Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên

“Hàng triệu sinh vật tồn tại trong đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được sống, vì thế chúng không nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ”, lão nông Bhaskar Save (Ấn Độ) nói.
organic.jpg;pv641a4526eadc6416

Cây cỏ mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp, sinh thái nhưng ngày nay bị diệt trừ bởi các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ...

Anh cán bộ địa chính xã một vùng quê tỉnh Bình Thuận đưa tôi đi xem khu đất anh chuẩn bị trồng hành ngò ớt tỏi, để “cùng học hỏi kinh nghiệm”. Tôi hỏi đầu ra ở đâu, anh bảo để cung cấp cho bếp ăn các khu công nghiệp mà anh đang có mối. Dọc hai bên đường đến khu đất nhà anh là những vườn nhãn sum suê trĩu quả đang bước vào thu hoạch. Anh dừng xe trước một khu vườn, nói với chủ nhân: “Bác bán cho tôi mấy ký nhãn, chọn cây nào không xịt thuốc để tôi làm quà”. Chủ vườn cười, lắc đầu. Đến khu vườn thứ hai, chủ vườn bảo: “Không có đâu anh ơi, trồng nhãn thì cây nào chẳng phải xịt thuốc”. Đến khu vườn thứ ba, anh hạ thấp yêu cầu: “Bác chọn cây nào đã xịt thuốc lâu lâu rồi, bán tôi mấy ký”. Trả lời: “Mới xịt thuốc 1 tuần”. Anh quay sang nhìn tôi, ý muốn hỏi như thế có an toàn không, tôi bảo thôi đừng ăn nhãn. Tôi định hỏi cái khu hành ngò ớt tỏi của anh sau này có phải xịt thuốc gì không, nhưng khi anh tự nói đã phun thuốc diệt cỏ trước khi trồng rồi, tôi không hỏi nữa.

“Phát hiện” trên không có gì mới mẻ. Ai cũng biết trái cây trên thị trường hiện nay, dù của Trung Quốc hay của ta, đều có “xịt thuốc”, cấp thấp thì như mấy vườn nhãn tôi vừa nói, cấp cao thì dùng tiếp hóa chất độc hại làm tươi làm đẹp. Và ai cũng biết do khắp thế giới đều “xịt thuốc”, nên chúng ta vẫn có những loại rau quả xuất khẩu được kiểm định là an toàn với dư lượng hóa chất ở mức “cho phép”. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng biết là nông thôn của chúng ta đã bị hóa chất công nghiệp tàn phá nghiêm trọng đến mức đáng sợ như thế nào.

Xã này nằm cách Khu bảo tồn thiên nhiên không bao xa. Nơi đây trước là vùng rừng nguyên sinh, tôi chắc là y như rừng của khu bảo tồn, dấu vết còn lại là nhiều gốc sến, gốc sao cổ thụ nằm trơ trên cát, không biết đã bị chặt phá từ lúc nào. Nằm trũng giữa xã có một cái bầu tương đối rộng, hiện vẫn còn nhiều cá tôm chim chóc hoang dã cư ngụ, thỉnh thoảng bắt gặp chồn cáo, gà rừng. Ven bầu vẫn còn cây nắp ấm. Sau giải phóng đây là vùng kinh tế mới, việc phá rừng khai hoang là đương nhiên. Nhưng nhiều người cho biết hơn 10 năm trước việc nuôi bò ở đây rất phổ biến, một cựu phó thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ, quê gốc ở xã này, sau giải phóng về dựng lại nhà thờ tổ tiên, cũng có trại bò hàng trăm con, chứng tỏ nơi đây từng có rất nhiều cỏ tự nhiên. Nay tuy còn một số hộ nuôi bò, nhưng mùa nắng bò gầy giơ xương, do chỉ ăn rơm vì làm gì còn cỏ.

