PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT MÃNG CẦU TA AN TOÀN – NĂNG SUẤT CAO


Trong nền văn hoá Việt Nam, mâm trái cây “ngũ quả” ngày Tết cổ truyền không thể thiếu trái mãng cầu, mà thường nhất là mãng cầu ta (na), mang biểu tượng của sự đầy đủ và phước báu. Bên cạnh đó, trái mãng cầu ta chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin, thịt trái dai, vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng là món trái cây khoái khẩu của bao người. Vùng Tây Ninh được xem là “thiên đường mãng cầu ta” bởi đặc thù thổ nhưỡng nơi đây và phương thức canh tác thâm canh mang đến cho mọi người 1 thương hiệu Mãng cầu ta Tây Ninh ( Mãng cầu ta Bà Đen).

Người trồng Mãng cầu ta không ăn trái do chính họ trồng???

Chúng tôi nghĩ sau khi đọc dòng tiêu đề trên, nhiều người đang thắc mắc tại sao người trồng mãng cầu ta lại không ăn loại trái cây thơm ngon này? Đó là sự thật, vì họ biết trái mãng cầu ta chứa quá nhiều độc tố, họ phun thuốc độc thì sao họ dám ăn chứ.

Chúng tôi đã có quảng thời gian trãi nghiệm làm “lái vườn” mua vườn mãng cầu ta để cùng làm cùng tìm hiểu và quan sát phương thức sản xuất của bà con ở Tây Ninh. Chúng tôi không khỏi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi thấy cách làm vườn của bà con hoàn toàn khác với cách chúng tôi làm. Tần suất phun thuốc lúc trái non mới đậu bằng đầu đũa ăn là 3 ngày/1 lần, giao đoạn này, vỏ trái non rất mềm, mỡn cảm nên dễ bị 1 giống bọ đen to bằng hạt mè đeo vào, trái bị bọ đen đeo sẽ bị trầy xướt vỏ ( gọi là sọc ếch) sẽ mất giá trị thương phẩm. Loại thuốc dùng phun có nhiều loại từ Bassa , Lanate của Thái Lan, hoặc 1 số thuốc lạ của Trung Quốc. Với tần suất phun dày, đi vào vườn mãng cầu mùi hôi của thuốc có thể gây ngợp và khó chịu cho người làm vườn.

Sau 3 tuần trái non đậu là thời gian nuôi dưỡng trái, bà con ở đây có tần suất phun phân bón qua lá khá cao 3-5 ngày /1 lần, lượng thuốc tăng trưởng được dùng vô tội vạ, nhất là chất tăng trưởng thành phần có 2.4D ( tiền chất Dioxin) gây tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật về sau cho người tiêu dùng .

Vấn đề ở đây, tại sao người trồng không dám ăn mãng cầu ta vì độc tố họ tẩm vào quá nhiều. Một anh nông dân nói với chúng tôi bằng giọng chất phát thế này: “ Trời ơi, anh làm mãng cầu ta chứ hơn 5 năm nay anh có dám ăn trái nào đâu, thấy là ớn tới óc rồi” . Chúng tôi muốn đề cặp ở đây là văn hoá canh tác, nói thật mà chạnh lòng, nông dân mình đa phần thiếu ý thức chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân trước mắt. Cũng như người trồng dưa hấu tại Long An không cho con cái họ ăn dưa, hay ở Tiền Giang người trồng sầu riêng cũng cho người thân của họ chịu nhịn them sầu riêng.


Mãng cầu trước khi thu hoạch 3-7 ngày thì họ phun thuốc phòng rệp , kết hợp phun thuốc để mãng cầu lên màu là thuốc trị bệnh Tilt super hoặc thuốc có thành phần là Nitrothom, 2.4 D, và phổ biến là phun Kali Nitrat (KNO3),…. mà những loại trên cần có thời gian cách ly ít nhất 15 ngày, độc tố tồn đọng trong trái với hàm lượng cao vì với thời gian cách li không đủ.

