Ươm tôm con trước khi nuôi - mô hình hiệu quả

Loan Nguyen

Con gái Đất Võ
(Báo Quảng Ngãi)- Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.
Là xã ven biển, Đức Minh hiện có 25 ha diện tích nuôi tôm. Những năm đầu, nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh. Nhiều diện tích đất bỏ trống, trồng trọt kém hiệu quả đều được bà con chuyển sang nuôi tôm. Nhiều nông dân giàu lên nhờ nuôi tôm, cua, cá. Nhưng những năm gần đây, năng suất và sản lượng tôm cứ giảm dần. Người dân ở đây đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thất bát trong chăn nuôi. Từ đó họ đã tiến hành ươm tôm con trước khi thả nuôi và mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt.


images950813_NUOITOM.jpg

Anh Phạm Văn Sơn, kỹ thuật viên trại tôm của ông Nguyễn Văn đang chăm sóc tôm con theo mô hình ươm tôm trong hồ nhỏ.

Ở thôn Đạm Thủy Bắc nhiều hộ dân đã xây hồ dùng để ươm tôm con mới nhập về. Hồ ươm được xây cạnh những hồ lớn nuôi tôm. Tùy theo diện tích thả nuôi mà quy mô hồ ươm được xây rộng hay hẹp. Nó có thể từ 20m2 đến 40m2. Theo người dân, để cho tôm có thể thích nghi và tránh dịch bệnh ngay từ đầu thì hồ ươm phải che đậy kỹ lưỡng. Khâu chăm sóc phải được chú trọng hàng đầu.

Anh Phạm Văn Sơn - kỹ thuật viên trại tôm của ông Nguyễn Văn, thôn Đạm Thủy Bắc, cho biết: “Với mô hình này, ngay từ đầu phải chịu tốn công nếu muốn tôm con sống khỏe mạnh. Sau khi tôm đã thích nghi hoàn toàn với môi trường nước cũng như thức ăn, thì sau một thời gian sẽ thả tôm ra hồ lớn. Có như vậy sẽ hạn chế tôm bệnh và chết”.

Với mô hình này, số lượng tôm chết do bệnh hay không thích ứng với môi trường nước được giảm thiểu một cách đáng kể. Theo nhiều người dân, ươm tôm con trước khi mang ra hồ nuôi việc phòng bệnh, trị bệnh cho tôm con dễ dàng, không tốn kém nhiều. Thời gian nhận con giống và bắt đầu ươm trong vòng 10 ngày. Sau khi tôm con đã quen với môi trường, cũng như thay vỏ lần đầu sẽ đưa số tôm con sang hồ lớn và bắt đầu nuôi trên diện rộng.

Một khi tôm đã thích nghi được, việc chuyển qua môi trường mới sẽ nhanh chóng phát triển. Với mô hình này, số lượng thức ăn cũng được tiết kiệm một cách đáng kể. Bình quân, với 70 đến 80 nghìn con giống nuôi trong một hồ ươm sẽ ăn hết 4 gram cám thức ăn trong một lần ăn. Nhưng cũng với số lượng tôm như thế, nếu nuôi trực tiếp ngoài hồ, số thức ăn sẽ tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Anh Huỳnh Văn Hòa, thôn Đạm Thủy Bắc cho biết: “Trước kia cũng nuôi với số lượng như vậy, nhưng thả trực tiếp ra hồ lớn, thức ăn khá tốn kém. Một ngày cho ăn từ 3 đến 5 đợt. Mỗi đợt tốn vài kilôgam cám là ít. Nhưng khi ươm trong hồ nhỏ. Thức ăn cho tôm con cũng giảm dần. Một đợt ăn chỉ tốn 4 - 5g”.

Với mô hình ươm và nuôi tôm con trong hồ nhỏ trước khi thả hồ lớn được đông đảo bà con ở xã Đức Minh vận dụng đã góp phần đảm bảo chất lượng con giống, giảm thiểu được những thất thoát trong quá trình nuôi tôm trên diện rộng. Chính quyền địa phương cũng đã nghiên cứu mô hình này và có những khuyến cáo cho người dân. Đồng thời theo dõi, hướng dẫn cho bà con những kỹ thuật mới nhất nhằm đảm bảo chất lượng cũng như số lượng trong việc nuôi tôm ở địa phương.

