Thức ăn chăn nuôi thuỷ sản

Mình vừa mới thuê đc cái hồ thuỷ lợi rộng gần 50ha. Nhờ các bác trong diễn đàn tư vấn cho mình nên sử dụng loại cám của hãng nào chất lượng với giá cả hợp lý nhất với ah. Hồ của mình ở Lương Sơn, Hoà Bình nhé
Xin chân thành cám ơn!
 


@Tuanfodacon: Bác ở Hòa Bình thì gần chỗ em rồi, bác phải nói rõ nuôi con gì? em mới tư vấn cho bác được. Tùy loại thủy sản thì nên chọn nhà cung cấp và loại cám, hoặc tự chế thức ăn.

Bác cũng có thể tham khảo bài viết của em có nói về những loại thức ăn cho cá: Kỹ thuật nuôi cá lồng
 
Mình định nuôi cá truyền thống thôi: chủ yếu là trắm, chép. Thêm một ít mè và trôi và còn ít rô phi sót lại. Theo các bác thì nên nuôi ghép theo tỷ lệ như thế nào sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất nhỉ?
 
@Tuanfodacon: Vậy bác tính nuôi theo mô hình nào? Nuôi lồng bè, nuôi ao hồ? ao hồ chỗ bác độ sâu trung bình bao nhiêu? ổn định không? Nếu ao hồ chỗ bác mà sâu trên 3,5m thì có thể làm lồng tre lưới để nuôi (chi phí khoảng 3tr./lồng), như thế có thể nuôi ghép theo hình thức thả đan nhau, còn cụ thể thì bác phải tới tận nơi thăm quan mô hình hoặc email riêng em gửi tài liệu hoặc chờ ít ngày nữa em rảnh em post lên website của hợp tác xã cho bác coi. Nội dung chính là: thiết kế lồng lưới nuôi thả cá ghép hiệu quả cao. Còn nuôi trong ao hồ thì cũng tùy mực nước mà nuôi cá theo tầng nước khác nhau. Miễn sao thu hoạch và phòng trị bệnh tiện lợi nhất.

Ít ngày nữa em sẽ viết bài theo ý của bác trong mục này, bác ghé thăm nhé :): Mô hình nuôi cá
 
Hồ của mình là hồ thủy lợi. Lúc rộng nhất là gần 50ha. Trung bình là 30ha. Độ sâu trung bình từ 3-6m. Vì là hồ thủy lợi nên đến tháng 5 hàng năm là xả gần cạn nước cho bà con cấy lúa rồi. Lúc đó hồ chỉ còn tầm 10ha và độ sâu từ 0,8-1m nước thôi. Vì thế mà không nuôi lồng được. Mình định nuôi theo kiểu truyền thống thôi. Thả ghép cá theo các tầng nước và tận dụng thức ăn khác nhau. Nên hỏi mọi người tư vấn giùm xem là tỷ lệ ghép như thế nào sẽ cho hiệu quả cao nhất. Mình định tập trung vào đối tượng cá trắm cỏ là chủ yếu. Vì đất xung quanh hồ rộng nên có lợi thế trồng cỏ nuôi cá được
 
@Tuanfodacon : Vậy thì bác có thể tham khảo cách làm của em như sau:
1. Nuôi cá trắm cỏ (sống tầng nước trên cùng, tận dụng các loại lá cho nó ăn, trừ thân có dầu như: cây sắn (khoai mì) nó ở trong nước lâu ngày sinh ra ngộ độc). Bác thả khoảng 2-3 vạn con giống. tỉ lệ chết khoảng 20-30%.
2. Cá chép hoặc cá mè (ăn tạp thực vật và động vật nhỏ), sống tầng nước giữa. Thả khoảng 1 vạn con giống.
3. Nuôi cá trắm đen (sống tầng đáy ăn các loài vỏ cứng như: ốc, tôm, cua..). hoặc nuôi cá lăng, thả khoảng 5 vạn con giống, tỉ lệ chết 20%. Cả 2 loại cá này miệng nhỏ, ăn động vật cỡ nhỏ, không gây sung đột với loài khác.
4. Nuôi rô phi đơn tính (loại không sinh đẻ được đó, loại này ăn tạp, ăn mọi tầng nước, ăn phân cá khác, dọn vệ sinh cho cá khác) hoặc cá diêu hồng thả khoảng 2 vạn.