Phát triển thương hiệu trái mãng cầu ta sạch theo hướng bền vững!!!

Câu chuyện ở đây là chúng tôi có 3 người, đúng như bài hát “chúng mình ba đứa”, cùng nhau thuê1 vườn mãng cầu ta làm bán trái cây tết. Thực sự, với chúng tôi, canh tác mãng cầu ta là hoàn toàn lạ lẫm,vì lần đầu tiên cùng nhau làm loại trái này. Chúng tôi đã thuê 1 vườn có khoảng 890 cây ( gần 9000 m2 đất) tại khu vực xã Thạnh Tân, Tân Châu. Chúng tôi bắt đầu khâu đầu tiên là LÀM HOA cho đến THU HOẠCH. Phương pháp làm hoàn toàn mới mẻ so với những hộ dân ở đây đã làm, rất nhiều người đã theo dõi vườn chúng tôi, kết quả vụ trái bán tết, chúng tôi thu về tổng cộng 14,8 tấn hàng, 1 năng suất cũng được cho là khả quan với số lượng chưa đến 900 cây, chúng tôi đã làm như thế nào???

CHIA SẼ KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI ĐI SAU

Chúng tôi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp với nhiều loại cây trồng, do hiếu kì và để trả lời câu hỏi: CHÚNG TA HOÀN TOÀN CÓ THỂ LÀM MÃNG CẦU TA AN TOÀN, vấn đề là ở phương pháp .

1/ Xử lý Cây mãng cầu ta ra hoa

Chúng tôi cũng làm giống những hộ dân nơi đây, sau khi suốt sạch lá, tiến hành chăm sóc để cây ra chồi. Đa phần lúc cây ra chồi, dễ gặp hiện tượng chồi bị xoắn nhất là vườn mới ăn trái xong suốt lá liền, cây không có thời gian nghĩ, số lượng hoa ra ít và không tập trung. Chúng tôi phát hiện ra nguyên nhân và xử lý chúng với chế phẩm chúng tôi tự nhập nguyên liệu về và pha chế, bổ sung các vi lượng cần thiết, đặc biệt 1 chất điều hoà sinh trưởng mà rất ít phổ biến trên thị trường là Cytokinin BA, giúp cây bung chồi mạnh, chồi to khoẻ, mang theo nhiều hoa. Thế là chúng tôi đã làm xong được 1 khâu, nếu bà con nào vướn phải vấn đề trên thì đã có phương pháp khắc phục.

2/ Xử lý để trái non đậu nhiều:

Cũng như bà con, chúng tôi cũng thuê người tét cánh hoa cho trái dễ đậu, nhưng chúng tôi thấy sau 3 ngày, số trái non đậu từ hoa đã được tét cũng không nhiều, nếu muốn đậu phải thuê người tét nữa, chi phí lại tăng. Chúng tôi đã dùng phương pháp mới được sử dụng ở Irael, đó là phun chất Điều hoà sinh trưởng cho trái non dễ đậu. Chúng tôi đã pha chế ra Hợp chất phức hợp gồm có Auxin- NAA và Gibberellic Acid với hàm lượng chuẩn, cùng với các vi lượng như Kẽm, Bo và Mangan.. sau 3 ngày trái non đậu trên 1 nhánh rất nhiều mà không cần phải tét cánh hoa tiếp, có thể nói chúng tôi mai mắn khi tìm ra áp dụng thành công phương pháp này, giảm nhiều chi phí. Đồng thời trái non đậu với mật độ dày đặc, trái phát triển nhanh hơn bình thường do được hấp thụ chất kích thích ngay từ khi mới đậu. Lần thứ 2, giải pháp cho vấn đề đậu trái non mà bà con mình trăn trở, rất đơn giản với chi phí thấp.

