Chồng khôn vợ được mang hài, vợ không chồng được có ngày làm quan

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
X

Xuan Vu

Guest
Một chuyến du hành Nhà Vua ghé tạt qua 1 ngôi nhà nhỏ bên bìa rừng. trong nhà chỉ có 1 phụ nữ ở nhà. Trong nhà chỉ 1 con gà và con heo đang cột bên hiên. Chị này liền làm thịt con gà để đãi Vua, lúc đói Vua ăn rất ngon miệng, luôn tặng những lời khen, rồi tạm biệt chị chủ nhà ra đi.
Vua mới đi 1 đoạn đường ngắn, thì anh chồng đi làm rẫy về. Thấy vợ đang dọn dẹp, nhìn thấy mấy miếng xương gà. chồng hỏi làm thịt gà à. Vợ vâng , em làm thịt gà. Anh chồng tức tối hét to lên và sẳn con dao cầm trên tay rượt đuổi chị vợ. Chị vợ hối hả chạy về phía Vua. Vua hỏi ; Chuyện gì mà cô chạy vội dàng thế. Và ai cầm dao chạy theo sao thế...
Chị vợ túng quá không biết nói sao. Nếu nói làm gà đãi Vua bị chồng rượt đánh, thì chồng bị phạm tôi sao.......
Thế là chị vợ khôn ngoan trả lời.
Dạ kính bệ hạ , chồng con nói tại sao không làm heo đãi Vua mà lại làm gà. Anh ấy đang cầm dao để mổ heo đãi Vua , và bảo con đến đây mời Vua lại ăn heo ạ. Vua vội cười và nói ta bận công việc phải đi gấp.
Quân đâu đem vàng bạc tặng thưởng anh chồng kia, vì anh ta rất kính trọng ta. Chị vợ mang vàng Vua tặng về, anh chồng bỏ qua chuyện thịt gà
Và vài hôm sao , có chiếu chỉ mời anh chồng về làm quan ...
 


Anh chồng nầy là hàng xóm tui đó!
Nhớ ngày trước ảnh làm ăn chân-chất, không bao giờ dám ăn một con gà, nói chi một con heo...
Sau khi làm quan, tui cơm ghe bè bạn đến thăm quan, ôm theo một con mái dầu... Quan trợn mắt, trề môi:
- Bây giờ mà ăn gà à? Ông chỉ ăn đặc-sản thôi!
- Thưa quan, đặc-sản là gì?
Tui tui gãi đầu miết.... không biết quan muốn ăn gì?
 
Anh chồng nầy là hàng xóm tui đó!
Nhớ ngày trước ảnh làm ăn chân-chất, không bao giờ dám ăn một con gà, nói chi một con heo...
Sau khi làm quan, tui cơm ghe bè bạn đến thăm quan, ôm theo một con mái dầu... Quan trợn mắt, trề môi:
- Bây giờ mà ăn gà à? Ông chỉ ăn đặc-sản thôi!
- Thưa quan, đặc-sản là gì?
Tui tui gãi đầu miết.... không biết quan muốn ăn gì?
Đặc- sản ... là gì à?
Đặc là đặc biệt
Sản ; là phát sản ,
Đặc sản gồm các thức ăn khác nhưng trong đó có : Sâu, bọ, dế, trùng..... Và có cả Cứt nửa (long diên hương).... Trong các món đặc sản có món cứt là quí nhất và hiếm được thấy, chứ đừng nói chi được ăn
 
Đặc- sản ... là gì à?
Đặc là đặc biệt
Sản ; là phát sản ,
Đặc sản gồm các thức ăn khác nhưng trong đó có : Sâu, bọ, dế, trùng..... Và có cả Cứt nửa (long diên hương).... Trong các món đặc sản có món cứt là quí nhất và hiếm được thấy, chứ đừng nói chi được ăn
Hì hì, hèn chi! Quan càng sưu-tầm món độc dâng Vua thì chẳng bao lâu đã lên hàng Cửu Phẫm... mặc kệ dân nghèo không có cái gì bỏ vô miệng!
Có lần tui coi một Video, cắt huyết rắn rồi bỏ vô ly rượu, xong, móc tim rắn còn sống, tim đập mạnh, bỏ tim vô... thấy ớn quá anh Xuân Vũ hả?
Thân.
 
Những thích thì gọi đây là thuốc bổ. Còn tôi thì không có anh ạ
Anh Xuân Vũ thân,
Nói chuyện cho vui vậy mà!
Hai ngày nữa thì tui tự cấp giấy phép đi ngao-du sơn-thủy 1 năm. Nhân đây, tui chào anh trước. Hẹn gặp lại.
Thân.
 

