Thảo luận Cần một quan hệ hữu cơ giữa người tiêu dùng và người nông dân làm ra sản phẩm hữu cơ.

  • Thread starter raurung
  • Ngày gửi


Những đặc trưng cơ bản của cửa hàng nông dân:


1. Cửa hàng nông dân phát triển cơ bản dựa trên nền nông nghiệp hữu cơ.
2. Là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
3. Rau tại cửa hàng nông dân luôn tươi, ngon, đúng mùa và được trồng ngay tại địa phương.
4. Sản phẩm bán tại cửa hàng nông dân thường có giá mềm hơn so với nơi khác vì không qua khâu trung gian.
5. Luôn có sự minh bạch về sản phẩm và người nông dân làm ra sản phẩm.



Khi nói về phát triển nông nghiệp hữu cơ, chúng ta thường nói về những nỗ lực sản xuất sản phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không kỹ thuật biến đổi gen. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Hình ảnh cửa hàng nông dân Huế nơi thông tin về sản phẩm và người nông dân cùng qui trình chế biến được dán trên tường tại cửa hàng để khách biết và tham vấn khi cần

Nông nghiệp hữu cơ còn là câu chuyện tạo quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng để hai bên có thể hiểu nhau, bình đẳng và công bằng.
Ý đầu nói về sản phẩm, ý hai nói về câu chuyện tạo ra "mối quan hệ hữu cơ" giữa người làm ra sản phẩm và người tiêu dùng, và cả hai ý cần được nói đầy đủ khi chúng ta đề cập đến nông nghiệp hữu cơ, ông Oe Tadaaki, thành viên Hội đồng quản trị Hội xúc tiến nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản, chia sẻ trong một buổi nói chuyện về nông nghiệp gần đây, theo lời mời của một nhóm các bạn trẻ quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ tại TPHCM.
Thật ra nói đến nông nghiệp hữu cơ còn phải nói đến mối quan hệ hài hòa cân bằng bền vững giữa con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và khí hậu. Nhưng đó là một câu chuyện khác. Xin quay lại ý kiến ông Oe đưa ra.
Vậy làm sao để có bình đẳng và công bằng giữa người sản xuất và người tiêu dùng?
Trả lời câu hỏi này, ông Oe đáp, hai bên sẽ chẳng thể nào có sự bình đẳng và công bằng nếu không có sự hiểu nhau.
Ví dụ như cà chua, vốn là một nông sản mùa hè nhưng khi người tiêu dùng đòi hỏi phải có cà chua để dùng trong mùa đông, họ đã đòi hỏi một điều ngược với tự nhiên và đặt mình ở vị thế cao hơn người nông dân, chứ không bình đẳng với họ.
Vào những năm 1970, Nhật Bản cũng tương tự như Việt Nam hiện nay, với nền nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào hóa chất, người dùng quan tâm đến các sản phẩm giá rẻ. Và rồi, phong trào nông nghiệp hữu cơ nổi lên như một lẽ tự nhiên tất yếu khi con người đã thấy sợ hãi trước ảnh hưởng của hóa chất đến môi trường và sức khỏe.
Hãy thử hình dung một điều đơn giản nhất, khi người nông dân chuyển sang nông nghiệp hữu cơ, họ phải nhổ cỏ bằng tay, việc mà trước đây họ chỉ cần mang bình thuốc đi xịt là xong. Sự tiện lợi nhờ hóa chất được thay bằng nỗi vất vả, và điều này cần được nói rõ để hai bên hiểu nhau, thậm chí người tiêu dùng đôi khi cũng nên thử trải qua công việc này cùng người nông dân để cảm nhận rõ hơn.
Hiểu nhau là điểm mấu chốt để xây dựng niềm tin, để người tiêu dùng biết được giá trị sản phẩm mình cầm trên tay như thế nào, có xứng đáng với giá mà họ bỏ ra không, ông Oe chia sẻ.
Ý kiến ông Oe đưa ra làm người viết nhớ đến một câu chuyện tương tự khi từng thắc mắc sao người ta bán hồng sấy gió gì mà đắt vậy, đến 300.000 đồng/kg, trong khi giá hồng tươi chưa đến 20.000 đồng/kg.
Nỗi thắc mắc này được giải tỏa khi người viết tham quan một cơ sở sản xuất tại Đà Lạt và biết rằng để làm ra được một ki lô gam hồng sấy, trung bình người ta cần 7 – 10 kg hồng tươi; rồi phải trả chi phí cho nhân viên lựa và gọt từng trái hồng tỉ mỉ; phải sấy trong không khí từ 20 – 25 ngày mà trong quá trình tự nhiên, phải cẩn thận kiểm tra từng ngày vì chỉ cần một trái bị hư, xảy ra nấm mốc thì có thể nguyên một mẻ hồng bị hỏng do bệnh lây lan… Khi hiểu rõ như vậy, 300.000 đồng/kg hồng đắt hay không đắt bỗng trở thành một câu hỏi vô duyên.