Ông Trần Như Hiệp - Chủ tịch UBND xã Đức Minh cho biết: “Đây là mô hình nuôi tôm kiểu mới của người dân địa phương. Bằng cách ươm tôm con trong hồ nhỏ trước khi đem ra hồ lớn sẽ giúp tôm nhanh chóng thích nghi với môi trường nước. Từ đó, tôm sẽ không bị chết hàng loạt và lớn nhanh hơn. Mô hình này giúp bà con giảm thiểu thất thoát trong việc nuôi trồng thủy sản, nên địa phương đã định hướng nhân rộng mô hình này”.

Bài, ảnh: ĐÌNH DIỆU
 


(Báo Quảng Ngãi)- Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.
Là xã ven biển, Đức Minh hiện có 25 ha diện tích nuôi tôm. Những năm đầu, nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh. Nhiều diện tích đất bỏ trống, trồng trọt kém hiệu quả đều được bà con chuyển sang nuôi tôm. Nhiều nông dân giàu lên nhờ nuôi tôm, cua, cá. Nhưng những năm gần đây, năng suất và sản lượng tôm cứ giảm dần. Người dân ở đây đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thất bát trong chăn nuôi. Từ đó họ đã tiến hành ươm tôm con trước khi thả nuôi và mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt.


images950813_NUOITOM.jpg

Anh Phạm Văn Sơn, kỹ thuật viên trại tôm của ông Nguyễn Văn đang chăm sóc tôm con theo mô hình ươm tôm trong hồ nhỏ.

Ở thôn Đạm Thủy Bắc nhiều hộ dân đã xây hồ dùng để ươm tôm con mới nhập về. Hồ ươm được xây cạnh những hồ lớn nuôi tôm. Tùy theo diện tích thả nuôi mà quy mô hồ ươm được xây rộng hay hẹp. Nó có thể từ 20m2 đến 40m2. Theo người dân, để cho tôm có thể thích nghi và tránh dịch bệnh ngay từ đầu thì hồ ươm phải che đậy kỹ lưỡng. Khâu chăm sóc phải được chú trọng hàng đầu.

Anh Phạm Văn Sơn - kỹ thuật viên trại tôm của ông Nguyễn Văn, thôn Đạm Thủy Bắc, cho biết: “Với mô hình này, ngay từ đầu phải chịu tốn công nếu muốn tôm con sống khỏe mạnh. Sau khi tôm đã thích nghi hoàn toàn với môi trường nước cũng như thức ăn, thì sau một thời gian sẽ thả tôm ra hồ lớn. Có như vậy sẽ hạn chế tôm bệnh và chết”.

Với mô hình này, số lượng tôm chết do bệnh hay không thích ứng với môi trường nước được giảm thiểu một cách đáng kể. Theo nhiều người dân, ươm tôm con trước khi mang ra hồ nuôi việc phòng bệnh, trị bệnh cho tôm con dễ dàng, không tốn kém nhiều. Thời gian nhận con giống và bắt đầu ươm trong vòng 10 ngày. Sau khi tôm con đã quen với môi trường, cũng như thay vỏ lần đầu sẽ đưa số tôm con sang hồ lớn và bắt đầu nuôi trên diện rộng.

Một khi tôm đã thích nghi được, việc chuyển qua môi trường mới sẽ nhanh chóng phát triển. Với mô hình này, số lượng thức ăn cũng được tiết kiệm một cách đáng kể. Bình quân, với 70 đến 80 nghìn con giống nuôi trong một hồ ươm sẽ ăn hết 4 gram cám thức ăn trong một lần ăn. Nhưng cũng với số lượng tôm như thế, nếu nuôi trực tiếp ngoài hồ, số thức ăn sẽ tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Anh Huỳnh Văn Hòa, thôn Đạm Thủy Bắc cho biết: “Trước kia cũng nuôi với số lượng như vậy, nhưng thả trực tiếp ra hồ lớn, thức ăn khá tốn kém. Một ngày cho ăn từ 3 đến 5 đợt. Mỗi đợt tốn vài kilôgam cám là ít. Nhưng khi ươm trong hồ nhỏ. Thức ăn cho tôm con cũng giảm dần. Một đợt ăn chỉ tốn 4 - 5g”.

