Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
Tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm lõm bõm, thiếu sót để bà con cùng góp thêm.
*
Nuôi thỏ trong chuồng sàn tre hay gỗ để lọt phân và nước tiểu xuống sàn
cho dễ quét dọn.
*
Thức ăn là cỏ, lá cây, cành non, ngô, gạo, đỗ, rau, củ, không có động vật.
Cho ăn vào máng nhỏ, nông, có hàng rào chỉ lọt cái đầu vào thôi, để nó
khỏi dẵm lên thức ăn. Cho ăn ít một, nhưng suốt ngày, và phải vứt thức ăn
thừa trong máng đi. Có một máng nước uống ở một góc để thỏ uống khi ăn củ
và hạt xay vụn. Rau cỏ tươi non, sau mưa, hay sau khi rửa, thì phải để ráo
nước trước khi cho ăn để khỏi bị đi ỉa lỏng. Khi thỏ đi ỉa lỏng, có thể
cho ăn lá chát như lá Sim, Sung, Mơ. Công nghiệp Mỹ bán thức ăn nuôi thỏ
là củ cỏ nghiền, đóng hạt khô như đầu đũa dài gần 1 cm, cứng có thể bóp
vụn bằng 2 ngón tay. Tỷ lệ bột phải thấp hơn nhiều so với cỏ thì mới đỡ
bị bệnh đường ruột. Thỏ không ăn bẩn, nên thức ăn thừa nó không bao giờ ăn
lại, và ta phải vứt ra. Ví dụ cỏ mọc từ đống phân lên, từ đống rác, hay
trong bóng rợp thì nó không ăn.
*
Phải nhốt riêng thỏ đực giống, vì nó luôn luôn nhảy lên lưng các con khác
làm quấy nhiễu. Khi cần cho thỏ cái có bầu, thì mới thả thỏ đực vào. Khi
con cái không chịu thì bắt thỏ đực ra, hôm sau mới thử. Tôi không biết dấu
hiệu nào là ngày thỏ cái tơ (chưa có con bao giờ) chịu đực, nhưng thỏ cái
mới đẻ thì ngày hôm sau có thể chịu đực ngay. Phải bắt thỏ mẹ để riêng ra
với thỏ đực, vì chúng đuổi nhau sẽ dằm chết thỏ con. Bắt cho phối một lúc
mà không xong, thì trả mẹ về cho các con bú, hôm sau lại phối. Nếu mấy hôm
sau khi đẻ mà không phối được, thì phải đợi đến các con khôn lớn, mấy tháng
và không biết ngày nào thỏ mẹ chịu đực, khiến cho kinh doanh thua lỗ. Nếu
trôi chảy, thì cứ đẻ xong lứa này, thì có bầu lứa sau. Có lẽ tháng rười một
lứa từ 4 đến 6 con. Tôi chưa tìm hiểu, nên bạn gắng tìm hiểu xem sao.
*
Thỏ có bầu vẫn có thể thả chung với thỏ khác không phải thỏ đực giống, ví
dụ thỏ đực non chẳng hạn. Khi nào nó cắn rứt lông bụng, thì bắt riêng vào
một chuồng đáy gỗ liền để nó đẻ thì con không lọt qua sàn. Nó hay dẻ đêm
nhưng cũng có khi đẻ ngày. Nó rứt lông bụng và làm tổ ở góc trong chuồng .
Khi đẻ, đừng nên đến nhiều, có thể nó dẵm hay cắn chết con . Đừng quên
cho hạt, củ, và nước uống pha muối để nó khỏi ăn con.
*
Ngày xưa nhà tôi nuôi thỏ, con thỏ đực giống rất to, nhớ lại có lẽ được
chục ký, trong khi thỏ cái tơ nhỏ tí xíu. Khi nó nhảy thì rất tội nghiệp
cho thỏ cái. Thỏ đẻ rồi thì cũng khá to. Nhà tôi nuôi không có lãi, vì
khó khăn 2 khâu:
- Không cho thỏ đực phối đúng lúc, nên thỏ cái không chịu, và không có
bầu luôn luôn như người khác nuôi.
- Thỏ mới đẻ bị chết, chủ yếu vì lúc đó người chăm thỏ đang ngủ say .
Thỏ con bị rớt qua chuồng xuống sàn lạnh có nước đái thỏ, và thỏ con bị
chết có lẽ bị mẹ dẵm chết, bị mẹ cắn chết. Có lẽ trẻ con lén vào coi thỏ
con mới đẻ còn đỏ hỏn không lông, nhắm tịt mắt.
*
Hoàn toàn tôi nhớ được gì thì nói, chứ không tìm hiểu tham khảo ở đâu hét,
nên có thể có sai. Các bạn góp ý cho.
*
---------------
Theo nguồn:
*
http://forum.myspace.com/index.cfm?...en=801DD145-6EAD-469C-9425EC174619D6774626865
*
Có 3 hình khá rõ và đẹp, tôi chọn một hình sau:
*
rabbit_fur_farm_portugal_battery_cage_system_c_animal_03.jpeg

