Cây lạ, trái đẹp có phải Cây Cứt Quạ Lớn ?

  • Thread starter hongdang
  • Ngày gửi
Trân trọng được hỏi các bác/chú/anh/chị/bạn đây là loại cây gì mà trái đẹp vậy? Liệu nó có công dụng chữa bệnh được không?
Mô tả sơ qua: Họ dây leo, có lá gần giống lá nho, lá nhẵn, thân cây giống dây gấc, quả chín có màu đỏ tía, trong ruột có màu cứt quạ, nhiều hạt, vị hơi đắng nhưng khá thơm...
Cây này hongdang bắt gặp trong một khu rừng tại Bình Thuận cách đây vài ngày.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

DSC05607_zps4f6803db.jpg
 


Last edited by a moderator:
Có hình ko bạn. Hồi nhỏ mình có thấy trái này, do cha mình đi rừng đem về mấy trái, bằng trái gấc nhỏ, đỏ rất đẹp, mới hái về thì ăn không được, nhưng phải để rất lâu thì mới ăn được. Cha nói đồng bào dân tộc chỉ cách ăn nó. Nhưng quá lâu rồi mình ko nhớ mùi vị.
Tuy nhiên trái lạ thì không nên ăn, mình nghĩ bộ đội ngày xưa ở trong rừng rất đói, họ thấy trái nào chim ăn được thì họ hái ăn cầm hơi. Do đó, mình nghĩ nên dùng gà, vịt làm "chuột bạch" thí nghiệm xem.
 
Công dụng chữa bệnh thì chưa biết thế nào, nhưng loại trái này trồng để làm kiểng thì sẽ rất đẹp. Nó cho trái chín vào đúng dịp tết, như vậy, biết đâu nó cũng có một ý nghĩa nào đó với Tết nhỉ?
 
cho ít hình đi bác @hongdang ơi.
Cái link của bác có xem được đâu... Nghe mô tả thì có thể cây này tôi đã gặp quanh đây.
Hình thì đưa lên photobucket.com đi... Mấy hôm nay diễn đàn bị hư chức năng upload hình rồi sao ấy.
 
cho ít hình đi bác @hongdang ơi.
Cái link của bác có xem được đâu... Nghe mô tả thì có thể cây này tôi đã gặp quanh đây.
Hình thì đưa lên photobucket.com đi... Mấy hôm nay diễn đàn bị hư chức năng upload hình rồi sao ấy.
Nghe lời bác @lequangdata, em đã 'mò" ra anh bạn photobucket.com thật là ...dễ thương. Up hình cực nhanh và không giới hạn. Sướng! Tiện thể em post mấy tấm hình lên để mọi người tiện tham khảo luôn.
Thành thực cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của anh @leviet_law , lequangdata và mọi người!
P/s: Rất có thể đây sẽ là một gợi ý hay để tìm ra một loại cây trồng mới có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế trong tương lai!? haha!!!
DSC05607_zps4f6803db.jpg.html

DSC05607_zps4f6803db.jpg

http://s1167.photobucket.com/user/hongdang1/media/DSC05607_zps4f6803db.jpg.html
DSC05604_zps73d81183.jpg

http://s1167.photobucket.com/user/hongdang1/media/DSC05604_zps73d81183.jpg.html?o=3
DSC05607_zps4f6803db.jpg.html
 
Cách đây mấy tháng tôi có thấy và hái thử xem ở dầu giây - đồng nai . Tôi tưởng là trái '' bác bác '' nên hái thử .
Nếu trái này hái để đem ném nhau chơi thì thú vị lắm đấy .
 
Có thể là một loại cây Cứt quạ lá nguyên (mướp đất). Cây Gymnopetalum scabrum?
14183315392_2086398eae_b.jpg

DSC01246%20(12).jpg
 

Có thể là một loại cây Cứt quạ lá nguyên (mướp đất). Cây Gymnopetalum scabrum?
14183315392_2086398eae_b.jpg

DSC01246%20(12).jpg
Rồi. Cuối cùng đã tìm ra tên gọi và công dụng của loại cây này. Nó chính là loại cây thuộc chi Dưa rừng leo (Gymnopetalum scabrum), có tên tiếng Việt là Cứt quạ lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực Nam á.