Với mô hình ươm và nuôi tôm con trong hồ nhỏ trước khi thả hồ lớn được đông đảo bà con ở xã Đức Minh vận dụng đã góp phần đảm bảo chất lượng con giống, giảm thiểu được những thất thoát trong quá trình nuôi tôm trên diện rộng. Chính quyền địa phương cũng đã nghiên cứu mô hình này và có những khuyến cáo cho người dân. Đồng thời theo dõi, hướng dẫn cho bà con những kỹ thuật mới nhất nhằm đảm bảo chất lượng cũng như số lượng trong việc nuôi tôm ở địa phương.

Ông Trần Như Hiệp - Chủ tịch UBND xã Đức Minh cho biết: “Đây là mô hình nuôi tôm kiểu mới của người dân địa phương. Bằng cách ươm tôm con trong hồ nhỏ trước khi đem ra hồ lớn sẽ giúp tôm nhanh chóng thích nghi với môi trường nước. Từ đó, tôm sẽ không bị chết hàng loạt và lớn nhanh hơn. Mô hình này giúp bà con giảm thiểu thất thoát trong việc nuôi trồng thủy sản, nên địa phương đã định hướng nhân rộng mô hình này”.
Bài, ảnh: ĐÌNH DIỆU
Phương pháp nuôi này mình công nhận là có hiệu quả.Sau bao nhiêu vụ nuôi theo phương pháp cũ không hiệu quả thì ba vợ ở mình cũng chuyển qua nuôi theo phương pháp này và thấy đạt.Mục đích tạo cho con tôm quen với môi trường tại đó và có đủ sức khỏe để chống chọi với thời tiết.Nhà vợ thì làm hồ cát trải bạc chứ không xây hồ xi măng.
 
Mật độ nuôi của phương pháp này là bao nhiêu con tôm giống/m2 và mực nước trong hồ ương là bảo nhiêu vậy?
Tôm mới mua về cho vào hồ có mái che diện tích khoản gần bằng 1/2 hồ nuôi, trong 1 tháng đầu thì thả ra hồ lớn, nhưng kết quả là tôm vẫn bị chết sau hơn 30 ngày đầu. Hỏi ông già có biết nguyên nhân không, ông già bảo chủ yếu bị bệnh hoại tử và bệnh đường ruột, có lẽ là do chất lượng con giống họ chăm sóc kỹ quá nên về mình nó không chịu được môi trường xấu, giống như đúa trẻ con nhà công tử lâu lâu phơi nắng 1 ngày là đâu ngay, còn mấy đứa trẻ lang than ngủ gầm cầu thì có thấy nó đâu ốm gì đâu.Kết quả cũng không như đài báo nói đâu.Ngày trước cũng từ mua máy ozone về xử lý nước nhưng cũng được đâu có hơn 1 năm rồi đâu lại vào đó.Nói chung là nước ô nhiễm do hồ nuôi quá nhiều.
 
Tôm mới mua về cho vào hồ có mái che diện tích khoản gần bằng 1/2 hồ nuôi, trong 1 tháng đầu thì thả ra hồ lớn, nhưng kết quả là tôm vẫn bị chết sau hơn 30 ngày đầu. Hỏi ông già có biết nguyên nhân không, ông già bảo chủ yếu bị bệnh hoại tử và bệnh đường ruột, có lẽ là do chất lượng con giống họ chăm sóc kỹ quá nên về mình nó không chịu được môi trường xấu, giống như đúa trẻ con nhà công tử lâu lâu phơi nắng 1 ngày là đâu ngay, còn mấy đứa trẻ lang than ngủ gầm cầu thì có thấy nó đâu ốm gì đâu.Kết quả cũng không như đài báo nói đâu.Ngày trước cũng từ mua máy ozone về xử lý nước nhưng cũng được đâu có hơn 1 năm rồi đâu lại vào đó.Nói chung là nước ô nhiễm do hồ nuôi quá nhiều.
Mình cũng hỏi chổ mình thấy người ta bước đầu cũng làm nhưng giờ cũng bỏ. Vậy đã ai thực sự thành công trong nuôi ương này chia sẽ cho mọi người đi? Vì mình cũng đang tính có nên làm ao ương hay không?
 