caycohonhien5002.jpg;pvc91dea92eb400e89

Vùng này trước đây là rừng nguyên sinh

Cỏ dại không chỉ vô hại với cây trồng mà còn là thảm thực vật giữ độ ẩm và nuôi dưỡng hệ sinh vật làm màu mỡ bền lâu cho đất. Cha ông ta đã biết ăn ở đúng mực với cỏ. Cha ông ta “làm cỏ” là làm quang thoáng cho cây trồng, chỉ những cây trồng cùng một tầng ăn với cỏ, như lúa, mới cào cỏ rồi vùi xuống cho tốt đất. Thảm cỏ vẫn được duy trì hợp lý và luôn tái sinh tươi tốt, cho gia súc có cái để ăn, cho đất đai không bị xói mòn, cho không khí đồng quê trong lành tươi mát. Và nên nhớ phần lớn các loại cỏ dại đều là những vị thuốc, nhờ chúng mà con người cùng gia súc gia cầm kháng được bệnh, chúng chính là phước lành trên vườn ruộng. Cha ông ta không coi cỏ dại là kẻ thù mà là bè bạn. Nhưng đó là chuyện ngày xưa.

Còn ngày nay không hiểu chủ trương từ đâu và từ bao giờ mà tự nhiên ở nông thôn đã hình thành một phong trào “toàn dân diệt cỏ”. Ở đây người ta trồng thứ gì cũng phun thuốc diệt cỏ, trồng bắp diệt cỏ, trồng sắn diệt cỏ, trồng rau đậu diệt cỏ, trồng keo lá tràm diệt cỏ, thậm chí trồng cỏ voi cho bò ăn cũng phun thuốc diệt cỏ. Mùa mưa một số cỏ vẫn chòi đạp ngoi lên, nhưng mùa nắng thì hầu như không có, những thứ cỏ có thể sống được trong mùa nắng, như cỏ ống, đều bị diệt tận gốc, trừ một số nơi chưa canh tác nằm dưới vùng trũng. Thảm cỏ bị tận diệt, cả một vùng vốn là rừng nguyên sinh trở thành những dải cát cháy bỏng, dọc hai bên đường phủ đầy rác thải “hiện đại” là túi ni lông và hộp nhựa.

Bồi thêm với thuốc diệt cỏ là thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu, thường được gọi với cái tên mỹ miều là thuốc bảo vệ thực vật, được phun khắp các loại cây trồng, từ cây điều cây sắn cho tới rau cải rau lang rau muống. Vườn nhà này phun thì vườn nhà khác muốn không phun cũng không được, nếu không phun sẽ hứng thêm sâu rầy bên phun dịch chuyển sang cư trú. Tình trạng này là phổ biến trong cả nước, và trầm trọng thêm, trở thành mặc định trong ngành trồng trọt với việc phổ cập các giống cây lai tạo, thậm chí các giống biến đổi gen, mà các nhà tạo giống cố ý “buộc” chúng phụ thuộc vào các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay bắp (ngô) lai được trồng trên 80% diện tích trồng bắp cả nước, nếu tổ tiên chúng ta sống dậy sẽ thấy lạ lùng là phần lớn các thứ bắp này được “cài đặt” để thu hoạch không thể dùng làm giống, muốn trồng tiếp phải tiếp tục mua giống. Thứ bắp bị “thiến” đó bầy gà kiến (là giống gà ta cổ truyền) nhà tôi nhất định không thèm ăn.

caycohonhien5003.jpg;pv57f52306468a7229

Cây cỏ tự nhiên đang được khôi phục

Hóa chất đang làm méo mó và thu hẹp môi trường sống của các sinh vật bản địa. Các giống cây và rau quả truyền thống gắn chặt với đất Việt, vốn là những thức ăn tương thích với đặc điểm sinh học của người Việt ta, dần dần bị thu hẹp, một số gần như bị loại bỏ (như bắp). Và hiếm có nơi sáng dậy còn được nghe tiếng chim hót trong vườn, “chim chuyền bụi ớt líu lo” chỉ còn trong ca dao cổ tích.

