Công nghệ sấy nông sản bằng hơi nước.

  • Thread starter ngovantruong
  • Ngày gửi
Gởi tất cả mọi người, hôm rồi trên topic của tôi nói về nỗi cơ cực của người làm cá ( Vừa sản xuất vừa nhìn mặt Ông Trời ) , mọi người có tranh luận về việc sấy bằng hơi nước hay sấy bằng nước nóng tốt hơn. Hôm nay tôi xin mở một topic để nói rõ hơn về công nghệ sấy bằng hơi nước.

Trước hết sấy là phương pháp làm khô sản phẩm ( làm khô chứ không phải làm nóng ) thay cho phơi nắng bằng cách dùng nhiệt và để có nhiệt chúng ta có nhiều cách, có thể đốt trực tiếp bằng than, bằng củi, bằng trấu …



Ngoài ra để cho sản phẩm không bị nhiễm khói người thường dùng các biện pháp cấp nhiệt gián tiếp, có nghĩa là đốt một nơi, sấy một nơi. Trong phương pháp cấp nhiệt gián tiếp này cũng có nhiều cách như dầu truyền nhiệt, khí truyền nhiệt hay là hơi nước truyền nhiệt.

Có nghĩa là người ta sẽ đốt nóng các thứ ấy lên ( dầu, không khí, nước ) ở một nơi khác và dẫn đi theo đường ống vào buồng sấy và làm nóng buồng sấy. sau khi làm nóng buồng sấy các thứ ấy sẽ bị nguội đi và quay về buồng đốt và được làm nóng trở lại, sau đó lại đưa đi sấy tiếp.

Ở đây tôi xin nói sâu về phương pháp dùng nước truyền nhiệt. Nghĩa là người ta đun nước lên và sau đấy dùng ống dẫn đi, nếu nhiệt độ cần sấy thấp người ta sẽ đun ít còn nhiệt độ cần sấy cao người ta sẽ đun nhiều và khi đun ít thì nước chưa bốc hơi gọi là nước, còn nếu đun nhiều thì nước bốc hơi và trở thành hơi nước.

Hơi nước hay nước lúc này sẽ được dẫn đi trong ống, khi đến buồng sấy nó chỉ tỏa nhiệt ra buồng sấy theo kiểu két nước của xe cơ giới chứ không phải là hơi nước được xả vào buồng sấy vì nếu xả như thế thì sẽ làm cho sản phẩm sấy bị ẩm thêm chứ làm sao mà khô được ?

Có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn một chút ở chỗ này là do mọi người nhìn thấy buồng sấy gỗ có lúc hơi nước mù mịt trong đấy thực chất đó là trong công nghệ sấy gỗ người ta sấy khô gỗ một lúc lại phải bơm hơi nước vào một lúc cho gỗ ẩm trở lại rồi lại sấy, vì nếu sấy gỗ mà khô nhanh quá sẽ làm cho gỗ bị nứt. Cái này người ta gọi là hồi ẩm ( theo kiểu ông bà ta phơi bánh phở sau khi phơi phải đem vào ủ cho bánh dai trở lại )

Quay về công nghệ sấy bằng hơi nước, như vậy sấy bằng hơi nước hay bằng nước là như nhau là vì nước sau khi nấu nóng lên và truyền đi sấy, sau khi sấy bị nguội đi thì lại quay về; vấn đề là ở chỗ nếu đun ở nhiệt độ thấp thì là nước còn nếu đun ở nhiệt độ cao thì thành hơi nước. Và nước hay hơi nước sau khi đem đi sấy sẽ đều quay về nguyên vẹn chứ chả mất đi đâu tý nào. Tất nhiên nói là không mất thì không đúng vì ít nhiều trên đường ống cũng có chỗ hở dù to hay nhỏ thì lâu ngày cũng phải bổ sung thêm ( như kiểu lâu lâu ta phải thêm nước cho két nước vậy )

Tuy nhiên trên thực tế thường thì hệ thống sấy sẽ dùng là hơi nước vì ít thì nhiệt độ buồng sấy cũng phải là 70 – 80oC vì thế nhiệt độ của nước trong ống cũng phải trên 100oC thì mới tỏa ra buồng sấy được 70 – 80oC, và nếu nước trong ống mà trên 100oC thì nước ấy thành hơi nước mất rồi. Và sau khi truyền hết nhiệt vào buồng sấy thì hơi nước ấy thường trở thành nước ( không phải 100%, nhưng cũng phần lớn là nước )


Trên đây là những gì tôi biết về công nghệ sấy bằng hơi nước chia sẻ cùng mọi người, Bên tôi cung cấp hệ thống sấy nhưng không phải sấy bằng nước cũng không phải bằng hơi nước vì vậy không phải tôi viết bài này để quảng cáo. Ở diễn đàn này có bác @noihoidonganh chuyên cung cấp thiết bị sấy bằng hơi nước, Bác xem hộ em viết thế đã đúng chưa ? và nếu mọi người cần máy sấy hơi nước thì cứ gặp bác ấy nhé !

Cái ảnh trên đây là em chèn vào cho vui mắt thôi nhá các bác !

Xem thêm : Sấy nông sản dùng khí truyền nhiệt, công nghệ đốt gián tiếp.
 


Last edited by a moderator:
Bổ sung kiến thức Vật Lý rằng:

Nước nóng hơn 100 độ vẫn chưa sôi, nhất là
trong hệ thống đun nấu. Mặt khác, nước dưới 100
độ vẫn bốc hơi như thường, cụ thể là phơi quần
áo mùa đông ở nhiệt độ 10 độ. Ở Mỹ, băng tuyết
dưới độ 0 vẫn bay hơi. Vì thế, đống băng tuyết
to tướng, cứ nhỏ dần đi, vì bay hơi nước.

Những sự thật đó có 2 nguyên lý về nước: nước
bay hơi ở cả 2 trạng thái rắn và lỏng. Nguyên lý
thứ hai về nhiệt độ sôi: Nhiệt độ sôi tùy theo
áp suất. Đun nước trên đỉnh Fansipan thì sôi ở
nhiệt độ 80-90 độ thôi, nên nấu xôi trên chõ thì
không thể chín, mà phải đậy vung vần trên bếp cho
có cháy ở đít nồi, thì mới chín được. Đó là ở trên
cao, thì áp suất khí quyển thấp. Ngược lại, ở trong
nồi nấu thì áp suất bao giờ cũng cao, nhất là trong
nồi súp de chạy xe lửa, áp suất hơi vài ký (át mốt
phe) thì nhiệt độ sôi lên tới 300 độ hay hơn nữa.
Trong sách Vậy Lý phổ thông, hơi nước trong nồi
súp de gọi là "hơi nấu quá." Đó là điều tôi học đã
50 năm nay.