*
Xin trích dịch vài tin quan trọng trong này:
*
- Nuôi thỏ giống thì phải để đực cái riêng.
- Thỏ cái đẻ từ 5 đến 8 lứa mỗi năm.
- Đẻ xong thì thỏ cái phối giống sau 14 đến 28 ngày.
Đây là chỗ sai trong cách nuôi của tôi. Có lẽ tôi nghe
người bán thỏ nói cho thỏ đực nhảy ngay hôm sau khi đẻ
nhưng tôi không làm được điều này. Thỏ cái cụp đuôi xuống,
còn thỏ đực cứ thúc vào lưng. Tôi phải vất vả tìm ngày
thỏ cái chịu đực lại, và không thể làm được như người
ta nói.
- Bài không nói thời gian cai sữa của thỏ con, nhưng nói
thỏ cai sữa sớm thì yếu, dễ mắc bệnh, và tỷ số chết là 40%.
Bài cũng nói thỏ cai sữa sớm, thì mẹ chóng phối giống hơn.
Như vậy đoán liều là cho thỏ con cai sữa 14 đến 28 ngày tuổi.
- Thỏ cái đẻ được 18 tháng thì loại bỏ. Không biết mấy tháng
tuổi thì cho thỏ cái phối giống lứa đầu?
- Thỏ thịt thì nuôi từ lúc ra đời đến 56 - 70 ngày tuổi.
- Nước Mỹ hàng năm nuôi và ăn thịt 8 triệu thỏ thịt.
- Thỏ rất nhạy cảm với mùi khai thối, và ở chật.
Triệu chứng ở quá chật là rứt lông và cắn tai nhau.
- Giống Tân Tây Lan trắng và giống California nuôi tốt nhất
vì màu trắng sạch sẽ, và mau lớn. (Nhà tôi nuôi thỏ nhiều
màu: trắng, da cam, đen, nâu, xám, loang).
- Thỏ chỉ lớn nhất 5 kilô rưỡi thôi, không có 10 ký đâu.
- Thỏ thịt xuất chuồng từ 2 kí đến 3 kí.
- Thỏ chết già có thể 10 tuổi.
*
Còn nhiều trang nữa, tìm Google với từ khoá "Rabbit Farming."
*
Ví dụ, ở đây http://journeytoforever.org/farm_library/AD20.pdf
có trang coi giống thỏ trang 13: Nhấn ngón tay vào gần lỗ sinh
dục thì thỏ đực sẽ lòi đầu chim ra, thỏ cái lòi lỗ huyệt ra.
*
Trang 15 dạy cách phối giống:
- Bế thỏ cái vào chuồng thỏ đực. Không được cho thỏ đực
vào chuồng thỏ cái (tôi làm ngược lại).
- Phải phối vào sáng sớm hay chiều muộn.
- Nếu thỏ cái chịu, thì chỉ 15 phút là thỏ đực làm xong 2 lần.
Chỉ một lần là đủ mặc dù thỏ cái chịu nhiều lần. Nếu 15 phút
mà không lần nào, thì thỏ cái không chịu, phải bắt thỏ đực ra.
- Luôn luôn phải mắt thấy phối giống, rồi bắt riêng ra.
- Nếu không phối được, thì thay con đực khác. Nếu thay con
đực khác mà vẫn khó khăn, thì thịt con thỏ cái ấy đi.
- Sau khi phối 1 hay 2 tuần, thì thỏ cái rứt lông bụng, và
sau 30-32 ngày thì đẻ.
- Cũng nói cho thỏ đẻ uống nước có chút muối, và đừng có ai
quấy rầy, thì thỏ không ăn thịt con.
- Sau khi đẻ 1 tháng thì cho nhảy đực lại, sau khi cai sữa.
- Nên cho nhảy nhiều thỏ cái một ngày, để có nhỡ, thì góp
thỏ con chung lại cho một vài thỏ mẹ nuôi, để con khác chóng
nhảy đực lại.
*
Còn nhiều nữa, nhưng hãy tạm thế đã nhé.
*
 
