Gói 100.000 tỷ đồng: Mũi đột phá vào nông nghiệp, nông thôn

Các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), coi đây là một đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chiều 23.3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi họp với các bộ, ngành bàn về việc triển khai Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ ngày 7.3.2017, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp, thấp hơn từ 0,5- 1,5% so với lãi suất thị trường.


viewimage.aspx

Ảnh: VGP/Thành Chung

Dư nợ cho vay NNCNC còn thấp

Trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo trên thì một số NHTM đã vận dụng Điều 15 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN của NHNN để cho vay lĩnh vực NNCNC đối với những dự án hiệu quả.

Mới đây, vào giữa tháng 3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 738 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, sau thời gian triển khai cho vay lĩnh vực NNCNC, ngành ngân hàng đang có dư nợ 3.700 tỷ đồng đối với 25 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC.

Lãnh đạo Agribank cho biết, ngân hàng này đang triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này bằng nguồn huy động, hiện đã cho vay được 400 tỷ đồng cho 14 khách hàng với lãi suất thấp hơn cho vay thông thường từ 0,5-1,5%. Vietcombank cũng vừa chủ động tìm kiếm và hoàn tất hợp đồng tín dụng 500 tỷ đồng cho dự án sản xuất trứng gà sạch cách đây 1 tháng.

Tuy nhiên, để triển khai thành công gói tín dụng này vào cuộc sống thì còn nhiều việc mà Chính phủ, các bộ, ngành cần phải thực hiện. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trước hết cần phải xác định rõ nội hàm của NNCNC, xác định được phạm vi bao gồm nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch và danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp hay còn nội dung nào khác.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gợi mở các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng hiện nay vẫn còn chưa rõ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thì cho vay lĩnh vực nào, khâu nào, và tỷ lệ của các loại kỳ hạn trong gói tín dụng này được xác định ra sao? Có đảm bảo hạn mức sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn đối với NNCNC khi tỷ lệ hạn mức này càng ngày càng giảm?

Bên cạnh đó, về phạm vi cho vay, lãnh đạo Chính phủ đặt câu hỏi: “Cho vay theo chuỗi hay cho vay theo từng công đoạn của sản xuất NNCNC? Đối tượng cho vay ngoài doanh nghiệp, các HTX thì các hộ kinh doanh, trang trại, gia trại thì có vay được không khi mà ở Lâm Đồng, nhà nhà trồng hoa lan trong nhà kính, sử dụng CNC đang phấn đấu đạt giá trị 200 tỷ đồng/ha”.

Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng công việc quan trọng là các bộ, ngành cần “tìm đúng người có nhu cầu vay” khi mà trong những năm qua cả nước chỉ thu hút được hơn 20 doanh nghiệp vào lĩnh vực này và số vốn cũng rất khiêm tốn như báo cáo của NHNN.

NNCNC: Lãi suất thấp nhưng rủi ro lớn?

Nêu những vướng mắc khi cho vay NNCNC, Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cho biết do quy hoạch cây, con, ngành nghề của địa phương chưa rõ, còn manh mún; việc cấp giấy chứng nhận NNCNC còn chậm và các ngân hàng phải tự mày mò các quy định liên quan; giá trị đất đai làm tài sản đảm bảo thấp do địa phương định giá theo khung giá nhà nước trong khi khoản vay giá trị lớn; pháp luật chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà xưởng, nhà kính,…) trong khi đây đều là những tài sản có giá trị cao;…

Trong khi đó Phó Tổng giám đốc Vietcombank Đinh Thị Thái cho biết, ngân hàng phải cho vay NNCNC thì khách hàng phải dùng tài sản thế chấp rõ ràng, quy mô lớn để tránh rủi ro. Còn nếu tài sản nhỏ lẻ thì khó cho vay vì liên quan tới cá nhân người quyết định cho vay và các đánh giá của cơ quan tố tụng, thi hành án.

“Lãi suất thấp nhưng rủi ro thì lớn”, bà Thái bày tỏ lo ngại và đề nghị gói này cần có pháp lý quy định trách nhiệm các cá nhân liên quan và nguồn vốn thực hiện trong bối cảnh Thông tư 36, Nghị định 55 và Thông tư số 10 đang bó hẹp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ giới hạn an toàn tín dụng.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định tầm quan trọng của gói tín dụng cho NNCNC, nông nghiệp sạch để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và trong bối cảnh tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang chững lại.

