27; 1 máy bơm (không vẽ ); 1 ống tràn (chưa hoàn thiện về cấu tạo và nguyên tắc, như đang thắc mắc ở trên và mong được bổ sung)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Khi hoạt động nước từ bể chưa được đưa vào bể nuôi qua ống cấp nước, ống đặt xiên so với thành bể nên nước chảy vào sẽ tạo ra dòng chảy, dòng chảy nên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để thuận với chiều quay của trái đất. Tốc độ dòng chảy trong bể sẽ được tăng khi có chuyển động của đàn cá. Dòng chảy này sẽ tạo ra lực ly tâm đối với chất lắng cặn, chất thải và nó được dồn vào giữa bể (có thể thí nghiệm bằng cách cho cát vào cốc nước rồi khoắng lên).
Nếu không có ống tràn thẳng đứng ở giữa ta có thể thay thế bằng ống tràn ngang ở thành bể, khi đó muốn lấy chất thải ra ta sử dụng 1 ống có miệng nằm ở tâm của bể, chỉ cần mở khóa là nước và chất thải sẽ được đưa ra ngoài. Cách này tốn công vì phải có người mở khóa.
Hết !
Rất mong sự góp ý của mọi người để bể nuôi cá được hoàn thiện hơn
 


Chào manhhung86, mình hiện đang vận hành mấy hệ thống RAS nhỏ quy mô thí nghiệm thôi bạn, mật độ khoảng 30 -40 kg/m3. Nếu bạn nuôi 50 kg/ m3, giả dụ cho ăn tối đa khi cá thu hoạch là 2%, thì phải tốn 1kg thức ăn 30 % Protein, từ đây mình tính dc lượng ammonia là 1x0.35x0.092x 10^6 mg/Kg = 32200 mg TAN/day. Sau đó mình phải tính cái surface area cần để loại bỏ TAN. Cái này đầu tiên phải xem mình dùng loại lọc nào. Ví dụ như trickling filter ( xin lỗi vì mình ko biết tiếng việt nghĩa là gì) thì theo kinh nghiệm của những ng mình đã làm việc thì tầm 0.4-0.5 g TAN/ m2/ day ( cái này còn phụ thuộc vào nuôi cá nước lạnh hay ấm sẽ ảnh hưởng lên remove rate). Thì cái surface area sẽ là 32200 mg / (1000 (mg/g) * 0.4 g TAN/m2/day (giả dụ) = 80.5 m2.

Sau đó mình sẽ tính thể tính của đệm sinh học cần dùng (biomedia), vd biomedia dùng là 200 m2/m3 thì V = 80.5 / 200 m2/m3 = 0.4 m3.

Mình chỉ nói sơ tí về cách tính, bên cạnh đó còn ảnh hưởng bởi dòng chảy, kích thước biofilter...

Hy vọng mình giúp được chút ít cho bạn
Chào a DuyPham e đang rất quan tâm đến vấn đề nuôi cá theo hệ thống tuần hoàn. A có thể cho e xin số điện thoại của a đc hok ạ? E muốn học hỏi về mô hình này ạ? Thanks a. Nếu đc a inbox cho e.
thank bạn,bạn duypham đang nuôi thí nghiệm cá gì và ở đâu vậy,cá sắp thu hoạch chưa,chắc bạn đã có kết quả các số liệu về hiệu quả hệ thống chứ.
bạn làm thí nghiệm để nghiên cứu đề tài hay để làm công nghiệp sau này
mình ở ngoài bắc bạn ak,bạn tính nuôi cá gì hay nghiên cứu gì vậy,bạn có thể tổng hợp các câu hỏi về hệ thống mình trả lời cho.nếu làm nghiên cứu mô hình nhỏ thì tài liệu trên google là bạn đã làm được rồi(vì bạn có thể thiết kế theo số dư an toàn)tìm bằng từ khóa tiếng anh nhé,có rất nhiều tài liệu.còn triển khai hệ thống lớn thì mình có ông anh trong đó đã chạy và thiết kế mấy hệ thống lớn rồi
A Hùng cho e xin số ĐT đc hok ạ> A ở đâu ở Bắc vậy? E đang ở QUốc Oai. E rất quan tâm vấn đề này. Mún học hỏi về tính thực tế của mô hình này tạ VN. A có thể giúp e đc hok ạ>?
 