Nỗi sợ hãi về rau quả nhiễm chất độc ngày càng gia tăng, buộc người ta phải tìm mọi cách tự vệ. Nhiều người chỉ ăn rau quả do tự mình trồng, một số người dân thành thị trồng rau vào các chậu đặt trên sân thượng. Ở chợ, có khi người ta tìm sâu bỏ vào rau đem bán để chứng minh rau không phun thuốc, khiến cho sự tự vệ của người tiêu dùng càng được siết chặt. Nhưng các cách tự vệ đều chỉ giữ cho bản thân mỗi gia đình được thoát hiểm trong hiện tại và chẳng thấm vào đâu so với tình trạng đại chúng vẫn phải ăn rau quả nhiễm độc.

Trong một môi trường mà các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ được phun một cách dày đặc, tràn lan và hợp pháp, một môi trường mà cây cỏ tự nhiên khó mà tự mình sinh sống, liệu có nơi nào sản xuất được rau quả organic thương phẩm hoàn toàn không dùng hóa chất ? (còn tiếp)

Bài, ảnh: Hoàng Hải Vân
Nguồn: www.thanhnien.com.vn/
 


Theo tôi thì hiện nay đang tồn tại vấn đề như sau:
  1. Nông dân chết dần chết mòn vì thu nhập quá thấp.
  2. Người tiêu dùng hàng nông sản phải dùng thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng vẫn phải trả giá cao để mua.
1kg dưa leo bán tại vườn có 5000VNĐ/kg. Ra đến chợ là 15000VNĐ/kg.
Lượng tiền của xã hôi trả lại cho người nông dân không đủ để sản xuất sạch và bền vững. Kênh phân phối nắm phần lớn giá của hàng nông sản.
Khi nào thấy người trồng rau có nhà lầu xe hơi đi thì khi ấy có rau sạch ăn ngay à :).

Ra đường thấy người trồng rau ăn mặc lôi thôi ở nhà cấp 4 xuống cấp. Xe đạp, Xe Honda 67 cùi, 72 cùi, cub 78, 81, 82, DH88, DD. Wave tàu, Dream tàu... Có muốn làm ngon làm tốt cũng không được. Chừng nào cho họ ăn sung mặc sướng rồi hãy đòi hỏi họ làm sạch, làm tốt.
 
Theo tôi thì hiện nay đang tồn tại vấn đề như sau:
  1. Nông dân chết dần chết mòn vì thu nhập quá thấp.
  2. Người tiêu dùng hàng nông sản phải dùng thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng vẫn phải trả giá cao để mua.
1kg dưa leo bán tại vườn có 5000VNĐ/kg. Ra đến chợ là 15000VNĐ/kg.
Lượng tiền của xã hôi trả lại cho người nông dân không đủ để sản xuất sạch và bền vững. Kênh phân phối nắm phần lớn giá của hàng nông sản.
Khi nào thấy người trồng rau có nhà lầu xe hơi đi thì khi ấy có rau sạch ăn ngay à :).

Ra đường thấy người trồng rau ăn mặc lôi thôi ở nhà cấp 4 xuống cấp. Xe đạp, Xe Honda 67 cùi, 72 cùi, cub 78, 81, 82, DH88, DD. Wave tàu, Dream tàu... Có muốn làm ngon làm tốt cũng không được. Chừng nào cho họ ăn sung mặc sướng rồi hãy đòi hỏi họ làm sạch, làm tốt.
Cảm ơn anh đã chia sẽ, cảm thấy Nhói lòng
 
Đừng vội vàng với cái lợi trước mắt mà hãy cẩn thận với cái hại sau lưng .
Nếu tính tổng trọng lượng giữa cây cỏ và cây gổ thì tổng trọng lượng của tất cả cây cỏ trên mặt đất sẽ nặng gấp mấy lần trọng lượng của những cây gổ cộng lại . Diệt cỏ là làm mất đi sự cân bằng vốn có của tự nhiên , và tiếp theo là những hậu quả có thể thấy bằng mắt ...
 