Last edited:
Thưa các bạn.
Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.
Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.
Thân chào.


Nhất trí với Anh vấn đề chính là kỹ thuật nuôi.
Được biết Anh cũng có nhiều kinh nghiệm về con thỏ,ta đi thẳng vào vấn đề luôn mong những ai có kinh nghiệm cùng chia sẽ.

1: xây chuồng trại: theo 2 hướng qui mô hộ gia đình,qui mô công nghiệp
2: cách làm lồng chuồng:theo 2 hướng qui mô hộ gia đình,qui mô công nghiệp
3: Dấu hiệu nhận biết thỏ tơ động dục như thế nào.
4: Những bệnh nào của thỏ hiện đã có thuốc ngừa.
v.v.v

Chúng ta sẽ đóng góp theo từng chủ đề, từng mục riêng lẻ và thực tế ,như thế chúng ta sẽ có được một topic hoàn chỉnh và có thể cung cấp những thông tin cần thiết đầy đủ cho người nuôi thỏ.

Thân.
 
1: xây chuồng trại: theo 2 hướng qui mô hộ gia đình,qui mô công nghiệp
2: cách làm lồng chuồng:theo 2 hướng qui mô hộ gia đình,qui mô công nghiệp
3: Dấu hiệu nhận biết thỏ tơ động dục như thế nào.
4: Những bệnh nào của thỏ hiện đã có thuốc ngừa.