thank bạn,bạn duypham đang nuôi thí nghiệm cá gì và ở đâu vậy,cá sắp thu hoạch chưa,chắc bạn đã có kết quả các số liệu về hiệu quả hệ thống chứ.
bạn làm thí nghiệm để nghiên cứu đề tài hay để làm công nghiệp sau này
mình ở ngoài bắc bạn ak,bạn tính nuôi cá gì hay nghiên cứu gì vậy,bạn có thể tổng hợp các câu hỏi về hệ thống mình trả lời cho.nếu làm nghiên cứu mô hình nhỏ thì tài liệu trên google là bạn đã làm được rồi(vì bạn có thể thiết kế theo số dư an toàn)tìm bằng từ khóa tiếng anh nhé,có rất nhiều tài liệu.còn triển khai hệ thống lớn thì mình có ông anh trong đó đã chạy và thiết kế mấy hệ thống lớn rồi

Hi Hung, hien minh dang lam cho mot cty ben Chau Au ban ah, nhung cung sap ve VN roi ^^. Ca chi de thi nghiem chu khong nuoi thuong pham. Nhung minh rat quan tam trong viec ap dung vao nuoi thuong pham. Ban noi' co ong anh nao trong Nam lam he thong quy mo lon, co the gioi thieu cho minh duoc khong ? Minh rat muon tham khao them nhung he thong RAS hien co o VN.
Cam on Hung nhieu
 
thank bạn,bạn duypham đang nuôi thí nghiệm cá gì và ở đâu vậy,cá sắp thu hoạch chưa,chắc bạn đã có kết quả các số liệu về hiệu quả hệ thống chứ.
bạn làm thí nghiệm để nghiên cứu đề tài hay để làm công nghiệp sau này
mình ở ngoài bắc bạn ak,bạn tính nuôi cá gì hay nghiên cứu gì vậy,bạn có thể tổng hợp các câu hỏi về hệ thống mình trả lời cho.nếu làm nghiên cứu mô hình nhỏ thì tài liệu trên google là bạn đã làm được rồi(vì bạn có thể thiết kế theo số dư an toàn)tìm bằng từ khóa tiếng anh nhé,có rất nhiều tài liệu.còn triển khai hệ thống lớn thì mình có ông anh trong đó đã chạy và thiết kế mấy hệ thống lớn rồi
Chào Hùng
Mình đang thí nghiệm tự xây dựng 1 hệ thống RAS
Quy mô ban đầu gồm 10 Bể nuôi cá, thể tích mỗi bể 1M3, dự tính thả cá Diêu Hồng (Cái này chỉ dùng để thử nghiệm, thực tế đích nhắm của mình là loài cá nước ngọt khác)
Tài liệu nghiên cứu, video của nước ngoài thì nhiều, nhưng chưa thực tế ở VN. nghe Hùng nói có ông anh ở Miền Nam, có thể cho mình xin thông tin liên hệ không ?
Thanks Hùng
 
Hi Hung, hien minh dang lam cho mot cty ben Chau Au ban ah, nhung cung sap ve VN roi ^^. Ca chi de thi nghiem chu khong nuoi thuong pham. Nhung minh rat quan tam trong viec ap dung vao nuoi thuong pham. Ban noi' co ong anh nao trong Nam lam he thong quy mo lon, co the gioi thieu cho minh duoc khong ? Minh rat muon tham khao them nhung he thong RAS hien co o VN.
bạn chụp và quay video bạn đang thí nghiệm được chứ
bạn duy phạm quay video cho mấy anh em bên trên làm theo,chụp ảnh và quay video chi tiết cho mấy anh ý,nuôi thí nghiệm thì ổn thôi,mình cũng muốn biết bên châu âu họ thiết kế như thế nào,khác so với việt nam,trung quốc không.
đầu tư cho hệ thống mình tính thế này,mọi người tự cân nhắc,quan trọng cũng phải có thoiừ gian thực nghiệm thì moiứ quản lí sau này được
thứ nhất:nguồn điện phải là điện sản xuất 1 giá,1600 hoặc 1400 trên 1 kw
thứ 2:nguồn điện phải liên tục,vì hệ thống không được phép mất điện trên 30phút,cái này tùy loài,tốt nhất không để mất điện
thứ 3:để sản xuất 1 tấn cá đầu tư 1khối hạt nhựa kaldness tức142kg trị giá 17tr(cái này nhà sản xuất nói 30 năm mới hỏng),1 máy sục khí 2hp,xây dựng bể mình không tính,nên nuôi mật độ 50kg/m3 cho dễ xử lí
lợi ích là hệ số thức ăn giảm,thời gian nuôi cũng giảm,chi phí vận hành là chi phí điện năng,thời gian nuôi càng dài thì mất càng nhiều tiền điện
hệ thống thích hợp cho những nơi ao hồ ít,nguồn nuớc hạn chế nhưng cần sản lượng lớn,cố định,chọn được thời điểm giá cao để bán,an toàn vệ sinh thực phẩm,gần các trung tấm bán hàng để giảm chi phí vận chuyển
 
