Thảo luận Thay thế cây lúa mùa mưa bằng điên điển

  • Thread starter KsPTN
  • Ngày gửi
Thay thế cây lúa mùa mưa bằng điên điển

1. Mở đầu:

Việc trồng cây điên điển trên đất lúa hiện nay đã được một bộ phận bà con nông dân ĐBSCL thực hiện và bước đầu đã cho thấy kết quả khá tích cực, thu nhập được cải thiện, đời sống được nâng lên so với độc canh cây lúa. Tuy nhiên, mô hình thực tiễn mà bà con ta áp dụng còn đơn giản, còn bỏ phí nhiều lợi ích.

Lúa ĐBSCL được canh tác 2-3 vụ/năm, trong đó vụ đông xuân cho năng suất, chất lượng và lợi nhuận cao nhất còn vụ hè thu và thu đông thì ngược lại do điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi, có khi nông dân bị thua lỗ là bình thường. Vì vậy tìm kiếm những mô hình luân canh để giúp ĐBSCL giảm bớt diện tích trồng lúa vào mùa bất lợi là có ý nghĩa thiết thực, trong đó luân canh với cây điên điển là một trong những lựa chọn hợp lý.

2. Lợi ích từ cây điên điển:

Cây điên điển (điền thanh) nếu được trồng trên nền đất ruộng lúa có nhiều ưu điểm:

- Không sợ ngập úng, mưa bão nên rất phù hợp để thay thế cây lúa vụ hè thu và thu đông.

- Bộ rễ có vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh nên góp phần cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cho nông dân giảm lượng đạm canh tác vụ đông xuân.

- Là cây hoang dại, không tốn nhiều chi phí đầu tư, chăm sóc

- Hoa được coi như món ăn đặc sản, rau an toàn với giá bán phổ biến ở mức 20-25.000đ cân tại ruộng. Thân cây sau khi tàn có thể được dùng làm chất đốt.

- Hoa điên điển thu hút nhiều loài côn trùng góp phần làm đa dạng hệ sinh thái, thay vì trồng hoa trên bờ đê thì trồng điên điển sẽ hữu dụng hơn nhiều. Khi mùa nước lên, các loài thủy sản tìm đến trú ngụ, sinh trưởng và sinh sản nên có tác dụng giống như một nơi bảo tồn.

- Luân canh với điên điển giúp cho đất được khoáng hóa tốt hơn, giảm hiện tượng ngộ độc hữu cơ đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại sâu bệnh.

- Tạo ra thêm việc làm cho lao động nông thôn



3. Thiết kế, bố trí xen canh với điên điển:

Nếu chỉ độc canh điên điển thì nông dân chưa tận dụng hết tiềm năng của hệ thống vậy nên cần phải tính toán kết hợp xen canh với cây trồng, vật nuôi khác một cách hợp lý để khai thác tối đa hiệu quả.

a. Thiết kế:

- Hệ thống mương:

+ Mương chính: nằm trục giữa của hệ thống, rộng x sâu = 80 x 50 (cm). Mục đích: cấp nước cho hệ thống.

+ Mương phụ: 40 x 30 (cm), nằm song song, cách nhau 6m có 1 mương phụ. Mục đích chính của mương phụ là chứa nước để ngăn chặn mao dẫn phèn (xì phèn) gây ảnh hưởng sản xuất hệ thống và vụ lúa đông xuân tiếp theo.

+ Mương bao quanh: 40 x 30 (cm), nhằm kết nối giữa các mương phụ và chính với nhau.

- Mật độ trồng điên điển: hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1m.



b. Tính toán bố trí xen canh:

Đây là phần mở rộng để tận dụng diện tích, không gian của hệ thống. Tùy điều kiện, hoàn cảnh mỗi nơi mà có sự xen canh phù hợp. Trong phạm vi suy nghĩ của tôi, xin nêu ra một vài ý tưởng như sau:

- Xen canh với gà ta: trong hệ thống không cần xử lý cỏ dại và lúa nền. Hãy để chúng phát triển tự nhiên để làm nơi chăn thả lý tưởng cho gà. Cây cỏ, rau dại phát triển đa dạng sẽ kéo theo côn trùng, chim chóc,...Bạn sẽ có một hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

- Xen canh với kèo nèo: những mương nước phục vụ cho việc tưới tiêu và ém phèn thì chúng ta cũng có thể bố trí trồng kèo nèo. Nếu việc buôn bán này thuận lợi thì hãy tăng số lượng mương nước lên với khoảng cách 3m để trồng được nhiều hơn.