Đi hay ở là ý của anh, còn tôi thì không thích anh bỏ đi lúc này. Anh hiểu ý tôi chứ,
Không phải anh bỏ giáp , mà anh đi lúc này người hiểu nhầm anh, còn tôi thì không.
 
Hai ngày nữa thì tui tự cấp giấy phép đi ngao-du sơn-thủy 1 năm. Nhân đây, tui chào anh trước. Hẹn gặp lại.
Thân.

Thôi đừng đi đâu cả bác Hai à.

Nếu bác còn thấy vui thì cứ ở lại.
Không nên miễn cưỡng ra đi hay ở lại.
 
Anh Xuân Vũ thân,
Nói chuyện cho vui vậy mà!
Hai ngày nữa thì tui tự cấp giấy phép đi ngao-du sơn-thủy 1 năm. Nhân đây, tui chào anh trước. Hẹn gặp lại.
Thân.
Nếu bác còn xem agriviet là gia đình chung thì chớ nên ra đi nếu không phải lý do bất khả kháng .
Bác thấy đấy - Ai cũng bù khú tươi cười bên nhau thì tại sao bác lại có thể bỏ đi .
Nếu bác cần gì hãy nói ra để anh chị em gia đình cùng chung tay giúp bác - Con nghĩ bác nên ở lại .
Thân !
 
Tui cám ơn Bác Xuân Vũ với bác lequangdata.
Bạn bè tui lắc đầu hoài, tại sao vẫn còn ở lại. Mời hai bác xem:
*****
Mấy chục năm trước 1 thượng ngĩ sỹ Mỹ đã phát biểu rằng :
“Chỉ có những kẻ bẩn thỉu và độc ác nhất mới sang nổi thế giới tự do... nước mỹ này”
lời nói chí lý...chí thật
Họ đủ lẻo mép để lừa người khác...họ đủ can đảm đạp lên đầu người khác,,,hất người khác xuống biển để chiếm chỗ tới nước mỹ này

Các ông trời đó bây giờ quay đầu tìm lại..để tự coi mình là kẻ vinh quang..!! với giọng nói rất...hiền lành.. để ...kiếm gái hoặc quyên tiền... xây nhà thờ?
Tội ngiệp quá...vậy mà đang dũng mãnh đấu tranh đòi... tương kính!!

-----------------------------
Bác thuy-canh có suy nghĩ gì sau khi đọc đoạn văn trên ?
Có ai đó nói nằng bác nên viết một truyện ngắn về chuyến đi vượt biên của bác để giới trẻ hiểu và biết quý trọng cuộc sống hơn :)

*****
Già rồi, cũng nên tìm chỗ vui.
Thân.
Nếu bác còn xem agriviet là gia đình chung thì chớ nên ra đi nếu không phải lý do bất khả kháng .
Bác thấy đấy - Ai cũng bù khú tươi cười bên nhau thì tại sao bác lại có thể bỏ đi .
Nếu bác cần gì hãy nói ra để anh chị em gia đình cùng chung tay giúp bác - Con nghĩ bác nên ở lại .
Thân !
Tui càng xem Agriviet là gia-đình tui, thì tui lại càng phải nhường cho những người trẻ nối theo. Hì hì...
Chúc mọi người vui những ngày tới!
Hì hì, mỗi lần mở máy vô Agriviet là mỗi lần được ngồi trước một bàn ăn ngon. Nhưng mấy lúc nầy, tui đau răng quá! Mà chữa hoài không khỏi!
Tui cũng ráng dữ lắm đó chứ! Để được tiếp-tục, tui phải trả cái giá quá đắt! Thôi thì ngày mai, tui vào chào từ giả. Thỉnh-thoảng nhớ, sẽ ghé thăm bà con.
Kính.
Hì hì...! Tui không đập vỡ cây đàn của nhạc-sĩ đâu! Mời anh Xuân Vũ, lequangdata, bác Mây Trắng và bà con...
Attachments area
Preview YouTube video The Violinist

 
Cảnh cuối thật ý nghĩa .
Khán đài không có một ai nhưng trong tâm nghệ sĩ lại là có .
Ôi - Tài năng của mình là gì ? Ông trời ơi hãy cho tôi biết .
:)
 
Anh Xuân Vũ,
Sẵn đang nước nôi đầy đủ, anh coi tui trồng Thủy-canh:
Công an thành phố Sài Gòn sau nhiều ngày đêm triển khai hành quân, trinh sát, phục kích, theo dõi, rình rập, hồi hộp và gay cấn đã bắt được thủ phạm gây ngập lụt thành phố !


