Mô hình trồng khổ qua rừng hữu cơ "3 trong 1"

Vừa cho thuê đất, vừa làm công, lại vừa là một trong những người chủ trồng khổ qua rừng làm dược liệu trên chính mảnh đất của mình. Mô hình mới lạ này đang được lãnh đạo xã Phú Lộc (Tam Bình) mạnh dạn áp dụng và cho biết sẽ nhân rộng.

images1920215_anh_6.jpg

Ngoài thu hoạch trái, tại đây còn thu hoạch dây khổ qua rừng.
Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng​

Xã Phú Lộc là một xã thuần nông với trên 1.200ha là đất nông nghiệp, khoảng 70% người dân sống bằng nghề nông nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Trăn trở điều này, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lộc Trần Công Khánh tìm cách để chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho có hiệu quả nhất, trong đó mô hình trồng cây khổ qua rừng trên đất lúa là một trong những mô hình giải quyết bài toán trên.

“Một người bạn ở Hà Nội giới thiệu có mô hình trồng khổ qua rừng trên đất lúa với Công ty CP TNB Việt Nam (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng- TP Cần Thơ). Công ty này chuyên kinh doanh trà thảo dược và thực phẩm chức năng từ cây khổ qua rừng với các vùng nguyên liệu được trồng ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang.

Tôi đã cùng bà con trong xã đi thực tế vùng nguyên liệu ở Cần Thơ. Tại đây, công ty đưa bảng dự toán, hạch toán lời lãi nếu tham gia làm vùng nguyên liệu”- đồng chí Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ.

images1920217_pv_21.jpg

Công ty thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của cây. Trong ảnh: Kỹ thuật đang kiểm tra độ pH của đất lúc cây vừa bắt rễ.​
Công ty CP TNB Việt Nam có những yêu cầu khắt khe như: nguyên liệu phải sạch; các khâu sản xuất từ đầu đến cuối được công ty kiểm định; vùng nguyên liệu tập trung; đất và nước được kiểm tra phải phù hợp theo Quy chuẩn Việt Nam về vi sinh vật và kim loại nặng của Bộ Tài nguyên- Môi trường; được sự đồng thuận của chính quyền địa phương và người dân.

Khi đáp ứng những yêu cầu trên, công ty sẽ hỗ trợ từ cây giống, vật tư, máy móc và kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm.

Đồng chí Trần Công Khánh bộc bạch: “Nhận thấy xã của mình có những điều kiện thuận con người, thổ nhưỡng, đê bao chắc chắn và không có sự xâm nhập mặn đáp ứng được yêu cầu của công ty và đem lại lợi nhuận hơn lúa nhà nông; tôi đã đứng ra vận động nông dân cùng tham gia trồng”.

Trên tinh thần cùng làm cùng có lợi, công ty đầu tư máy sấy, nhà phơi, lưới, màng phủ, giàn dây leo, hệ thống nước nhỏ giọt, cây giống, phân bón, trụ, cọc,... ngoài ra cung cấp phân hữu cơ và chế phẩm sinh học do công ty tự chế diệt côn trùng gây hại gồm: gừng, ớt và tiêu. Còn người dân bỏ công chăm sóc, thu hoạch và sơ chế thành phẩm theo kỹ thuật của công ty.

Hiện mô hình đang được triển khai trên khoảng 1,5ha đất của ông Lương Thế Nghiệp (ấp Phú Tân). Tiền thuê đất là 35 triệu đồng/ha/5 năm, trồng khổ qua rừng lấy trái và dây. Trong đó, có thuê mướn 2 lao động thường xuyên chăm sóc (ông bà Nghiệp với 3 triệu/người/tháng) và khoảng 10 lao động thời vụ (120.000 đ/người/ngày).

Hùn vốn theo tỷ lệ 30: 30: 40 tương ứng là ông Lương Thế Nghiệp 30%, ông Trần Công Khánh 30%, Công ty CP TNB Việt Nam 40%. Công ty bao tiêu tất cả sản phẩm từ vùng nguyên liệu với giá 120.000 đ/kg khổ qua rừng khô.

Cuối vụ, công ty sẽ hạch toán tất cả chi phí đầu vào đầu ra, lấy phần lời chia theo tỷ lệ trên. Như vậy, nông dân được hưởng phần tiền thuê đất, tiền lương hàng tháng từ lao động thường xuyên và được hưởng phần lời sau hạch toán có lãi.