Vậy làm sao để hai bên hiểu nhau?
Một trong những giải pháp mà bên Nhật thực hiện là hình thành nên những cửa hàng nông dân, nơi nông dân đem nông sản của mình đến bán và tự mình định giá sản phẩm.
Đầu tiên, theo ông Oe, việc để nông dân tự định giá có nhiều khó khăn nhưng dần dần mọi người tham khảo giá nông sản ở chợ, siêu thị và rồi cũng quen làm sao để đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình.
Thông qua cửa hàng nông dân, người nông dân có thể gặp và bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng của mình, hiểu được khách hàng cần gì, thích gì, lo lắng điều gì… Bên cạnh đó, lời khen từ những khách hàng sẽ giúp người nông dân thêm yêu nghề và tự hào với công việc của mình hơn. Về phía khách hàng, họ hiểu rõ sản phẩm được trồng như thế nào, do ai trồng, mặt mũi, tính tình họ ra sao…
Những điều này sẽ rất khó đạt được nếu người nông dân bán sản phẩm qua tay các đơn vị trung gian, ông Oe phân tích.
Thực ra, mô hình cửa hàng nông dân Nhật cũng đã được triển khai tại Huế với tên gọi Cửa hàng nông dân Huế dưới sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ Nhịp cầu châu Á Nhật Bản (Bridge Asia Japan - BAJ). Cửa hàng có bán đầy đủ các loại nông sản từ gạo, rau, củ… cho đến thịt heo, trứng gà, trứng vịt. Tất cả các sản phẩm đều dán nhãn ghi tên của chủ vườn là người làm ra sản phẩm, và vài dòng ngắn gọn mô tả sơ lược quy trình nuôi, trồng hoặc chế biến.
Theo chị Katayama Emiko, giám đốc của dự án Nhịp cầu châu Á Nhật Bản tại Huế, cửa hàng hiện nhận hàng ký gửi của 9 hộ nông dân, số lượng khách hàng đến với cửa hàng rất đông và một trong những lý do cửa hàng được sự chào đón của cộng đồng là tính minh bạch, rõ ràng của sản phẩm và sự kết nối giữa nông dân với người tiêu dùng qua nhiều hoạt động mà cửa hàng tổ chức như tổ chức các tour kết nối người tiêu dùng đến nhà vườn để hiểu thêm về qui trình nuôi, trồng, chế biến.
Mặc dù là một mô hình khá hay và tính khả thi đã được chứng minh ở Nhật cũng như Huế nhưng theo anh Nguyễn Lộc Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Tâm, chuyên kinh doanh rau hữu cơ tại TPHCM, việc triển khai một mô hình nông dân như vậy tại TPHCM không phải là điều đơn giản vì TPHCM rộng hơn thành phố Huế rất nhiều và nguồn hàng từ nông dân cũng đến từ khắp nơi.
Lấy ví dụ ngay từ chính cửa hàng của mình trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, anh Tùng phân tích nguồn hàng của anh được lấy từ các hộ nông dân ở Ba Tri (tỉnh Bến Tre) đưa lên thành phố bán. Người bán là nhân viên anh thuê, họ không thể hiểu sản phẩm tường tận bằng người nông dân, nhưng ngược lại, người nông dân cũng không thể bỏ ruộng vườn để từ quê lên phố bán hàng.
Giải pháp anh Tùng nghĩ đến ngoài việc minh bạch hóa sản phẩm bằng các nhãn thông tin trên bao bì sẽ là vào thứ 7 hàng tuần, cửa hàng sẽ luân phiên đưa một nông dân từ quê lên bán hàng và tiếp đến sẽ tổ chức các tour tham quan dành cho người tiêu dùng về Ba Tri – Bến Tre, quê hương anh.
Nghĩ đến là một chuyện, làm được đến đâu lại là một chuyện khác bởi TPHCM khác Huế rất nhiều và hoạt động của Công ty Việt Tâm cũng không giống như tổ chức Nhịp cầu châu Á Nhật Bản mà chị Emiko đang điều hành.
Tuy vậy, dù khác nhau như thế nào thì khi nói đến nông nghiệp hữu cơ, câu chuyện về những người nông dân tiên phong làm sản phẩm này, bằng cách này hay cách khác, cần được truyền thông rộng rãi đến người tiêu dùng để họ hiểu biết và tin tưởng. Hay nói cách khác, cần một quan hệ hữu cơ giữa người tiêu dùng và người nông dân làm ra sản phẩm hữu cơ.