thông tin có vẻ rất hữu ích . nhưng cần chi tiết hơn về mật độ nuôi
sms 20-11 | loi chuc 20-11 | cau chuc 20-11

Tùy vào điều kiện kinh tế của bạn mà mật độ nuôi sẽ thay đổi.
Nếu mình ươm tôm trong nhà thì sẽ phải sử dụng oxy đáy, dàn quạt nhiều hơn bình thường.

Thường thì mật độ khoảng 500 - 700 con/m2 thì sẽ tương đối ổn định. Trong điều kiện bình thường.
 

Mình cũng hỏi chổ mình thấy người ta bước đầu cũng làm nhưng giờ cũng bỏ. Vậy đã ai thực sự thành công trong nuôi ương này chia sẽ cho mọi người đi? Vì mình cũng đang tính có nên làm ao ương hay không?
Tôm ương thì sống khỏe nhưng khi đem ra ngoài ao nuôi thì vẫn bị chết như thường, phải qua hơn 1 tháng mới biết tỉ lệ sống là bao nhiêu.Nó chung là cũng vụ được, vụ mất chứ cũng không dễ ăn.
 
Tôm ương thì sống khỏe nhưng khi đem ra ngoài ao nuôi thì vẫn bị chết như thường, phải qua hơn 1 tháng mới biết tỉ lệ sống là bao nhiêu.Nó chung là cũng vụ được, vụ mất chứ cũng không dễ ăn.

Bạn cho mình hỏi bạn có thông tin đó từ đâu vậy ?
Hiện tại, bên mình cũng đang muốn đi tìm hiểu 1 nhà tôm ở đó.
Mô hình này được áp dụng thành công tại thái lan và nhiều nước khác rồi.
Bên mình chỉ đi theo sau thôi. Tại sao lại gặp rắc rối bạn ?
 
Bạn cho mình hỏi bạn có thông tin đó từ đâu vậy ?
Hiện tại, bên mình cũng đang muốn đi tìm hiểu 1 nhà tôm ở đó.
Mô hình này được áp dụng thành công tại thái lan và nhiều nước khác rồi.
Bên mình chỉ đi theo sau thôi. Tại sao lại gặp rắc rối bạn ?
Ông già vợ nuôi tôm gần 10 năm nay rồi, cũng mới làm hồ ươm hồi đầu năm nay nè. nhưng nuôi cũng vụ được vụ mất.Nếu anh muốn tham quan mô hình thì anh về xã phổ an, huyện đức phổ, tỉnh quãng ngãi và ra hồ nhà ông già vợ em xem.Một hồ uơm có thể ươm cho 4-5 hồ nuôi đấy.Ngay ngã tư thạch trụ có đường rẽ xuống biển, chạy xuống đó hỏi thì người ta chỉ cho.Đầu tư cái hồ ươm đó khoản 40tr thì phải.
 
Ông già vợ nuôi tôm gần 10 năm nay rồi, cũng mới làm hồ ươm hồi đầu năm nay nè. nhưng nuôi cũng vụ được vụ mất.Nếu anh muốn tham quan mô hình thì anh về xã phổ an, huyện đức phổ, tỉnh quãng ngãi và ra hồ nhà ông già vợ em xem.Một hồ uơm có thể ươm cho 4-5 hồ nuôi đấy.Ngay ngã tư thạch trụ có đường rẽ xuống biển, chạy xuống đó hỏi thì người ta chỉ cho.Đầu tư cái hồ ươm đó khoản 40tr thì phải.

