Nông sản Việt: Ra biển lớn bằng “xuồng”


5662aa040800b.jpg


(DĐDN)- Xuất khẩu nông sản nước ta đứng ở thứ hạng cao trên thế giới về số lượng và chất lượng, nhưng giá trị xuất khẩu lại “cao” không tương ứng.

Đầu tư marketing kém

Theo báo cáo của Tổ chức FAOSTAT, hạt điều và tiêu đen Việt Nam hiện đang là 2 mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới về cả khối lượng và giá trị, tuy nhiên, giá bán chỉ đứng thứ 6, thứ 8. Tương tự cà phê nhân và sắn lát khô, đứng thứ 2 thế giới cả về giá trị và sản lượng – song – giá lại chỉ xếp thứ 10, thứ 8 trên thế giới. Vì sao lại có nghịch lý này?

Theo qui luật thị trường, bất cứ DN hay nhà sản xuất nào khi lập dự án kinh doanh hay kế hoạch sản xuất và tung ra bất kỳ sản phẩm gì thì đều phải bắt đầu từ nhu cầu thị trường. Tức là phải tiến hành khảo sát nhu cầu khách hàng thật kỹ lưỡng: tổng cầu, tổng cung, xu hướng thị hiếu của khách hàng mục tiêu về sản phẩm mà DN muốn tham gia thị trường. Căn cứ vào đó, người ta lập ra chiến lược marketing mix 4P hay 7P… sau đó mới ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp.

Trong khi, nhà sản xuất nông sản hàng hóa của nước ta – đa số là nông dân, chỉ tập trung ở khâu sản xuất ra nông sản hàng hóa mà chưa có một khảo sát nhu cầu thị trường nào, dù ở mức tối thiểu nhất. Hầu hết nông dân sản xuất nông sản hàng hóa căn cứ vào dư luận tin đồn về thị trường rồi ra quyết định đầu tư.
Ngay cả thị trường nội địa, với khoảng 90 triệu dân, nhưng có bao nhiêu cuộc khảo sát nghiêm túc về nhu cầu tiêu thụ nông sản. Có khảo sát nào về nhu cầu tiêu dùng cá basa, đặc sản ĐBSCL tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, miền Bắc và cả TP HCM? Người tiêu dùng ở các vùng miền trên vẫn không có cơ hội để thưởng thức, vì không có kênh phân phối hoặc do sản phẩm cá chế biến không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng!

Ở thị trường nước ngoài, có ai chỉ ra và định vị được gạo Việt có gì khác biệt so với gạo Thái, gạo Campuchia, sau này có thể sẽ là gạo Myanmar… Thủy hải sản xuất khẩu của ta khá mạnh nhưng hầu hết ở dạng nguyên liệu (ready to cook), có ai mấy đã làm hàng xuất ở dạng “ăn liền” (ready to eat)?

Bán hàng không thương hiệu

Hầu hết nông sản của nhà nông Việt Nam được bán ra thị trường đều không mang thương hiệu của nhà sản xuất – nhà nông, mà chỉ là bán dưới thương hiệu của DN thương mại hoặc vô danh. Giá bán 1 kg gạo ngon hiện nay trung bình khoảng 15.000 đồng do nông dân sản xuất nhưng chẳng có tên tuổi (thương hiệu), trong khi 1 cục kẹo có giá 1.000 đồng lại có một thương hiệu, có tiêu chuẩn chất lượng, có ghi tên nhà sản xuất hẳn hoi.

Hầu hết nông sản làm ra đều được nông dân bán thô cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc cho thương lái hay Cty thương mại. Vì vậy, phần lớn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị hàng hóa nông sản không nằm trong tay nhà sản xuất – nhà nông, mà nằm trong tay các nhân vật trung gian. Đa số sản phẩm “gà vườn” đóng gói bày bán khắp các siêu thị là do các Cty thương mại mua gom từ nông trại khắp nơi về giết mổ, đóng gói và đặt tên thương mại “gà vườn” riêng cho sản phẩm của mình.

Hiện trạng tình hình sản xuất nông sản hàng hóa ở ta chưa thiết lập được hệ thống chuỗi sản xuất từ “nông trại đến bàn ăn” một cách bài bản, cho nên đang tồn tại tình trạng nông dân “mù” thông tin thị trường một cách nghiêm trọng.
Tóm lại về mặt marketing, nông dân Việt Nam đang sản xuất nông sản hàng hóa trong hoàn cảnh “mù tịt” thông tin thị trường, cả về thị trường cung cấp vật tư nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nông sản. Điều này đã gây ra nhiều tiềm ẩn khủng hoảng và rủi ro triền miên cho cả nông dân và cho cả nền kinh tế.