Vì thế, khẳng định rằng hệ thống sấy bằng ống nước
có thể lên vài trăm độ cũng vẫn được. Ngược lại, sấy
bằng hơi nước, cũng phải cần có độ dày để ống khỏi
bục vì áp suất cao hơn 1 át mốt phe, là áp suất không
khí chúng ta đang sống ở mặt biển, hay đồng bằng.

Mặc dàu kỹ sư cơ khí học làm ra máy móc, cũng nên
có kiến thức phổ thông thì mới thực hành vào chuyên
môn cụ thể trong đời sống được.
 
Bổ sung kiến thức Vật Lý rằng:

Nước nóng hơn 100 độ vẫn chưa sôi, nhất là
trong hệ thống đun nấu. Mặt khác, nước dưới 100
độ vẫn bốc hơi như thường, cụ thể là phơi quần
áo mùa đông ở nhiệt độ 10 độ. Ở Mỹ, băng tuyết
dưới độ 0 vẫn bay hơi. Vì thế, đống băng tuyết
to tướng, cứ nhỏ dần đi, vì bay hơi nước.

Những sự thật đó có 2 nguyên lý về nước: nước
bay hơi ở cả 2 trạng thái rắn và lỏng. Nguyên lý
thứ hai về nhiệt độ sôi: Nhiệt độ sôi tùy theo
áp suất. Đun nước trên đỉnh Fansipan thì sôi ở
nhiệt độ 80-90 độ thôi, nên nấu xôi trên chõ thì
không thể chín, mà phải đậy vung vần trên bếp cho
có cháy ở đít nồi, thì mới chín được. Đó là ở trên
cao, thì áp suất khí quyển thấp. Ngược lại, ở trong
nồi nấu thì áp suất bao giờ cũng cao, nhất là trong
nồi súp de chạy xe lửa, áp suất hơi vài ký (át mốt
phe) thì nhiệt độ sôi lên tới 300 độ hay hơn nữa.
Trong sách Vậy Lý phổ thông, hơi nước trong nồi
súp de gọi là "hơi nấu quá." Đó là điều tôi học đã
50 năm nay.

Vì thế, khẳng định rằng hệ thống sấy bằng ống nước
có thể lên vài trăm độ cũng vẫn được. Ngược lại, sấy
bằng hơi nước, cũng phải cần có độ dày để ống khỏi
bục vì áp suất cao hơn 1 át mốt phe, là áp suất không
khí chúng ta đang sống ở mặt biển, hay đồng bằng.

Mặc dàu kỹ sư cơ khí học làm ra máy móc, cũng nên
có kiến thức phổ thông thì mới thực hành vào chuyên
môn cụ thể trong đời sống được.
Chào bác,
Thứ nhất: chúng ta nên tách biệt giữa bốc hơi và bay hơi. Nước sẽ bốc hơi ở nhiệt độ sôi, còn bay hơi thì tùy thuộc vào sự chênh lệch ẩm độ.

Thứ 2: ở đây em đang diễn giải ở điều kiện thông thường để mọi người dễ hình dung, ở điều kiện thông thường thì nước sôi ở 100oC còn trong môi trường áp suất cao thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC còn áp suất thấp thì ngược lại ( trường hợp các bà vợ vẫn hay dùng nồi áp suất để ninh thức ăn là một ví dụ ) Trên thực tế thì trong công nghệ hơi nước luôn phải dùng áp suất cao vì nhiệt độ luôn cần là cao hơn 100oC.

Thứ 3: em xin góp ý với bác chắc bác cũng lớn tuổi rồi (gọi bác xưng em cho thân thiện chứ em biết bác cũng đáng tuổi cha chú) nên trong tranh luận bác nên dùng từ ôn hòa không nên dùng những câu từ có ý kích bác hay khinh thường người khác kiểu như thế này :

" Mặc dàu kỹ sư cơ khí học làm ra máy móc, cũng nên
có kiến thức phổ thông thì mới thực hành vào chuyên
môn cụ thể trong đời sống được."

Để chúng em còn noi gương bác.

Kính bác !
 
Chào chú Trường "vua sấy" chú khỏe chứ....lâu lắm rồi không được gặp chú trên các diễn đàn, tôi thì vất vả làm lính "đánh thuê" trên mặt trận chăn nuôi. Còn chú cũng vất vả nhiều về công nghệ sấy, nghe chú thành công nhiều về lĩnh vực này...tôi rất mừng.
Chú cũng đã từng xuôi nam ngược bắc rất nhiều về công nghệ sấy của mình, tên tuổi cũng nhiều nơi biết đến...nhất là giới truyền thông.
Còn trên diễn đàn nông nghiệp Agriviet chú chỉ là 1 tân binh...! Nên chú cần cố gắng hơn... đây mới là mảnh đất đầy tiềm năng cho chú phát triển...vì nhà nông hội tụ nhiều ở đây.
Còn cái ông Anhmytran đối với tôi cũng đã "quá nhiều" lần chạm trán...và cũng quá "chán" ông ta với cái giọng điệu "nửa sư nửa sãi" lắm rồi...! Thầy chẳng lành mà thợ cũng chẳng xong..! Mong chú bỏ qua cho cụ.
Mọi cái đóng góp của chúng ta cho nông nghiệp dù nhỏ hay lớn cũng là cái tâm và cái lợi cho chính mình chú ah...theo tôi nghĩ chú sẽ nhận lại gấp bội cái chú cho đi.
Thân chào chú, chúc chú hạnh phúc & thành công nhiều trong năm mới.
 