Qua bài viết trên tôi thiết nghĩ ở nước ta có thể vận dụng được theo mô hình trên. Mở các cửa hàng bán các sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm an toàn (rau, thịt, củ, quả). Trong đó người nông dân phải làm chủ cửa hàng đó, giới thiệu và chịu trách nhiệm về các sản phẩm bán ra thị trường. Các sản phẩm phải niêm yết về: Tên, địa chỉ nơi sx, ngày sản xuất, giá...Hiện nay các sản phẩm hữu cơ rất hiếm trên thị trường, nhu cầu về sử dụng lại rất lớn, để tìm được địa chỉ cung cấp sp hữu cơ thực chất lại rất khó.
Tôi nghĩ nhũng người nông dân sx các sản phẩm hữu cơ nên liên kết lại và làm thương mại thì người tiêu dùng mới được sử dụng các sản phảm hữu cơ đúng nghĩa, và người nông dân mới bán được giá cao. Mô hình đó gọi là CỬA HÀNG NÔNG DÂN.
 


ôi nghĩ nhũng người nông dân sx các sản phẩm hữu cơ nên liên kết lại và làm thương mại thì người tiêu dùng mới được sử dụng các sản phảm hữu cơ đúng nghĩa, và người nông dân mới bán được giá cao. Mô hình đó gọi là CỬA HÀNG NÔNG DÂN.

Liên kết, liên kết, liên kết.... đó là câu nói cửa miệng của nhiều người nhưng nội dung cụ thể của liên kết đó phải như thế nào? Nông dân chỉ sản xuất , vận chuyển hàng hóa đến cửa hàng (là nhà cung cấp) hay cả đóng vốn vào cửa hàng và tham gia quản lý cửa hàng nữa?

Nếu nông dân chỉ là nhà cung cấp cho cửa hàng thì nó chẳng khác gì so với hiện nay chỉ là thêm vài điều khoản trong hợp đồng, nội dung nông dân phải thực hiện thôi.

Nếu nông dân vừa là nhà cung cấp vừa đóng vốn và tham gia quản lý cửa hàng nữa thì hiện nay nói thẳng ra là chưa có. Làm thế nào để xuất hiện điều đó khi nông dân có ít vốn, trình độ thấp.... vượt qua những rào cản đó khó hơn lên trời.
 
Liên kết, liên kết, liên kết.... đó là câu nói cửa miệng của nhiều người nhưng nội dung cụ thể của liên kết đó phải như thế nào? Nông dân chỉ sản xuất , vận chuyển hàng hóa đến cửa hàng (là nhà cung cấp) hay cả đóng vốn vào cửa hàng và tham gia quản lý cửa hàng nữa?

Nếu nông dân chỉ là nhà cung cấp cho cửa hàng thì nó chẳng khác gì so với hiện nay chỉ là thêm vài điều khoản trong hợp đồng, nội dung nông dân phải thực hiện thôi.

Nếu nông dân vừa là nhà cung cấp vừa đóng vốn và tham gia quản lý cửa hàng nữa thì hiện nay nói thẳng ra là chưa có. Làm thế nào để xuất hiện điều đó khi nông dân có ít vốn, trình độ thấp.... vượt qua những rào cản đó khó hơn lên trời.
Chưa làm mà đã sợ khó sợ thất bại, vậy ay lên ai sẽ là người tiên phong đây. Cứ nằm vắt tay lên trán mà nghĩ rùi chờ đợi sao???
Rào cản gì đi chăng nữa thì cũng có lối đi đúng, mỗi người đều cố gắng và tìm ra giải pháp thì sẽ thành công
Ai cũng sợ như bạn thì NN làm sao thay đổi và phát triển được,
Nhật bản hay Hàn quốc trước đây họ cũng như mình bây giờ
Nhưng sao bây giờ họ phát triển như ngày nay?
 