Sản xuất nhỏ lẻ thiếu liên kết

Đa số nông dân ở ta chưa nhận thức nghiêm túc việc phải liên kết hay hợp tác lại thành một tổ chức kinh doanh qui mô lớn, như mô hình Hợp tác xã – một dạng liên minh, liên đoàn hoặc mô hình công ty để tạo lợi thế đàm phán.

Nếu cứ duy trì mô hình sản xuất nông sản nhỏ lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm nông trại với qui mô nhỏ lẻ vài ngàn (thậm chí vài chục ngàn) con gà, vài trăm con heo, vài hecta vườn cây ăn trái hay thậm chí vài chục hecta lúa cũng không đủ lớn – để có thể đáp ứng nhu cầu làm chuỗi khép kín hay liên kết với bất kỳ hệ thống phân phối bán lẻ nào.

Chỉ khi tổ chức lại mô hình sản xuất kinh doanh với qui mô đủ lớn để tạo lợi thế đàm phán với nhà cung cấp, đàm phán với nhà phân phối bán lẻ với giá tốt nhất, để làm marketing và xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó hoạch định và điều phối sản xuất, tồn kho phù hợp với nhu cầu thị trường, như vậy sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Thiếu “nhạc trưởng”

Chúng ta có rất nhiều nông sản đặc sản – nếu được – tập hợp và tổ chức sẽ gia tăng chuỗi giá trị. Cần tìm giải pháp căn cơ từ gốc giúp nông dân, không chỉ từ khoa học công nghệ sản xuất mà còn phải tư vấn, huấn luyện, trang bị kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh, kiến thức marketing, xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, giải pháp chiến lược là công tác tổ chức. Đó là một trong những cách giúp nông dân chủ động hội nhập TPP. Bởi vì bản thân mỗi người nông dân không thể tổ chức được, phải chăng, nước ta đang thiếu một “Nhạc trưởng” hiệu quả?

Nguyễn Văn Ngà
Giám đốc Cty TNHH Agrocom
 


Xin có ngu ý như này. 1 viên kẹo có giá 1k đc bán có thương hiệu đàng hoàng.vậy nguyên liệu để làm 1 viên kẹo là từ thứ gì. Có phải cũng từ chính những nguyên liệu thô mà nông dân sản xuất ra. Vậy những nguyên liệu thô ấy có đc mang thương hiệu gì trước khi bán cho nhà sản xuất bánh kẹo hay cũng chỉ là nguyên liệu thô như là những nông sản mà hiện nay đang đòi làm thương hiệu.
 
... nhiều lần nhìn thấy giá mua nông sản (ra củ quả) mà người tiêu dùng phải bỏ tiền ra mua mà xót cả ruột.
Tôi đi chợ mua mỗi thứ một tí rau ăn ở nhà, người bán hàng cũng rất bài bản, lấy mỗi thứ một tí, bỏ lên cân, cân rồi tính tiền 15 - 20 chục ngàn cho chưa tới tổng số nửa Kg, có lúc tôi nói chơi nhưng mà thật, thôi cân làm gì, nó đại 15 - 20 chục gì đó tôi trả cho, cân làm gì cho tốn thời gian ra.
Biết rõ giá từ đồng ruộng đến tay người tiêu dùng bằng 200 - 300 - 500% mà xót cả ruột.
Mấy hôm trước, tôi có nói chơi với mấy anh em làm trang trại bạn, hay là ta tổ chức sản xuất mỗi ngày lên 1 tấn rau các loại, tổ chức một cái sạp nhỏ, làm rau an toàn thôi, khỏi sạch làm gì cho nó mệt xác ra.
2 tấn rau, lái một cái xe tải lưu động, đến cổng khu công nghiệp tan tầm hàng vài chục ngàn công nhân, người ta lãi 200%, mình chỉ cần lãi 50% thôi, 1 ngày chỉ bán đúng 2 giờ, còn lại đạp sỷ bằng giá luôn cho các bà ngồi bán lẻ, chỉ cần làm 1 tháng là có thương hiệu ngay.
Ngỏ ý với anh em trang trại: tôi và anh em trong tổ hợp tác đang làm tổng số 12 ha, nếu cần, tôi có thể liên doanh với trang trại bạn có hàng trăm ha, đủ sức cung cấp cho chuỗi cửa hàng kiểu xe lưu động trước khu công nghiệp.
Anh em nào đang làm trang trại và có thể tổ chức sản xuất được thì chúng ta liên kết lại xem sao nhỉ???
Tôi cũng đang quá nhiều việc, và năng lực tổ chức sản xuất không phải là rau màu, nhưng tôi sẽ bố trí làm quy mô pilot trước, mỗi ngày lên 1 xe ba gác 500 Kg rau các loại xem sao.
Còn việc xuất khẩu, việc tìm thị trường nước ngoài... có lẽ là quá xa vời đối với một trang trại chục ha, có liên kết thêm một vài đại gia nữa thì cũng chỉ một - vài trăm ha - làm gì được, tôi không hoang tưởng tư duy việc này.
 
