Bệnh Mọc Kén ở đầu Gà

  • Thread starter nguyenhanh2006_hn
  • Ngày gửi
Tôi Nuôi đàn Gà Tre ,có Vài Con Mọc Kén ở đầu Trông Như Cái Mào, Gà Vẫn ăn Bình Thường Nhưng Chậm Lớn,xin Hỏi đó Là Bệnh Gì ,phòng Chống,và Thuốc điều Trị,xin Anh Em Trên Diễn đàn Giúp đỡ ,cám ơn Nhiều;;;
 


Nếu có thể bạn hãy gửi ảnh lên để mọi người xem và cùng nhau chẩn đoán nhé!
 
Có khi nào là bệnh phù đầu ở gà con ko? Gà của anh "mọc kén" là gà lớn hay nhỏ?
 
Bệnh gà

Nếu thấy gà có mụn trên đầu, đề ông chủ kiểm tra kỹ xem có nhiều "kén" như vậy không, đặc biệt vùng quanh mắt và mỏ. Tôi nghi gà đó mắc bệnh đậu. Nếu là bệnh đậu, thì k[FONT=.VnTime]h«ng cã thuèc ®iÒu trÞ lo¹i vius nµy. Ta nªn dïng mét sè lo¹i kh¸ng sinh cã phæ réng cho uèng hoÆc chÝch liªn tôc tõ 3-4 ngµy: Chlotetrasol, Neocylin, Ampicyllin....tr¸nh nhiÔm trïng .[/FONT]
[FONT=.VnTime]-Dïng mét sè thuèc s¸t trïng b«i vµo nh÷ng môn ®Ëu: Xanh methylen 2%, cån Iod 10%, nước chanh...§ång thêi bæ sung vµo thøc ¨n n&shy;íc uèng hay trÝch trùc tiÕp vitamin ADE cho gµ nhanh håi phôc.<O:p</O:p[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
cám ơn các bác ,con gà tôi nuôi là gà tre,nó bị từ lúc 1 tháng tuổi ,đến bây giờ là 3 tháng rồi,lúc đầu nhỏ sau to dần.tối mai tôi pos hình lên các bác cho ý kiến nhé,
 
Mình nghĩ không phải bệnh đậu vì nếu đậu sẽ lây hết bầy chứ không phải bị vài con
 
chính xác là đậu gà ... nếu những con xung quanh mạnh khỏe thì không có bi lây đâu ...
 

Đậu gà do vi rut gây ra mà sao không lây?

Những con khỏe mạnh thì không bị lây đâu, thường những con gà con đến 3 tháng tuổi hay bị, tách riêng những con bệnh ra, sáng và chiều cho ăn cơm nóng ( còn nóng ít) và cho uống thuốc kháng sinh sẽ hết.
 
Sau khi google mình tìm được tài liệu sau, các bạn tham khảo nhé :

Triệu chứng:
Thể ngoài da: Mụn đậu thường hình thành ngoài da như mào, yếm, khoé mắt, khoé miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu mọc ở mắt làm gà khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm gà khó thở. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy, vảy màu nâu sẫm rồi dần dần tróc đi để lại nốt sẹo nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành nhanh chóng.
Thể niêm mạc (yết hầu): Thường xảy ra trên gà con. Gà có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị đau. Gà sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ, màng giả. Trong niêm mạc hầu họng, khoé miệng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng. Khi lớp màng giả tróc đi thấy lớp niêm mạc màu đỏ. Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt.
Thể hỗn hợp: Xảy ra ở cả hai thể là ngoài da và yết hầu, tỉ lệ chết cao, thường xảy ra trên gà con.
Ngoài ra còn có thể nhiễm trùng huyết con vật không có bệnh tích ở da chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng sa sút nghiêm trọng. Bệnh diễn biến trong 3-4 tuần, phần đông gia cầm lành bệnh, nhưng nếu vệ sinh không tốt thì khi có kế phát của vi trùng, bệnh sẽ nặng hơn, tỉ lệ chết có thể đến 50%. Gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn, gà nuôi tập trung tỉ lệ chết cao hơn gà nuôi gia đình.
Bệnh tích:
Gà ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng, thanh quản. Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.
Phòng bệnh:
Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất.
Trước hết nên nhốt đàn gà vào chuồng để hạn chế lây lan cho những đàn gà khác và cũng tiện quản lý chăm sóc
+ Quản lý và vệ sinh tốt: Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và sát trùng chuồng trại thường xuyên. Sử dụng thuốc sát trùng phổ rộng như: Vimekon (100gr Vimekon + 20 lít nước) hoặc Vime-Iodine (15-20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 7-10 ngày sử dụng 1 lần và 3-4 ngày một lần nếu chung quanh có dịch.
+ Chủng ngừa cho gà con từ 7-10 ngày tuổi bằng vaccine trái gà. Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.
Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin 10%, CuSO<sub>4</sub> 5%.
Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh.

Nguồn : Viện chăn nuôi - Bộ NN & PTNT
 
cho mình hỏi ,gà tre của mình mồng nó bị ngã ngang ko đuợc đỏ là bị dì vậy ,
ae nào biết chỉ dùm mình cái
 


Back
Top