“Khi Chính phủ công bố gói này thì được giới doanh nghiệp, người dân đồng tình ủng hộ. Các bộ phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai gói này, không để xã hội phải thất vọng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Hiện Chính phủ đã có hàng lang pháp lý để thực hiện phát triển NNCNC nhưng để tạo ra khung khổ thống nhất thì Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao NHNN ban hành Quyết định của Thống đốc NHNN hướng dẫn các NHTM thực hiện gói tín dụng này theo chỉ đạo của Thủ tướng, trước khi sửa đổi Nghị định số 55 và Thông tư số 10 (dự kiến trong quý II/2017). Theo thẩm quyền, Thống đốc NHNN xem xét cho DN tham gia chương trình được loại trừ dư nợ cho vay trong lĩnh vực NNCNC, linh hoạt trong quy định dự trữ bắt buộc để có thêm nguồn lực, nếu quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

NHNN chỉ đạo các NHTM tiết giảm chi phí hoạt động để góp phần giảm lãi suất cho vay NNCNC từ 0,5- 1,5% so với mặt bằng lãi suất cho vay. Các NHTM đẩy mạnh truyền thông quảng cáo chương trình tín dụng này để tạo điều kiện tiếp cận công khai, minh bạch tới các đối tượng vay.

NHNN chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT giám sát định kỳ kết quả chương trình tín dụng cho nông nghiệp nói chung và NNCNC nói riêng.

Bộ NN&PTNT khẩn trương tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng đi vay và cho vay về Quyết định số 738 ngày 4.3.2017 về tiêu chí xác định công trình, dự án NNCNC; phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp rà soát, hoàn thiện văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ứng dụng CNC; nhanh chóng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp để tạo thuận lợi cho DN thực hiện thủ tục giao dịch tài sản đảm bảo tại NHTM.

Bộ NN&PTNT sớm chủ trì phối hợp với các địa phương quy hoạch khu, vùng NNCNC, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, quy hoạch phát tiển cây trồng vật nuôi trên địa bàn.

Tin tưởng lĩnh vực này không rủi ro lớn, Phó Thủ tướng cũng giao NHNN nghiên cứu việc mở rộng phạm vi tài sản đảm bảo trong lĩnh vực vay vốn NNCNC thế chấp bằng phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản hình thành qua quá trình đầu tư, hay cho vay tín chấp.

Để hỗ trợ các ngân hàng, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp để ban hành trong thời gian sớm nhất, không thể trì hoãn thêm.

Theo Thành Chung (Chinhphu.vn)
 


Ngân hàng không muốn cho vay mới nói rằng nhà kính nhà lưới chuồng trại không được chứng nhận. Tài sản thì nó có cả nghìn cách định giá. Lập hồ sơ bản vẽ dự toán theo định mức của bộ xây dựng thì sẽ có căn cứ định giá.
 
Ngân hàng không muốn cho vay mới nói rằng nhà kính nhà lưới chuồng trại không được chứng nhận. Tài sản thì nó có cả nghìn cách định giá. Lập hồ sơ bản vẽ dự toán theo định mức của bộ xây dựng thì sẽ có căn cứ định giá.
Đúng vậy, nói chung vay được tiền khó khăn nhiều gian nan thử thách.
Thử hỏi nông dân bao đời nữa mới được hưởng phước?
 
Cái quan trọng nhất khi muốn vay vốn là tài sản thế chấp, mà tài sản lớn nhất của người nông dân là đất, nhưng nếu là đất nông nghiệp thì ngân hàng định giá rất thấp
 

Thực sự thì vay cái NNCNC này có thấy người dân hay nông hộ vay để làm dc đâu. vì còn manh mún nhỏ lẻ.
Có anh chị nào đã vay được. Cần những bước như thế nào có thể chỉ cho em biết dc k?
Thấy hầu hết toàn doanh nghiệp lớn vay dc gói này như Thủy Sản, Sữa TH....
hic hic , người dân cũng muốn được vay mà, làm NN công nghệ cao
 
Trước có gói vay tín chấp, không cần thế chấp mà vay được 3 tỷ. Nhưng cuối cùng thì đã có ai vay được chưa. Giờ lại thêm gói này. Chả hy vọng nữa nên cứ dửng dưng thôi
 
Chắc vẫn cái kiểu trưng ra cho có nhưng đếch cho bố con thằng nào vay, :))
 
Các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), coi đây là một đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chiều 23.3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi họp với các bộ, ngành bàn về việc triển khai Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ ngày 7.3.2017, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp, thấp hơn từ 0,5- 1,5% so với lãi suất thị trường.


viewimage.aspx

Ảnh: VGP/Thành Chung

Dư nợ cho vay NNCNC còn thấp

Trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo trên thì một số NHTM đã vận dụng Điều 15 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN của NHNN để cho vay lĩnh vực NNCNC đối với những dự án hiệu quả.