năng suất có 88kg/m2 thôi mà bác, chứ làm gì có 220kg/m3
Kết quả bước đầu triển khai mô hình nuôi cá tra thương phẩm tuần hoàn quy mô pilot ngoài trời tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ
Thứ ba - 08/04/2014 11:27

Viện NCNTTS2 cùng các chuyên gia của trường ĐH Wageningen- Hà Lan đã thiết kế lắp đặt và đang vận hành hệ thống tuần hoàn (RAS) nuôi cá tra thương phẩm quy mô pilot ngoài trời. Công nghệ này được xem là RAS cải tiến để thích ứng điều kiện sử dụng các ao nuôi cá tra đã tồn tại hiện nay ở ĐBSCL.

Cấu tạo của hệ thống

1.jpg

Hình 1: Cấu tạo của hệ thống nuôi RAS cho cá nuôi thương phẩm tại Trung Tâm Quốc Gia Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ


Cấu tạo của hệ thống RAS được thiết kế khá đơn giản và gọn có thể ứng dụng cho các ao nuôi cá tra thương phẩm ở tất cả quy mô, kép kín từng ao (hình 1). Nguồn cung cấp oxy cho lọc sinh học và cá sử dụng máy thổi khí. Điểm đặc biệt là phương thức khí đẩy cung cấp oxy hòa tan cho cá và vi sinh đồng thời bơm nước cho hệ thống sinh học và siphone bùn liên tục, cũng như tạo dòng chảy trong ao giảm tối đa tiêu tốn năng lượng so với máy bơm điện.


Bảng 1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của RAS

Các bộ phậnChức năngKích thước
Lọc sinh học
khử ammonia & nitrite17 m3
Ao cánuôi cá342 m3
Bể tự hoạixử lý bùn126m2
Airlift bơmBơm dịch bùn & nước335m3/ngày
Airlift khíSục khí & tạo dòng chảy2000 m3/ ngày


Cơ sở khoa học và nguyên lý vận hành của hệ thống

2.jpg


Hình 2: Cơ sở khoa học và nguyên lý vận hành hệ thống ----- ( nước), ----- (bùn).


Nước thải từ ao nuôi cá được bơm vào hệ thống lọc sinh học bằng airlift 2000m3/ ngày (HRT =11,2 phút), nơi đây sẽ hấp thụ ammonia và nitrite nhờ vi khuẩn tự dưỡng thực hiện quá trình nitrate hóa. Phần chất rắn trong ao được lắng tụ vào hố gom bùn bởi điều khiển lực ly tâm nước, hút sang bằng airlift (335m3/ngày) một cách liên tục và lắng tụ tại bể tự hoại thực hiện quá trình phản nitrate khử nitrate trong nước và tiêu hủy hữu cơ trong bùn dưới điều kiện oxy hòa tan thấp 0,5 – 2 mg/L, tái tạo tăng độ kiềm cho nước bù lại tiêu hao kiềm ở bể lọc sinh học. Nước được lắng sạch chất lơ lững tiếp tục bơm sang ao nuôi liên tục.

Các kết quả đạt được

Chất lượng nước: Chất lượng nước đo đặc trong thời gian 240 ngày nuôi cho thấy các chỉ tiêu đạt trong ngưỡng tối ứu cho cá tra phát triển bảng 2.