5662aa040800b.jpg


(DĐDN)- Xuất khẩu nông sản nước ta đứng ở thứ hạng cao trên thế giới về số lượng và chất lượng, nhưng giá trị xuất khẩu lại “cao” không tương ứng.
NÔNG SẢN VIỆT VƯƠN RA BIỂN LỚN BẰNG '' XUỒNG ''
Nghe thì cũng thú vị , thú vị nhất là với những nông dân đang dùng '' xuồng '' để chở nông sản .
Điều nghịch lý trong nhiều điều nghịch lý ở nông nghiệp là nông sản được sản xuất rất nhiều nhưng tính đồng điều về hình dáng + chất lượng còn chênh lệch quá nhiều .
Một điều nghịch lý nữa là nông dân làm ra nông sản ít khi dùng sản phẩm tốt nhất của mình vì đa phần được đem đi bán giá cao nhất có thể để đổi lấy gạo ...
Đa phần phần lợi ích từ nông sản việt khi xuất khẩu điều có lý do để thế giới ép giá . Nguồn lợi từ nông sản thu được sau khi xuất khẩu điều bị các doanh nghiệp ăn chặn để rồi chính người nông dân lẫn người việt nam là điểm cuối dừng chân của sự bốc lột và đói kém . Một khi dân việt nghèo cam chịu ăn nông sản nghèo rẻ tiền thì vẫn còn chuyện '' dân việt tạo ra nông sản rẻ tiền '' ... Theo tôi trước tiên trong nước phải ''tẩy chay'' cái nông sản rẻ tiền để chất lượng lẫn số lượng nông sản việt được đồng điều hơn và khi đó thì chuyện thương hiệu chỉ là sớm muộn ( buồn là điều đó chỉ là ảo tưởng của tôi )
Thân !
 
NÔNG SẢN VIỆT VƯƠN RA BIỂN LỚN BẰNG '' XUỒNG ''
Nghe thì cũng thú vị , thú vị nhất là với những nông dân đang dùng '' xuồng '' để chở nông sản .
Điều nghịch lý trong nhiều điều nghịch lý ở nông nghiệp là nông sản được sản xuất rất nhiều nhưng tính đồng điều về hình dáng + chất lượng còn chênh lệch quá nhiều .
Một điều nghịch lý nữa là nông dân làm ra nông sản ít khi dùng sản phẩm tốt nhất của mình vì đa phần được đem đi bán giá cao nhất có thể để đổi lấy gạo ...
Đa phần phần lợi ích từ nông sản việt khi xuất khẩu điều có lý do để thế giới ép giá . Nguồn lợi từ nông sản thu được sau khi xuất khẩu điều bị các doanh nghiệp ăn chặn để rồi chính người nông dân lẫn người việt nam là điểm cuối dừng chân của sự bốc lột và đói kém . Một khi dân việt nghèo cam chịu ăn nông sản nghèo rẻ tiền thì vẫn còn chuyện '' dân việt tạo ra nông sản rẻ tiền '' ... Theo tôi trước tiên trong nước phải ''tẩy chay'' cái nông sản rẻ tiền để chất lượng lẫn số lượng nông sản việt được đồng điều hơn và khi đó thì chuyện thương hiệu chỉ là sớm muộn ( buồn là điều đó chỉ là ảo tưởng của tôi )
Thân !
Bạn ko đọc rõ bài báo à. Nông sản Việt chất lượng tốt, sản lượng cao nhưng giá trị thấp do ko có thương hiệu à
 
Bạn ko đọc rõ bài báo à. Nông sản Việt chất lượng tốt, sản lượng cao nhưng giá trị thấp do ko có thương hiệu à
Chất lượng tốt chỉ là báo nói , sản lượng cao cũng chỉ là báo nói . Chất lượng tốt nhưng tốt hơn ai , hơn nơi nào ? Sản lượng cao nhưng có đồng điều không và người việt có đồng điều ở cách làm cách đưa sản phẩm ra thế giới ko hay là kẻ khuân người vát , buôn bán kiểu thời vụ ...v..v...
Mà sản phẩm có chất lượng tốt lại có sản lượng cao thế sao dân việt ta lại cứ dai với nuốt mấy thứ gần như là hàng '' dạt '' ????
Thân !
 
Những điều chúng ta bàn ở đây cũng được nhiều
đại gia nghĩ ròi. Họ đang gây dựng thương hiệu
và vài chục năm nữa, họ mới kiếm dần được tiền
trở nên đại gia có thương hiệu. Thời thế không
thay đổi nhanh chóng đâu.
 