Cảm ơn bạn đã giới thiệu mình nếu có dịp mình sẽ vào thăm mô hình của bên bạn.
Bạn có thể cho mình xin sđt được không ?

Không biết hồ ương của mình diện tích như thế nào và mật độ ra sao nhỉ ? Với lại cách thức bạn vận chuyển tôm ra ngoài hồ lớn như thế nào.
P/s: Vì tôm là con vật rất nhạy cảm vì thế bạn phải cẩn thận ở khâu di chuyển để giảm tỉ lệ hao hụt.
 
Cảm ơn bạn đã giới thiệu mình nếu có dịp mình sẽ vào thăm mô hình của bên bạn.
Bạn có thể cho mình xin sđt được không ?

Không biết hồ ương của mình diện tích như thế nào và mật độ ra sao nhỉ ? Với lại cách thức bạn vận chuyển tôm ra ngoài hồ lớn như thế nào.
P/s: Vì tôm là con vật rất nhạy cảm vì thế bạn phải cẩn thận ở khâu di chuyển để giảm tỉ lệ hao hụt.
Anh vào gặp ba vợ em ấy, ba em nuôi chứ em không nuôi. Thấy cũng vụ được vụ mất.Anh vào gặp mà trao đổi kinh nghiệm.0984165307( anh gọi ngoài giờ hành chính nhé).
 
Anh vào gặp ba vợ em ấy, ba em nuôi chứ em không nuôi. Thấy cũng vụ được vụ mất.Anh vào gặp mà trao đổi kinh nghiệm.0984165307( anh gọi ngoài giờ hành chính nhé).

Cảm ơn bạn.
Hiện tại một số farm mình quen biết cũng đang nuôi tôm theo mô hình này.

Trong giai đoạn đầu mọi người ai cũng thành công nhưng khi được 1, 2 vụ thì gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì sử dụng ao nuôi zèo bằng mái che.
Mình muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể như thế nào rồi nguyên cứu tìm hướng giải quyết.
 
“Canh bạc” tôm giống

Năm 2014 là một năm thắng lợi đối với nghành tôm, với giá trị xuất khẩu lên tới 4 tỷ USD, thế nhưng, đây cũng là năm mà Việt Nam phải chi tới hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu tôm giống.

Nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích các DN tham gia đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nghiên cứu giống tôm.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng Cục thủy sản, Bộ NN- PTNT hiện mỗi năm trong nước mới sản xuất được 3.000 cặp tôm sú giống bố mẹ (đáp ứng được 10% nhu cầu tôm giống bố mẹ), còn tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải nhập khẩu 100%.

Tiềm lực có thừa!
Điều đáng nói ở đây là, các doanh nghiệp sản xuất tôm giống của Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm lực về tài chính cũng như nhân lực để đầu tư nghiên cứu tôm giống bố mẹ.
Là giám đốc một trong những công ty lớn của Việt Nam về sản xuất tôm giống, ông Nguyễn Hoàng Anh- Giám đốc Cty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung cho rằng, với 6 cơ sở sản xuất tôm giống và 30 ao nuôi tôm thịt có tổng diện tích 30 ha mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 3 đến 5 tỷ con tôm giống và 1.000 tấn tôm thịt… cùng với đội ngũ 1.000 nhân viên làm việc ở 20 tỉnh, thành phố trong cả nước; trong đó, có 1 tiến sỹ, 1 thạc sỹ, 150 kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thủy sản và 5 chuyên gia tư vấn kỹ thuật nước ngoài về lĩnh vực tôm thẻ chân trắng, doanh nghiệp ông hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính cũng như nhân lực để đầu tư nghiên cứu tôm giống bố mẹ.
 
Phương pháp này thực sự hiệu quả vì con Tôm cũng giống như bao sinh vật khác, chuyển môi trường thì với các vi khuẩn lạ sẽ chưa thể có sức đề kháng được.
Ươm tôm giống trong diện tích nhỏ sẽ giúp thích nghi dần với môi trường mới.
 


Back
Top