THẢO LUẬN THIẾT KẾ VƯỜN BƯỞI DA XANH+ XEN ỔI LÊ ĐÀI LOAN

  • Thread starter Vanhien0305
  • Ngày gửi
CHÀO DIỄN ĐÀN AGRIVIET
Tình hình là mình đang chuẩn bị đầu tư 1.2ha bưởi da xanh+ xen ổi lê đài loan.
Bài toán nan giải ở đây mà mấy hôm nay mình suy nghĩ mãi đó là: cùng khai thác hiệu quả cả cây ổi và cây bưởi trong khoảng thời gian dài mà không xảy ra tình trạng 2 cây này cạnh tranh nhau dẫn đến cây kia không hiệu quả, phải bỏ đi 1 trong 2 cây.
Theo mình nghĩ nếu hiệu quả phải khai thác được Ổi trên 5 năm, nếu được 7 năm thi ok.
Để đảm bảo điều này phải trồng khoảng cách thưa cả 2 cây này với nhau thi mật độ cây trồng trên diện tích đất quá ít. Ví dụ trồng bưởi 7x7 xen đều giữa 1 cây ổi thì quá ít, nếu xen đều giữa 2 cây ổi thì quá dày, 3 năm sau cây bưởi che mất cây ổi.
Nay mình suy nghĩ ra 1 phương án ( theo như hình vẽ, 1 ô của 1,2ha) vừa đảm bảo được số lượng cây vừa đảm bảo được độ thông thoáng. Nhưng khổ nỗi mình chưa làm, và chưa được thấy mô hình nào xen như thế.
Nên hy vọng các bạn trên diễn đàn góp ý , hoặc ai đã trồng đã thấy thì có hiệu quả không.
Ai có cách bố trí cây hay xin chỉ với.

32878194962_41bc2d9af6_o.png


Với cách bố trí cây như thê này các bạn góp ý cho mình về:
1. cách bố trí mương thoát nước ( mình vùng đất cao nên mình dự định chỉ làm mương sâu 20cm x rộng 20cm)
2. Cách bố trí thế thống ống tưới tự động ( mình dùng béc xoay tròn k/c 4m x 4m , tưới gốc)
3. Cách chăm sóc cây khi cây > 1 năm tuổi ( vì lúc này 2 cây trồng đôi đã giao tàn, )
4. Lượng phân cũng như dinh dưỡng có phải bón gấp 2 lần trồng đơn không.
 


CHÀO DIỄN ĐÀN AGRIVIET
Tình hình là mình đang chuẩn bị đầu tư 1.2ha bưởi da xanh+ xen ổi lê đài loan.
Bài toán nan giải ở đây mà mấy hôm nay mình suy nghĩ mãi đó là: cùng khai thác hiệu quả cả cây ổi và cây bưởi trong khoảng thời gian dài mà không xảy ra tình trạng 2 cây này cạnh tranh nhau dẫn đến cây kia không hiệu quả, phải bỏ đi 1 trong 2 cây.
Theo mình nghĩ nếu hiệu quả phải khai thác được Ổi trên 5 năm, nếu được 7 năm thi ok.
Để đảm bảo điều này phải trồng khoảng cách thưa cả 2 cây này với nhau thi mật độ cây trồng trên diện tích đất quá ít. Ví dụ trồng bưởi 7x7 xen đều giữa 1 cây ổi thì quá ít, nếu xen đều giữa 2 cây ổi thì quá dày, 3 năm sau cây bưởi che mất cây ổi.
Nay mình suy nghĩ ra 1 phương án ( theo như hình vẽ, 1 ô của 1,2ha) vừa đảm bảo được số lượng cây vừa đảm bảo được độ thông thoáng. Nhưng khổ nỗi mình chưa làm, và chưa được thấy mô hình nào xen như thế.
Nên hy vọng các bạn trên diễn đàn góp ý , hoặc ai đã trồng đã thấy thì có hiệu quả không.
Ai có cách bố trí cây hay xin chỉ với.