@Jerrychuot , Nhiều lần anh lên Dalat, thấy cà chua đổ đống bò chẳng thèm ăn, trong khi công nhân ở SG phải mua với giá trên trời.
Em đang trồng chanh, anh cũng đang trồng chanh, việc trồng xen các cây rau cải, khổ qua ở vùng đất của mình là rất tốt, trồng phải đổ tro nhé, chính đổ tro đất tơi xốp sau này khi chanh lớn lại có lợi cho chanh. Ngon nữa thỉ ủ phân bò nhiều vào, thỏa mãn lợi nhuận từ trồng rau mà lại có lợi cho chanh nữa thì tại sao không làm? Rồi đầu tư hệ thống tưới nữa, có lợi cả hai luôn chứ.
Nếu việc trồng rau và kinh doanh chuỗi cửa hàng rau an toàn mà OK thì anh rủ thêm anh em cùng làm, có những anh em có đất tới hàng trăm ha, mặc sức anh em mình làm.
Mấy Cty suất ăn công nghiệp họ tiêu thụ lớn lắm, và mỗi bữa ăn họ phải lấy mẫu niêm phong kỹ lắm, họ sợ trách nhiệm công nhân ngộ độc gì gì đó lại đổ thừa suất ăn của họp thì có mà sạt nghiệp. Việc trông rau sạch thì không dám bàn, chứ an toàn thì trong tầm tay anh em mình nhỉ.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng rau 5 năm, mỗi ngày lãi vài triệu đủ chi tiêu ăn xài trang trải, khi lớn mạnh mấy đại gia tới hỏi mua chuỗi cửa hàng và cung cấp ta bán luôn lấy vài triệu đô nhỉ?
@repthuy thấy thế nào, hứng thú không? Triển khai cho nông dân làm theo quy trình rồi mình mua lại sản phẩm cũng được mà. Với chuyên môn của 3 anh em mình, bảo đảm chi phí VTNN của dân thấp mà hiệu quả lại đạt nữa thì sao dân không theo?
 
@Jerrychuot , Nhiều lần anh lên Dalat, thấy cà chua đổ đống bò chẳng thèm ăn, trong khi công nhân ở SG phải mua với giá trên trời.
Em đang trồng chanh, anh cũng đang trồng chanh, việc trồng xen các cây rau cải, khổ qua ở vùng đất của mình là rất tốt, trồng phải đổ tro nhé, chính đổ tro đất tơi xốp sau này khi chanh lớn lại có lợi cho chanh. Ngon nữa thỉ ủ phân bò nhiều vào, thỏa mãn lợi nhuận từ trồng rau mà lại có lợi cho chanh nữa thì tại sao không làm? Rồi đầu tư hệ thống tưới nữa, có lợi cả hai luôn chứ.
Nếu việc trồng rau và kinh doanh chuỗi cửa hàng rau an toàn mà OK thì anh rủ thêm anh em cùng làm, có những anh em có đất tới hàng trăm ha, mặc sức anh em mình làm.
Mấy Cty suất ăn công nghiệp họ tiêu thụ lớn lắm, và mỗi bữa ăn họ phải lấy mẫu niêm phong kỹ lắm, họ sợ trách nhiệm công nhân ngộ độc gì gì đó lại đổ thừa suất ăn của họp thì có mà sạt nghiệp. Việc trông rau sạch thì không dám bàn, chứ an toàn thì trong tầm tay anh em mình nhỉ.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng rau 5 năm, mỗi ngày lãi vài triệu đủ chi tiêu ăn xài trang trải, khi lớn mạnh mấy đại gia tới hỏi mua chuỗi cửa hàng và cung cấp ta bán luôn lấy vài triệu đô nhỉ?
@repthuy thấy thế nào, hứng thú không? Triển khai cho nông dân làm theo quy trình rồi mình mua lại sản phẩm cũng được mà. Với chuyên môn của 3 anh em mình, bảo đảm chi phí VTNN của dân thấp mà hiệu quả lại đạt nữa thì sao dân không theo?
Cùng cách làm của anh! Em trồng ổi, lại chơi rau trong ổi! Rau bắp cải súp lơ đậu cove, nhìn chung là những loại rau phổ thông thôi! Mới làm được 1 tháng nhưng em thấy chi phí đầu tư /1ha rau không nhiều, chủ yếu là tiền thuê nhân công vì làm rau rất tỉ mỉ, tuy nhiên có một mặt trái của làm rau trong xen canh với cây ăn quả theo em thấy là sâu. Rau lên cả bãi xanh mướt sẽ là nơi thu hút đống sâu bọ và nó sinh sôi nảy nở rất nhanh. Em đang đau đầu với các loại sâu đây bác ạ!
 