Để đảm bảo mô hình trồng lúa sang khổ qua rừng đạt hiệu quả cao, các bên phải theo nguyên tắc công ty bỏ vốn đầu tư, kỹ thuật, người dân thực hiện và chính quyền giám sát.

Hiệu quả và nhân rộng

Trong tâm trạng phấn khởi, ông Lương Thế Nghiệp dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng cây khổ qua rừng xanh mướt trải dài. Vừa đi ông vừa kể: “Lúc trước, tui trồng lúa. Vụ Hè Thu thu hoạch khoảng 25 giạ/công, Đông Xuân khá hơn khoảng 30- 40 giạ/công. Giá cả bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Khi nghe nói có mô hình trồng cây khổ qua rừng trên đất lúa, tui đi theo mấy anh ở UBND xã tham quan mô hình thấy hiệu quả, công ty đảm bảo đầu ra nên không phải lo lắng. Được Bí thư xã tham gia cùng mô hình này nên tui quyết tâm trồng cây khổ qua rừng trên diện tích đất nhà mình”.

Ban đầu, ông gặp không ít khó khăn, khi trồng khoảng 2 tuần lễ, cây khổ qua rừng chết hơi nhiều do không xử lý đất đúng kỹ thuật.

Ông được công ty hỗ trợ kỹ thuật xử lý đất lại nên cây đã sinh trưởng tốt. Kể từ khi trồng (tháng 4) đến nay cây đã cho thu hoạch “lai rai”, mỗi ngày ông thu hoạch vừa trái và dây khoảng 30kg, khi phơi khô thì thu được khoảng 3kg sản phẩm khô. Đến nay, ruộng khổ qua rừng đã cho thu hoạch hơn 30kg sản phẩm khô.

images1920218_pv_22.jpg

Sản phẩm khổ qua rừng tươi mỗi ngày thu hoạch khoảng 30kg.​
“Nếu mà vào vụ chắc cao hơn gấp 4-5 lần những ngày này. Do đặc tính cây khổ qua rừng thu hoạch liên tục trong một năm nên tui thấy lợi nhuận cũng khả quan. Công việc làm không nặng, cứ làm hoài. Vừa kiếm thêm thu nhập gia đình, vừa giúp cho xã hội vì nó là dược liệu”- ông Nghiệp vui vẻ nói.

Nói về bao tiêu sản phẩm, bà Nguyễn Thị Kim Thoa- Phó Giám đốc Điều hành Công ty CP TNB Việt Nam khẳng định: “Công ty đã tính toán diện tích trồng sao cho sản phẩm thu hoạch sẽ không có chuyện “dư hàng, dội chợ” và sẽ hỗ trợ để cây khổ qua rừng đảm bảo năng suất cũng như chất lượng. Sau khi thu hoạch, công ty đảm bảo thu mua hết sản phẩm từ cây khổ qua rừng”.

Nhìn thấy những lợi ích mang lại cho bà con, Bí thư xã Phú Lộc Trần Công Khánh không giấu sự phấn khởi: “Dự kiến xong vụ Hè Thu này, ấp Phú Tân sẽ triển khai tiếp 2ha để trồng khổ qua rừng. Ngoài ra, các thành viên đã chuẩn bị xong đề nghị các cơ quan liên quan chấp thuận. Dự kiến trong tháng 8 này sẽ thành lập hợp tác xã khổ qua rừng nhằm bảo vệ và hỗ trợ các thành viên trồng khổ qua rừng”.

Tăng thu nhập cho nông dân, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động. Đây là mô hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của xã Phú Lộc từ trồng lúa sang trồng dược liệu theo hướng hiệu quả, bền vững, vừa giải quyết lao động nông nhàn lại vừa bảo vệ môi trường.

Bài, ảnh: PHAN TÂN
 


Khổ qua rừng - đó chính là Mướp Đắng giống ngoài Bắc. Mướp Đắng này khác Khổ Qua - Mướp Đắng Tàu - là trái nó bé nhỏ hơn rất nhiều, gai nhọn sắc cứng lởm chởm, và ăn đắng nghét. Hầu hết người Bắc trồng nó để giã trái ra pha nước tắm cho trẻ con cho khỏi bị rôm sảy. Rất ít người có thể ăn nó được 1 miếng.

Vì sao bà con trong nam gọi là Khổ Qua? Vì bà con ta lấy giống ở bên Tàu, và tiếng Tàu gọi nó là Khổ Qua.