Bắt được thủ phạm làm ngập lụt ...Hoan hô !
0

BUkK9AZ1UyvWbNFTH5T3JkPyKodCsdmLbL_RBLUxzovv5yNraFmqqorJSD6KQh74DXVMDuBpPATRMaxGF26ehinfeWexceRdgYy2mrjkchWsEh5P1mJaL9wJwxFQCZZoFXd5Q3x0iULXdxJN5ogbYyMwGcqeRZ5AgKmDUJpK0SkqXUWOCA1LPs7IgAlu7O0GbbjJ7SjqeDc_U6lbPkJgN1dgXGEP6j_XTStS02Q7zpfuV9Xx6cI=s0-d-e1-ft
 
Hỏi anh Xuân Vũ,
Bà con ở trên ghe đánh cá, trồng rau như thế nào? Bởi mới trước đây, tui định thăm ở đó với một bà con hồi-hương từ Campuchia, rồi tui bị tai biến não. Tui đợi khi khá hơn sẽ đến thăm.
Thân.
*
Những đứa trẻ Việt ở Biển Hồ
26/09/2015 15:05 GMT+7
  • transparent.png
  • transparent.png
TT - Biển Hồ (Tonle Sap Lake) rộng khoảng 15.000km2, không nhìn thấy bờ, trải dài qua bảy tỉnh, thành của Campuchia. Đó là nơi sinh sống làm ăn của hàng trăm ngàn người Việt.

c1f670eb.jpg

Dãy phòng học do Quân khu 7 tài trợ - Ảnh: K.V.
Chúng tôi tiếp cận Biển Hồ bằng 15km đường bộ tính từ trung tâm thành phố du lịch nổi tiếng Siem Reap, nơi có kỳ quan thứ 7 thế giới Angkor.

Giống như nơi tận cùng của thế giới, ở đây chỉ có nước, nước mênh mông và sự đói nghèo lam lũ của những di dân VN sống bằng nghề đánh cá.

Đôi mắt tha hương

Cô Nguyễn Thị Tuyết chèo ghe chở hai con nhanh chóng tấp vào chân một nhà hàng nổi, nơi khách tham quan Biển Hồ dừng chân uống nước, xòe bàn tay ra trước mặt du khách xin tiền.

Ngước đôi mắt buồn còn hơn nước Biển Hồ, cô nhìn vào từng người khách rồi nói bằng một thứ tiếng Việt thuần thục: “Bà con cô bác cho em xin một ngàn để mua gạo nuôi con”.

1.000 ở đây là tiền Riel của Campuchia, bằng khoảng 5.500 đồng tiền Việt.

Các du khách ái ngại nhìn Tuyết để rồi không thể cầm lòng, họ cùng nhau móc túi của mình ra. Của ít lòng nhiều.

Họ vừa đặt tiền trên lòng bàn tay của Tuyết vừa thương cảm nhìn hai đứa con của cô, một bé gái mới 3 tháng tuổi nằm trên chiếc võng đặt trong lòng ghe bé tí, bên cạnh là một bé trai 4 tuổi gầy guộc, đen nhẻm với đôi mắt đen mở tròn còn sầu thảm hơn mẹ của em.

Tuyết nói cô có bốn đứa con. Đứa nhỏ 3 tháng tuổi, còn đứa lớn nhất được 9 tuổi. Cô bảo sở dĩ mình phải đi xin ăn như thế này vì bị chồng bỏ, sau một thời gian bị anh ta đánh đập do say sưa tối ngày. Bị chồng bỏ nên mẹ con cô không còn ai nuôi, phải tự lực để kiếm sống.

27 năm trước, Tuyết được hạ sinh trên một chiếc thuyền nổi được dùng làm nhà, giống như những ngôi nhà nổi tạm bợ mà chúng tôi thấy đang neo san sát nhau trên một góc Biển Hồ ở Siem Reap.

Cha của Tuyết quê ở Sài Gòn, chẳng rõ vì sao lưu lạc đến Biển Hồ, lấy vợ, sinh con và chọn nghề đánh cá làm kế sinh nhai như đa số người Việt sống trên Biển Hồ này.

Cô đã lớn lên trên những chiếc thuyền nổi buồn bã ở Biển Hồ, với tuổi thơ thất học và nghèo đói, không biết chữ. Rồi đến lượt mình, cô lại hạ sinh một thế hệ trẻ thơ khác, nuôi nấng chúng lớn lên với cuộc sống tăm tối không khác gì mẹ chúng hơn 20 năm về trước.

