Muốn đu đủ sai quả, lâu cỗi

  • Thread starter taynamviet
  • Ngày gửi
Những người làm vườn giầu kinh nghiệm thường trồng đu đủ nơi mầu mỡ, cao ráo, cách mực nước ngầm thường xuyên từ 1,5m trở lên giúp rễ hoạt động thuận lợi.

Lựa chọn đu đủ cái ngay từ khi quả chín tự nhiên, chỉ lấy những hạt đen tuyền, chìm sâu tận đáy, loại những hạt lép, nổi sẽ đảm bảo cây cái vượt trội so với cây đực, những hạt cho cây đực còn lẫn sẽ cho cây đực khỏe, giao phấn tốt hoặc có thể điều khiển thành cây cái, cây lưỡng tính bằng cách cấn ngọn rễ cọc (hớt 1 phần 2 – 3cm thúc rễ chùm phát triển).

Loại ngay những cây giống khẳng khiu, thân thẳng tắp, èo uột, lá ít xẻ thùy. Chỉ đào đánh tạo bầu hoặc nhổ cây sau khi làm ẩm đất để "hưởng cái" nếu phát hiện cây đực (bằng cấn ngọn rễ cọc như trên). Sau đó nhúng bầu đất hoặc rễ vào tro bếp hoai hả (tro xó bếp) để "hồ" kích rễ "ăn ra" (tuyệt đối không được nhúng vào bùn tươi hoặc phân hóa học sẽ gây thâm rễ thối mầm).

Ra ngôi (trồng định vị) đu đủ cách gốc tối thiểu 3m để trưởng thành vừa khép tán, tránh "cây chạm lá" làm giảm năng suất và phẩm chất. Hố cần đào trước từ 10 – 15 ngày giúp đất hả, nỏ nâng cao điện ly giữa các hạt đất, sau khi ngấm nước trở lại sẽ giải phóng nhanh và nhiều khoáng dễ tiêu nuôi cây chóng "bốc".

"Nhử" rễ ăn ra bằng đất mầu tơi xốp (bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn trộn với phân hữu cơ hoai hả theo tỷ lệ 40% còn 10% là xỉ than đá nghiền thành bột và 10% là NPK vi sinh (nơi đất nghèo mầu).

Những cây cao quá 2m cần được chặt ngọn, trộn hỗn hợp phân trên làm ướt bao kín ngọn bằng nilon (tốt hơn quấn bùn rơm úp nồi đất như kinh nghiệm cổ truyền) ắt sẽ phân nhiều nhánh lộc mới ra quả ngay. Chọn tối đa 3 nhánh lệch xa nhau để nuôi, đu đủ "hồi xuân" lại tiếp tục cho năng suất vượt trội.

Trong mùa mưa bão cần tôn cao bóng tán để "nhử" rễ ăn lên, ấp đất cứng vào gốc. Nếu bị xiêu đổ cần dựng lại ngay thì rễ tái sinh nhanh, chắc gốc bền cây, liên tiếp cho bội thu.
 


Nhà em có một cây trước sân. Quả nhiều lắm nhưng hơi nhỏ. Đọc xong bài của bác để thử nghiệm xem thử để trái to ra và làm 3 nhánh được không!
 
Bạn viết "cây đực khỏe, giao phấn tốt" thì sai từ ngữ.
Cây đực không phải là cây có phấn đực, mà là cây có
bông cái, ra trái như cây cái. Chỉ có khác là trái cây
đực thì có cuống dài hàng mấy chục centimet, có thể dài
cả mét. Trái đu đủ có cuống dài như thế thì không thể
lớn và chín được, mà gãy cuống rụng trái từ khi còn xanh.
Do đó, bà con gọi là cây đu đủ đực. Ở nơi ít đất và có
nhiều công chăm sóc, ta chặt cây đu đủ đực đi. Ở nơi xa
vắng, đu đủ mọc như rừng, kệ đực kệ cái, cứ trái đu đủ
nào cuống dài thì ta cắt sớm làm nộm đu đủ, hay kệ cho
nó rụng chẳng thèm để ý.

Muốn nói đúng từ ngữ, phải nói là "cây đu đủ có bông đực."
Thật ra, tôi chưa từng biết cây này nó như thế nào, vì
lúc ấy còn nhỏ, và không có Internet để biết bông đu đủ
có 3 loại: Cái, Đực, và Lưỡng Tính. Cho dù bông đu đủ có
3 loại, thì cây đu đủ chỉ có 2 loại thôi: cái (cuống ngắn)
và đực (cuống dài). Đây là cây đu đủ đực để tham khảo:

papaya_tree.jpg


Việc thứ hai, bạn nói hạt màu đen mọc lên cây cái. Câu này
tôi nghe nhiều từ nhỏ, nhưng đúng bao nhiêu phần trăm thì
chưa rõ. Bổ một trái đu đủ ra, thường có cả nghìn hạt,
nhưng chỉ có 1 vài hạt màu đen, hay chẳng có hạt nào màu
đen cả. Tuy vậy, các hạt thường, màu xám, vẫn mọc lên cây
đu đủ cái. Trong các hạt màu đen, vẫn mọc lên cây đu đủ
đực. Các cây đu đủ tôi trồng, đều mọc lên cây đu đủ cái,
chẳng hiểu tại sao. Có lẽ tôi gieo cả trăm cây đu đủ con,
nhổ lên, chỉ chọn trồng những cây rễ chùm, gốc loe to và
cong như kinh nghiệm bà con chỉ dạy. Và điều quan trọng là
bón phân nhiều, tưới nhiều nhưng không úng rễ. Tài liệu
Internet nói, cây đu đủ con được chăm sóc tốt thì tỷ lệ
mọc lên cây đu đủ cái cao, mà không chăm sóc tốt thì tỷ
lệ mọc lên cây đu đủ cái thấp.

Chuyện cải giống cây đu đủ đực ra cây đu đủ cái tôi cũng
có nghe nhiều, nhưng thực tế kết quả bao nhiêu phần trăm
thành công rất thấp. Vì thế, cây đu đủ đực phải chặt đi,
mất bao nhiêu công chăm sóc mấy tháng mới biết nó đậu trái
cuống dài hay cuống ngắn. Mất cả một khoảnh đất trồng nó.

Việc làm đu đủ sai quả, lâu cỗi chỉ có một cách làm là
chăm bón đúng cách, có đủ nắng, không có bóng rợp, thì
đu đủ không lớn theo chiều cao, mà thân bự, lá to, mọc
dày, thì trái ra mọc sát vào nhau tua tủa quanh thân cây.
Đến khi cây mọc cao, thì chặt đi, lấy chỗ trồng cây khác.
Cách cắt ngọn cho ra cành chỉ là lý thuyết, chứ không thể
năng suất và có trái to ngon như những trái mọc ở gốc. Ấy
là chưa kể thời gian mọc chồi rất lâu, mấy tháng không có
trái. Sau khi chồi mọc cao, có lá to, mới bắt đầu ra trái
nhỏ. Thời gian đó, thừa trồng cây đu đủ mới có trái to hơn.

Cái giống đu đủ nó thế rồi. Không thể làm cách khác mà tốt
hơn được cách trồng lại.
 
Em thấy bác anhmytran thật kinh nghiệm. Kiến thức của Bác uyên thâm thật í, cây gì Bác cũng biết
 
Ngày xưa vẫn chặt vì giống bản địa lâu cho quả ... bi giờ trồng giống đài loan nhanh cho thu hoạch ko chơi trò chặt ngang úp bát nữa rồi
 
Em thấy bác anhmytran thật kinh nghiệm. Kiến thức của Bác uyên thâm thật í, cây gì Bác cũng biết
Không phải vậy đâu. Nhiều cây mới tôi không biết.
Các cây thường thì tôi biết rất rõ, vì tôi đã từng
trồng rồi. Cây đu đủ, tôi còn trồng cành nữa kia.

Tôi còn nghĩ cách bổ cây đu đủ già ra, cắt từng mánh
mà giâm mầm, nảy lên cây con, nhưng hỏng hết. Lúc
ấy làm ẩu, không có nghiên cứu, cũng không chịu khó
làm đất thật tốt. Bây giờ làm lại việc này thì có
thể được tốt, chấn động thế giới xưa nay chỉ biết
gieo hạt ươm Đu Đủ.
Ngày xưa vẫn chặt vì giống bản địa lâu cho quả ... bi giờ trồng giống đài loan nhanh cho thu hoạch ko chơi trò chặt ngang úp bát nữa rồi
Ngày xưa đu đủ lâu có trái cũng có cái hay
của nó. Khi nó có trái, là lúc lá nó to nhất,
và trái nó cũng to nhất. Sau đó lá nó nhỏ đi,
và trái cũng nhỏ đi, trong lúc gốc cây tiếp
tục to lên để cao lên hơn nữa, nhỏ hơn nữa.

Nếu ra trái sớm hơn, trái bằng quả trứng gà,
thì bán ai mua? Cây nào cũng thế, phải trải
qua thời gian lớn mới có trái. Các giống có
trái sớm, như giống Đài Loan, liệu ra trái
mít bằng trái bưởi thì sao mà ăn? Loài người,
luật hôn nhân chỉ cho phép đẻ khi 18 tuổi, tuy
rằng 10 tuổi cũng có đứa chửa đẻ rồi, và 13-14
tuổi thì đẻ con thật to khỏe và mạnh.

Các giống Vải, Nhãn, chỉ 3-4 năm là có trái.
Cam, Chanh cũng thế, nhưng mỗi cây chỉ ra chục
trái, làm gì đủ công suất bán ra của một vườn
cây? Phải chục năm thì cây mới sum xuê, có trái
to ngon và nhiều. Đu đủ Việt nam tự nó ra trái
vào lúc sung sức nhất, là điều tốt cho người
trồng trọt, khỏi phải vặt trái đi khi ra sớm quá.