Công Dụng Của Cây Cứt Quạ Lớn

Mô tả: Dây leo cao 5-6m, thân có thể lớn bằng nắm tay, có rãnh nhiều, phân nhánh. Vòi chẻ 2-3. Lá có hình năm góc, hình tim rõ ở gốc, đường kính 10-12cm hay hơn, có 3-5 thùy có mũi ở đỉnh, góc phân chia các thùy nhọn sắc rõ rệt; hai mặt lá không lông, trừ ở gân mặt dưới; cuống 3-7cm. Hoa khác gốc; hoa đực xếp thành chùm dài 10-20cm, trắng, cao 2-3cm; hoa cái đơn độc trên cuống dài 1cm. Quả hình cầu hay hình trứng, to 6-9cm x 3-6cm, tận cùng là một mũi nhọn tù, màu đỏ điều khi chín, có 10 rãnh ít rõ, thịt vàng vàng. Hạt nhiều, dẹp, xếp ngang, màu hung hung hơi nhăn.
Bộ phận dùng: Rễ, quả - Radix et Fructus Trichosanthis Tricuspidatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng đồng bằng khắp nước ta tới độ cao 1.000m, từ Lào Cai đến Đồng Nai, và còn gặp ở nhiều nước châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, các nước Đông Dương) và châu Đại Dương.
Thành phần hoá học: Có chất đắng.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá mềm dịu, dùng nấu canh ăn được. Lá cũng được dùng trị ghẻ. Ở Trung Quốc, dân gian dùng quả chữa ho khan, thiên đầu thống, viêm mũi; rễ dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Ở Campuchia, người ta dùng thân cây làm thuốc đặc hiệu trị phát ban đậu mùa. Người ta lấy một miếng thân lớn dài vài centimét, cho vào cối giã, thêm nước từ từ vào cho trung hòa các chất chứa trong thân, giã kỹ rồi lọc. Dùng nước lọc này, phối hợp với bột mịn thạch cao và bột gạo với lượng bằng nhau luyện thành bột nhão rồi thêm ít mỡ vào trộn đều, rải bột rây lên trên một tấm vải trắng và sạch sẽ rồi đem bao lấy người bệnh; lúc nào bột khô thì làm lại lần nữa. Khi điều trị như vậy, cho bệnh nhân uống nước thuốc đã chế sẵn gồm một miếng thân cây bằng một lóng tay nghiền sẵn trong nước và lọc qua vải lọc rồi thêm một tí mật trăn. Dùng nước thuốc này uống trong ngày. Ở Ấn Độ, rễ dùng chữa đau phổi cho gia súc; trộn một phần bằng nhau với rễ Colocynth, giã nát trong cối dùng đắp mụn nhọt; nấu sôi với dầu mù tạc dùng trị đau đầu. Quả dùng chữa bệnh hen suyễn. Dầu thu được khi chưng quả Cứt quạ lớn trong dầu dừa hay dầu gừng dùng đắp vào da đầu trị đau nửa đầu và bệnh trĩ mũi.
Ghi chú: Có tác giả gộp luôn cả loài Qua lâu bao lớn (Qua lâu có lá bắc) - Trichosanthes bracteata Voigt vào loài trên, xem như tên đồng nghĩa.
(Sưu tầm)
 
Trái
Nghe lời bác @lequangdata, em đã 'mò" ra anh bạn photobucket.com thật là ...dễ thương. Up hình cực nhanh và không giới hạn. Sướng! Tiện thể em post mấy tấm hình lên để mọi người tiện tham khảo luôn.
Thành thực cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của anh @leviet_law , lequangdata và mọi người!
P/s: Rất có thể đây sẽ là một gợi ý hay để tìm ra một loại cây trồng mới có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế trong tương lai!? haha!!!
DSC05607_zps4f6803db.jpg.html

DSC05607_zps4f6803db.jpg

http://s1167.photobucket.com/user/hongdang1/media/DSC05607_zps4f6803db.jpg.html
DSC05604_zps73d81183.jpg

http://s1167.photobucket.com/user/hongdang1/media/DSC05604_zps73d81183.jpg.html?o=3
DSC05607_zps4f6803db.jpg.html
Trái đẹp quá hén. Trồng làm kiểng thì good. hjhj
 
Rồi. Cuối cùng đã tìm ra tên gọi và công dụng của loại cây này. Nó chính là loại cây thuộc chi Dưa rừng leo (Gymnopetalum scabrum), có tên tiếng Việt là Cứt quạ lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực Nam á.