Chào chú Trường "vua sấy" chú khỏe chứ....lâu lắm rồi không được gặp chú trên các diễn đàn, tôi thì vất vả làm lính "đánh thuê" trên mặt trận chăn nuôi. Còn chú cũng vất vả nhiều về công nghệ sấy, nghe chú thành công nhiều về lĩnh vực này...tôi rất mừng.
Chú cũng đã từng xuôi nam ngược bắc rất nhiều về công nghệ sấy của mình, tên tuổi cũng nhiều nơi biết đến...nhất là giới truyền thông.
Còn trên diễn đàn nông nghiệp Agriviet chú chỉ là 1 tân binh...! Nên chú cần cố gắng hơn... đây mới là mảnh đất đầy tiềm năng cho chú phát triển...vì nhà nông hội tụ nhiều ở đây.
Còn cái ông Anhmytran đối với tôi cũng đã "quá nhiều" lần chạm trán...và cũng quá "chán" ông ta với cái giọng điệu "nửa sư nửa sãi" lắm rồi...! Thầy chẳng lành mà thợ cũng chẳng xong..! Mong chú bỏ qua cho cụ.
Mọi cái đóng góp của chúng ta cho nông nghiệp dù nhỏ hay lớn cũng là cái tâm và cái lợi cho chính mình chú ah...theo tôi nghĩ chú sẽ nhận lại gấp bội cái chú cho đi.
Thân chào chú, chúc chú hạnh phúc & thành công nhiều trong năm mới.
Cám ơn anh, em vừa xem lại mấy topic cũ để hiểu thêm về con người này, thì ra là bao năm nay vẫn thế ... anh đã có lời khuyên thì em xin tiếp thu !
Chào chú Trường "vua sấy" chú khỏe chứ....lâu lắm rồi không được gặp chú trên các diễn đàn, tôi thì vất vả làm lính "đánh thuê" trên mặt trận chăn nuôi. Còn chú cũng vất vả nhiều về công nghệ sấy, nghe chú thành công nhiều về lĩnh vực này...tôi rất mừng.
Chú cũng đã từng xuôi nam ngược bắc rất nhiều về công nghệ sấy của mình, tên tuổi cũng nhiều nơi biết đến...nhất là giới truyền thông.
Còn trên diễn đàn nông nghiệp Agriviet chú chỉ là 1 tân binh...! Nên chú cần cố gắng hơn... đây mới là mảnh đất đầy tiềm năng cho chú phát triển...vì nhà nông hội tụ nhiều ở đây.
Còn cái ông Anhmytran đối với tôi cũng đã "quá nhiều" lần chạm trán...và cũng quá "chán" ông ta với cái giọng điệu "nửa sư nửa sãi" lắm rồi...! Thầy chẳng lành mà thợ cũng chẳng xong..! Mong chú bỏ qua cho cụ.
Mọi cái đóng góp của chúng ta cho nông nghiệp dù nhỏ hay lớn cũng là cái tâm và cái lợi cho chính mình chú ah...theo tôi nghĩ chú sẽ nhận lại gấp bội cái chú cho đi.
Thân chào chú, chúc chú hạnh phúc & thành công nhiều trong năm mới.
Xin phép chưa dám nhận 2 chữ " Vua sấy ". Em biết mảnh đất này đã lâu dưng mà trước đây những nghiên cứu của mình chưa chuẩn nên chưa dám khai thác ở đây. Hôm nay thì mọi sự cũng là tạm ổn mới dám mò lên đây đấy anh ạh !
Chào bác,
Thứ nhất: chúng ta nên tách biệt giữa bốc hơi và bay hơi. Nước sẽ bốc hơi ở nhiệt độ sôi, còn bay hơi thì tùy thuộc vào sự chênh lệch ẩm độ.

Thứ 2: ở đây em đang diễn giải ở điều kiện thông thường để mọi người dễ hình dung, ở điều kiện thông thường thì nước sôi ở 100oC còn trong môi trường áp suất cao thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC còn áp suất thấp thì ngược lại ( trường hợp các bà vợ vẫn hay dùng nồi áp suất để ninh thức ăn là một ví dụ ) Trên thực tế thì trong công nghệ hơi nước luôn phải dùng áp suất cao vì nhiệt độ luôn cần là cao hơn 100oC.

Thứ 3: em xin góp ý với bác chắc bác cũng lớn tuổi rồi (gọi bác xưng em cho thân thiện chứ em biết bác cũng đáng tuổi cha chú) nên trong tranh luận bác nên dùng từ ôn hòa không nên dùng những câu từ có ý kích bác hay khinh thường người khác kiểu như thế này :

" Mặc dàu kỹ sư cơ khí học làm ra máy móc, cũng nên
có kiến thức phổ thông thì mới thực hành vào chuyên
môn cụ thể trong đời sống được."

Để chúng em còn noi gương bác.

Kính bác !
Sơ đồ của bác phải sửa lại thế này mới đúng :

62601-1421480309.jpg
 
Đúng cái sơ đồ như thế này mới đúng , chính xác là như vậy , bác cho hỏi tí , cái lò hởi ở trển đốt bằng nhiên liệu gì đấy , giá hiện có cao không nhỉ ?
 
Đúng cái sơ đồ như thế này mới đúng , chính xác là như vậy , bác cho hỏi tí , cái lò hởi ở trển đốt bằng nhiên liệu gì đấy , giá hiện có cao không nhỉ ?
Bên em ko làm máy sấy nồi hơi bác ạh.
 

Thế bên bác có thiết bị xấy kiểu gì , cho lên đay , để anh em tham khảo học hỏi
Em sấy theo phương án khí truyền nhiệt, ko phải là kỹ thuật tiên tiến nhưng lại khá phù hợp với điều kiện của nông dân ta vì tiết kiệm nhiên liệu, chi phí đầu tư cũng khá rẻ !
 
Bạn kỹ sư cơ khí thì đụng với tôi về Vật lý chất
khí và Vật lý chất lỏng bay hơi là môn không chuyên
của bạn.

Bạn kỹ sư Thú Y nông nghiệp thì đụng với tôi về
đúng chuyên môn trong nông nghiệp, là môn Sinh
Vật Di Truyền.

Bản chất con người tôi vẫn vậy. Thấy người kém về
chuyên môn, mà nói không đúng về chuyên môn, thì
nói ngay. Nếu 2 bạn mà chưa thấm, cứ đăng bài đi,
sẽ còn gặp tôi nhiều. Đừng nói giọng lưỡi tôi cao
ngạo. Hãy nói rằng tôi sai chuyên môn ở đâu, hay
tôi đúng tuyệt đối. Cho dù cay cú đến đâu, các bạn
cũng không thể cãi sai ra đúng được. Các bạn chỉ
có thể nói xấu tôi, nhưng cách đó gậy ông lại đập
lưng ông, chứ làm sao đập được người khác?