Bảng 2: Chất lượng nước trong hệ thống nuôi tuần hoàn pilot ngoài trời (240 ngày nuôi)

Chỉ tiêu môi trường ao cá
pH nước7,7
Oxy hòa tan (mg/L)5,6
Nhiệt độ (0C)31
Độ trong (cm)90,3
Ammonia tổng (mg/L)0,3
Nitrite (mg/L)1,1
Nitrate (mg/L)28,6
PO4-P (mg/L)0,35
Độ kiềm (mg/L)97,8
COD (mg/L)11,6
Thông qua sự biến động của chất lượng nước ở các bộ phận của RAS được nhận xét khá tốt giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi và thể hiện đúng chức năng của các bộ phận theo thiết kế.
Tăng trưởng của cá: sau 240 ngày hoạt động nuôi cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá SGR 1,6% trọng lượng /ngày và trọng lượng thu hoạch trung bình 819 g/con, FCR= 1.35, năng suất 880 tấn/ha/vụ cá đạt chất lượng xuất khẩu về thịt trắng 100% và không nhiễm vi sinh và chất tồn dư .

Bảng 3. Kết quả của mô hình

Chỉ tiêu
Trọng lượng cá thu hoạch (g/con)819
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)1,35
Tỷ lệ sống (%)82
Năng suất (kg/m2/vụ)88.3
Thời gian nuôi (tháng/vụ)8
Tiêu thụ điện (kw/kg cá sản xuất)0,8
Nước tiêu thụ (L/kg cá sản xuất)600


Kết luận

Qua 240 ngày nuôi rất ít thay nước (660 Lít nước/kg cá) nhưng chất lượng nước vẫn lý tưởng cho cá tra sinh trưởng. Các bộ phận của RAS đã đi vào hoạt động theo thiết kế. Quan trọng hơn hết hệ thống thu phân liên tục đã hoạt động và hạn chế tảo phát triển trong ao một cách triệt để.

Mô hình thiết kế đạt năng suất 880 tấn cá thương phẩm/ha/vụ. Năng suất của hệ thống nuôi này cao hơn 2 lần tính theo diện tích và cao hơn 4,9 lần tính theo thể tích so với nuôi ao theo phương thức hiện nay. Theo ước tính mô hình RAS này có tính ưu việt hơn so với nuôi thông thường về :+) Giá thành sản xuất vì FCR thấp hơn 13% và tỷ lệ sống cao hơn 15%; +) Dự đoán được năng suất ổn định; +) Không gây ô nhiễm môi trường, lượng nước tiêu thụ thấp hơn 10 – 35 lần so với nuôi thông thường; +) Hạn chế tối đa và xử lý bùn thải hay tái tạo bùn thải làm phân hữu cơ mà quy trình thông thường hiện nay không thực hiện được; +) Chất lượng cá tốt được thị trường xuất khẩu chấp nhận.Chi phí năng lượng chấp nhận được.Bên cạnh đó hệ thống nuôi RAS này cần cải tiến hơn nữa để giảm giá đầu tư xây dựng tối thiểu có thể. Ước tính cho thấy 86% chi phí xây dựng là giá thể vật bám cho vi sinh. Cần nghiên cứu và giảm giá đầu tư về loại nguyên liệu này.
 
Chào Hùng
Mình đang thí nghiệm tự xây dựng 1 hệ thống RAS
Quy mô ban đầu gồm 10 Bể nuôi cá, thể tích mỗi bể 1M3, dự tính thả cá Diêu Hồng (Cái này chỉ dùng để thử nghiệm, thực tế đích nhắm của mình là loài cá nước ngọt khác)
Tài liệu nghiên cứu, video của nước ngoài thì nhiều, nhưng chưa thực tế ở VN. nghe Hùng nói có ông anh ở Miền Nam, có thể cho mình xin thông tin liên hệ không ?
Thanks Hùng

Chào Truongkhoi, Bạn đang thực nghiệm ở đâu vậy ? Có thể cho mình ghé qua tham quan và trao đổi được không ?