Mới đây, vào giữa tháng 3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 738 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, sau thời gian triển khai cho vay lĩnh vực NNCNC, ngành ngân hàng đang có dư nợ 3.700 tỷ đồng đối với 25 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC.

Lãnh đạo Agribank cho biết, ngân hàng này đang triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này bằng nguồn huy động, hiện đã cho vay được 400 tỷ đồng cho 14 khách hàng với lãi suất thấp hơn cho vay thông thường từ 0,5-1,5%. Vietcombank cũng vừa chủ động tìm kiếm và hoàn tất hợp đồng tín dụng 500 tỷ đồng cho dự án sản xuất trứng gà sạch cách đây 1 tháng.

Tuy nhiên, để triển khai thành công gói tín dụng này vào cuộc sống thì còn nhiều việc mà Chính phủ, các bộ, ngành cần phải thực hiện. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trước hết cần phải xác định rõ nội hàm của NNCNC, xác định được phạm vi bao gồm nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch và danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp hay còn nội dung nào khác.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gợi mở các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng hiện nay vẫn còn chưa rõ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thì cho vay lĩnh vực nào, khâu nào, và tỷ lệ của các loại kỳ hạn trong gói tín dụng này được xác định ra sao? Có đảm bảo hạn mức sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn đối với NNCNC khi tỷ lệ hạn mức này càng ngày càng giảm?

Bên cạnh đó, về phạm vi cho vay, lãnh đạo Chính phủ đặt câu hỏi: “Cho vay theo chuỗi hay cho vay theo từng công đoạn của sản xuất NNCNC? Đối tượng cho vay ngoài doanh nghiệp, các HTX thì các hộ kinh doanh, trang trại, gia trại thì có vay được không khi mà ở Lâm Đồng, nhà nhà trồng hoa lan trong nhà kính, sử dụng CNC đang phấn đấu đạt giá trị 200 tỷ đồng/ha”.

Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng công việc quan trọng là các bộ, ngành cần “tìm đúng người có nhu cầu vay” khi mà trong những năm qua cả nước chỉ thu hút được hơn 20 doanh nghiệp vào lĩnh vực này và số vốn cũng rất khiêm tốn như báo cáo của NHNN.

NNCNC: Lãi suất thấp nhưng rủi ro lớn?

Nêu những vướng mắc khi cho vay NNCNC, Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cho biết do quy hoạch cây, con, ngành nghề của địa phương chưa rõ, còn manh mún; việc cấp giấy chứng nhận NNCNC còn chậm và các ngân hàng phải tự mày mò các quy định liên quan; giá trị đất đai làm tài sản đảm bảo thấp do địa phương định giá theo khung giá nhà nước trong khi khoản vay giá trị lớn; pháp luật chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà xưởng, nhà kính,…) trong khi đây đều là những tài sản có giá trị cao;…

Trong khi đó Phó Tổng giám đốc Vietcombank Đinh Thị Thái cho biết, ngân hàng phải cho vay NNCNC thì khách hàng phải dùng tài sản thế chấp rõ ràng, quy mô lớn để tránh rủi ro. Còn nếu tài sản nhỏ lẻ thì khó cho vay vì liên quan tới cá nhân người quyết định cho vay và các đánh giá của cơ quan tố tụng, thi hành án.

“Lãi suất thấp nhưng rủi ro thì lớn”, bà Thái bày tỏ lo ngại và đề nghị gói này cần có pháp lý quy định trách nhiệm các cá nhân liên quan và nguồn vốn thực hiện trong bối cảnh Thông tư 36, Nghị định 55 và Thông tư số 10 đang bó hẹp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ giới hạn an toàn tín dụng.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định tầm quan trọng của gói tín dụng cho NNCNC, nông nghiệp sạch để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và trong bối cảnh tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang chững lại.