3/ Tiến hành cân trái và giữ trái đẹp

Tập quán canh tác, nên bà con ở Tây Ninh đa phần chỉ để 40 trái/1 cây mãng cầu khoảng 5 năm tuổi, vì cứ nghĩ để nhiều cây sẽ mau chết hoặc suy cây, chúng tôi nghĩ hoàn toàn ngược lại, và quyết định để nhiều trái hơn mọi người từ 70-90 trái/1 cây. Vấn đề chúng tôi nhận ra ở đâu là bà con đã không biết cách cân trái cho trái tròn đều, mà mãng cầu ta rất dễ bị méo nếu cây thừa hay thiếu đạm, thế là lần thứ 3, chúng tôi đưa kĩ thuật cân đều trái mà đã học được từ những nông dân trồng cam tại Irael vào vườn mãng cầu. Sau khi trái đậu được 10 ngày, tiến hành cân trái 1 lần với những chất điều hoà sinh trường quen thuộc là Auxin- NAA và Gibberellic Acid, nhưng hàm lượng bằng nhau, vì NAA kéo tế bào theo chiều ngang còn Ga3 kéo tế bào theo chiều dài. Cuối cùng, 1 cây mãng cầu ta chúng tôi giữ lại trung bình 70 trái, trái sau này vẫn to đẹp, cây vẫn khoẻ và xanh tốt sau thu hoạch .

Bên cạnh đó, phun phân bón lá có thành phần NPK bằng nhau, chúng tôi chọn phương án dùng NPK nhập khẩu của Thái Lan, bởi chất lượng và tính ổn định cao. Chúng tôi lại đi thêm 1 bước thành công với ít công sức, ít thời gian và chi phí hơn cách truyền thống bà con mình đã làm và đang làm hiện tại.

4/ Phát triển trái đẹp và xử lý để trái mãng cầu Nở gai đều

Khi trái mãng cầu ta lớn bằng quả chanh, chúng tôi phát hiện có nhiều trái bị “sọc ếch” , nếu không xử lý trái sẽ không đẹp và bán mất giá. Chúng tôi đã tăng lượng phân bón vi lượng vào cho cây, nhất là Magie và Kẽm, kể cả Mo. Để nuôi dưỡng và kéo tế bào vở trái nở căng hết mức, nhằm làm mờ đi những vết “sọc ếch” đều này mang lại hiệu quả rõ rệt.

Khâu cuối cùng làm trái nở gai to, sáng, da đẹp là rất quan trọng bởi quyết định giá cả nông sản. Thay vì như bà con phải phun các loại thuốc có độc tính cao như Tilt super hay KNO3 như hiện nay, chúng tôi lại đưa sản phẩm hữu cơ vào, trước ngày thu hoạch 20-25 ngày tiến hành phun Chitosan kết hợp phân bón dưỡng trái của Thái có hàm lượng Magie và Kẽm cao, hoàn toàn không độc hại cho người tiêu dùng, đảm bảo thời gian cách li an toàn. Trái mãng cầu ta chúng tôi làm ra to, đẹp, màu sáng và năng suất cao so với phương pháp canh tác hiện tại, hiệu quả thấp mà chi phí khá cao của bà con, chưa kể tính an toàn cho người tiêu dùng.

Mục đích chúng tôi trình bài những trải nghiệm trên để bà con nhìn nhận ra thực tế luôn tồn tại những phương pháp sản suất khác hiện tại hay truyền thống, mà hiệu quả mang lại vẫn cao. Chúng tôi đã tự trả lời cho chính mình là chúng ta hoàn toàn có thể Sản xuất Mãng cầu ta An toàn, chúng tôi luôn hào hứng khi bẻ ăn những trái mãng cầu ta chín tại vườn chúng tôi, đơn giản chúng tôi hiểu chúng tôi đã làm gì ở đó. Rất mong bà con mình có thể thay đổi dần phương thức và văn hoá trong canh tác nông nghiệp, để cùng phát triển Nông nghiệp theo hướng bền vững.