32878194962_41bc2d9af6_o.png


Với cách bố trí cây như thê này các bạn góp ý cho mình về:
1. cách bố trí mương thoát nước ( mình vùng đất cao nên mình dự định chỉ làm mương sâu 20cm x rộng 20cm)
2. Cách bố trí thế thống ống tưới tự động ( mình dùng béc xoay tròn k/c 4m x 4m , tưới gốc)
3. Cách chăm sóc cây khi cây > 1 năm tuổi ( vì lúc này 2 cây trồng đôi đã giao tàn, )
4. Lượng phân cũng như dinh dưỡng có phải bón gấp 2 lần trồng đơn không.
Khuyên bạn bưởi, ôi không lên trồng sen được đâu cây bị tấn dày rộng ôi khó phát triên trông thừa cũng khó mà tốn diện tích bạn nên quy hoạch khu trồng ôi và bươi tách ra không lên trông sen
 
Mình cũng đang triển khai trồng xen 3ha ổi xen bưởi da xanh đây, mình bố trí thế này không biết có ổn không?
- Bưởi mình chọn cây ghép để cây bền, ổi đài loan mình chọn cây chiết - nhanh cho ra quả, nhanh tàn.
- Trồng xen nanh sấu, hàng cách hàng 4 m theo đường đồng mức, cây cách cây 3m. Sau khi chặt bỏ ổi, cây bưởi sẽ còn lại 4 x 6m. Vì đã bố trí rồi nên không thể thay đổi được nữa, chứ nếu cho làm lại thì mình sẽ bố trí hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m, trồng một hàng bưởi -ổi, rồi lại trồng 1 hàng toàn ổi, rồi đến 1 hàng bưởi-ổi, như vậy sau khi ăn và phá ổi ta được vườn bưởi vừa khéo 6mx 6m.
- Đắp mô cao cho bưởi và mô vừa cho ổi.
- Trước khi trồng đều bón lót phân hữu cơ và super lân.
- Lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho từng gốc.
 
Mình cũng đang triển khai trồng xen 3ha ổi xen bưởi da xanh đây, mình bố trí thế này không biết có ổn không?
- Bưởi mình chọn cây ghép để cây bền, ổi đài loan mình chọn cây chiết - nhanh cho ra quả, nhanh tàn.
- Trồng xen nanh sấu, hàng cách hàng 4 m theo đường đồng mức, cây cách cây 3m. Sau khi chặt bỏ ổi, cây bưởi sẽ còn lại 4 x 6m. Vì đã bố trí rồi nên không thể thay đổi được nữa, chứ nếu cho làm lại thì mình sẽ bố trí hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m, trồng một hàng bưởi -ổi, rồi lại trồng 1 hàng toàn ổi, rồi đến 1 hàng bưởi-ổi, như vậy sau khi ăn và phá ổi ta được vườn bưởi vừa khéo 6mx 6m.
- Đắp mô cao cho bưởi và mô vừa cho ổi.
- Trước khi trồng đều bón lót phân hữu cơ và super lân.
- Lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho từng gốc.
Tại sao phải lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn bưởi và ổi của bạn.
Theo tôi, tôi khuyên bạn ko nên chọn hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn nên chọn hệ thống tưới phu sương. Thiết kế béc tưới 4x4m.
Tại sao tôi khuyên bạn như vậy. Đơn giản, cây có múi cần nền hữu cơ, đất luôn cần được giữ ẩm. Khi cây bạn lớn, rễ cây đã an ra toàn bộ vườn, bạn nhỏ giọt có ướt hết vườn được ko. Chỉ tưới được trong gốc. Bạn phải cung cấp nước ướt đều toàn bộ vườn, mua nắng còn nuôi cỏ và giữ thảm cỏ nữa. Suy nghĩ kỹ trước khi lắp hệ thống nhỏ giọt cho cây có múi.
 