“Khi Chính phủ công bố gói này thì được giới doanh nghiệp, người dân đồng tình ủng hộ. Các bộ phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai gói này, không để xã hội phải thất vọng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Hiện Chính phủ đã có hàng lang pháp lý để thực hiện phát triển NNCNC nhưng để tạo ra khung khổ thống nhất thì Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao NHNN ban hành Quyết định của Thống đốc NHNN hướng dẫn các NHTM thực hiện gói tín dụng này theo chỉ đạo của Thủ tướng, trước khi sửa đổi Nghị định số 55 và Thông tư số 10 (dự kiến trong quý II/2017). Theo thẩm quyền, Thống đốc NHNN xem xét cho DN tham gia chương trình được loại trừ dư nợ cho vay trong lĩnh vực NNCNC, linh hoạt trong quy định dự trữ bắt buộc để có thêm nguồn lực, nếu quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

NHNN chỉ đạo các NHTM tiết giảm chi phí hoạt động để góp phần giảm lãi suất cho vay NNCNC từ 0,5- 1,5% so với mặt bằng lãi suất cho vay. Các NHTM đẩy mạnh truyền thông quảng cáo chương trình tín dụng này để tạo điều kiện tiếp cận công khai, minh bạch tới các đối tượng vay.

NHNN chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT giám sát định kỳ kết quả chương trình tín dụng cho nông nghiệp nói chung và NNCNC nói riêng.

Bộ NN&PTNT khẩn trương tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng đi vay và cho vay về Quyết định số 738 ngày 4.3.2017 về tiêu chí xác định công trình, dự án NNCNC; phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp rà soát, hoàn thiện văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ứng dụng CNC; nhanh chóng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp để tạo thuận lợi cho DN thực hiện thủ tục giao dịch tài sản đảm bảo tại NHTM.

Bộ NN&PTNT sớm chủ trì phối hợp với các địa phương quy hoạch khu, vùng NNCNC, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, quy hoạch phát tiển cây trồng vật nuôi trên địa bàn.

Tin tưởng lĩnh vực này không rủi ro lớn, Phó Thủ tướng cũng giao NHNN nghiên cứu việc mở rộng phạm vi tài sản đảm bảo trong lĩnh vực vay vốn NNCNC thế chấp bằng phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản hình thành qua quá trình đầu tư, hay cho vay tín chấp.

Để hỗ trợ các ngân hàng, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp để ban hành trong thời gian sớm nhất, không thể trì hoãn thêm.

Theo Thành Chung (Chinhphu.vn)

“Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo đúng quy định, khách hàng có dự án hoạt động hiệu quả và có dự án, phương án sản xuất kinh doanh thuộc tiêu chí chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch...”, Ngân hàng Nhà nước lưu ý.

Nhà nước có hỗ trợ lãi suất không? Không. Vậy hà cớ gì toàn bộ các ngân hàng thương mại phải tuân thủ cái mệnh lệnh rót ra 100.000 tỷ cho ngành nông nghiệp với lãi suất thấp cho vay thấp hơn từ phía cơ quan nhà nước? 0,5-1,5% thực chất là xén vào lợi nhuận của ngân hàng nên chẳng có ngân hàng nào muốn tham gia vào cái gọi là gói "100. 000 tỷ" này cả.

Nhà nước có cổ phần chi phối tất cả các ngân hàng thương mại không? Không. Chỉ chi phối được vài ngân hàng. Vậy nhà nước lấy quyền gì yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước không có quyền chi phối thực hiện gói này? Chẳng có cái gì cả?

Vậy thì các ông vẽ ra cái bánh thật to (100.000 tỷ) cho nông nghiệp nhưng không có khả năng làm ra nó thì vẽ để làm gì? Để ru ngủ tầng lớp nông dân đang bất mãn ư? Hay các sếp ngồi phòng máy lạnh lâu bị mắc bệnh ảo tưởng sức mạnh?

PS/: gói này sẽ được triển khai ở các ngân hàng thương mại nhà nước nắm cổ phần chi phối là chủ yếu. Rải ngân chắc được 1 vài %là cùng và sẽ có các cuộc hội thảo, tổng kết.... (rất tốn kém) với muôn vàn vướng mắc, lí do lí trấu nhưng bất lực. Diễn kịch cả thôi các bác ạ! Họ thừa biết là kế hoạch hoang tưởng
 


Back
Top