Làm chuồng, trại:
Lãnh vực này có thể làm theo nhiều kiểu khác nhau, tùy theo diện tich đất, tuy nhiên chú ý những vấn đề cơ bản:
- Nền chuồng nên làm bằng bê tông hoặc xi măng nghiêng về một hướng nào đó có rảnh thoát nước ( thường là dọc theo lối đi), mục đích là thuận tiện vệ sinh mỗi ngày. Mái có thể làm bằng tôn hoặc lá dừa, đảm bảo không quá nóng vào mùa hè. Hướng chuồng nên quay theo hướng bắc nam hoặc ngược lại, nhằm tránh gió lùa. Xung quanh chuồng bọc lưới B40, và che bạt, hằng ngày vén bạt lên cho thoáng, ban đêm hoặc lúc mưa bão thả bạt xuống.
- Thiết kế chuồng theo hình chữ nhật, dài ngắn tùy theo diện tích đất.
- Thiết kế ô chuồng nuôi theo dãy có chiều rộng 1m, chiều dài theo chiều dài của trại. Lối đi giữa 2 dãy chuồng từ 08 đến 1m. Mỗi dãy chuồng chia làm 2 phần 2 bên ( mỗi bên một ô thỏ), đường cấp nước uống bằng van tự động ở giữa nhằm tiết kiệm ống dẫn nước. máng ăn cho thỏ gắn bên ngoài chuồng, dọc theo dãy chuồng. trên mỗi ô chuồng treo thẻ ghi tên thỏ và những nội dung quan trọng khác như tên cha, mẹ, ngày sinh. chủng ngừa…Cuối mỗi dãy ô chuồng gắng bảng theo dõi phối giống dành cho thỏ cái sinh sản ghi ngày phối giống và thỏ đực phối giống, người chăm sóc căn cứ bảng phối giống này để đặt ổ đẻ cho thỏ. Nếu là chuồng nuôi thỏ thịt thì không cần những chi tiết này.
Thiết kế chuồng là vấn đề quan trọng, mình đang nghiên cứu sao cho hợp lý và thuận tiện để có thể cải tiến theo hướng tự động hóa sau này.
Ngoài ra, có thể làm chuồng dựa vào những gì đã có sẵn, cải tiến lại như chuồng heo…Lúc đó mình có thể thiết kế sao cũng được miễn là hợp lý.
Thỏ tơ động dục có nhiều biểu hiện, dể thấy nhất là khi nhốt chung với những thỏ cái khác, khi động dục nó thường dí những con thỏ còn lại trong chuồng và làm động tác nhảy đực giống như thỏ đực. Còn nhốt riêng thì đến giai đoạn phối giống (5 tháng tuổi), thì phối theo lịch phối giống của cả đàn, thường lịch phối giống theo chu kỳ 5 ngày, tức là phối giống vào các ngày 5,10,15,20,25,30 hàng tháng, lúc đó bắt từng con cái và quan sát để phối giống, nhìn màu đỏ tươi của bộ phận sinh dục thỏ cái là xác định được ngay. Phương pháp này bắt buộc phải tốn thời gian.
Về bệnh thỏ hiện có văc xin bại huyết thỏ, chích cho thỏ từ 2 tháng tuổi, lập lại theo định kỳ 6 tháng, đây là một thành công lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh trên thỏ, bệnh bại huyết trước đây là nổi lo sợ đối với người nuôi thỏ. Ngoài ra còn những bệnh khác hay xuất hiện trên thỏ như tiêu chảy, tụ huyết trùng…chưa có văc xin, chỉ dùng phương pháp phòng và điều trị.
Trên đây là những kinh nghiệm mà mình biết. xin đóng góp trên diễn đàn.
 
X
Cảm ơn những chia sẽ quý báu của các anh. Em có một số câu hỏi mong các anh giúp với :D
1. Loại núm uống tự động cho thỏ là loại nào? Nếu ở TP.HCM thì mua ở đâu?
2. Loại chuồng nuôi thỏ bằng sắt gần giống thế này? Thì có thể đặt hoặc mua ở đâu ạ? Chi phí là bao nhiêu?
ap_20100404023204865.jpg

3. Thức ăn tinh cho thỏ thịt và thỏ đẻ có thể dùng những loại nào?
Em cảm ơn các anh rất nhiều ...:D
---------------
Ông bà già ở nhà nuôi thỏ toàn cho Thỏ ăn " Rau muống biển" Quê em Phan Thiết có nhiều lắm, gần như quanh năm. Nó đây các bác:

57_1165245833.jpg


Cho em hỏi thêm có loại cây nào thích hợp trồng trên vùng đất cát ven biển quê em, mà thỏ có thể ăn được không ạ?
 
Last edited by a moderator:
1. Loại núm uống tự động cho thỏ là loại nào? Nếu ở TP.HCM thì mua ở đâu?
2. Loại chuồng nuôi thỏ bằng sắt gần giống thế này? Thì có thể đặt hoặc mua ở đâu ạ? Chi phí là bao nhiêu?
3. Thức ăn tinh cho thỏ thịt và thỏ đẻ có thể dùng những loại nào?

1.Là loại van bằng inox, thỏ ngậm miệng vào đầu van thụt vào và nước chảy ra. gắn vào ống nhựa Bình Minh D21, cái này không biết ở Sai Gòn ở đâu bán? tôi thì có người bạn cạnh nhà làm nghề bỏ hàng tạp hóa mua về bán lại.