Thanks Truongkhoi
 
bạn duy phạm quay video cho mấy anh em bên trên làm theo,chụp ảnh và quay video chi tiết cho mấy anh ý,nuôi thí nghiệm thì ổn thôi,mình cũng muốn biết bên châu âu họ thiết kế như thế nào,khác so với việt nam,trung quốc không.
đầu tư cho hệ thống mình tính thế này,mọi người tự cân nhắc,quan trọng cũng phải có thoiừ gian thực nghiệm thì moiứ quản lí sau này được
thứ nhất:nguồn điện phải là điện sản xuất 1 giá,1600 hoặc 1400 trên 1 kw
thứ 2:nguồn điện phải liên tục,vì hệ thống không được phép mất điện trên 30phút,cái này tùy loài,tốt nhất không để mất điện
thứ 3:để sản xuất 1 tấn cá đầu tư 1khối hạt nhựa kaldness tức142kg trị giá 17tr(cái này nhà sản xuất nói 30 năm mới hỏng),1 máy sục khí 2hp,xây dựng bể mình không tính,nên nuôi mật độ 50kg/m3 cho dễ xử lí
lợi ích là hệ số thức ăn giảm,thời gian nuôi cũng giảm,chi phí vận hành là chi phí điện năng,thời gian nuôi càng dài thì mất càng nhiều tiền điện
hệ thống thích hợp cho những nơi ao hồ ít,nguồn nuớc hạn chế nhưng cần sản lượng lớn,cố định,chọn được thời điểm giá cao để bán,an toàn vệ sinh thực phẩm,gần các trung tấm bán hàng để giảm chi phí vận chuyển

Hi Hùng, có lẽ tên mình lạ quá nên mọi người đọc nhầm. Mình tên Đây chứ ko phải Duy ^^. Đúng như bạn nói, việc quan tâm là chi phí vận hành. Cái mình thiếu là biết được tốc độ sinh trưởng trung bình của từng loài. Ví dụ như mình đã tìm xem tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen là bao nhiêu. Nhưng vô vọng, thông tin nhiễu quá nhiều, có nơi ghi nuôi 10-12 tháng được 1-1.5kg, nơi ghi 12 tháng được 0.8 kg trong ao đất và lồng nuôi. nên rất khó để lên kế hoạch nuôi. Quăng tiền để thí nghiệm là điều không tránh khỏi. Nếu bạn nào biết hoặc có kinh nghiệm có thể cho mình biết được không? Xin cảm ơn nhiều
Cty mình nó hạn chế quay phim, chụp hình bạn ah. Nhưng để mình xem sao.
 

năng suất có 88kg/m2 thôi mà bác, chứ làm gì có 220kg/m3
Kết quả bước đầu triển khai mô hình nuôi cá tra thương phẩm tuần hoàn quy mô pilot ngoài trời tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ
Thứ ba - 08/04/2014 11:27

Viện NCNTTS2 cùng các chuyên gia của trường ĐH Wageningen- Hà Lan đã thiết kế lắp đặt và đang vận hành hệ thống tuần hoàn (RAS) nuôi cá tra thương phẩm quy mô pilot ngoài trời. Công nghệ này được xem là RAS cải tiến để thích ứng điều kiện sử dụng các ao nuôi cá tra đã tồn tại hiện nay ở ĐBSCL.

Cấu tạo của hệ thống

1.jpg

Hình 1: Cấu tạo của hệ thống nuôi RAS cho cá nuôi thương phẩm tại Trung Tâm Quốc Gia Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ


Cấu tạo của hệ thống RAS được thiết kế khá đơn giản và gọn có thể ứng dụng cho các ao nuôi cá tra thương phẩm ở tất cả quy mô, kép kín từng ao (hình 1). Nguồn cung cấp oxy cho lọc sinh học và cá sử dụng máy thổi khí. Điểm đặc biệt là phương thức khí đẩy cung cấp oxy hòa tan cho cá và vi sinh đồng thời bơm nước cho hệ thống sinh học và siphone bùn liên tục, cũng như tạo dòng chảy trong ao giảm tối đa tiêu tốn năng lượng so với máy bơm điện.


Bảng 1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của RAS

Các bộ phậnChức năngKích thước
Lọc sinh học
khử ammonia & nitrite17 m3
Ao cánuôi cá342 m3
Bể tự hoạixử lý bùn126m2
Airlift bơmBơm dịch bùn & nước335m3/ngày
Airlift khíSục khí & tạo dòng chảy2000 m3/ ngày


Cơ sở khoa học và nguyên lý vận hành của hệ thống

2.jpg


Hình 2: Cơ sở khoa học và nguyên lý vận hành hệ thống ----- ( nước), ----- (bùn).