Bạn tonhia có tên con gái, nói năng mềm mỏng dễ
nghe. Điều quan trọng hơn lời nói của bạn, là bạn
nói đúng chuyên môn kỹ thuật. Đó là điều cho dù ai
là kẻ xấu muốn hạ thủ bạn, cũng phải nể mà xuống
giọng. Trong va chạm của tôi về vấn đề lò sấy hơi
nước và lò sấy ống nước, bạn có đề ra vấn đề lấy lại
nhiệt trong lò sấy hơi nước. Về nguyên lý, cách làm
đó đúng. Về thực tế, người ta chưa làm thế. Đó là
chỗ yếu kém mà tôi đang vạch ra. Không nên hiểu lầm
là tôi cổ võ chuyện đó. Tôi còn chỉ ra rằng, thực tế
người ta không lấy lại nhiệt ở hơi cuối lò sấy vì
tốn kém và phiền hà mặt khác.

Trên đây chỉ là lý luận. Vì thế bạn tonhia muốn tìm
hiểu thêm thực tế lò hơi và lò ngưng thế nào. Tôi
cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm trong cuộc bàn thảo
này, vì nó ủng hộ cho lý lẽ của tôi. Vì thế, tôi
đề nghị chúng ta không nên đi sâu thêm nữa về lò
hơi và lò ngưng trong hệ thống sấy ống hơi nước để
vấn đề cố thể kết thúc ở đây.
 
Bạn kỹ sư cơ khí thì đụng với tôi về Vật lý chất
khí và Vật lý chất lỏng bay hơi là môn không chuyên
của bạn.

Bạn kỹ sư Thú Y nông nghiệp thì đụng với tôi về
đúng chuyên môn trong nông nghiệp, là môn Sinh
Vật Di Truyền.

Bản chất con người tôi vẫn vậy. Thấy người kém về
chuyên môn, mà nói không đúng về chuyên môn, thì
nói ngay. Nếu 2 bạn mà chưa thấm, cứ đăng bài đi,
sẽ còn gặp tôi nhiều. Đừng nói giọng lưỡi tôi cao
ngạo. Hãy nói rằng tôi sai chuyên môn ở đâu, hay
tôi đúng tuyệt đối. Cho dù cay cú đến đâu, các bạn
cũng không thể cãi sai ra đúng được. Các bạn chỉ
có thể nói xấu tôi, nhưng cách đó gậy ông lại đập
lưng ông, chứ làm sao đập được người khác?

Bạn tonhia có tên con gái, nói năng mềm mỏng dễ
nghe. Điều quan trọng hơn lời nói của bạn, là bạn
nói đúng chuyên môn kỹ thuật. Đó là điều cho dù ai
là kẻ xấu muốn hạ thủ bạn, cũng phải nể mà xuống
giọng. Trong va chạm của tôi về vấn đề lò sấy hơi
nước và lò sấy ống nước, bạn có đề ra vấn đề lấy lại
nhiệt trong lò sấy hơi nước. Về nguyên lý, cách làm
đó đúng. Về thực tế, người ta chưa làm thế. Đó là
chỗ yếu kém mà tôi đang vạch ra. Không nên hiểu lầm
là tôi cổ võ chuyện đó. Tôi còn chỉ ra rằng, thực tế
người ta không lấy lại nhiệt ở hơi cuối lò sấy vì
tốn kém và phiền hà mặt khác.

Trên đây chỉ là lý luận. Vì thế bạn tonhia muốn tìm
hiểu thêm thực tế lò hơi và lò ngưng thế nào. Tôi
cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm trong cuộc bàn thảo
này, vì nó ủng hộ cho lý lẽ của tôi. Vì thế, tôi
đề nghị chúng ta không nên đi sâu thêm nữa về lò
hơi và lò ngưng trong hệ thống sấy ống hơi nước để
vấn đề cố thể kết thúc ở đây.
Về chuyên môn thì tôi cũng đã chỉ cho bác sai rồi còn gì ? cái sơ đồ bác vẽ là sai. Cái mà bác bảo dùng nước thì hiệu quả hơn dùng hơi là sai, vì thực chất 2 cái này là một chỉ có ứng dụng chỗ nào thì dùng cái đó mà thôi, bên chỗ bác dùng nước để làm nóng môi trường sống thì bác dùng nhiệt độ 20, 30 oC thì được, còn ở Việt Nam mà dùng nhiệt độ ấy mà sấy thôi thì đem phơi nắng có phải nhanh hơn không ?

Còn ngay trong comment này thì cái đoạn bác bảo thực tế người ta ko làm như bác @tonhia là sai. Và tôi xin xác nhận lại là hầu hết các nhà máy có sử dụng hơi nước kể cả sấy hoặc nhà máy dùng nhiệt khác ở Việt Nam hiện nay đều làm như thế cả. Nước được nấu thành hơi sau khi truyền nhiệt đều được trả về, thậm chí nước này hoàn toàn được lọc sạch gần như tinh khiết và dùng năm này qua tháng nọ tuần hoàn suốt trong hệ thống.

Còn cái sai lớn nhất của bác là cách cư xử, bác cứ hết lần này đến lần khác chỉ trích tôi không nắm rõ kiến thức phổ thông mục đích của việc chỉ trích này là gì ? tại sao bác không tranh luận thẳng về kỹ thuật tôi sẽ trả lời bác ngay. Tôi nhắc lại là tôi ko nói xấu bác mà chỉ góp ý để bác tự sửa đổi mà thôi.

Kính bác !
< Ví dụ như trong
nhà ở thành phố tôi, nhiệt độ 18-20 độ,
ngoài trời là âm 10 độ tới 10 độ, trung
bình là 0 độ, thì nhiệt độ chênh lệch là
20 độ, độ ẩm không khí rất thấp. Quần áo
phơi trong nhà chưa đủ 20 giờ đã khô. Da
mặt cũng khô nẻ như mùa đông ở Hà Nội.
Lò nấu nước của tôi chỉ đun nóng 70 độ
thôi,>

Bác đun 70oC mới kéo được nhiệt từ 0oC lên 20 oC thử hỏi ở điều kiện Việt Nam nhiệt môi trường là 35oC mà muốn kéo lên 90oC để sấy thì phải nấu nước nóng lên bao nhiêu ? và lúc đấy nước có còn là nước hay là hơi ? Tôi không hề nói bác nói sai về hệ thống nước nóng mà vấn đề chỉ là không phù hợp mà thôi.
Trong topic bên kia tôi không muốn tranh luận với bác về kỹ thuật là vì nó không đúng chủ đề trong khi đó bác năm lần bẩy lượt cho rằng tôi dốt. Và topic này tôi cố tình mở để tranh luận với bác về kỹ thuật sấy bằng hơi nước.