- Xen canh rau dại: rau diệu, rau dền, rau muống,... là những thứ hoàn toàn có thể nghĩ đến, có khi chúng tự mọc lên và tự nhiên bạn lại có thêm nguồn thu nhập mới.

- Nếu nơi bạn sản xuất bị ngập nước cũng chẳng sao. Ngập ít thì trồng xen rau dừa, rau muống, kèo nèo,...Ngập nhiều thì súng ma, rau tràng, nuôi vịt, nuôi tôm,...

- Nuôi ong: mặc dù trồng điên điển chủ yếu là bán bông nhưng vẫn còn hái sót khá nhiều. Tùy theo qui mô mô hình mà có thể nghiên cứu nuôi ong bao nhiêu cho phù hợp.

- Còn rất nhiều rau, màu khác có thể xen canh.



4. Lời kết:

Mô hình luân canh lúa-điên điển cũng như xen canh điên điển với cây trồng, vật nuôi khác có thể tạo ra một hệ thống sản xuất rất đa dạng về sản phẩm, hài hòa với thiên nhiên, giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV,...Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng của thời đại.

Mô hình này cùng với rất nhiều mô hình khác sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại ĐBSCL, giảm sự độc canh cây lúa.
 


Last edited by a moderator:
Thay thế cây lúa mùa mưa bằng điên điển

1. Mở đầu:

Việc trồng cây điên điển trên đất lúa hiện nay đã được một bộ phận bà con nông dân ĐBSCL thực hiện và bước đầu đã cho thấy kết quả khá tích cực, thu nhập được cải thiện, đời sống được nâng lên so với độc canh cây lúa. Tuy nhiên, mô hình thực tiễn mà bà con ta áp dụng còn đơn giản, còn bỏ phí nhiều lợi ích.

Lúa ĐBSCL được canh tác 2-3 vụ/năm, trong đó vụ đông xuân cho năng suất, chất lượng và lợi nhuận cao nhất còn vụ hè thu và thu đông thì ngược lại do điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi, có khi nông dân bị thua lỗ là bình thường. Vì vậy tìm kiếm những mô hình luân canh để giúp ĐBSCL giảm bớt diện tích trồng lúa vào mùa bất lợi là có ý nghĩa thiết thực, trong đó luân canh với cây điên điển là một trong những lựa chọn hợp lý.

2. Lợi ích từ cây điên điển:

Cây điên điển (điền thanh) nếu được trồng trên nền đất ruộng lúa có nhiều ưu điểm:

- Không sợ ngập úng, mưa bão nên rất phù hợp để thay thế cây lúa vụ hè thu và thu đông.

- Bộ rễ có vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh nên góp phần cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cho nông dân giảm lượng đạm canh tác vụ đông xuân.

- Là cây hoang dại, không tốn nhiều chi phí đầu tư, chăm sóc

- Hoa được coi như món ăn đặc sản, rau an toàn với giá bán phổ biến ở mức 20-25.000đ cân tại ruộng. Thân cây sau khi tàn có thể được dùng làm chất đốt.

- Hoa điên điển thu hút nhiều loài côn trùng góp phần làm đa dạng hệ sinh thái, thay vì trồng hoa trên bờ đê thì trồng điên điển sẽ hữu dụng hơn nhiều. Khi mùa nước lên, các loài thủy sản tìm đến trú ngụ, sinh trưởng và sinh sản nên có tác dụng giống như một nơi bảo tồn.

- Luân canh với điên điển giúp cho đất được khoáng hóa tốt hơn, giảm hiện tượng ngộ độc hữu cơ đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại sâu bệnh.

- Tạo ra thêm việc làm cho lao động nông thôn



3. Thiết kế, bố trí xen canh với điên điển:

Nếu chỉ độc canh điên điển thì nông dân chưa tận dụng hết tiềm năng của hệ thống vậy nên cần phải tính toán kết hợp xen canh với cây trồng, vật nuôi khác một cách hợp lý để khai thác tối đa hiệu quả.

a. Thiết kế:

- Hệ thống mương:

+ Mương chính: nằm trục giữa của hệ thống, rộng x sâu = 80 x 50 (cm). Mục đích: cấp nước cho hệ thống.