2.Chuồng cho thỏ cũng tương tự như chuồng nuôi bồ câu ở trên. Còn nơi làm thì không rõ lắm, bạn có thể tự làm cũng được.

3.Tôi đang cho thỏ ăn thức ăn Con Cò C15 ( dành cho heo từ 15 đến 30kg) ngoài ra còn có thức ăn cho thỏ của hãng cám Long Châu ( có cả 3 loại dành cho thỏ thịt, thỏ cái sinh sản và thỏ con).

Các loại rau cỏ đều có thể dùng cho thỏ ăn được, miễn là sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu và không có độc tố. Rau cỏ khi cho thỏ ăn nên để ráo nước, tốt nhất là để cho héo đi rồi cho thỏ ăn, tránh cho thỏ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chướng hơi sình bụng. Đối với thỏ con dưới 2 tháng tuổi tốt nhất không cho ăn thêm rau cỏ.

Trên đây là cách nuôi của tôi.
 
X
vậy là có đầu ra hả bác?
thị trường tiêu thụ ra sao vậy?
Hiện giờ cung không đủ cầu :cool: (Nhà nuôi có 10 con nái à, bán loanh quanh trong xóm thôi:)
---------------
@Nguyenhungdung: Cảm ơn anh nhiều (Không thấy nút thank chỗ nào :( )

Thức ăn cho thỏ chủ yếu của nhà mình là rau muống biển và cỏ, buổi tối thì cho ăn thêm cơm nguội trộn với cám thấy tụi nó ăn ngấu nghiến luôn (Mà chơi thức ăn kiểu này dễ tiêu chảy quá)
Nhà em mới nuôi đây số lượng khoảng chục con nái, kinh nghiệm nuôi không nhiều, chia sẽ với các bạn nhiêu đó :)
 
Last edited by a moderator:
T
mình có đọc 1 tài liệu nói là

vào buổi tối con thỏ đi phân của nó ra
phân đó hơi sệt và nó ăn lại .nên thỏ nhanh lớn
hơn là các con mà không được ăn phân

không biết có đúng không ? mời các bác chỉ giáo thêm

tấn thành cám ơn nhiều
 
Hiện tượng ăn phân của thỏ (Caecotrophia)

Động vật ăn cỏ chỉ có thể tiêu hoá chất xơ từ thức ăn thực vật bằng quá trình lên men vi khuẩn. Quá trình này ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ dày và phần đầu ruột non. Ở thỏ và ngựa thì xảy ra ở manh tràng và ruột già. Trong các trường hợp trên, sự tiêu hoá tinh bột tạo thành axit béo và hấp thụ vào đường máu thì đều giống nhau. Nhưng riêng sự hấp thụ axit amin thì có khác nhau: ở động vật nhai lại axit amin phân huỷ và hấp thụ ngay ở dạ múi khế và ruột non. Đến phần ruột già, từ manh tràng axit amin không có khả năng hấp thụ được. Thỏ đã bổ sung sự khiếm khuyết đó bằng hiện tượng sinh lý ăn phân mềm ( Caecotrophia).

Đặc điểm tiêu hoá của thỏ là ăn phân (Caecotrophia). Trong đường ruột của thỏ tạo thành 2 loại phân: một loại mềm, luôn được thỏ ăn lại, gọi là phân mềm hoặc do xuất phát từ manh tràng (Caecum) nên gọi là phân manh tràng (Caecotroph). Còn loại phân viên tròn, cứng, thỏ không ăn, gọi là phân cứng. Phân mềm chứa rất nhiều vitamin B nên còn gọi là phân vitamin.

Phân cứng có vật chất khô cao hơn, nhưng hàm lượng protein lại nhỏ hơn phân mềm. Phân cứng ở dạng viên đơn, phân mềm bao gồm 5-10 viên nhỏ kết dính thành chùm dài bởi màng mỏng. Phân mềm khi thải ra đến cửa hậu môn thì thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt vào dạ dày và tan ra ở đó, trộn lẫn với chất chứa dạ dày, đẩy dần vào ruột non, các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở đó.

Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi, bắt đầu ăn thức ăn cứng. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân đêm. Đối với thỏ rừng thì ngược lại. Như vậy chứng tỏ rằng thỏ ăn phân mềm trong môi trường yên tĩnh. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<I>Theo longdinh.com</I>
 
X
Ai quan tâm đến con thỏ thì có thể xem video này nhé!!

[youtube]MsWRosj2t-o[/youtube]
@Nguyenhungdung: Anh ơi, loại thuốc sát trùng chuồng nuôi thỏ, mình có thể dùng loại nào? và cách phun sát trùng như thế nào để không ảnh hưởng đến con thỏ ạ?
Cảm ơn anh:wub:
 
@nguyenhungdung: Anh ơi, loại thuốc sát trùng chuồng nuôi thỏ, mình có thể dùng loại nào? và cách phun sát trùng như thế nào để không ảnh hưởng đến con thỏ ạ?[/I]

Thuốc sát trùng chuồng trại hiện có nhiều loại có phổ diệt khuẩn rộng và an toàn cho người và gia súc như TH4 của SoGeVal...
Anh sử dụng VIRKON của BAYER AGRITECH, phun trực tiếp vào chuồng thỏ, máng ăn, kể cả thỏ, không ảnh hưởng gì.
 
Động vật ăn thức ăn thực vật có thể nhai lại và không nhai lại.
Động vật nhai lại thì tiêu hoá thức ăn trong một thời gian dài,
và cần vi khuẩn giúp tiêu hoá. Động vật không nhai lại, thì vi
khuẩn không kịp đi ngược lại để giúp tiêu hoá thức ăn, nên không
tiêu hoá được nhiều bằng động vật nhai lại, và chúng cần ăn một
chút phân để đưa vi khuẩn vào đầu dây chuyền tiêu hoá. Cũng có
thể thấy được chất dinh dưỡng chưa tiêu hoá lần thứ nhất thì cũng
được hấp thụ lại ở lần thứ hai này, nhưng không thể tốt bằng thức
ăn tươi mới, chưa tiêu hoá. Người ta theo rõi Đười Ươi, thấy nó
thỉnh thoảng mới cắn một miếng phân vừa mới ỉa ra nó đặt tay đón
sẵn không để chạm xuống đất. Bình thường thì nó không ăn phân nó
ỉa ra. Người ta cũng chỉ đoán là nó đưa vi khuẩn trở lại làm giống
trong bộ tiêu hoá của nó, chứ cũng không dám chắc.
*
Khi tôi còn nhỏ, học trong trường, có nghe thày giảng về mấy bí quyết
trẻ lâu, là ăn sữa chua (ăn dưa chua thay được), và mỗi năm tẩy ruột
ít nhất một lần để bớt vi khuẩn trong bộ tiêu hoá đi.
*
Lại nói về Thỏ ăn phân, thì so sánh dinh dưỡng phân nó ăn lại, và phân
nó không ăn lại, coi chênh lệch bao nhiêu phần trăm, và số phần trăm
chênh lệch đó có chắc hấp thụ hết 100% không, thì mới rõ kết quả của
việc tiêu hoá lại thức ăn đã ỉa ra .
*
Chia sẻ chút kinh nghiệm, các bạn nên thực sự thí nghiệm và đối chứng
mới thấy được vấn đề.
*
 
Như một vì sao mới mọc, Topic nầy xuất-hiện đã thấy ngay chủ Topic cống-hiến cho Diễn-đàn một sự hiểu biết rất khoa-học cùng với kinh-nghiệm bản thân. Điều mà tôi nhận thấy là chủ Topic thật lòng muốn người đọc lãnh nhận được điều anh muốn trao cũng như cách trình-bày hết sức dễ hiểu.
Hoan-hô!
 