Trò chặt ngọn đu đủ, úp bát hay úp niêu vỡ, là
kỹ thuật quá thô sơ. Khi tôi lớn lên, đã không
còn ai trồng đu đủ lối đó nữa rồi. Riêng tôi,
khi đu đủ được chục trái, thì đã không muốn trồng
nữa, mà tính chặt đi rồi. Lúc đó trái nhỏ lắm,
để nhà ăn thì được, nhưng bán chẳng được giá.
 

Last edited:
Bác ở bên mỹ có khác !
Sao bác không qua việt nam mà cầm tay chỉ việc cho dân ta , sao bác lại biết nhiều thứ và uyên thâm như thế nhỉ ?
Con trâu , con heo con gì , gì bác cũng biết và bây giờ là cây đu đủ !
Trời quá bất công khi một người biết quá nhiều còn một người như con đây lại không biết gì cả !
 
Những điều tôi nói, bà con nông dân ở Việt Nam
đã biết từ trăm năm nay rồi. Có điều họ không
lên diễn đàn mà kể thôi. Không phải là kỹ thuật
mới đâu. Trong diễn đàn, nhiều người chê tôi
chỉ biết chuyện cũ, không biết bây giờ Việt Nam
đã có những cây những con hái ra tiền rồi. Vì
thế, tôi vẫn mong được về Việt Nam mua vài héc
ta để thử thời vận.

Bạn còn trẻ, cũng biết những điều xảy ra trong
làng xã của bạn. Nhiều tuổi lên, thì càng biết
nhiều về các cây khác, ở làng xã khác. Tôi tham
gia diễn đàn để mong biết những cái mới của bạn.
 
Lúc nào con gặp bài viết của bác là con đọc từ đầu đến cuối không bỏ một chữ nào và đọc hết là con ấn thích để cám ơn bác về bài viết mà con vừa đọc ...
 
Những người làm vườn giầu kinh nghiệm thường trồng đu đủ nơi mầu mỡ, cao ráo, cách mực nước ngầm thường xuyên từ 1,5m trở lên giúp rễ hoạt động thuận lợi.

Lựa chọn đu đủ cái ngay từ khi quả chín tự nhiên, chỉ lấy những hạt đen tuyền, chìm sâu tận đáy, loại những hạt lép, nổi sẽ đảm bảo cây cái vượt trội so với cây đực, những hạt cho cây đực còn lẫn sẽ cho cây đực khỏe, giao phấn tốt hoặc có thể điều khiển thành cây cái, cây lưỡng tính bằng cách cấn ngọn rễ cọc (hớt 1 phần 2 – 3cm thúc rễ chùm phát triển).

Loại ngay những cây giống khẳng khiu, thân thẳng tắp, èo uột, lá ít xẻ thùy. Chỉ đào đánh tạo bầu hoặc nhổ cây sau khi làm ẩm đất để "hưởng cái" nếu phát hiện cây đực (bằng cấn ngọn rễ cọc như trên). Sau đó nhúng bầu đất hoặc rễ vào tro bếp hoai hả (tro xó bếp) để "hồ" kích rễ "ăn ra" (tuyệt đối không được nhúng vào bùn tươi hoặc phân hóa học sẽ gây thâm rễ thối mầm).

Ra ngôi (trồng định vị) đu đủ cách gốc tối thiểu 3m để trưởng thành vừa khép tán, tránh "cây chạm lá" làm giảm năng suất và phẩm chất. Hố cần đào trước từ 10 – 15 ngày giúp đất hả, nỏ nâng cao điện ly giữa các hạt đất, sau khi ngấm nước trở lại sẽ giải phóng nhanh và nhiều khoáng dễ tiêu nuôi cây chóng "bốc".

"Nhử" rễ ăn ra bằng đất mầu tơi xốp (bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn trộn với phân hữu cơ hoai hả theo tỷ lệ 40% còn 10% là xỉ than đá nghiền thành bột và 10% là NPK vi sinh (nơi đất nghèo mầu).

Những cây cao quá 2m cần được chặt ngọn, trộn hỗn hợp phân trên làm ướt bao kín ngọn bằng nilon (tốt hơn quấn bùn rơm úp nồi đất như kinh nghiệm cổ truyền) ắt sẽ phân nhiều nhánh lộc mới ra quả ngay. Chọn tối đa 3 nhánh lệch xa nhau để nuôi, đu đủ "hồi xuân" lại tiếp tục cho năng suất vượt trội.

Trong mùa mưa bão cần tôn cao bóng tán để "nhử" rễ ăn lên, ấp đất cứng vào gốc. Nếu bị xiêu đổ cần dựng lại ngay thì rễ tái sinh nhanh, chắc gốc bền cây, liên tiếp cho bội thu.
Tôi cần mua ít bông đu đủ đực. Ai biết chỉ giúp tôi với. Sdt 0932544179. Chân thành cảm ơn
 


Back
Top