Xin mạn phép hầu bác !
Trong topic bên kia tôi không muốn tranh luận với bác về kỹ thuật là vì nó không đúng chủ đề trong khi đó bác năm lần bẩy lượt cho rằng tôi dốt. Và topic này tôi cố tình mở để tranh luận với bác về kỹ thuật sấy bằng hơi nước.

Xin mạn phép hầu bác !
< Nước nóng hơn 100 độ vẫn chưa sôi, nhất là
trong hệ thống đun nấu. Mặt khác, nước dưới 100
độ vẫn bốc hơi như thường, cụ thể là phơi quần
áo mùa đông ở nhiệt độ 10 độ. Ở Mỹ, băng tuyết
dưới độ 0 vẫn bay hơi. Vì thế, đống băng tuyết
to tướng, cứ nhỏ dần đi, vì bay hơi nước.>

Với kỹ thuật sấy tôi nhắc bác có 2 khái niệm rõ ràng : Bốc hơi và bay hơi - Bốc hơi là hiện tượng hóa hơi của chất lỏng ở điểm sôi ( điểm sôi ở đây có 2 yếu tố nhiệt độ và áp suất ) Đối với nước tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng và khí. thông thường khi nhiệt độ tăng nước chuyển từ rắn sang lỏng và sau đó mới sang khí. Trong môi trường áp suất thấp nước có khả năng chuyển thẳng từ thể rắn sang thể khí cái này gọi là thăng hoa sử dụng trong công nghệ sấy Đông Khô.

Còn bay hơi là hiện tượng di chuyển ẩm từ môi trường ướt sang môi trường khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chênh lệch ẩm độ, diện tích mặt thoáng. Cái này ứng dụng trong sấy nhiệt thấp và sấy lạnh. Điều này dễ nhận ra khi chúng ta ngồi trong phòng lạnh thì quần áo ta có ướt chúng vẫn có thể khô mặc dù nhiệt độ là 15-20oC là bởi vì máy lạnh đã hút hết ẩm và làm không khí trước khi bơm vào phòng. Muốn cho áo khô nhanh chúng ta trải áo ra giường hoặc vắt lên ghế mục đích làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa vật ẩm và không khí khô.
 
Bạn nói dài quá, nhưng tôi chỉ trả lời câu cốt lõi
của bạn thôi:

Ở Việt Nam, mùa hè lên tới 35 - 40 độ, hay mùa đông
xuống 5-7 độ, cũng không ảnh hưởng gì đến ý thích
của mình cả. Nước nóng đun lên 200 độ cũng chẳng có
gì khó khăn hơn hơi nước sôi 200 độ, mà còn dễ hơn
hơi nước, nữa kia. Đó là khoản giải quyết vấn đề hơi
nước trở lại nồi và bay vào không khí. Nước nóng 200
độ vẫn ở trong hệ thống ống kín, chẳng cần phải giải
quyết 2 vấn đề trên.

Bạn nói lòng vòng chuyên bay hơi và bốc hơi, chẳng có
từ điển khoa học nào ủng hộ cho bạn cả. Trong Vật Lý
chất lỏng, chất hơi, thì chỉ có từ ngữ "sôi" được định
nghĩa là "bay hơi trong lòng chất lỏng" hay "bốc hơi
trong lòng chất lỏng" thì cũng vậy. Sôi thì phụ thuộc
vào áp suất lên mặt chất lỏng, chứ không phải áp suất
trong lòng chất lỏng. Ví dụ, một nồi nước mở vung, thì
áp suất trên mặt nước là 1 át mốt phe, sôi ở nhiệt độ
100 độ. Nồi nước này nếu nông, thì áp suất nước ở đáy
nồi không đáng kể, nhưng nếu nồi nước cao hơn 10 mét,
thi áp suất nước ở đáy nồi là 1 át mốt phe. Dầu cho áp
suất nước đáy nồi có hơn, nhưng nhiệt độ sôi vẫn là 100
độ mà thôi. Trong sách Vật Lý đã kể thí nghiệm của Pascan
có ống nước cao 10 mét, và ông đổ một gáo nước vào ống
này, sức nước đủ làm vỡ tung một thùng rượu ở đáy ống.

Nếu đun sôi ở áp suất lớn, có đậy vung bắt vít kín, thì
gọi là đun áp suất, để nâng nhiệt độ lên trên 100 độ.
Đó là chuyện khác, không cần bàn thêm cho loãng vấn đề.

Chỉ nói tóm lại, hệ thống sấy bằng ống nước nóng tiện lợi
hơn hệ thống sấy bằng ống hơi nước nóng, cho dù đun nóng
đến bao nhiêu. Đó cũng là điều ngay từ ban đầu tôi vạch
ra rằng người thiết kế lò sấy ống hơi nước đã không tham
khảo hệ thống của nước ngoài, lại không đủ kiến thức vật
lý về hơi nước, nên mới chọn thiết kế này.
Muốn tham khảo, có tài liệu về điểm sôi đây:

water-pressure-boiling-temperature.png


Theo đồ thị này, ở áp suất không khí, nước sôi
ở 100 độ. Muốn sôi ở 150 độ, áp suất phải không
dưới 4,83 ký/centimet. Muốn sôi ở 200 độ, áp suất
phải không dưới 15,5 ký. Ở áp suất 10 ký, nước
sôi ở 180 độ.

Tham khảo bảng này, thì thấy rằng muốn nâng nhiệt
độ hệ thống hơi nước lên trên 100 độ thì thành ống
phải rất dày, các mối hàn phải thật tốt, và độ
nguy hiểm phát nổ rất cao. Áp suất gần 5 ký để có
nhiệt độ sấy 150 độ, thì thà làm ống khói có phải
đỡ phải nấu nước không? Hình như bạn mới đăng bài
lò sấy xài ống khói chứ không đun hơi nước thì phải?
 
Hình như bác vừa nhận ra một vấn đề mà tôi đang làm rồi đấy, lý do vì sao tôi chọn nghiên cứu khí truyền nhiệt thay vì hơi nước truyền nhiệt là vì những điều loằng ngoằng bác vừa nói đấy.
Bạn nói dài quá, nhưng tôi chỉ trả lời câu cốt lõi
của bạn thôi:

Ở Việt Nam, mùa hè lên tới 35 - 40 độ, hay mùa đông
xuống 5-7 độ, cũng không ảnh hưởng gì đến ý thích
của mình cả. Nước nóng đun lên 200 độ cũng chẳng có
gì khó khăn hơn hơi nước sôi 200 độ, mà còn dễ hơn
hơi nước, nữa kia. Đó là khoản giải quyết vấn đề hơi
nước trở lại nồi và bay vào không khí. Nước nóng 200
độ vẫn ở trong hệ thống ống kín, chẳng cần phải giải
quyết 2 vấn đề trên.