Cùng cách làm của anh! Em trồng ổi, lại chơi rau trong ổi! Rau bắp cải súp lơ đậu cove, nhìn chung là những loại rau phổ thông thôi! Mới làm được 1 tháng nhưng em thấy chi phí đầu tư /1ha rau không nhiều, chủ yếu là tiền thuê nhân công vì làm rau rất tỉ mỉ, tuy nhiên có một mặt trái của làm rau trong xen canh với cây ăn quả theo em thấy là sâu. Rau lên cả bãi xanh mướt sẽ là nơi thu hút đống sâu bọ và nó sinh sôi nảy nở rất nhanh. Em đang đau đầu với các loại sâu đây bác ạ!
Đúng.
Vấn đề là ở chỗ này, quản lý nhân công và chi phí nhân công.
Còn vấn đề sâu trên rau cải, em dùng nhóm saponin của các loại cây thuốc lá (thuốc lào, thuốc rê, thuốc tể mà ngày xưa dùng để hút ấy), caphein, hai chất này phối với cây thuốc cá diệt sâu rau rất tốt, mà lại là nông sản an toàn nữa. Giá thành các loại này mình tự trộn lấy chỉ bằng 1% thuốc sinh học các cty trộn và đóng gói bán ở đại lý.
 
Xuất khẩu nông sản nước ta đứng ở thứ hạng cao trên thế giới về số lượng và chất lượng, nhưng giá trị xuất khẩu lại “cao” không tương ứng.

Đọc đoạn này em thấy "thối" không ngửi được! Gần như người tiêu dùng nước ngoài toàn chê chất lượng hàng nông sản việt nam thôi. Nào là vệ sinh an toàn thực phẩm, nào độ đồng đều kém, mẫu mã kém...vv và vv. Thế mà bác ý phán có thứ hạng cao về chất lượng? Vớ va vớ vỉn. Khi đạt được các tiêu chí tốt về các chỉ tiêu về chất lượng thì khác có thương hiệu và định vị được trong tâm trí người dùng nước ngoài thôi.

Để đạt các chỉ tiêu chất lượng cao đó khó gì. Vấn đề là thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu mua được với giá bao nhiêu? Mua có lâu dài không? Có cái gì ràng buộc họ với nông dân để họ không bỏ chạy?
 
Đúng.
Vấn đề là ở chỗ này, quản lý nhân công và chi phí nhân công.
Còn vấn đề sâu trên rau cải, em dùng nhóm saponin của các loại cây thuốc lá (thuốc lào, thuốc rê, thuốc tể mà ngày xưa dùng để hút ấy), caphein, hai chất này phối với cây thuốc cá diệt sâu rau rất tốt, mà lại là nông sản an toàn nữa. Giá thành các loại này mình tự trộn lấy chỉ bằng 1% thuốc sinh học các cty trộn và đóng gói bán ở đại lý.
Nhân công và tay nghề là vấn đề lớn đấy anh Việt ơi. Làm rau không thể tính bao nhiêu kg/m2 được. Có khi cả chục nhân công không làm ra được kg rau nào cả. Người biết làm thì hiếm lắm có trả công cao họ cũng không đi. Còn người không biết làm thì có viết quy trình ra dán lên tường họ vẫn làm sai. Công việc thì nó lắt nhắt ứng biến theo cây cỏ hàng ngày nên cần họ chủ động chứ không thể giao việc kiểu như công nhân được.

Vấn đề sâu trên rau cải anh gửi cho xin cách chế thuốc vào email quangnv@hou.edu.vn nhé.
Cám ơn anh
 
Đọc toppic cứ tưởng không có tiền đóng phí đường biển ( vì TQ kiểm soát rồi ) . Nên bơi xuồng vượt biển xuất khẩu nông sản .Kha kha !!!

Ôi dân tộc VN - " anh dũng " trong chiến tranh, trong lao động lại củng rất " anh hùng ".
 
Nhân công và tay nghề là vấn đề lớn đấy anh Việt ơi. Làm rau không thể tính bao nhiêu kg/m2 được. Có khi cả chục nhân công không làm ra được kg rau nào cả. Người biết làm thì hiếm lắm có trả công cao họ cũng không đi. Còn người không biết làm thì có viết quy trình ra dán lên tường họ vẫn làm sai. Công việc thì nó lắt nhắt ứng biến theo cây cỏ hàng ngày nên cần họ chủ động chứ không thể giao việc kiểu như công nhân được.