+ Mương phụ: 40 x 30 (cm), nằm song song, cách nhau 6m có 1 mương phụ. Mục đích chính của mương phụ là chứa nước để ngăn chặn mao dẫn phèn (xì phèn) gây ảnh hưởng sản xuất hệ thống và vụ lúa đông xuân tiếp theo.

+ Mương bao quanh: 40 x 30 (cm), nhằm kết nối giữa các mương phụ và chính với nhau.

- Mật độ trồng điên điển: hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1m.



b. Tính toán bố trí xen canh:

Đây là phần mở rộng để tận dụng diện tích, không gian của hệ thống. Tùy điều kiện, hoàn cảnh mỗi nơi mà có sự xen canh phù hợp. Trong phạm vi suy nghĩ của tôi, xin nêu ra một vài ý tưởng như sau:

- Xen canh với gà ta: trong hệ thống không cần xử lý cỏ dại và lúa nền. Hãy để chúng phát triển tự nhiên để làm nơi chăn thả lý tưởng cho gà. Cây cỏ, rau dại phát triển đa dạng sẽ kéo theo côn trùng, chim chóc,...Bạn sẽ có một hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

- Xen canh với kèo nèo: những mương nước phục vụ cho việc tưới tiêu và ém phèn thì chúng ta cũng có thể bố trí trồng kèo nèo. Nếu việc buôn bán này thuận lợi thì hãy tăng số lượng mương nước lên với khoảng cách 3m để trồng được nhiều hơn.

- Xen canh rau dại: rau diệu, rau dền, rau muống,... là những thứ hoàn toàn có thể nghĩ đến, có khi chúng tự mọc lên và tự nhiên bạn lại có thêm nguồn thu nhập mới.

- Nếu nơi bạn sản xuất bị ngập nước cũng chẳng sao. Ngập ít thì trồng xen rau dừa, rau muống, kèo nèo,...Ngập nhiều thì súng ma, rau tràng, nuôi vịt, nuôi tôm,...

- Nuôi ong: mặc dù trồng điên điển chủ yếu là bán bông nhưng vẫn còn hái sót khá nhiều. Tùy theo qui mô mô hình mà có thể nghiên cứu nuôi ong bao nhiêu cho phù hợp.

- Còn rất nhiều rau, màu khác có thể xen canh.



4. Lời kết:

Mô hình luân canh lúa-điên điển cũng như xen canh điên điển với cây trồng, vật nuôi khác có thể tạo ra một hệ thống sản xuất rất đa dạng về sản phẩm, hài hòa với thiên nhiên, giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV,...Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng của thời đại.

Mô hình này cùng với rất nhiều mô hình khác sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại ĐBSCL, giảm sự độc canh cây lúa.
Ý tưởng rất hay, tôi ở MB nên ko xem và tham gia được.
Tôi chỉ biết là ng dân ĐB SCL mùa nước nổi hay bơi thuyền hái hoa điên điền, hoa này ăn lẩu rất ngon và nhiều món nữa. Nhưng phần nhiều là họ hái cây mọc hoang, chưa ai trồng cả. Và nếu chúng ta trồng thì năng suất ntn, phần nhiều chỉ có nhà hàng mua, mang ra chợ liệu có ổn không.
À, đây có phải là cây nước lợ ko, nếu trồng được ở MB thì đã có nơi nào có chưa bạn.
 
Ý tưởng rất hay, tôi ở MB nên ko xem và tham gia được.
Tôi chỉ biết là ng dân ĐB SCL mùa nước nổi hay bơi thuyền hái hoa điên điền, hoa này ăn lẩu rất ngon và nhiều món nữa. Nhưng phần nhiều là họ hái cây mọc hoang, chưa ai trồng cả. Và nếu chúng ta trồng thì năng suất ntn, phần nhiều chỉ có nhà hàng mua, mang ra chợ liệu có ổn không.
À, đây có phải là cây nước lợ ko, nếu trồng được ở MB thì đã có nơi nào có chưa bạn.
Vài năm nay người dân ĐBSCL đã có trồng rồi bạn. Nếu vào mùa thu hoạch rộ (kéo dài khoảng 1.5 tháng), dt 3.000m2 có thể hái 7-10kg/ngày. Riêng điên điển Thái năng suất còn cao hơn nữa vì thu hoạch liên tục và cho hoa vụ nghịch giá 50-60K/kg (riêng bài viết của mình chỉ ghi 20-25K thôi cho chắc). Những giá đó là giá cân sỉ tại ruộng cho thương lái, ko phải đi bán lẻ từng kg.
Về việc cây điên điển có chịu được nước lợ bao nhiêu phần ngàn thì tôi chưa có thông tin.
 