Bạn nói lòng vòng chuyên bay hơi và bốc hơi, chẳng có
từ điển khoa học nào ủng hộ cho bạn cả. Trong Vật Lý
chất lỏng, chất hơi, thì chỉ có từ ngữ "sôi" được định
nghĩa là "bay hơi trong lòng chất lỏng" hay "bốc hơi
trong lòng chất lỏng" thì cũng vậy. Sôi thì phụ thuộc
vào áp suất lên mặt chất lỏng, chứ không phải áp suất
trong lòng chất lỏng. Ví dụ, một nồi nước mở vung, thì
áp suất trên mặt nước là 1 át mốt phe, sôi ở nhiệt độ
100 độ. Nồi nước này nếu nông, thì áp suất nước ở đáy
nồi không đáng kể, nhưng nếu nồi nước cao hơn 10 mét,
thi áp suất nước ở đáy nồi là 1 át mốt phe. Dầu cho áp
suất nước đáy nồi có hơn, nhưng nhiệt độ sôi vẫn là 100
độ mà thôi. Trong sách Vật Lý đã kể thí nghiệm của Pascan
có ống nước cao 10 mét, và ông đổ một gáo nước vào ống
này, sức nước đủ làm vỡ tung một thùng rượu ở đáy ống.

Nếu đun sôi ở áp suất lớn, có đậy vung bắt vít kín, thì
gọi là đun áp suất, để nâng nhiệt độ lên trên 100 độ.
Đó là chuyện khác, không cần bàn thêm cho loãng vấn đề.

Chỉ nói tóm lại, hệ thống sấy bằng ống nước nóng tiện lợi
hơn hệ thống sấy bằng ống hơi nước nóng, cho dù đun nóng
đến bao nhiêu. Đó cũng là điều ngay từ ban đầu tôi vạch
ra rằng người thiết kế lò sấy ống hơi nước đã không tham
khảo hệ thống của nước ngoài, lại không đủ kiến thức vật
lý về hơi nước, nên mới chọn thiết kế này.
Muốn tham khảo, có tài liệu về điểm sôi đây:

water-pressure-boiling-temperature.png


Theo đồ thị này, ở áp suất không khí, nước sôi
ở 100 độ. Muốn sôi ở 150 độ, áp suất phải không
dưới 4,83 ký/centimet. Muốn sôi ở 200 độ, áp suất
phải không dưới 15,5 ký. Ở áp suất 10 ký, nước
sôi ở 180 độ.

Tham khảo bảng này, thì thấy rằng muốn nâng nhiệt
độ hệ thống hơi nước lên trên 100 độ thì thành ống
phải rất dày, các mối hàn phải thật tốt, và độ
nguy hiểm phát nổ rất cao. Áp suất gần 5 ký để có
nhiệt độ sấy 150 độ, thì thà làm ống khói có phải
đỡ phải nấu nước không? Hình như bạn mới đăng bài
lò sấy xài ống khói chứ không đun hơi nước thì phải?
Bác đang cố bảo vệ một vấn đề ( hệ thống sấy bằng ống nước nóng tiện lợi hơn hệ thống sấy bằng ống hơi nước nóng) đến nỗi chính bác mâu thuẫn với bác. Bác bảo muốn thu hơi ở cuối hành trình trở về trạng thái nước thì tốn công tăng áp suất, trong khi bác lại khuyên người ta giữ áp suất cao để nước khỏi bay hơi.

Trong thiết kế họ tham khảo cả đấy bác ạh nhưng mà họ không thể làm được điều mà bác nói nên buộc lòng phải đốt ở áp suất vừa phải cho nước hóa thành hơi.

Ở đây tôi xin nói lại ý của bạn thành ở toppic trước làm hơi dễ hơn làm nước là bới trong đường ống muốn vận chuyển hơi thì rất dễ khi đun nóng áp suất nồi tăng lên và hơi nước tự bay đi, trong khi muốn vận chuyển nước nóng thì phải dùng bơm, mà bơm trong đk nhiệt độ cao là cả một vấn đề. Còn nếu ko muốn dùng bơm thì phải làm kiểu như bác đun ở dưới còn sấy ở trên lầu.

Nhưng thôi, dù sao bác và tôi cũng đã tìm đến một điểm chung là để sấy với nhiệt độ cao thì ko nên dùng nước hay hơi nước vì cả 2 đếu có những nhược điểm. :)
 
Bạn hiểu nhầm quá.

Tôi không khuyên ai tăng áp suất ở đâu cả.
Trái lại, tôi phê bình việc tăng áp suất,
và tôi nói đó là việc tốn kém. Tôi nói ngay
từ bài đầu tiên.

Chẳng phải "hình như" cái gì cả. Tôi nói rõ
ràng ngay từ ban đầu. Bạn bây giờ mới lờ mờ
hiểu ra thôi.

Vấn đề tôi nói hệ thống sấy xài ống nước không
có bơm, mà bây giờ bạn vẫn chưa hiểu ra. Tôi
nói nhiều lần, nước nóng tự nổi lên trên cao,
vào các giàn sấy, rồi cuối giàn sấy thì nó nguội
đi, co lại, nặng hơn, chìm xuống, và đi về nồi
nấu. Chẳng có bơm nào cả. Trời càng rét, vật sấy
càng lạnh, thì nước lạnh nhanh, trở về nồi nấu
nhanh hơn. Trời càng nóng, vật sấy càng khô ấm,
thì nước chảy về nồi nấu chậm hơn. Mong bạn và
bà con hiểu rõ như vậy.

Bạn nói không xài bơm thì nổi nấu phải đặt dưới
giàn sấy. Khỏi nói, bà con cũng biết rồi. Một
trăm lò sấy trên đời, nhất là ở Việt Nam, thì
99 cái rưỡi có giàn sấy ở trên lò đốt. May ra
có nửa cái làm lộn ngược, cho lò đốt ở trên
giàn sấy thôi.
 
Bạn hiểu nhầm quá.

Tôi không khuyên ai tăng áp suất ở đâu cả.
Trái lại, tôi phê bình việc tăng áp suất,
và tôi nói đó là việc tốn kém. Tôi nói ngay
từ bài đầu tiên.