Vấn đề sâu trên rau cải anh gửi cho xin cách chế thuốc vào email quangnv@hou.edu.vn nhé.
Cám ơn anh
Cảm ơn anh góp ý.
Đúng, quản lý 1.000 công nhân ở nhà máy dễ hơn quản lý 10 nhân công trên đồng ruộng. Tôi hiểu việc này, nhiều khi tức muốn điên luôn chửi thề um sùm luôn, nhưng phải cố gắng lý giải đặc tính của thị trường hàng hóa sức lao động này để ứng xử tình huống tiếp theo thôi.
Việc các thuốc trừ sâu nhóm alkaloid - saponin của thực vật, có trong 'danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở VN"; anh tìm trong danh mục hoạt chất nicotin (có trong thuốc lá); xong rồi anh lấy mẫu các loại thuốc lào đi phân tích xem hàm lượng nicotin là bao nhiêu, rồi về anh ngâm thuốc lào vô nước, tính toán cho đúng nồng độ sử dụng; ngâm thêm dây thuốc cá (rotenon) rồi phun thử xem là được.
Riêng đối với hóa chất cafein thì khó mua đấy, nhưng tôi chỉ anh làm thế nào để quen mấy chỗ rang cà phê ấy, toàn là hóa chất cả thôi, chia lại của họ một ít là được.
 
Những điều chúng ta bàn ở đây cũng được nhiều
đại gia nghĩ ròi. Họ đang gây dựng thương hiệu
và vài chục năm nữa, họ mới kiếm dần được tiền
trở nên đại gia có thương hiệu. Thời thế không
thay đổi nhanh chóng đâu.
Chuyện bác nói khó tin quá .
Trong nước thương hiệu lớn nổi tiếng đa phần là do quảng cáo . Còn chất lượng thương hiệu trong nước bây giờ là một câu hỏi lớn vì có quá nhiều vụ bê bối từ các thương hiệu thực phẩm , phân bón ...
Theo con nghĩ thì '' thương hiệu là để gắn trên sản phẩm '' chứ không phải sản phẩm gắn trên thương hiệu , bởi vì lý do đó chúng ta cần phải đoàn kết trên con đường từ nông dân đến... người tiêu dùng thế giới một cách tốt nhất , thân thiện nhất có thể để rồi chúng ta hãnh diện viết lên đó hai chữ việt nam .
THÂN !
 
@Jerrychuot , Nhiều lần anh lên Dalat, thấy cà chua đổ đống bò chẳng thèm ăn, trong khi công nhân ở SG phải mua với giá trên trời.
Em đang trồng chanh, anh cũng đang trồng chanh, việc trồng xen các cây rau cải, khổ qua ở vùng đất của mình là rất tốt, trồng phải đổ tro nhé, chính đổ tro đất tơi xốp sau này khi chanh lớn lại có lợi cho chanh. Ngon nữa thỉ ủ phân bò nhiều vào, thỏa mãn lợi nhuận từ trồng rau mà lại có lợi cho chanh nữa thì tại sao không làm? Rồi đầu tư hệ thống tưới nữa, có lợi cả hai luôn chứ.
Nếu việc trồng rau và kinh doanh chuỗi cửa hàng rau an toàn mà OK thì anh rủ thêm anh em cùng làm, có những anh em có đất tới hàng trăm ha, mặc sức anh em mình làm.
Mấy Cty suất ăn công nghiệp họ tiêu thụ lớn lắm, và mỗi bữa ăn họ phải lấy mẫu niêm phong kỹ lắm, họ sợ trách nhiệm công nhân ngộ độc gì gì đó lại đổ thừa suất ăn của họp thì có mà sạt nghiệp. Việc trông rau sạch thì không dám bàn, chứ an toàn thì trong tầm tay anh em mình nhỉ.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng rau 5 năm, mỗi ngày lãi vài triệu đủ chi tiêu ăn xài trang trải, khi lớn mạnh mấy đại gia tới hỏi mua chuỗi cửa hàng và cung cấp ta bán luôn lấy vài triệu đô nhỉ?
@repthuy thấy thế nào, hứng thú không? Triển khai cho nông dân làm theo quy trình rồi mình mua lại sản phẩm cũng được mà. Với chuyên môn của 3 anh em mình, bảo đảm chi phí VTNN của dân thấp mà hiệu quả lại đạt nữa thì sao dân không theo?
Em ủng hộ 2 tay luôn, khi nào anh cần là có em ngay em luôn sẵn sàng làm việc cùng anh! Em luôn khao khát được trồng rau an toàn bán và phục vụ trong gia đình. Mấy hôm trước xem 60s thấy khu vực gần SG tưới hóa chất cho rau rồi hôm sau cắt bán thấy mà sợ anh ạ! Mở một gian hàng bán rau sạch đầy uy tín thì có lẽ nào thất bại tại mãnh đất SG hiện nay???
À em quên, ở đường gì em quên rồi nhưng gần công viên Lê Thị Riêng có một công ty tên Ánh Ban Mai hơn 2 năm trước có điện thoại mời em về quản lý trồng rau sạch tại trang trại của họ cách TP Đà Lạt khoảng 50km và cam kết cho em đi Nhật để học hỏi, tuy nhiên em từ chối vì gia đình không cho em đi nước ngoài vã lại trình độ ngoại ngữ cùi bắp nên thôi ở nhà:D. Khi vào công ty họ em thấy rất hiệu quả, rau họ làm ra cung cấp chuỗi nhà hàng ở SG và xuất khẩu. Nói như vậy không phải em khoe khang gì, mà ý của em là thị trường rau sạch hiện nay là đang mở một cánh cửa rất lớn để anh em chung ta có thể vào.
Đúng.
Vấn đề là ở chỗ này, quản lý nhân công và chi phí nhân công.
Còn vấn đề sâu trên rau cải, em dùng nhóm saponin của các loại cây thuốc lá (thuốc lào, thuốc rê, thuốc tể mà ngày xưa dùng để hút ấy), caphein, hai chất này phối với cây thuốc cá diệt sâu rau rất tốt, mà lại là nông sản an toàn nữa. Giá thành các loại này mình tự trộn lấy chỉ bằng 1% thuốc sinh học các cty trộn và đóng gói bán ở đại lý.
Saponin có phải là loại dùng để diệt ốc không anh? Nếu phải thì công ty em có hàng trăm tấn:D
 