Quanh chân nhà hàng nổi không chỉ có mình Tuyết, mà có nhiều ghe của các phụ nữ khác. Mỗi khi có khách du lịch ghé nhà hàng là họ chèo ghe lại. Cứ mỗi chiếc ghe mang theo vài ba đứa trẻ đen nhẻm, gầy guộc giống nhau.

b11848d8.jpg

Giờ ăn của các em ở Trung tâm nuôi dạy trẻ em nghèo Biển Hồ
Ngôi trường 
của lòng từ thiện

Là một người dân Tây Ninh buôn muối từ Việt Nam qua Campuchia, nhiều lần ông Thái Văn Tư đến Biển Hồ.

Nhìn thấy cảnh những đứa trẻ thất học đói khổ phải lang thang sóng nước theo mẹ đi xin ăn, ông động lòng trắc ẩn nên bỏ việc buôn muối, đến Biển Hồ mở một lớp học hòng dạy cho những đứa trẻ biết viết cái chữ của cha ông.

Lúc đầu lớp lèo tèo vài học sinh vì cha mẹ chúng không thấy ích lợi của việc học chữ. Ông Tư phải chèo thuyền đến từng hộ dân vận động con em họ tới lớp.

Ông nghĩ ra một phương cách để dụ bọn trẻ và cha mẹ chúng: nếu đi học sẽ được ông cho ăn sáng.

Rồi khi vốn liếng vận động mạnh thường quân kha khá, ông biến lớp học thành “Trung tâm giáo dục từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo Biển Hồ” sau khi nâng dần lên mức: nuôi ăn ngày ba bữa. Bây giờ, lớp học lèo tèo ngày nào đã có đến 314 đứa trẻ ở Biển Hồ theo học.

Chúng ăn ngủ luôn tại trường và biết chào hỏi lịch sự những người đến trường thăm cũng như đóng góp gạo tiền nuôi chúng. Từng đứa một trong số trẻ này đã biết bày tỏ ước mơ như: lớn lên em sẽ làm cô giáo, em sẽ làm bác sĩ, em sẽ làm...

Chúng tôi không gặp được thầy Tư già vì ông bị tai biến đang nằm viện ở TP.HCM, chỉ gặp hai con trai và con dâu ông - cùng là giáo viên tình nguyện ở trung tâm này.

Con trai lớn của ông Tư là Thái Hồng Sơn, 31 tuổi, hiện thay cha phụ trách trường trong vai trò hiệu phó. Vợ anh cũng là giáo viên của trường.

Sơn cho biết trường có năm giáo viên, tất cả đều tình nguyện đến Biển Hồ dạy học không lương. Họ ăn ngủ cùng học sinh ngay tại trường. Các em được học tiếng Việt và cả tiếng Khmer, từ lớp 1 đến lớp 5.

Sở dĩ trường có số học sinh đông như hiện tại cũng nhờ nguồn quyên góp từ khách du lịch và mạnh thường quân khắp nơi, trong đó bộ đội Quân khu 7 (Việt Nam) quyên góp hẳn một dãy phòng nổi để các em có chỗ học tập.

Khi đặt chân lên điểm trường này, trước những đôi mắt vô tư khờ dại của các trẻ em gốc Việt, trước nỗi khổ hoàn cảnh mà các em đang chịu đựng, rất nhiều du khách đã khóc và mở hầu bao để giúp trường.

Các mục sư Hàn Quốc dựng nhà thờ ngay trên lòng hồ để mong xoa dịu nỗi khổ người dân, còn cha con thầy Tư thì mang lại cho các em chút ít hi vọng về một ngày mai tươi sáng nhờ học thức.

Những cư dân vô thừa nhận

d1d980b1.jpg

Mẹ con Nguyễn Thị Tuyết chèo ghe xin tiền du khách
Việc ăn xin của người Việt trên Biển Hồ chỉ nở rộ hơn 10 năm nay, khi có tour tham quan Biển Hồ dành cho du khách sau khi họ đã viếng thăm quần thể đền đài Angkor.

Các gia đình ngư dân ở Biển Hồ mang những đứa trẻ theo để ăn xin vì chúng dễ gây lòng trắc ẩn nơi du khách. Trong số 10 trẻ ở đây thì hết 9 em còi cọc, ốm đói. Có đứa 15 tuổi mà nhìn như 7, 8 tuổi.