X
Vấn đề vệ sinh phòng trị bệnh cho thỏ

Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt.
Các bệnh thỏ thường mắc là bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng ..v..v. Cách sử dụng các loại thuốc để phòng trị các bệnh này như sau:
- Đối với bệnh bại huyết:

Tiêm vắc xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Đối với bệnh ghẻ:

Điều trị: dùng Ivermectin 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc dùng Dextomax 0,1 ml/3kg thể trọng.
- Đối với bệnh cầu trùng:

Phòng bệnh: vệ sinh, sát trùng chuồng trại. Sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng 1/2liều điều trị.
Điều trị bệnh: thuốc Anticoc, HanE3: 0,1-0,2g/kg thể trọng.

Nguồn:
(Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia)
 
Lúc nhỏ tui có nuôi mấy cặp thỏ. Nuôi vì ham nuôi, nên cứ làm chuồng, mua về thả vô. Đến kỳ thỏ cũng phối giống, sinh con. Không bao lâu sau khi sinh con, thỏ đực phủ ngay, thỏ cái mang bầu trong lúc nuôi con sơ-sinh.
Xin hỏi :
- Còn có con vật nào như thỏ cái, luôn có sẵn trứng rụng, sẵn-sàng thụ thai?
- Thỏ cái sinh-sản theo nhịp độ đó có bị mất sức không? Điều nầy cũng có nghĩa sẽ sinh những lứa con không khỏe mạnh.
Thân.
 
- Còn có con vật nào như thỏ cái, luôn có sẵn trứng rụng, sẵn-sàng thụ thai?
- Thỏ cái sinh-sản theo nhịp độ đó có bị mất sức không? Điều nầy cũng có nghĩa sẽ sinh những lứa con

Câu thứ nhất: Em không rành lắm, nên xin miển có ý kiến, chờ người khác hiểu biết hơn trả lời.
Câu thứ hai: là câu hỏi hay, vấn đề này là dấu hỏi lớn cần tìm giải pháp hơp lý. Nhiều tài liệu khuyên không nên cho thỏ phối giống ngay sau khi sinh, vì làm như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thỏ mẹ và thỏ con khi sinh ra. Tuy nhiên trong chăn nuôi thỏ, yếu tố sinh sản của thỏ cái theo em là quan trọng hàng đầu, nó quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ. Thứ hai nữa là có những thỏ cái sau khi sinh là chịu phối giống ngay, qua đợt đó nó lại rất chậm lên giống.
Ở trại của em hiện thực hiện phối giống ngay sau khi sinh (tỷ lệ đâu thai khoảng trên 50%), sau khi phối giống thành công, tiêm ADE ở ngày thứ 15 của thai kỳ nhằm giúp thai phát triển và bổ sung Vitamin, song song đó là chế độ cho thỏ cái ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng bằng thức ăn công nghiệp.
Qua theo dõi thấy thỏ con sinh ra vẫn phát triển tốt.
Vài ý kiến trao đổi cùng anh.
 
X
Ở trại của em hiện thực hiện phối giống ngay sau khi sinh (tỷ lệ đâu thai khoảng trên 50%), sau khi phối giống thành công, tiêm ADE ở ngày thứ 15 của thai kỳ nhằm giúp thai phát triển và bổ sung Vitamin, song song đó là chế độ cho thỏ cái ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng bằng thức ăn công nghiệp.[/SIZE][/FONT]

ADE ở đây có phải là tiêm Vitamin A, D và E không anh. Vậy anh cho em hỏi là liều lượng bao nhiêu trên một con là hợp lý ạ?
Cảm ơn anh
 
ADE ở đây có phải là tiêm Vitamin A, D và E không anh. Vậy anh cho em hỏi là liều lượng bao nhiêu trên một con là hợp lý ạ?

Uh, đúng vậy. liều lượng: 0.4 cc / con. Đó là của anh dùng, còn thực tế phải xem nồng độ và chỉ dẫn trên bao bì.
 
Back
Top