Với diện tích như vậy thì bác có thể thả tầm đó là hợp lý. từ 1,5 năm tới 2 năm thu hoạch 1 lần hoặc sau 1 năm kéo lưới thu hoạch cá rô phi (hoặc diêu hồng) và cá trắm. Sau 2 năm thu hết 1 lần rồi thả cá giống mới.

Ở gần bờ bác lấy 4 cây tre dài làm 1 hình vuông cho nổi lên mặt nước, thả cỏ vào đó cho cá trắm tạo thói quen.

Các cá khác thì cứ bơi thuyền ra 1 khu vực cố định (tạo thói quen kiếm mồi khu vực đó cho cá) rồi rải cám viên nổi hoặc thức ăn tự chế. Làm như thế không bị thất thoát thức ăn. Và bác nên cho ăn vào giờ cố định: 6-7h sáng, 4-5 giờ chiều.

Bác có thể tham khảo: Kỹ thuật nuôi cá lăng

Nếu bác cho ăn đều đặn và đúng kỹ thuật thì sau 1 năm cá rô phi và cá diêu hồng đạt bình quân 1,2 - 1,5kg/con. Cá trắm cỏ đạt 700g - 1,2kg/con.

Riêng cá trắm đen bác phải thường xuyên đi lấy ốc nhỏ về thả vào hồ tạo môi trường sinh thái cho cá trắm đen làm thức ăn.

Các loại cá em liệt kê ở trên cho bác là không sung đột nhau. Nếu thả sung đột như: có thêm cá trê hoặc cá lóc vào nữa là nó..."chén ngon" các con nhỏ khác luôn.

Trên đây là kinh nghiệm của em nuôi cá trong lòng hồ và đập nước, có hiệu quả rất cao.
Chúc bác thành công!
 
Last edited:
Vâng. Thành thật xin cám ơn bác Quang Húc đã cho những lời khuyên rất chân tình và hữu ích. Em sẽ nghiên cứu kỹ tư vấn của bác với điều kiện thực tế rồi áp dụng. Một lần nữa xin cám ơn bác Quang Húc nhé!
 

Vâng. Thành thật xin cám ơn bác Quang Húc đã cho những lời khuyên rất chân tình và hữu ích. Em sẽ nghiên cứu kỹ tư vấn của bác với điều kiện thực tế rồi áp dụng. Một lần nữa xin cám ơn bác Quang Húc nhé!

Cùng làm nông dân nên em chỉ chia sẻ kinh nghiệm cho bác và những người đi sau thôi. Nhưng bác cũng phải chuẩn bị tâm lý nữa là: liên lạc được với những người nuôi cá có kinh nghiệm và nơi bán thuốc phòng trị bệnh cho cá gần nhất. Vì xử lý khi cá bị bệnh cũng rất gay go, một ngày đẹp trời cá nổi chết 10 con, ngày thứ 2 là 50 con, 1 tuần có thể chết cả 2000 con là chuyện rất hay gặp. Nhưng nếu xử lý kịp thời, phát hiện sớm bệnh, trị đúng cách, và cho ăn Vitamin C + kháng sinh đều đặn theo lịch thì ngồi uống trà ngắm cảnh hồ yên tâm. :)

Thân!
 
Ok. Cám ơn bác rất nhiều. Em sẽ thu xếp để lên thăm trang trại của bác vào một ngày gần đây nhé
OK bác, chỗ em hồi trước nuôi chết nhiều lắm rồi, kinh nghiệm từ đó ra cả, chẳng sách vở nào ghi ra hết được những khó khăn thực tế của mình đâu, nên sau này có vấn đề gì bác cứ gọi bên em tư vấn cho free. :)
 
Mình vừa mới thuê đc cái hồ thuỷ lợi rộng gần 50ha. Nhờ các bác trong diễn đàn tư vấn cho mình nên sử dụng loại cám của hãng nào chất lượng với giá cả hợp lý nhất với ah. Hồ của mình ở Lương Sơn, Hoà Bình nhé
Xin chân thành cám ơn!

Bác có thể sử dụng cám cá Kinh Bắc bên Bắc Ninh. bác vào google tìm "cám cá kinh bắc" để tìm hiểu thêm nha
 
@lieutruyenchi: em khuyên là bác không nên xài loại này, vì hàm lượng đạm không đúng như trên bao bì, chất lượng và thành phần kháng bệnh cho cá trong cám không cao. Như em nói ở đầu là tùy loại cá mà sử dụng loại cám của nhà cung cấp khác nhau, không nhất thiết cứ phải 1 hãng cám cho mọi loại cá.
 


Back
Top