Chất cấm ở đâu ra?

  • Thread starter repthuy
  • Ngày gửi
Dù ngành chức năng kết luận "có", nhưng 100% chủ trang trại lại nói "không". Vậy chất cấm ở đâu ra?

14-56-40_h1.jpg

Nhan nhản các chế phẩm Premix trong các cửa hàng buôn bán thuốc thú y
Hiện nay, giá heo tăng mạnh, ngành chức năng phát hiện một số chủ trang trại đưa chất cấm vào thức ăn nhằm thúc heo "siêu nạc" trong giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng.

Hiện nay giá heo đang ở mức 53- 55 ngàn đồng/kg, trong khi giá thành chỉ có 40 ngàn/kg, nên chỉ cần xuất 1 con heo/tạ là người chăn nuôi đã có lãi trên 1 triệu đồng. Vì hám lợi mà một số chủ trang trại cố tình sử dụng chế phẩm có chất cấm hoặc thông đồng với thương lái để đưa chất cấm vào thức ăn chăn nuôi.

Theo tìm hiểu chúng tôi, chỉ từ tháng 6/2014 đến nay, tại tỉnh Đồng Nai, ngành thú y địa phương sau khi kiểm tra lấy mẫu nước tiểu đem đi xét nghiệm của hàng chục trang trại nuôi heo đã phát hiện có 5 trang trại ở hai huyện Xuân Lộc, Trảng Bom có sử dụng chất cấm Sabutamol trong thức ăn.

Trong đó, huyện Trảng Bom đứng đầu với 4 trang trại ở 2 xã Thanh Bình và Tây Hòa. Hàm lượng chất cấm trong nước tiểu con heo được xác định thấp nhất là 111 ppm (phần triệu), cao nhất 600 ppm, có một trường hợp cao khủng khiếp ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc lên đến 19.000 ppm. Cơ quan chức năng quyết định đã xử phạt 15 triệu đồng/hộ về hành vi này.

“Đến nay, tôi vẫn không rõ chất cấm ở đâu ra, bởi họ chỉ sử dụng một lần là trộn vào giai đoạn heo chuẩn bị xuất chuồng để thúc heo tăng trọng!” - một đại diện của Trạm Thú y huyện Trảng Bom nói.

Chúng tôi về xã Tây Hòa, nơi có 3 trang trại vừa nộp phạt tuần trước tổng số tiền 45 triệu đồng do vi phạm hành chính về sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi vào kho bạc nhà nước. Đó là các chủ trang trại Trần Văn Sanh, Trần Văn Sâm và Dương Đình Vỹ.

Mặc dù trong các biên bản làm việc với ngành chức năng, các hộ này nhất mực khẳng định: "Họ không trộn chất cấm vào thức ăn cho heo".

Theo ông Nguyễn Ngữ, Trưởng ban Thú y xã, sau khi ngành thú y kiểm tra 10 trang trại thì phát hiện 3 trang trại chăn nuôi nói trên có sử dụng chất cấm. Các hộ ở đây sử dụng thức ăn cho heo chủ yếu là thức ăn tự trộn gồm cám, bắp, bã đậu nành.

"Các sản phẩm Premix hầu hết ở dạng bột mịn màu trắng sữa, hương thơm rất nồng được các công ty mang chào hàng chứa trong các bao tịnh trọng lượng 20 kg, giá bán vô chừng từ vài chục đến vài trăm ngàn/kg. Cứ 96 kg nguyên liệu cám tổng hợp thì trộn với 4 kg Premix.
Hầu hết, các bao bì Premix in ấn rất đẹp, màu sắc bắt mắt, xanh đỏ tím vàng đủ cả. Họ bán cho các chủ trang trại có thể cho nợ 1 tháng, thậm chí gối đầu 3 tháng, sau khi bán heo thì thanh toán đủ. Đây cũng là tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa chất cấm". (Một cán bộ ngành Thú y)

Cũng theo ông Ngữ, chính thương lái là người đưa chất cấm cho các chủ trang trại trộn vào bắp, cám làm thức ăn để tăng nạc trước khi xuất chuồng. Ăn loại này heo rất đạt, thịt đỏ nạc sát da luôn. Mặc dù 1 kg không rẻ, khoảng đâu 4 triệu.

Tuy nhiên, khi tiến hành tìm hiểu, chúng tôi bất ngờ là các hộ vi phạm ở đây ngoài việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tự trộn còn sử dụng thêm thức ăn bổ sung Premix mà trên thị trường các mặt hàng Premix (cung cấp vitamin, khoáng, axit amin...) đều trưng bày nhan nhản và bán trực tiếp cho hộ chăn nuôi được quảng cáo trên bao bì khá kêu như: "bung đùi, tạo nạc, nở vai".