Công Dụng Của Cây Cứt Quạ Lớn

Mô tả: Dây leo cao 5-6m, thân có thể lớn bằng nắm tay, có rãnh nhiều, phân nhánh. Vòi chẻ 2-3. Lá có hình năm góc, hình tim rõ ở gốc, đường kính 10-12cm hay hơn, có 3-5 thùy có mũi ở đỉnh, góc phân chia các thùy nhọn sắc rõ rệt; hai mặt lá không lông, trừ ở gân mặt dưới; cuống 3-7cm. Hoa khác gốc; hoa đực xếp thành chùm dài 10-20cm, trắng, cao 2-3cm; hoa cái đơn độc trên cuống dài 1cm. Quả hình cầu hay hình trứng, to 6-9cm x 3-6cm, tận cùng là một mũi nhọn tù, màu đỏ điều khi chín, có 10 rãnh ít rõ, thịt vàng vàng. Hạt nhiều, dẹp, xếp ngang, màu hung hung hơi nhăn.
Bộ phận dùng: Rễ, quả - Radix et Fructus Trichosanthis Tricuspidatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng đồng bằng khắp nước ta tới độ cao 1.000m, từ Lào Cai đến Đồng Nai, và còn gặp ở nhiều nước châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, các nước Đông Dương) và châu Đại Dương.
Thành phần hoá học: Có chất đắng.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá mềm dịu, dùng nấu canh ăn được. Lá cũng được dùng trị ghẻ. Ở Trung Quốc, dân gian dùng quả chữa ho khan, thiên đầu thống, viêm mũi; rễ dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Ở Campuchia, người ta dùng thân cây làm thuốc đặc hiệu trị phát ban đậu mùa. Người ta lấy một miếng thân lớn dài vài centimét, cho vào cối giã, thêm nước từ từ vào cho trung hòa các chất chứa trong thân, giã kỹ rồi lọc. Dùng nước lọc này, phối hợp với bột mịn thạch cao và bột gạo với lượng bằng nhau luyện thành bột nhão rồi thêm ít mỡ vào trộn đều, rải bột rây lên trên một tấm vải trắng và sạch sẽ rồi đem bao lấy người bệnh; lúc nào bột khô thì làm lại lần nữa. Khi điều trị như vậy, cho bệnh nhân uống nước thuốc đã chế sẵn gồm một miếng thân cây bằng một lóng tay nghiền sẵn trong nước và lọc qua vải lọc rồi thêm một tí mật trăn. Dùng nước thuốc này uống trong ngày. Ở Ấn Độ, rễ dùng chữa đau phổi cho gia súc; trộn một phần bằng nhau với rễ Colocynth, giã nát trong cối dùng đắp mụn nhọt; nấu sôi với dầu mù tạc dùng trị đau đầu. Quả dùng chữa bệnh hen suyễn. Dầu thu được khi chưng quả Cứt quạ lớn trong dầu dừa hay dầu gừng dùng đắp vào da đầu trị đau nửa đầu và bệnh trĩ mũi.
Ghi chú: Có tác giả gộp luôn cả loài Qua lâu bao lớn (Qua lâu có lá bắc) - Trichosanthes bracteata Voigt vào loài trên, xem như tên đồng nghĩa.
(Sưu tầm)
- Trên đây là dây cứt quạ lá lớn.
- Còn dây cứt quạ lá nhỏ thường dùng chữa trị tiểu đường, viêm đại tràng co thắt, mỡ máu, viêm nội mạc tử cung, viêm phế quản,...

IMG_0277.jpg
IMG_0277.jpg

IMG_0277.jpg


IMG_0326.jpg


Hoặc các Bạn xem thêm công dụng dây cứt quạ lá nhỏ tại nhà thuốc của Ông tôi nhé.
http://rongkinh.vn/day-cut-qua-kho-qua-rung-2/
 
Tôi có nhiều năm thu hái Dây cứt quạ lá nhỏ, nên có kinh nghiệm như sau:
- Mọc, nảy chồi vào tháng 7,8 hàng năm.
- Thu hái vào đầu mùa xuân, tầm tháng 1, 2 năm sau. Thì lúc này dây cứt quạ mới đủ hoạt chất .
Thường gặp nhiều nhất ở bãi đất rừng vừa mới phát quang.
Vừa thu hoạch trúng mùa, thắng lớn he he: Chủ yếu phục vụ cho các Bác bị tiểu đường.
Chế biến phơi khô.
 

File đính kèm

  • 20180316_IMG_2459.JPG
    20180316_IMG_2459.JPG
    312.3 KB · Lượt xem: 46
  • IMG_0296.JPG
    IMG_0296.JPG
    333.3 KB · Lượt xem: 50
  • IMG_0304.JPG
    IMG_0304.JPG
    314.3 KB · Lượt xem: 44


Back
Top