Chẳng phải "hình như" cái gì cả. Tôi nói rõ
ràng ngay từ ban đầu. Bạn bây giờ mới lờ mờ
hiểu ra thôi.

Vấn đề tôi nói hệ thống sấy xài ống nước không
có bơm, mà bây giờ bạn vẫn chưa hiểu ra. Tôi
nói nhiều lần, nước nóng tự nổi lên trên cao,
vào các giàn sấy, rồi cuối giàn sấy thì nó nguội
đi, co lại, nặng hơn, chìm xuống, và đi về nồi
nấu. Chẳng có bơm nào cả. Trời càng rét, vật sấy
càng lạnh, thì nước lạnh nhanh, trở về nồi nấu
nhanh hơn. Trời càng nóng, vật sấy càng khô ấm,
thì nước chảy về nồi nấu chậm hơn. Mong bạn và
bà con hiểu rõ như vậy.

Bạn nói không xài bơm thì nổi nấu phải đặt dưới
giàn sấy. Khỏi nói, bà con cũng biết rồi. Một
trăm lò sấy trên đời, nhất là ở Việt Nam, thì
99 cái rưỡi có giàn sấy ở trên lò đốt. May ra
có nửa cái làm lộn ngược, cho lò đốt ở trên
giàn sấy thôi.

Nếu ko tăng áp suất thì làm sao giữ được nước ko bay hơi khi đốt lên trên 100oC khi cần thiết hở bác ?

Xin lỗi bác hãy cố đọc kỹ những gì tôi viết rồi sau đó hãy phán, ngay sau 2 chữ < hình như ... > bác cũng chưa hiểu ý tôi muốn nói đến điều gì.

Tôi đã nói ngay ở trên đúng là hệ thống của bác là ko cần sài bơm vì bác đốt dưới lầu làm nóng ở trên lầu nhưng nếu như dùng cái đấy để sấy nông sản thì chúng tôi phải vận chuyển nông sản lên cao mới sấy được hay sao ? còn nếu để ngang thì không dùng bơm sao mà chất lỏng di chuyển đây ?

Cái mà bác cho là thường thấy ( 99 cái rưỡi ... ) là của cách đây mấy chục năm rồi nó là các giàn sấy thuốc mỗi khi treo thuốc thì phải leo lên gần nóc nhà để treo, còn bây giờ nông dân họ nhiều tiền nên lười, sợ chết nữa chả ai muốn leo lên cái thang lơ lửng để gác sản phẩm sấy kiểu đó đâu bác ạh.

Những điều tôi nói để khẳng định với bác là kỹ sư Việt Nam họ ko dốt như bác đang nghĩ chỉ có bác là ôm một mớ lý thuyết bòng bong ko có thực tế. Thế thôi, chứ ko phải là tôi ko hiểu những gì bác đang nói.

Khẳng định lại cái sơ đồ ban đầu của bác ko sai về mặt nguyên lý nhưng ko phù hợp với điều kiện Việt Nam và đó là lý do người ta ko thèm làm chứ ko phải là ko biết !
< Bác đun 70oC mới kéo được nhiệt từ 0oC lên 20 oC thử hỏi ở điều kiện Việt Nam nhiệt môi trường là 35oC mà muốn kéo lên 90oC để sấy thì phải nấu nước nóng lên bao nhiêu ? và lúc đấy nước có còn là nước hay là hơi ? Tôi không hề nói bác nói sai về hệ thống nước nóng mà vấn đề chỉ là không phù hợp mà thôi.>

Hình như bác chưa trả lời câu này ? Nếu trả lời xong câu này bác sẽ hiểu rõ ý của tôi muốn nói với bác là cái gì.
 
Last edited by a moderator:
Ông này cứ ôm khư khư mớ kiến thức cũ nhèm ra để đi tranh & phán với cái khoa học thực tiễn (vừa ứng dụng vừa cải tiến)...chán lắm chú Trường ơi, vô tình mình đi tranh luận với ổng là mình chỉ cho ổng đó...!
Nên tôi quá hiểu ông ta từ lúc chỉ nông dân VN làm đấ liếm cho bò....rồi...! nên giờ tôi không bao giờ thèm "tranh" ....vì tiền bỏ ra học, làm từ thí nghiệm, đến thực nghiệm....đến cho ra 1 sản phẩm thực tế ứng dụng, nó quá đắt...
Còn ông ta ngồi đó với ý tưởng chập mạch...phán, phán...& phán....chứ có cho ra sản phẩm nào của mình đâu...? Giống Thánh...!
 
Ông này cứ ôm khư khư mớ kiến thức cũ nhèm ra để đi tranh & phán với cái khoa học thực tiễn (vừa ứng dụng vừa cải tiến)...chán lắm chú Trường ơi, vô tình mình đi tranh luận với ổng là mình chỉ cho ổng đó...!
Nên tôi quá hiểu ông ta từ lúc chỉ nông dân VN làm đấ liếm cho bò....rồi...! nên giờ tôi không bao giờ thèm "tranh" ....vì tiền bỏ ra học, làm từ thí nghiệm, đến thực nghiệm....đến cho ra 1 sản phẩm thực tế ứng dụng, nó quá đắt...
Còn ông ta ngồi đó với ý tưởng chập mạch...phán, phán...& phán....chứ có cho ra sản phẩm nào của mình đâu...? Giống Thánh...!
Kệ thôi, bác ấy tranh đến đâu em luận đến đấy, vui ấy mà.
 
Nước nóng hơn 100 độ vẫn là nước, không phải là
hơi nước. Bạn học lại vật lý đi. Tôi đã đưa lên
đồ thị nước sôi và áp suất cho bạn coi, nhưng
bạn chỉ là kỹ sư cơ khí, không có kiến thức phổ
thông, nên không hiểu được.

Còn kỹ sư thú y Ngọc Chí, cậu có dám đưa link
cho bà con coi những thảo luận tôi vạch ra chỗ
sai của cậu không? Cậu vào đây chỉ bôi xấu tôi
mà không có dẫn chứng, chứ chẳng giúp ích gì cho
thảo luận ở đây cả. Ban Quản Trị không xóa bài
của bạn để cho bà con coi đó.

Lý do người ta làm lò sấy dưới 100 độ là vì họ
không muốn đồ của họ bị chín. Nếu đồ sấy không
ngại bị chín, thì người ta có lò sấy khác. Vì
thế, lò sấy dưới 100 độ vẫn luôn luôn có, không
bao giờ diệt vong được, và lựa chọn tốt nhất là
dẫn nhiệt bằng ống nước, chứ không phải ống hơi
nước.