Last edited by a moderator:
Vài năm nay người dân ĐBSCL đã có trồng rồi bạn. Nếu vào mùa thu hoạch rộ (kéo dài khoảng 1.5 tháng), dt 3.000m2 có thể hái 7-10kg/ngày. Riêng điên điển Thái năng suất còn cao hơn nữa vì thu hoạch liên tục và cho hoa vụ nghịch giá 50-60K/kg (riêng bài viết của mình chỉ ghi 20-25K thôi cho chắc). Những giá đó là giá cân sỉ tại ruộng cho thương lái, ko phải đi bán lẻ từng kg.
Về việc cây điên điển có chịu được nước lợ bao nhiêu phần ngàn thì tôi chưa có thông tin.
Theo tôi, chỉ là làm nhỏ lẻ thì được. Ý tôi là hoa điên điển dùng làm rau thì lượng tiêu dùng cũng không nhiều. Thay thế một phần nhỏ diện tích làm lúa thì okie chứ không làm lớn quá kẻo cung lại quá cầu thì lại khổ! Lúa thì khác, lúa vẫn là cây lương thực trọng tâm trọng điểm, lúa ăn không hết vẫn có thể tích trữ hoặc chế biến.
 
Theo tôi, chỉ là làm nhỏ lẻ thì được. Ý tôi là hoa điên điển dùng làm rau thì lượng tiêu dùng cũng không nhiều. Thay thế một phần nhỏ diện tích làm lúa thì okie chứ không làm lớn quá kẻo cung lại quá cầu thì lại khổ! Lúa thì khác, lúa vẫn là cây lương thực trọng tâm trọng điểm, lúa ăn không hết vẫn có thể tích trữ hoặc chế biến.
Ok. Làm qui mô lớn chỉ có thiệt hại. Nhưng đã có phần mở rộng, mặc dù trồng điên điển nhưng sp làm ra ko chỉ có điên điển, tức là ứng biến đa dạng theo thời thế mà sp trong hệ thống cũng khác nhau. Trong trường hợp hoa điên điển rớt giá thảm hại thì nó còn có những lợi ích khác.
Vai trò cây lúa thì khỏi nói rồi. Nhưng hiệu quả cây lúa trên 1 đơn vị diện tích còn quá thấp. Biết đâu nhờ những mô hình chuyển đổi như thế này mà giá trị của cây lúa lại tăng lên thì sao.
 
Last edited by a moderator:
Mình thích mô hình trồng điên điển kết hợp này, có ai kết hợp với cua đồng và ốc lác chưa?
 
Bác chủ thớt ăn hoa điên điển Thái chưa ? Nó không hợp khẩu vị của mình nên cảm nhận là khá dỡ...
Đây là mô hình lý tưởng cho chuyển đổi dạng nông hộ làm kiếm thêm tiền chợ với nhà có công lao động trực tiếp mùa nước nỗi thôi không nên triển khai đại trà. Mình công tác tất cả các tỉnh Miền tây hơn 6 năm và đã thấy bà con trồng rồi...
 
Bác chủ thớt ăn hoa điên điển Thái chưa ? Nó không hợp khẩu vị của mình nên cảm nhận là khá dỡ...
Đây là mô hình lý tưởng cho chuyển đổi dạng nông hộ làm kiếm thêm tiền chợ với nhà có công lao động trực tiếp mùa nước nỗi thôi không nên triển khai đại trà. Mình công tác tất cả các tỉnh Miền tây hơn 6 năm và đã thấy bà con trồng rồi...
Khi mọi người rầm rộ bắt chước làm theo thì cũng là lúc mình ...bỏ chạy. Trong 1 cộng đồng, ai nhận ra trước thì thành công hơn. Tuy nhiên, cái kiểu trồng điên điển của những nd mà bạn thấy, nó quá đơn thuần, khi bị đại trà hóa thì chỉ có nước chết.
Bạn công tác ở miền tây 6 năm, tôi thì là người bản xứ, cũng chả ưa gì điên điển Thái.
Mình thích mô hình trồng điên điển kết hợp này, có ai kết hợp với cua đồng và ốc lác chưa?
Chưa thấy bạn ah. Trồng điên điển có thể kết hợp rất rất rất nhiều thứ và linh hoạt thay đổi theo thời cuộc thôi, thậm chí chẳng cần bán bông điên điển vẫn sống khỏe. Điều đó làm cho mô hình của mình khác với kiểu trồng của nd hiện nay.
 