Nước thải từ ao nuôi cá được bơm vào hệ thống lọc sinh học bằng airlift 2000m3/ ngày (HRT =11,2 phút), nơi đây sẽ hấp thụ ammonia và nitrite nhờ vi khuẩn tự dưỡng thực hiện quá trình nitrate hóa. Phần chất rắn trong ao được lắng tụ vào hố gom bùn bởi điều khiển lực ly tâm nước, hút sang bằng airlift (335m3/ngày) một cách liên tục và lắng tụ tại bể tự hoại thực hiện quá trình phản nitrate khử nitrate trong nước và tiêu hủy hữu cơ trong bùn dưới điều kiện oxy hòa tan thấp 0,5 – 2 mg/L, tái tạo tăng độ kiềm cho nước bù lại tiêu hao kiềm ở bể lọc sinh học. Nước được lắng sạch chất lơ lững tiếp tục bơm sang ao nuôi liên tục.

Các kết quả đạt được

Chất lượng nước: Chất lượng nước đo đặc trong thời gian 240 ngày nuôi cho thấy các chỉ tiêu đạt trong ngưỡng tối ứu cho cá tra phát triển bảng 2.

Bảng 2: Chất lượng nước trong hệ thống nuôi tuần hoàn pilot ngoài trời (240 ngày nuôi)

Chỉ tiêu môi trường ao cá
pH nước7,7
Oxy hòa tan (mg/L)5,6
Nhiệt độ (0C)31
Độ trong (cm)90,3
Ammonia tổng (mg/L)0,3
Nitrite (mg/L)1,1
Nitrate (mg/L)28,6
PO4-P (mg/L)0,35
Độ kiềm (mg/L)97,8
COD (mg/L)11,6
Thông qua sự biến động của chất lượng nước ở các bộ phận của RAS được nhận xét khá tốt giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi và thể hiện đúng chức năng của các bộ phận theo thiết kế.
Tăng trưởng của cá: sau 240 ngày hoạt động nuôi cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá SGR 1,6% trọng lượng /ngày và trọng lượng thu hoạch trung bình 819 g/con, FCR= 1.35, năng suất 880 tấn/ha/vụ cá đạt chất lượng xuất khẩu về thịt trắng 100% và không nhiễm vi sinh và chất tồn dư .

Bảng 3. Kết quả của mô hình

Chỉ tiêu
Trọng lượng cá thu hoạch (g/con)819
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)1,35
Tỷ lệ sống (%)82
Năng suất (kg/m2/vụ)88.3
Thời gian nuôi (tháng/vụ)8
Tiêu thụ điện (kw/kg cá sản xuất)0,8
Nước tiêu thụ (L/kg cá sản xuất)600


Kết luận

Qua 240 ngày nuôi rất ít thay nước (660 Lít nước/kg cá) nhưng chất lượng nước vẫn lý tưởng cho cá tra sinh trưởng. Các bộ phận của RAS đã đi vào hoạt động theo thiết kế. Quan trọng hơn hết hệ thống thu phân liên tục đã hoạt động và hạn chế tảo phát triển trong ao một cách triệt để.

Mô hình thiết kế đạt năng suất 880 tấn cá thương phẩm/ha/vụ. Năng suất của hệ thống nuôi này cao hơn 2 lần tính theo diện tích và cao hơn 4,9 lần tính theo thể tích so với nuôi ao theo phương thức hiện nay. Theo ước tính mô hình RAS này có tính ưu việt hơn so với nuôi thông thường về :+) Giá thành sản xuất vì FCR thấp hơn 13% và tỷ lệ sống cao hơn 15%; +) Dự đoán được năng suất ổn định; +) Không gây ô nhiễm môi trường, lượng nước tiêu thụ thấp hơn 10 – 35 lần so với nuôi thông thường; +) Hạn chế tối đa và xử lý bùn thải hay tái tạo bùn thải làm phân hữu cơ mà quy trình thông thường hiện nay không thực hiện được; +) Chất lượng cá tốt được thị trường xuất khẩu chấp nhận.Chi phí năng lượng chấp nhận được.Bên cạnh đó hệ thống nuôi RAS này cần cải tiến hơn nữa để giảm giá đầu tư xây dựng tối thiểu có thể. Ước tính cho thấy 86% chi phí xây dựng là giá thể vật bám cho vi sinh. Cần nghiên cứu và giảm giá đầu tư về loại nguyên liệu này.
Thanks bác. Bác có tài liệu về mô hình bể tuần hoàn hok ạ?
 