Bài bạn viết nói xã này có Nghìn Rưởi hecta đất trồng trọt, mà mới trồng 2 hecta Mướp Đắng Bắc. Vậy thì biết bao giờ mới trồng đến Một Nghìn hecta hay Nửa Nghìn hecta mà nói chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

Mặt khác, giống Mướp Đắng ăn thấy cụ này, có ai mua ăn đâu mà trồng vài hecta chứ? Trồng 2 hecta là đã đầy chợ không bán được rồi. Đừng dại thây người ta không trồng thì ngỡ là của hiếm nhé.Tôi là người Bắc rặc, mà không bao giờ ăn Mướp Đắng Bắc xanh (chín thì có ăn cùi đỏ quanh hột), nhưng vẫn trồng và ăn Mướp Đắng Tàu (Khổ qua), mỗi bữa cơm ăn được 2 trái sống.
 
Khổ qua rừng - đó chính là Mướp Đắng giống ngoài Bắc. Mướp Đắng này khác Khổ Qua - Mướp Đắng Tàu - là trái nó bé nhỏ hơn rất nhiều, gai nhọn sắc cứng lởm chởm, và ăn đắng nghét. Hầu hết người Bắc trồng nó để giã trái ra pha nước tắm cho trẻ con cho khỏi bị rôm sảy. Rất ít người có thể ăn nó được 1 miếng.

Vì sao bà con trong nam gọi là Khổ Qua? Vì bà con ta lấy giống ở bên Tàu, và tiếng Tàu gọi nó là Khổ Qua.

Bài bạn viết nói xã này có Nghìn Rưởi hecta đất trồng trọt, mà mới trồng 2 hecta Mướp Đắng Bắc. Vậy thì biết bao giờ mới trồng đến Một Nghìn hecta hay Nửa Nghìn hecta mà nói chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

Mặt khác, giống Mướp Đắng ăn thấy cụ này, có ai mua ăn đâu mà trồng vài hecta chứ? Trồng 2 hecta là đã đầy chợ không bán được rồi. Đừng dại thây người ta không trồng thì ngỡ là của hiếm nhé.Tôi là người Bắc rặc, mà không bao giờ ăn Mướp Đắng Bắc xanh (chín thì có ăn cùi đỏ quanh hột), nhưng vẫn trồng và ăn Mướp Đắng Tàu (Khổ qua), mỗi bữa cơm ăn được 2 trái sống.
Phản biện nhé :D
"Mướp đắng (tên Hán-Việt: khổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam, khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp; danh pháp hai phần: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đớicận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả."
Search trên wiki, không biết có chính xác không nữa, nó có tên tiếng tầu không có nghĩa nó là cây của tầu.

Thứ hai, không dám khuyên ai trồng cây gì, số lượng bao nhiêu, nhưng trồng cây phải xem đến vấn đề thị trường, không phải trồng nhiều được nhiều tiền trồng ít được ít tiền. Trồng ít mà bán mắc thì vẫn nhiều tiền như thường. Ngoài chợ và siêu thị cũng bán nhiều mướp đắng trong gian thực phẩm.

Mướp đắng không ăn được đại trà, nhưng ai đã ăn được mướp đắng thường hay mua về ăn. Nhà tôi cũng hay ăn mướp đắng, sào với hải sản hoặc thịt lợn, thịt bò...
 
Mướp đắng Tàu đúng là cây Tàu. Nó do người Tàu tạo giống nên. Người Việt, người Ấn độ, không có giống này.

Cũng nên biết Lúa Gạo có nhiều giống. Có giống Thái. Có giống Đài, Có giống Phi. Không phải Lúa là loạn xạ không có nguồn gốc đâu. Giống nào có gốc của nước làm ra nó đấy.
 
Mướp đắng Tàu đúng là cây Tàu. Nó do người Tàu tạo giống nên. Người Việt, người Ấn độ, không có giống này.

Cũng nên biết Lúa Gạo có nhiều giống. Có giống Thái. Có giống Đài, Có giống Phi. Không phải Lúa là loạn xạ không có nguồn gốc đâu. Giống nào có gốc của nước làm ra nó đấy.
Thế à? Thì ra mướp đắng lấy của tầu? Anh lấy tài liệu ở đâu vậy??? :D
 
Mướp đắng Tàu lấy giống từ nứoc Tàu, bạn đã nghe ra chưa?
Mướp đắng Ấn độ thì từ Ấn Độ. Mướp đắng Ta thì vốn ở nước Ta.