Chúng tôi sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm cũng như hướng dẫn bà con những Phương pháp canh tác chuyên canh mãng cầu ta mang hiệu quả cao, tạo ra nông sản an toàn cho người tiêu dùng, Xin liên lạc Mr An 0932.88.29.38 và Mr Thiện 0937.88.28.68. Kính chúc Thành công!

Agriviet.Com-28.jpg

Agriviet.Com-18.jpg



 


Xin chúc mừng thành công của các bác, cảm ơn nhưng chia sẻ của bác về cây mãng cầu. Tôi đọc còn nhiều chỗ không hiểu được chi tiết về quy trình xử lí của bác. Rất mong được học hỏi cụ thể và chi tiết hơn về cách làm của bác.
 
Xin chúc mừng thành công của các bác, cảm ơn nhưng chia sẻ của bác về cây mãng cầu. Tôi đọc còn nhiều chỗ không hiểu được chi tiết về quy trình xử lí của bác. Rất mong được học hỏi cụ thể và chi tiết hơn về cách làm của bác.
Vậy thì phải mua phân bón của bác đó mới hiệu quả như bác ấy nói nhá.
 
Chúng tôi viết lại những kinh nghiệm đa trải qua! Những thành phần chúng tôi nêu ra dạng nguyên liệu nên bà con có thê tìm phân bón hay hoạt chất có các thành phần đó ma sư dụng! Muốn làm việc lớn thì nên nhìn xa hơn 1 chút các bác ah- chia sẽ kinh nghiệm-ai làm được thì làm - chư chúng tôi đâu quảng cáo bán phân gi ha bác???
 
Cuối cùng cũng có người nói về cây mãng cầu rồi, cảm ơn các anh, những ngà nông thông thái !
 

Cảm ơn anh!
Chúng tôi đã trực tiếp bắt tay vào làm vườn mãng cầu ta vụ tết, chúng tôi làm với 1 phong cách quản lý công việc và quy trình làm trái, nuôi trái nhẹ nhàng rất nhiều so với bà con bản địa ở Tân Châu- Tây Ninh. Đi tham quan và nhìn cách bà con mình làm, thấy mà tội nghiệp, cái phun quá thừa, cái cần lại không phun. Mật độ bà con phun thuốc, thấy mà ngợp !!!
Nếu thay đổi chút tập quán canh tác, bà con sẽ thảnh thơi nhiều và giảm được nhiều chi phí đầu tư. Nhưng cái gì đã thành thói quen, cần có thời gian mới thay đổi dần được. Vấn đề ở mãng cầu ta hiện nay, chúng tôi thấy chi phí thu hoạch quá cao so với các loại cây ăn trái khác cùng giá bán.
Nếu bà con nào quan tâm, chúng tôi sẽ chai sẽ kinh nghiệm từ làm hoa, giữ trái, nuôi trái to đẹp với chi phí đầu tư hợp lý. Chúc Thành công!
 
Sao mà mỗi lần mình đọc bài của pác Ân này là mình cảm thấy bị dị ứng quá. Chia sẽ mà không phải chia sẽ, mình vẫn có cảm giác như viết để bán hàng (cái loại bài viết mình rất ghét, thà bán hàng ra bán hàng, chia sẽ ra chia sẽ). Ví dụ như "Chúng tôi đã pha chế ra Hợp chất phức hợp gồm có Auxin- NAA và Gibberellic Acid với hàm lượng chuẩn, cùng với các vi lượng như Kẽm, Bo và Mangan..." Hàm lượng chuẩn là hàm lượng bao nhiêu? cái này nêu ra thì mới gọi là chia sẽ chứ, để chung chung chẵn khác mấy thằng tiếp thị.
Cái nửa là NAA và GA3 tuy tốt nhưng không phải là tất cả, không hướng dẫn bón phân căn đối vào, không nhẽ bên pác chỉ phun thứ đó rồi chờ điếm số bông trên cây? Tóm lại đọc bài "chia sẽ" này thì nông dân tụi tôi phải làm gì????? Câu trả lời là bất máy lên alo anh Ân hướng dẫn, rồi sau đó...Tự hiểu. Thế mà gọi là chia sẽ?
 