Ở Biển Hồ này chỉ có hai nghề: đánh cá và ăn xin. Việc đánh cá là của đàn ông, còn việc ăn xin do phụ nữ và trẻ em đảm nhiệm. Trên mỗi chiếc ghe nhỏ bé ấy có một người mẹ và hai, ba đứa trẻ; người mẹ nào cũng bị chồng bỏ hoặc bỏ chồng.

Dù không thích một thứ “kịch bản” giống nhau, nhưng du khách khó mà nghĩ khác khi nhìn vào những đôi mắt đen thăm thẳm và thành thật của các phụ nữ ấy, những đôi mắt dường như không có chút ánh mặt trời nào.

Tổ tiên của họ theo dòng Mekong, từ Việt Nam ngược con nước để mưu sinh. Nơi nào có cá thì họ dừng lại và nơi cuối cùng họ định cư là Biển Hồ, một cái hồ rộng mênh mông như biển, nơi mà người Campuchia tự hào rằng đủ cá để nuôi cả một dân tộc.

Thế nhưng người Campuchia không rành chuyện đánh cá nên nhường việc đó cho người Việt Nam.

Vậy mà hàng trăm ngàn dân Việt định cư trên Biển Hồ, trong đó có mấy ngàn hộ dân ở Siem Reap, đều là những cư dân vô thừa nhận dù họ can dự vào đời sống xã hội Campuchia lâu nay trong vai trò người cung cấp cá, một thực phẩm quan trọng cho người dân nước này.

Không có quốc tịch Việt vì là người Việt mất gốc, họ cũng không được công nhận quốc tịch của nước sở tại vì nhiều lý do, trong đó có lý do dù sinh sống lâu hơn 10 năm ở nước này nhưng hầu như không người Việt nào biết tiếng Campuchia nên không được nước này cấp quốc tịch.

Sống quần cư trên Biển Hồ, cách xa đất liền, cộng đồng người Việt sống như một tộc người biệt lập. Trong khi đó, đánh cá ở Biển Hồ không phải là nghề có thể dễ dàng đổi đời.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên Biển Hồ, Chính phủ Campuchia quy định một năm chỉ được đánh bắt cá sáu tháng, sáu tháng còn lại... ngồi chơi xơi nước.

Cho nên khó trách những người đàn ông ở Biển Hồ uống rượu tối ngày rồi giương mắt nhìn vợ mang con lên ghe đi xin tiền du khách.


KIM VŨ

Bình Luận (1)
Gửi
css.php

Tin liên quan




Tin cùng chuyên mục
 
Họ rất ít trồng rau vì ghe quá nhỏ hẹp, chủ yếu mua rau từ chợ hay rau rừng ( rau sông) đó anh
Người Việt ở đây cũng căn go lắm anh ơi
 
Tui xem hình, thấy họ nuôi 1 con vịt, một con gà và một bụi hành để nấu canh... khi chết, không có chỗ để chôn trên bãi nữa! Thảm quá!
 
Già rồi, cũng nên tìm chỗ vui.
Thân.

Tui càng xem Agriviet là gia-đình tui, thì tui lại càng phải nhường cho những người trẻ nối theo. Hì hì...
Chúc mọi người vui những ngày tới!

Đây cũng là con đường mà cách đây vài năm MT đã chọn và bây giờ vẫn đang đi .

Rất vui - Rất ư là thoải mái Bác à !

MT không đơn độc trên con đường ấy đâu . Họ là những người bạn có chọn lọc . Mỗi khi muốn tám hoặc có việc cần thiết phải bàn luận thì hẹn gặp trao đổi riêng - Chẳng sợ phiền đến ai và cũng chả ai làm phiền mình . hi hi
 
Last edited:
Cả ngày nay chỗ nhà của @lequangdata bị nhà đèn cúp điện.
Không biết bảo trì cái gì bác @Thuy-canh à.
Mà cái ông nhà đèn độc quyền quá mà... nên muốn cúp lúc nào thì cúp. Thông báo cúp điện thì nói trên loa phát thanh của xã... chẳng nghe thấy gì hết.
....
Trở lại chuyện của bác Hai...
Ai nói gì thì nói bác Hai à.
Có buồn giận một chút rồi quên thôi.
Giống như nhân vật Chí Phèo ngày xưa chửi cả làng rồi lại tự nghe thôi :).
Chuyện bác trích dẫn thì @lequangdata có bao giờ lênh đênh trên biển như vậy đâu mà dám bình luận bậy bạ. Nghe ai đó kể thì chỉ biết vậy thôi chứ chẳng loan truyền đi đâu làm gì... Mà có nhiều người nói rằng họ ra đi là bất đắc dĩ. Chẳng ai muốn tha phương.
 


Back
Top