Em góp ý 1 chút xíu nhé:
Phương Tây tràn ngập sang Việt Nam, họ nói Việt Nam nghèo phải thế này thế kia... họ vô tình thay thế thuốc đông y bằng thuốc tây, thay thế sự điều chỉnh sinh thái của cỏ và sâu thành thuốc trừ cỏ, diệt sâu, họ làm rối loạn hết cả xã hội phương Đông, mất hết sự bền vững sinh thái vốn có lâu đời nay. Và bây giờ họ lại đi học theo phương Đông. Thật là buồn. PHải chăng đây là quy luật của xã hội, ko có cái gì thì thấy thiếu, thấy người ta ko giống mình thì kêu người ta nghèo.
Cháu thấy kết mấy câu thơ của bác Ba ở chủ đề thơ và quà tặng ngày 20/10 này, không biết chép lại đây có đắc tội không hihi
"Cuộc đờy lẫn lộn vàng thau
Thì ta với bạn khác nhau đâu nào
Cần chi phân biệt nghèo - giàu
Xuôi tay, nhắm mắt như nhau thôi mà
Sang, hèn rồi cũng ra ma!!!"
p/s: Hôm nay ốm nên đọc vài bài thuốc, đa số là từ cây cỏ. Con phải tìm lại ngày xưa hồn nhiên của con, của Tổ Tiên, của Ngoại, của Cụ và của Cố, con sẽ cố gắng, con không thể đi luôn nhưng con sẽ bước chậm và nhẹ nhàng thôi !!!
 
đang thôn tin nông nghiệp tự nhiên xuất hiện nhà thơ với chả nhà Đời Học
Nói chuyện như người cõi trên

Khi các bạn bàn 1 vấn đề, thì phải tập trung vào:
- Hiện tượng xảy ra thế nào
- nguyên nhân
- Hệ quả sẽ xảy ra
- Biện pháp khắc phục

Tuổi thì nhỏ mà nói chuyện bắt chước các cụ thời ....Nguyễn, Nói cả tràng mà Boi đọc chả hiểu nói gì :D chả liên quan đến thuốc trừ cỏ. cha giải pháp, chả nguyên nhân.
Lôi cả phương Tây với Phương đông vô, Mà bàn về thời 1945 mới khiếp. nói như lên đồng :eek:
Chả hiểu tiến bộ Công nghiệp hóa của Châu âu hiện tại thế nào, cũng chả hiểu tại Mỹ hiện nay sản xuất nông nghiệp ra sao. Tài liệu chưa đọc 1 chữ. Phán như đúng rồi :Haha:
 
đang thôn tin nông nghiệp tự nhiên xuất hiện nhà thơ với chả nhà Đời Học
Nói chuyện như người cõi trên

Khi các bạn bàn 1 vấn đề, thì phải tập trung vào:
- Hiện tượng xảy ra thế nào
- nguyên nhân
- Hệ quả sẽ xảy ra
- Biện pháp khắc phục

Tuổi thì nhỏ mà nói chuyện bắt chước các cụ thời ....Nguyễn, Nói cả tràng mà Boi đọc chả hiểu nói gì :D chả liên quan đến thuốc trừ cỏ. cha giải pháp, chả nguyên nhân.
Lôi cả phương Tây với Phương đông vô, Mà bàn về thời 1945 mới khiếp. nói như lên đồng :eek:
Chả hiểu tiến bộ Công nghiệp hóa của Châu âu hiện tại thế nào, cũng chả hiểu tại Mỹ hiện nay sản xuất nông nghiệp ra sao. Tài liệu chưa đọc 1 chữ. Phán như đúng rồi :Haha:
Chỉ thẳng mặt bắt thẳng tay , chỉ từng tên định từng tội - em không hiểu anh viết gì ?
 



Back
Top