Chào Hùng
Mình đang thí nghiệm tự xây dựng 1 hệ thống RAS
Quy mô ban đầu gồm 10 Bể nuôi cá, thể tích mỗi bể 1M3, dự tính thả cá Diêu Hồng (Cái này chỉ dùng để thử nghiệm, thực tế đích nhắm của mình là loài cá nước ngọt khác)
Tài liệu nghiên cứu, video của nước ngoài thì nhiều, nhưng chưa thực tế ở VN. nghe Hùng nói có ông anh ở Miền Nam, có thể cho mình xin thông tin liên hệ không ?
Thanks Hùng

hi Truongkhoi, ban co the mo ta hoac chup hinh hay quay phim lai he thong cua ban duoc khong ? Moi nguoi se rat hung thu muon biet ban lam nhu the nao.
Cam on truongkhoi
 
bạn lấy kết quả trên mạng ak,không đúng đâu,nhất là cái chi phí điện năng,làm gì có 0,8kw/kg.vậy thì hệ thống siêu lời rồi.nuôi 8tháng hơn đó.hệ thống ras này do nước ngoài tư vấn lắp đặt đó.do còn vài sai xót nên hệ thống chạy ổn định được có hơn 3 tháng thôi
Hi Hùng, có lẽ tên mình lạ quá nên mọi người đọc nhầm. Mình tên Đây chứ ko phải Duy ^^. Đúng như bạn nói, việc quan tâm là chi phí vận hành. Cái mình thiếu là biết được tốc độ sinh trưởng trung bình của từng loài. Ví dụ như mình đã tìm xem tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen là bao nhiêu. Nhưng vô vọng, thông tin nhiễu quá nhiều, có nơi ghi nuôi 10-12 tháng được 1-1.5kg, nơi ghi 12 tháng được 0.8 kg trong ao đất và lồng nuôi. nên rất khó để lên kế hoạch nuôi. Quăng tiền để thí nghiệm là điều không tránh khỏi. Nếu bạn nào biết hoặc có kinh nghiệm có thể cho mình biết được không? Xin cảm ơn nhiều
Cty mình nó hạn chế quay phim, chụp hình bạn ah. Nhưng để mình xem sao.
quan trọng là bạn có muốn chụp hay không thôi,bạn đang ở chính xác đâu vậy
tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào thức ăn,môi trường sống,con giống mà bạn.
nếu trong ras thì môi trường là tối ưu rồi,con giống cũng có thể coi là cố định được vậy còn lại yếu tố là vấn đề dinh dưỡng thôi,vì trong hệ thống chỉ sử dụng cám là chính nên bạn cần xem xét về vấn đề dinh dưỡng còn thiếu trong cám.cái này tự thí nghiệm,mình cũng thấy 1 lần trên google nước ngoài ương cá mú trên bể bằng ras cho khả quan rất tốt,uơng cá hương lên 2 ngón tay
 
Có ai cho e xin thông số kỹ thuật xây 1 cái bể 10m3 theo RAS đc hok ạ? E đang rất quan tâm về quy cách và kỹ thuật, ai cho em biết để e xây thí điểm đc hok ạ? Thanks all
 
Chào Truongkhoi, Bạn đang thực nghiệm ở đâu vậy ? Có thể cho mình ghé qua tham quan và trao đổi được không ?

Thanks Truongkhoi
Mình thí nghiệm tại Bình Chánh - HCM
Hiện tại đang lên kế hoạch và mua vật tư thôi bạn. chắc phải tầm 2 tháng nữa mới set up xong
Có rảnh qua gò vấp thì alo cafe mình cùng trao đổi nhé
 
Bạn ơi giải thích giùm mình cách tính này với, mình đọc không hiểu
Nếu bạn nuôi 50 kg/ m3, giả dụ cho ăn tối đa khi cá thu hoạch là 2%, thì phải tốn 1kg thức ăn 30 % Protein, từ đây mình tính dc lượng ammonia là 1x0.35x0.092x 10^6 mg/Kg = 32200 mg TAN/day.
 
Không biết có bạn nào thử hạch toán kinh tế mô hình này chưa
Dù biết là đếm cua trong lổ nhưng theo mình vẫn nên có 1 cái nhìn toàn cục về chi phí-doanh thu thì mới xác định được phương án đầu tư
 
Không biết có bạn nào thử hạch toán kinh tế mô hình này chưa
Dù biết là đếm cua trong lổ nhưng theo mình vẫn nên có 1 cái nhìn toàn cục về chi phí-doanh thu thì mới xác định được phương án đầu tư
E đang rất quan tâm về RAS nhưng chưa nắm rõ đc các vấn đề. Mún có 1 cái thông số chính xác để thí nghiệm và hạch toán xem như thế nào mà tìm tài liệu oải quá. Tại e hok giành tiếng Anh và cũng hok phải chuyên môn nên dịch qua Google ko đc hiểu cho lắm. Bác có thể giúp e chút đc hok ạ? Thanks bác!
 