Tại sao phải lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn bưởi và ổi của bạn.
Theo tôi, tôi khuyên bạn ko nên chọn hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn nên chọn hệ thống tưới phu sương. Thiết kế béc tưới 4x4m.
Tại sao tôi khuyên bạn như vậy. Đơn giản, cây có múi cần nền hữu cơ, đất luôn cần được giữ ẩm. Khi cây bạn lớn, rễ cây đã an ra toàn bộ vườn, bạn nhỏ giọt có ướt hết vườn được ko. Chỉ tưới được trong gốc. Bạn phải cung cấp nước ướt đều toàn bộ vườn, mua nắng còn nuôi cỏ và giữ thảm cỏ nữa. Suy nghĩ kỹ trước khi lắp hệ thống nhỏ giọt cho cây có múi.
Cảm ơn bạn. Mình cũng đang cân nhắc rất nhiều về điều đó. Chỗ mình là đất đồi, có chỗ dốc chỗ bằng và nguồn nước tưới cũng hạn chế. Vào mùa mưa thì không lo nhưng mùa khô quả là một thảm họa. Gió Lào và nắng nóng của miền Trung sẽ làm đất đai khô khốc, cây cối kém phát triển. Nếu tưới béc thì lấy đâu ra nước mà tưới đây?

Mình dự định sẽ biến vườn cây của mình theo hướng sản xuất hữu cơ, sẽ giảm lượng nước tưới trong tương lai khi thảm cỏ mọc dày trên đất.

Bạn có thể phân tích kỹ hơn cái ưu và nhược của 2 hệ thống tưới này trên cây bưởi không? Tks!
 
Cảm ơn bạn. Mình cũng đang cân nhắc rất nhiều về điều đó. Chỗ mình là đất đồi, có chỗ dốc chỗ bằng và nguồn nước tưới cũng hạn chế. Vào mùa mưa thì không lo nhưng mùa khô quả là một thảm họa. Gió Lào và nắng nóng của miền Trung sẽ làm đất đai khô khốc, cây cối kém phát triển. Nếu tưới béc thì lấy đâu ra nước mà tưới đây?

Mình dự định sẽ biến vườn cây của mình theo hướng sản xuất hữu cơ, sẽ giảm lượng nước tưới trong tương lai khi thảm cỏ mọc dày trên đất.

Bạn có thể phân tích kỹ hơn cái ưu và nhược của 2 hệ thống tưới này trên cây bưởi không? Tks!
Mình ko dám phân tích sâu về hai hệ thống này, vì kiến thức mình ko đủ. mình chỉ đang nói về nhu cầu nước của loại cây bạn đang muốn trồng. Vì có vườn thiết kế béc tưới phun tại gốc ( phun luôn chứ ko phải nhỏ giọt) lúc cây con nhỏ thì ok, ve sau, nước ko thể cấp đều hết cho bộ rễ của cây, và cũng ko có nước để giữ thảm cỏ vào mùa khô, nên buộc phải làm lại( đầu tư hệ thống 2 lần).
mình góp ý chỗ đất bạn thế này: mình ko biết cho bạn cao thấp thế nào. nhưng nếu hạn chế nước, chứ ko phải ko có. bạn có thể suy nghĩ phương án gom nước, tập trung nước vế bể chứa ban ngày , tưới vào ban đêm.Nếu đầu vào đủ cấp cho đầu ra thì vừa vào vừa ra. Ở đây ko có nguồn nước tự nhiên, tưới bằng giềng khoan, có thể bạn khoan 2, 3 cái giếng tùy vườn lớn nhỏ, tất cả bơm vào bể nhân tạo, từ đó mới dùng bơm khác tưới cho vườn cây. bạn có đặt bể ở trên điểm cao của vườn. cách làm bể đơn giản và rẻ nhất đó là đào cái hố đủ thể tích nước cần tích trữ. mua cái bạt nilon to lót là ok.
 


Back
Top