Qua tìm hiểu thực tế trên thị trường, chúng tôi đã ghi nhận hàng loạt các thương hiệu khác nhau như: Gold–100, Tăng tốc 01, Chống còi–Mar, ADE Mix, Gopi Sumo, Samurai… thậm chí còn có những tên "không ai kiểm chứng" như Nở mông–Mỏng da–Bung đùi (của một công ty phía Bắc), Siêu Chống còi, Tạo nạc...

Chỉ tính riêng loại Premix 4% với hàng loạt tên thương mại như Admix; Minamix; Mebimix; Aminomix; Premix; Inco401, 402, 403; Tinomix... đã đủ thấy rối, không biết đâu mà lần.

Cụ thể tại hộ ông Trần Văn Sanh, nuôi 940 con heo, kiểm tra nước tiểu con heo phát hiện có 594 ppm chất Sabutamol. Tại thời điểm kiểm tra, chủ trang trại sử dụng thức ăn tự trộn cùng với một loại Premix 35 gọi là "chế phẩm dùng cho heo 70 kg đến khi xuất chuồng" của một công ty ở quận Gò Vấp, TP.HCM.

Tương tự, trang trại của ông Dương Đình Vỹ, cũng xuất hiện một loại Premix khác tại thời điểm kiểm tra được quảng cáo là Premix "siêu tăng trọng" của một công ty ở quận 9. Đặc biệt, trang trại bà Vũ Thị Liên ở xã Thanh Bình, nuôi 220 con heo, tại thời điểm kiểm tra phát hiện có sử dụng chất cấm thì bà Liên cũng có sử dụng một loại Premix "siêu tăng nạc" của một công ty ở ngoài Hà Nội do người Trung Quốc làm chủ.

Được biết, cách đây 3 năm những loại sản phẩm Premix có quảng cáo "siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở mông, nở vai" được coi là "nhạy cảm" và nằm trong tầm ngắm của ngành quản lý thị trường vì nghi ngờ có chất cấm. Còn hiện nay gần như thả nổi...

ĐỖ QUYÊN
Theo: nongnghiep.vn
 


Last edited by a moderator:
Luật VN mình còn nhẹ quá, đối với những việc hại người như vậy thì thu sạch đàn heo là còn nhẹ tay ý chứ huống chi phạt có 15tr/ hộ :(, thu sạch đàn heo và phạt thêm 15tr mới mang tính dăn đe mạnh chứ, bởi khi sử dụng họ cũng biết đó là chất gây hại đến con người rồi cơ mà.
VN mình còn nghèo nên nhiều người không màng nhân tính quá.
 
Chỉ xử phạt mà không tiêu hủy heo thì cuối cùng số heo đó cũng đến tay người tiêu dùng thôi. Nản vs cách giải quyết của Việt Nam!
 
Luật VN mình còn nhẹ quá, đối với những việc hại người như vậy thì thu sạch đàn heo là còn nhẹ tay ý chứ huống chi phạt có 15tr/ hộ :(, thu sạch đàn heo và phạt thêm 15tr mới mang tính dăn đe mạnh chứ, bởi khi sử dụng họ cũng biết đó là chất gây hại đến con người rồi cơ mà.
VN mình còn nghèo nên nhiều người không màng nhân tính quá.
Nếu nói phạt thì phải phạt những cty Sản xuất đầu tiên, sau đó đến các Đại lý, sau cùng mới đến người chăn nuôi ~
 
Nếu nói phạt thì phải phạt những cty Sản xuất đầu tiên, sau đó đến các Đại lý, sau cùng mới đến người chăn nuôi ~

Sử phạt hết, phạt người nuôi trước (bởi phát hiện người nuôi thì phải phạt trước chứ), sau rồi từ người nuôi tìm ra người bán phạt người bán, rồi từ người bán phạt cty sản xuất.
Quá đơn giản để tìm ra nhưng luật còn quá lỏng nên vẫn còn chưa tìm được người bán ở đâu
 
Sử phạt hết, phạt người nuôi trước (bởi phát hiện người nuôi thì phải phạt trước chứ), sau rồi từ người nuôi tìm ra người bán phạt người bán, rồi từ người bán phạt cty sản xuất.
Quá đơn giản để tìm ra nhưng luật còn quá lỏng nên vẫn còn chưa tìm được người bán ở đâu
Nhiều khi người nông dân chỉ vô tình sử dụng, vì cũng đâu biết đó là chất cấm, chỉ biết là khi sd sẽ giúp tăng năng suất.
Còn nhà Sx thì chắc chắn sẽ biết rõ tác hại của chất đó, nhưng vẫn Sx => chặn ngay từ lúc còn chưa đưa ra thị trường!
 
Nhiều khi người nông dân chỉ vô tình sử dụng, vì cũng đâu biết đó là chất cấm, chỉ biết là khi sd sẽ giúp tăng năng suất.
Còn nhà Sx thì chắc chắn sẽ biết rõ tác hại của chất đó, nhưng vẫn Sx => chặn ngay từ lúc còn chưa đưa ra thị trường!
Bạn đọc bài viết đi sẽ biết trong bài này người dân đã biết đó là chất cấm
 



Back
Top