Tài liệu này do tôi viết ra.

Bạn không hiểu là các tài liệu trên đời, nếu không cóp của ai, thì đều có người viết ra hay sao?
 

Khổ qua rừng - đó chính là Mướp Đắng giống ngoài Bắc. Mướp Đắng này khác Khổ Qua - Mướp Đắng Tàu - là trái nó bé nhỏ hơn rất nhiều, gai nhọn sắc cứng lởm chởm, và ăn đắng nghét. Hầu hết người Bắc trồng nó để giã trái ra pha nước tắm cho trẻ con cho khỏi bị rôm sảy. Rất ít người có thể ăn nó được 1 miếng.

Vì sao bà con trong nam gọi là Khổ Qua? Vì bà con ta lấy giống ở bên Tàu, và tiếng Tàu gọi nó là Khổ Qua.

Bài bạn viết nói xã này có Nghìn Rưởi hecta đất trồng trọt, mà mới trồng 2 hecta Mướp Đắng Bắc. Vậy thì biết bao giờ mới trồng đến Một Nghìn hecta hay Nửa Nghìn hecta mà nói chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

Mặt khác, giống Mướp Đắng ăn thấy cụ này, có ai mua ăn đâu mà trồng vài hecta chứ? Trồng 2 hecta là đã đầy chợ không bán được rồi. Đừng dại thây người ta không trồng thì ngỡ là của hiếm nhé.Tôi là người Bắc rặc, mà không bao giờ ăn Mướp Đắng Bắc xanh (chín thì có ăn cùi đỏ quanh hột), nhưng vẫn trồng và ăn Mướp Đắng Tàu (Khổ qua), mỗi bữa cơm ăn được 2 trái sống.
Chợ ở quê con toàn dân Nam ko ai mua, nhưng chợ Hòa Long, nơi có nhiều dân Bắc, Trung di cư vào năm 75 người ta trồng hái bán lá, trái khá nhiều, ko có mà bán í chú. Lá nó nhúng lẩu cua đồng rất ngon, trái thì kho thịt, kho chả cá cũng ngon. Chủ thớt bảo là trái phơi khô làm dược liệu mà chú. Không biết chú ra nước ngoài sống lâu chưa chứ bây giờ người Việt mình có điều kiện nên ăn uống theo phong trào lắm đó chú.
 
Không biết chú ra nước ngoài sống lâu chưa chứ bây giờ người Việt mình có điều kiện nên ăn uống theo phong trào lắm đó chú.
Tôi không ăn uống theo phong trào. Tôi không ăn được đắng quá mà thôi.
Người ăn theo phong trào, thì dẫu không thấy ngon, mà cũng ráng phải ăn theo.
 
Tôi không ăn uống theo phong trào. Tôi không ăn được đắng quá mà thôi.
Người ăn theo phong trào, thì dẫu không thấy ngon, mà cũng ráng phải ăn theo.
Ăn ngon hay không ngon quan trọng à? Không phải xản xuất ra một mặt hàng để bán sao? Có thị trường bán có lãi là ok rồi.
 
Tôi không ăn uống theo phong trào. Tôi không ăn được đắng quá mà thôi.
Người ăn theo phong trào, thì dẫu không thấy ngon, mà cũng ráng phải ăn theo.
Không phải vậy đâu chú. Lá nó nhúng vào nồi lẩu rồi lấy ra liền, không đến nỗi đắng lắm đâu, ăn còn có vị ngọt, không đẵng nhiều như rau đắng. Ngon người ta mới ăn chứ chú. Quê con còn có loại nấm tràm, mọc từ meo lá tràm mục vào mùa mưa, nó đắng kinh khủng mà nhà nào cũng ăn, ăn xong uống nước vào nó còn đắng trong miệng đến nửa tiếng sau.
 
Không phải vậy đâu chú. Lá nó nhúng vào nồi lẩu rồi lấy ra liền, không đến nỗi đắng lắm đâu, ăn còn có vị ngọt, không đẵng nhiều như rau đắng. Ngon người ta mới ăn chứ chú. Quê con còn có loại nấm tràm, mọc từ meo lá tràm mục vào mùa mưa, nó đắng kinh khủng mà nhà nào cũng ăn, ăn xong uống nước vào nó còn đắng trong miệng đến nửa tiếng sau.
Chắc là lá nó không đắng lắm. Ý tôi nói trái nó đắng lắm, không thể ăn được, kể chỉ là một miếng.
 


Back
Top