Chưa làm mà đã sợ khó sợ thất bại, vậy ay lên ai sẽ là người tiên phong đây. Cứ nằm vắt tay lên trán mà nghĩ rùi chờ đợi sao???
Rào cản gì đi chăng nữa thì cũng có lối đi đúng, mỗi người đều cố gắng và tìm ra giải pháp thì sẽ thành công
Ai cũng sợ như bạn thì NN làm sao thay đổi và phát triển được,
Nhật bản hay Hàn quốc trước đây họ cũng như mình bây giờ
Nhưng sao bây giờ họ phát triển như ngày nay?

Ở đây không phải là chuyện sợ hay không sợ. Mà là làm nó như thế nào? Nó phải được trình bày rõ ràng cụ thể. Có rõ ràng cụ thể thì mới làm được.

Bạn là người đăng bài này cho mình hỏi lại một lần nữa tại nhật hay hàn nông dân có phải góp vốn mở cửa hàng không? Mô hình hoạt động của cửa hàng đó theo dạng nào( htx hay doanh nghiệp....)? Quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của cửa hàng như thế nào?..... đó là một chuỗi câu hỏi dài dằng dặc mà trả lời được thì hãy lên tiếng và bắt tay vào làm còn không nó cũng chỉ là một Ý TƯỞNG MÀ THÔI.
 
Ở đây không phải là chuyện sợ hay không sợ. Mà là làm nó như thế nào? Nó phải được trình bày rõ ràng cụ thể. Có rõ ràng cụ thể thì mới làm được.

Bạn là người đăng bài này cho mình hỏi lại một lần nữa tại nhật hay hàn nông dân có phải góp vốn mở cửa hàng không? Mô hình hoạt động của cửa hàng đó theo dạng nào( htx hay doanh nghiệp....)? Quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của cửa hàng như thế nào?..... đó là một chuỗi câu hỏi dài dằng dặc mà trả lời được thì hãy lên tiếng và bắt tay vào làm còn không nó cũng chỉ là một Ý TƯỞNG MÀ THÔI.

Mình đưa những bài viết hay những ý tưởng hay chỉ mang tính chất tham khảo,
qua diễn đàn để mọi người cùng góp ý, chia sẻ những cách làm hay,
các kinh nghiệm quý báu của mọi người để NN nước nhà PT,
người nông dân đỡ khổ.

Hợp tác theo mô hình cụ thể ntn là HTX hay tổ hợp tác,
hay ký gửi sp tùy thuộc mỗi địa phương,
đặc thù của vùng miền và thị hiếu và nhu cầu của khách hàng và
đặc biệt quan tâm đến việc
"Bán những gì khách hàng cần chứ k bán những gì mình có"

Mô hình có tồn tại và PT hay không là do khách hàng vậy nên chất lượng sp sẽ do người tiêu dùng quyết định.
 
Mình đưa những bài viết hay những ý tưởng hay chỉ mang tính chất tham khảo,
qua diễn đàn để mọi người cùng góp ý, chia sẻ những cách làm hay,
các kinh nghiệm quý báu của mọi người để NN nước nhà PT,
người nông dân đỡ khổ.

Hợp tác theo mô hình cụ thể ntn là HTX hay tổ hợp tác,
hay ký gửi sp tùy thuộc mỗi địa phương,
đặc thù của vùng miền và thị hiếu và nhu cầu của khách hàng và
đặc biệt quan tâm đến việc
"Bán những gì khách hàng cần chứ k bán những gì mình có"

Mô hình có tồn tại và PT hay không là do khách hàng vậy nên chất lượng sp sẽ do người tiêu dùng quyết định.

Cảm ơn những tâm huyết của bạn! Nhưng quả thật những đề xuất kiểu như bạn mình thấy rất nhiều. Nó chỉ tồn tại ở dạng những ý tưởng hay, hứa hẹn giải quyết được vấn đề. Giá như bạn trình bày được cụ thể chi tiết hơn thì thật là tuyệt vời.
 
Mình có cách giải quyết đây, bạn quan tâm có thể mua không? Có 3 Câp bậc và giá là 1 triệu, 10 triệu và 100 triệu☺, hai cái đầu chỉ khi có 10 người mua mới bán, cái cuối ngoài tiền thì cần % lợi nhuận của mô hình.:D
Cảm ơn những tâm huyết của bạn! Nhưng quả thật những đề xuất kiểu như bạn mình thấy rất nhiều. Nó chỉ tồn tại ở dạng những ý tưởng hay, hứa hẹn giải quyết được vấn đề. Giá như bạn trình bày được cụ thể chi tiết hơn thì thật là tuyệt vời.
 



Back
Top