Last edited by a moderator:
Em đang chuẩn bị trồng nấm rơm sạch, ko xài thuốc kích thích hay ure. Chỉ làm bằng rơm với cám gạo. Xin nhờ các cao nhân tư vấn giúp em để đi thẳng từ sản xuất tới bàn ăn ko ạ.
 
Em ủng hộ 2 tay luôn, khi nào anh cần là có em ngay em luôn sẵn sàng làm việc cùng anh! Em luôn khao khát được trồng rau an toàn bán và phục vụ trong gia đình. Mấy hôm trước xem 60s thấy khu vực gần SG tưới hóa chất cho rau rồi hôm sau cắt bán thấy mà sợ anh ạ! Mở một gian hàng bán rau sạch đầy uy tín thì có lẽ nào thất bại tại mãnh đất SG hiện nay???
À em quên, ở đường gì em quên rồi nhưng gần công viên Lê Thị Riêng có một công ty tên Ánh Ban Mai hơn 2 năm trước có điện thoại mời em về quản lý trồng rau sạch tại trang trại của họ cách TP Đà Lạt khoảng 50km và cam kết cho em đi Nhật để học hỏi, tuy nhiên em từ chối vì gia đình không cho em đi nước ngoài vã lại trình độ ngoại ngữ cùi bắp nên thôi ở nhà:D. Khi vào công ty họ em thấy rất hiệu quả, rau họ làm ra cung cấp chuỗi nhà hàng ở SG và xuất khẩu. Nói như vậy không phải em khoe khang gì, mà ý của em là thị trường rau sạch hiện nay là đang mở một cánh cửa rất lớn để anh em chung ta có thể vào.

Saponin có phải là loại dùng để diệt ốc không anh? Nếu phải thì công ty em có hàng trăm tấn:D
Saponin là một nhóm hợp chất có trong một số loại thực vật, ví dụ như saponin của cây nhân sâm chỉ một liều rất nhỏ thì là chất trợ tim; saponin của cây anh túc, chỉ một liều rất nhỏ thì nó rất tê và phê; saponin của cây thuốc lá cũng phê nhưng kém hơn của cây anh túc...
Việc trồng rau an toàn, đơn giản thôi mà, anh vừa đổ xong gần 200 triệu tiền phân hữu cơ lên 5 ha đất trồng chanh, và những hộ trồng chanh đầu tư bài bản cũng đổ chừng ấy tiền phân hữu cơ, ít ra thì cũng phân nửa khoảng tiền ấy, tận dụng cái đó mà trồng xen rau khi cây chanh mới bằng chiếc đũa thì quá Ok rồi.
Ở vùng đất của mình, tài nguyên đang bị lãng phí rất nhiều, em nghiên cứu biến những lãng phí đó thành tiền cho nông dân, rồi xin họ một tí mà xài là sống quá tốt rồi.
Đọc đoạn này em thấy "thối" không ngửi được! Gần như người tiêu dùng nước ngoài toàn chê chất lượng hàng nông sản việt nam thôi. Nào là vệ sinh an toàn thực phẩm, nào độ đồng đều kém, mẫu mã kém...vv và vv. Thế mà bác ý phán có thứ hạng cao về chất lượng? Vớ va vớ vỉn. Khi đạt được các tiêu chí tốt về các chỉ tiêu về chất lượng thì khác có thương hiệu và định vị được trong tâm trí người dùng nước ngoài thôi.