Ok. Làm qui mô lớn chỉ có thiệt hại. Nhưng đã có phần mở rộng, mặc dù trồng điên điển nhưng sp làm ra ko chỉ có điên điển, tức là ứng biến đa dạng theo thời thế mà sp trong hệ thống cũng khác nhau. Trong trường hợp hoa điên điển rớt giá thảm hại thì nó còn có những lợi ích khác.
Vai trò cây lúa thì khỏi nói rồi. Nhưng hiệu quả cây lúa trên 1 đơn vị diện tích còn quá thấp. Biết đâu nhờ những mô hình chuyển đổi như thế này mà giá trị của cây lúa lại tăng lên thì sao.


Cây này ngoài lấy hoa để ăn và thân cây làm chất đốt liệu nó có còn được dùng để chế biến những thứ khác không bác?
 
Cây này ngoài lấy hoa để ăn và thân cây làm chất đốt liệu nó có còn được dùng để chế biến những thứ khác không bác?
Cái này thì mình ko biết bác ah. Có thể làm nguyên liệu trồng nấm! (mình nói bừa thôi :))
 
chào các bác! e ở đbs Hồng, chưa ăn món điên điển bao giờ. nhưng chỗ e gần bờ sông cũng có cây giống hệt cây điên điển, hoa, quả cũng y hệt. nhưng gọi là cây điền thanh. ko biết 2 cây này có là một ko. thấy dân trong vùng ăn bao giờ nên e cũng ko dám ăn. ai biết về cây này chỉ cho tôi khỏi thắc mắc. thanks !!!
 
chào các bác! e ở đbs Hồng, chưa ăn món điên điển bao giờ. nhưng chỗ e gần bờ sông cũng có cây giống hệt cây điên điển, hoa, quả cũng y hệt. nhưng gọi là cây điền thanh. ko biết 2 cây này có là một ko. thấy dân trong vùng ăn bao giờ nên e cũng ko dám ăn. ai biết về cây này chỉ cho tôi khỏi thắc mắc. thanks !!!
Nếu có hình thì dễ biết hơn. Điên điển tại ĐBSCL cũng có nhiều loại huống chi ở nơi khác. Tôi ko dám chắc cây của bạn nói có cùng loại với cây trong miền tây ko, nhưng bạn có thể ăn thử xem ntn!!! (chỉ ăn ít thôi nhé, ăn nhiều lỡ có gì thì...mệt mỏi lắm). Nếu bạn có ăn điên điển miền tây rồi thì so sánh mới được.
 
Nếu có hình thì dễ biết hơn. Điên điển tại ĐBSCL cũng có nhiều loại huống chi ở nơi khác. Tôi ko dám chắc cây của bạn nói có cùng loại với cây trong miền tây ko, nhưng bạn có thể ăn thử xem ntn!!! (chỉ ăn ít thôi nhé, ăn nhiều lỡ có gì thì...mệt mỏi lắm). Nếu bạn có ăn điên điển miền tây rồi thì so sánh mới được.
he he mắt ko hay lấy tay hái ăn liều nhỉ. thấy chua chua, thì có phải ko nhỉ bạn. vì đthoại xịn hỏng rồi ko up ảnh dc.
 
he he mắt ko hay lấy tay hái ăn liều nhỉ. thấy chua chua, thì có phải ko nhỉ bạn. vì đthoại xịn hỏng rồi ko up ảnh dc.
Ko ảnh thì như mù đi đêm hay là thầy bói xem voi đây:Botay:. Trong nhóm điền thanh đâu có thứ nào ăn chua nhỉ. Bạn lên mạng search xem hình điên điển coi phải hok.
 
Ko ảnh thì như mù đi đêm hay là thầy bói xem voi đây:Botay:. Trong nhóm điền thanh đâu có thứ nào ăn chua nhỉ. Bạn lên mạng search xem hình điên điển coi phải hok.
he he tôi search rồi giống mà. trước tôi sống ở Bình Dương cũng thấy ngoài chợ có bán nhiều hoa điên điên điển, nhưng người bắc ko ăn món này. hôm nào hái thử nấu canh chua mình ăn thôi. bỏ ý định trồng cây này vì ng bắc đâu có ăn
 
Kết hợp với nuôi cá linh non là khỏi chê luôn. Có ai trồng chưa mình đi tham quan cái. Thân.
 


Back
Top