Hihi! bác không hiểu chẳng có gì lạ, bác không thích là chuyện quá bình thường, vì bác có trồng mãng cầu ta đâu mà hiểu được quy trình làm! Riêng đối với chất ĐHST thì trên Tây Ninh bà con nông dân tiếp cận và sử dụng rất nhiều, rất dễ dàng mua ở các cửa hàng Thuốc BVTV, và khi mua thì trên bao bì đã có hướng dẫn sử dụng nhé bác, nên nhớ "người cố vấn" tức là người chỉ đường, chỉ ra hướng đi, còn thực tế còn tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mà áp dụng, không phải cầm tay chỉ như "em bé 3 tuổi".
Với chúng tôi, chỉ cần một ý tưởng, gỡ được 1 nút thắc đã có thể tiến xa lắm rồi! Cảm ơn những bà con nông dân Tây Ninh thân thương đã cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị!
 
Hihi! bác không hiểu chẳng có gì lạ, bác không thích là chuyện quá bình thường, vì bác có trồng mãng cầu ta đâu mà hiểu được quy trình làm! Riêng đối với chất ĐHST thì trên Tây Ninh bà con nông dân tiếp cận và sử dụng rất nhiều, rất dễ dàng mua ở các cửa hàng Thuốc BVTV, và khi mua thì trên bao bì đã có hướng dẫn sử dụng nhé bác, nên nhớ "người cố vấn" tức là người chỉ đường, chỉ ra hướng đi, còn thực tế còn tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mà áp dụng, không phải cầm tay chỉ như "em bé 3 tuổi".
Với chúng tôi, chỉ cần một ý tưởng, gỡ được 1 nút thắc đã có thể tiến xa lắm rồi! Cảm ơn những bà con nông dân Tây Ninh thân thương đã cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị!
Bác Ân cho cháu hỏi là mãng cầu thái có khác gì nhiều so với giống ở nước mình trồng bao lâu nay không. cháu đọc thấy nó ca giống mãng cầu thái quá trời mà giá thì quá chát . nếu trồng thì cây con từ hạt và cây ghép loại nào hiệu quả hơn và nếu mua giống thì nên chọn loại giống nào.
Chào Bác
 
Chào bạn!
Thật ra, người ta ca tụng chứ Mãng cầu Thái không ngon như vậy, đồng ý là trái to gần gấp đôi mãng cầu của VN, nhưng ăn thì không ngọt, nếu không muốn nói là chua, có thể do trồng ở VN không phù hợp thổ nhưỡng chăng. ???
Hiện chúng tôi đã tham quan ở Dương Minh Châu, Tân Châu -Tây Ninh, bà con trồng xong giờ chán nản do bán ra không được, thương lái không mua vì chê trái chua quá! Nhiều hộ đã chặt bỏ vườn sau 2-3 năm gầy dựng.
Đó là thực tế chúng tôi đã gặp, chia sẽ để anh-em có thông tin tham khảo!
Riêng mãng cầu ta Vn, nếu biết cách làm trái, cây khoảng 5 năm tuổi cho năng suất 16-18 tấn/1ha 1000 cây là chuyện không khó. Điều ấy tuỳ thuộc vào cái đầu của người làm vườn đó anh bạn! Và đã có nhiều người làm được như thế và hơn thế nữa! Chúc Thành công!
Hiện tại , chúng tôi áp dụng nhiều công cụ hơn để kiểm soát canh tác Mãng cầu ta...!
 


Back
Top