Để đạt các chỉ tiêu chất lượng cao đó khó gì. Vấn đề là thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu mua được với giá bao nhiêu? Mua có lâu dài không? Có cái gì ràng buộc họ với nông dân để họ không bỏ chạy?
Thương lái, DN xuất khẩu chỉ là con buôn, ngồi phòng lạnh, nhìn trong alibaba xem ai mua cái gì thì chạy đi bán, rồi xã hội có cái gì lên alibaba hỏi ai cần mua.
Còn việc chất lượng sản phẩm, định vị thương hiệu là việc của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng chứ sao lại đổ thương lái được.
Thế hỏi lại, có nhà sản xuất (nông hộ) nào vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đã hủy bỏ không đưa ra thị trường chưa? Cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thấy dư lượng thuốc sâu trong nông sản còn không dám hủy sản phẩm của nhà sản xuất nữa kìa.
Thế đấy, nhà sản xuất được cưng chiều quá, hở một tí thì la làng lên, nhà nước ơi, đảng ơi, thần tiên tỷ tỷ ơi... cứu tôi... ngân hàng ơi, cứu tôi, có ai cho tôi vay không, năn nỉ mà, vay nặng lãi cũng được, cứu tôi... Haiz... nhà sản xuất như thế thì có mà....
Nhưng thôi, cảm ơn, cám ơn tôi đã sinh ra trên đất nước này, cảm ơn 60.000.000 nhà sản xuất đó đã không thể sản xuất được nông sản an toàn... đây là cơ hội của tôi, con đường đi của tôi rộng mở, tôi ít bị cạnh tranh...
 
Saponin là một nhóm hợp chất có trong một số loại thực vật, ví dụ như saponin của cây nhân sâm chỉ một liều rất nhỏ thì là chất trợ tim; saponin của cây anh túc, chỉ một liều rất nhỏ thì nó rất tê và phê; saponin của cây thuốc lá cũng phê nhưng kém hơn của cây anh túc...
Việc trồng rau an toàn, đơn giản thôi mà, anh vừa đổ xong gần 200 triệu tiền phân hữu cơ lên 5 ha đất trồng chanh, và những hộ trồng chanh đầu tư bài bản cũng đổ chừng ấy tiền phân hữu cơ, ít ra thì cũng phân nửa khoảng tiền ấy, tận dụng cái đó mà trồng xen rau khi cây chanh mới bằng chiếc đũa thì quá Ok rồi.
Ở vùng đất của mình, tài nguyên đang bị lãng phí rất nhiều, em nghiên cứu biến những lãng phí đó thành tiền cho nông dân, rồi xin họ một tí mà xài là sống quá tốt rồi.

Thương lái, DN xuất khẩu chỉ là con buôn, ngồi phòng lạnh, nhìn trong alibaba xem ai mua cái gì thì chạy đi bán, rồi xã hội có cái gì lên alibaba hỏi ai cần mua.
Còn việc chất lượng sản phẩm, định vị thương hiệu là việc của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng chứ sao lại đổ thương lái được.
Thế hỏi lại, có nhà sản xuất (nông hộ) nào vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đã hủy bỏ không đưa ra thị trường chưa? Cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thấy dư lượng thuốc sâu trong nông sản còn không dám hủy sản phẩm của nhà sản xuất nữa kìa.
Thế đấy, nhà sản xuất được cưng chiều quá, hở một tí thì la làng lên, nhà nước ơi, đảng ơi, thần tiên tỷ tỷ ơi... cứu tôi... ngân hàng ơi, cứu tôi, có ai cho tôi vay không, năn nỉ mà, vay nặng lãi cũng được, cứu tôi... Haiz... nhà sản xuất như thế thì có mà....
Nhưng thôi, cảm ơn, cám ơn tôi đã sinh ra trên đất nước này, cảm ơn 60.000.000 nhà sản xuất đó đã không thể sản xuất được nông sản an toàn... đây là cơ hội của tôi, con đường đi của tôi rộng mở, tôi ít bị cạnh tranh...
200tr/5ha thì 1ha là 40tr tiền phân hữu cơ, vừa rồi không đi off được cùng anh em cũng là vì đóng phân em ủ để kịp bón cho mùa khô này, nhưng em chỉ đầu tư khoảng 13tr, như vậy thiếu rồi, xong đợt này em lại ủ tiếp 1 đợt nửa. qua tết em ới có người trông coi vừa chanh, nên mới tính trồng xen canh và nuôi 2-3 con bò, dê... lấy phân ủ để bón, chứ hiện tại mua rồi vận chuyển vào cùng sâu vùng xa cực quá!
 


Back
Top