Không biết có bạn nào thử hạch toán kinh tế mô hình này chưa
Dù biết là đếm cua trong lổ nhưng theo mình vẫn nên có 1 cái nhìn toàn cục về chi phí-doanh thu thì mới xác định được phương án đầu tư
mình đã hoạch toán bên trên rồi mà
 
Bạn ơi giải thích giùm mình cách tính này với, mình đọc không hiểu
Nếu bạn nuôi 50 kg/ m3, giả dụ cho ăn tối đa khi cá thu hoạch là 2%, thì phải tốn 1kg thức ăn 30 % Protein, từ đây mình tính dc lượng ammonia là 1x0.35x0.092x 10^6 mg/Kg = 32200 mg TAN/day.
Hi bạn, mình viết nhầm ở chổ là mình ghi 30 % protein nhưng lại tính theo 35 %. Bạn phải biết xem khối lượng mong muốn của cá bạn nuôi là bao nhiêu.Trong vd này là 50kg / m3 và cho ăn thức ăn tối đa là 1kg ( ~2 %). Với hàm lượng protein là 30 % trong thức ăn thì ammonia (TAN) là 1x0.30x0.092 = ? kg TAN/day. 0.092 = 0.16 (16% protein là nitrogen) *0.8 (80% nitrogen được tiêu hóa) * 0.8 (80% nitrogen tiêu hóa được thải ra) * 0.9 (90% nitrogen được thải ra như TAN)...Công thức này tuy đơn giản nhưng cũng ok để áp dụng. Công thức càng phức tạp thì độ chính xác càng cao bạn ah.
Không biết có bạn nào thử hạch toán kinh tế mô hình này chưa
Dù biết là đếm cua trong lổ nhưng theo mình vẫn nên có 1 cái nhìn toàn cục về chi phí-doanh thu thì mới xác định được phương án đầu tư
Hi truongkhoi, mình cũng đã thử hạch toán chi tiết. Nhưng một vài sản phẩm mình chưa nắm bắt được giá cả nên cũng lở dở. Nói chung phần đầu tư cố định là sẽ khá cao (nhưng tính theo thời gian dài sẽ rất tiết kiệm so với nuôi thông thường), sau đó là giống, thức ăn, chi phí vận hành như điện đóm này nọ...Bạn nói đúng đó, hạch toán chi tiết luôn là vấn đề đầu tiên phải làm khi bắt tay vào RAS. Xem mức độ khả thi thế nào.

Bạn có thể mô tả sơ hệ thống bạn hoạt động thế nào không ? Bao gồm những bộ phận nào và thông số như dòng chảy, tốc độ tuần hoàn..bạn sử dụng gì cho lọc cơ học ?

Thanks truongkhoi
Có ai cho e xin thông số kỹ thuật xây 1 cái bể 10m3 theo RAS đc hok ạ? E đang rất quan tâm về quy cách và kỹ thuật, ai cho em biết để e xây thí điểm đc hok ạ? Thanks all

Hi kutyhn, nãy bạn inbox mà mình đang làm nên không trả lời được. Thông số của RAS tùy vào từng đối tượng nuôi và yêu cầu của bạn. Chứ không phụ thuộc vào kích thước bể nuôi bạn ah. Bạn ráng tìm hiểu thêm RAS xem. Rất thú vị đó bạn.
 
Last edited by a moderator:
Mình ngu quá không hiểu chỗ này bạn ơi
Trong vd này là 50kg / m3 và cho ăn thức ăn tối đa là 1kg ( ~2 %). Với hàm lượng protein là 30 % trong thức ăn thì ammonia (TAN) là 1x0.30x0.092 = ? kg TAN/day. 0.092 = 0.16 (16% protein là nitrogen) *0.8 (80% nitrogen được tiêu hóa) * 0.8 (80% nitrogen tiêu hóa được thải ra) * 0.9 (90% nitrogen được thải ra như TAN)
Bạn có thể giải thích rõ hơn về các con số 0,092 0,8 0,8 0,9 được không bạn? Thanks bạn
 


Back
Top