Bạn còn không biết một điều: nước nóng truyền nhiệt
tốt hơn hơi nước ở 2 chỗ: truyền nhanh hơn, và
truyền nhiều hơn. Truyền nhanh hơn vì độ truyền
nhiệt cao hơn. Truyền nhiều hơn vì một lít nước
chứa nhiều nhiệt hơn 1 lít hơi nước ở cùng một
nhiệt độ.

Nói tóm lại, hệ thống sấy bằng ống nước hơn hẳn
hệ thống sấy bằng hơi nước ở cùng một nhiệt độ,
và ở áp suất khí trời, không xài nồi áp suất.
Bạn cho dù bảo thủ đến đâu, thì sản phẩm lò sấy
hơi nước của bạn cũng khó bán hơn lò sấy ống nước
của Hai Lúa chỉ cần biết đọc biết viết thôi.
 
Nước nóng hơn 100 độ vẫn là nước, không phải là
hơi nước. Bạn học lại vật lý đi. Tôi đã đưa lên
đồ thị nước sôi và áp suất cho bạn coi, nhưng
bạn chỉ là kỹ sư cơ khí, không có kiến thức phổ
thông, nên không hiểu được.

Còn kỹ sư thú y Ngọc Chí, cậu có dám đưa link
cho bà con coi những thảo luận tôi vạch ra chỗ
sai của cậu không? Cậu vào đây chỉ bôi xấu tôi
mà không có dẫn chứng, chứ chẳng giúp ích gì cho
thảo luận ở đây cả. Ban Quản Trị không xóa bài
của bạn để cho bà con coi đó.

Lý do người ta làm lò sấy dưới 100 độ là vì họ
không muốn đồ của họ bị chín. Nếu đồ sấy không
ngại bị chín, thì người ta có lò sấy khác. Vì
thế, lò sấy dưới 100 độ vẫn luôn luôn có, không
bao giờ diệt vong được, và lựa chọn tốt nhất là
dẫn nhiệt bằng ống nước, chứ không phải ống hơi
nước.

Bạn còn không biết một điều: nước nóng truyền nhiệt
tốt hơn hơi nước ở 2 chỗ: truyền nhanh hơn, và
truyền nhiều hơn. Truyền nhanh hơn vì độ truyền
nhiệt cao hơn. Truyền nhiều hơn vì một lít nước
chứa nhiều nhiệt hơn 1 lít hơi nước ở cùng một
nhiệt độ.

Nói tóm lại, hệ thống sấy bằng ống nước hơn hẳn
hệ thống sấy bằng hơi nước ở cùng một nhiệt độ,
và ở áp suất khí trời, không xài nồi áp suất.
Bạn cho dù bảo thủ đến đâu, thì sản phẩm lò sấy
hơi nước của bạn cũng khó bán hơn lò sấy ống nước
của Hai Lúa chỉ cần biết đọc biết viết thôi.
Yêu cầu bác bỏ cái câu học lại phổ thông đi nhé ! lần thứ 2 tôi góp ý với bác, xã hội Việt Nam không điên, bộ giáo dục không điên khi cho một thằng thiếu kiến thức phổ thông như tôi vào đại học và bác nên nhớ tôi học chính quy chứ ko phải bán công nhé.

Bác nói người khác bôi xấu bác thực ra là bác luôn đi bôi xấu người khác, trong Topic trước bạn sương sâm đã chửi tôi nhưng bác chính là người châm ngòi, lúc đó tôi nghĩ là tôi đã sai nhưng bây giờ tôi khẳng định là bác chính là người thiếu văn hóa diễn đàn thật. vì luôn đi kích bác người khác.

Tôi cũng đã đọc lại bài của bác cách đây hơn 2 năm :

http://agriviet.com/threads/khong-muon-cai-nhau-ma-nguoi-ta-cu-chui-tuc-mai.113408/

Huy Phúc nói
"tức hiện tượng có lớp băng mỏng trên mặt cây cối và mặt chậu nước
nhỏ khi nhiệt độ chưa xuống dưới không độ và đã dưới 10 độ."
*
Có lẽ Huy Phúc ngày xưa học Vật lý dốt lắm?
Cả đời chưa bao giờ đi đến chân núi và nhìn thấy người rẻo cao?
Cũng chưa bao giờ nghe nói đến "sương muối - mươi khao?"
*

Bằng cái giọng chứi người khác học dốt bác đã bị người ta chứi thẳng vào mặt, hôm nay cũng vẫn cái giọng đó bác chửi tôi kém kiến thức phổ thông cũng may tôi kềm chế hơn họ và đã ko xử sự như họ.

Cũng trong top đó bác đã từng xin lỗi mọi người và xin lỗi BQT :

" Mấy bài cuối của các bác Mục Tử, Nuôi Dế, Trưong Phát, và Văn Quý
đã thu góp những điển hình của tôi "gây chiến" như thế nào, và "hòn
chì ném lại" ra sao, (tuy "hòn chì ném lại" còn nặng hơn thế nữa).
*
Theo số đông của diễn đàn, thì tình hình này có thể chấp nhận được.
*
Tôi nhận lỗi và sẽ sửa lối ăn nói của tôi.
Không cần BQT phải sửa đổi gì cả. "
*
Bác hãy nhìn lại đi nhé !


Và đến đây tôi xác định luôn là sẽ ko tranh luận với bác về bất kỳ điều gì khác trên diễn đàn vì bác chả hiểu gì, và là bởi những người thiếu kiến thức họ mới cố dùng những ngôn từ hạ nhục người khác để che đậy những kiến thức bị thiếu của mình mà thôi.

Kính bác.
< - Xin hãy cư xử hoà nhã với nhau! Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ hình thức công kích, mạ lị nào nhắm vào một cá nhân hay một đoàn thể. >

Tôi xin trích nội quy vào đây để bác đọc, bác mang trên nick của mình chữ thành viên VIP trong khi lại chưa đọc rõ nội quy diễn đàn.

Nhân đây tôi có thể giải thích cho các bạn hôm trước hỏi tôi Văn hóa diễn đàn là gì : Nó cũng đơn giản như ta đang sống ở xã hội thật : Bước một sơ đẳng của văn hóa đó là tuân thủ nội quy quy định của nơi mình đang sống bước cao cấp hơn là sống tốt hơn những quy định đó.
 


Back
Top