Hiểu biết tối thiểu khi dùng kháng sinh

  • Thread starter duchuy100386
  • Ngày gửi
Lang thang kiếm được ít tài liệu hay post lên đây cho mọi người cùng tham khảo

1. Phải dùng kháng sinh đúng chỉ định

Hầu hết các kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi khuẩn, chỉ có một số rất ít có tác dụng điều trị các bệnh do nấm, ký sinh trùng và siêu vi trùng. Nếu chưa thật cấp bách, khi chưa xác định đúng bệnh chưa nên dùng kháng sinh. Phải chọn kháng sinh đúng với bệnh vì mỗi loại kháng sinh có tác dụng đặc hiệu với một loại vi khuẩn nhất định.

Thí dụ: Ampicilin có tác dụng tốt với bệnh đóng dấu lợn, nhiệt thán gia súc, phó thương hàn, bệnh đường hô hấp và sinh dục.

Erythromycin: Tác dụng tốt với viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản - phổi, viêm màng phổi) bệnh đường sinh dục, đường tiết niệu (viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm niệu đạo...)



2. Không dùng kháng sinh trong những trường hợp sau

- Penicilin - không dùng đối với gia súc có tiền sử choáng, dị ứng.
- Pinicilin chậm, Chloramphenicol, Tetracyclin, Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin
Sulfamid: không dùng cho gia súc sơ sinh.

- Sulfamid, Tetracyclin, Rifampicin, Bactrim không dùng cho gia súc có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Khi thật sự cần thiết mới dùng nhưng phải theo dõi cẩn thận.



3. Sớm dùng kháng sinh khi đã có chỉ định

- Ngay từ đầu dùng kháng sinh với liều cao, không dùng liều nhỏ tăng dần để tránh hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc. Sau đó mới giảm liều dần khi bệnh đã đỡ.
- Dùng thuốc đủ liều cho cả đợt.

Ví dụ: Sulfamid, Tetrcylin dùng Iiên tục từ 6-8 ngày. Cloramphenicol, Clotetracyclin dùng liên tục từ 4-6 ngày.

- Dùng kháng sinh liên tục cho đến khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt, sưng khớp, sung hạch, ho, đi ỉa lỏng...) Sau đó dùng tiếp tục thêm 2-3 ngày rồi mới ngừng thuốc với liều thấp hơn chút ít.

- Nếu sau 5-6 ngày điều trị không có hiệu quả thì nên thay kháng sinh, hoặc phối hợp với kháng sinh khác.



4. Dùng kháng sinh với thời điểm thích hợp trong một ngày

Căn cứ vào đặc điểm của thuốc mà uống trước hay sau bữa ăn. Tiêm một lần hay chia nhiều lần.
Ví dụ: Căn cứ vào đặc điểm của thuốc:
- Có phân hủy trong dịch vị không
- Tốc độ hấp thu nhanh hay chậm?
- Đào thải nhanh hay chậm
- Bài tiết qua cơ quan nào
Uống thuốc buổi sáng khi đói: Colistin, Polymycin
Uống trước bữa ăn 1 giờ: Penicilin V, Oxacilin
Uống giữa bữa ăn: Nitrofurantein, Acid Nalidixic.
Uống ngay sát bữa ăn: Chlotetracyclin, Symtomycin..
Uống sau bữa ăn 2 giờ: Erythromycin, Chloramphenicol
Penicilin G: Tiêm bắp 2-3 lần/ngày.
Penicilin procain: chỉ cần tiêm bắp 1 lần/ngày.



5. Cần phối hợp kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn
Ví dụ ỉa chảy do Salmonela. Nên phối hợp Chloramphenicol và Tetracyclin. Nhiễm khuẩn do liên cầu tán huyết: nên phối hợp
- Penicilin G vói Tetracyclin.
- Erythrommycin với Tetracyclin.
- Erythrommycin với Pristinamycin.
Xảy thai truyền nhiễm do Brucella, nên phối hợp
- Tetracyclin vớí Streptomycin
- Ampicilin với Sulfamid
- Fifampicin với Tetracyclin.

- Viêm phổi do phế cầu: Nên phối hợp Penicilin G hoặc Ampicilin với Sulfamid; Ampicilin với Gentamycin.

6. Cần chọn kháng sinh thích hợp để tránh các hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc
Ví dụ:
- Tụ cầu tiết men Penicilanaza kháng các thuốc Penicilin G, Ampicilin, Colistin.
- Liên cầu tán huyết kháng thuốc Penicilin, Gentamycin.
- Các liên cầu nhóm A và D, xoắn khuẩn: kháng các thuốc Kanamycin và Gentamycin.



7. Xác định đúng liều lượng với từng loại gia súc
Liều dùng:
- Ngựa (500 kg): 1
- Lừa (200 kg): 1/2 - 1/3
- Đại gia súc có sừng (400 kg 1/2 - 1
- Tiểu gia súc có sừng (60 kg): 1/5 - 1/6
- Lợn (60 kg): 1/5 - 1/8
- Chó (10 kg): 1/10 - 1/16
- Mèo (2 kg): 1/20 - 1/32
- Gia cầm (2 kg): 1/20 - 1/40
Xác định liều theo cân nặng cơ thể.
Ví dụ Ampicilin uống 10 - 20 mg/kg/ngày chia 4 lần.
 
bài viết rất có giá trị, thêm vài tấm hình minh hoạ các sản phẩm kháng sinh nữa thì rất tốt đó bác
 
bài viết rất có giá trị, thêm vài tấm hình minh hoạ các sản phẩm kháng sinh nữa thì rất tốt đó bác
thank bạn đã góp ý .Nhiều loại kháng sinh mà tìm và đưa ảnh lên thì mất nhiều thời gian lắm.Thôi để khi nào mình rảnh thì mình sẽ đưa hình vào bài viết sau.Còn tạm thời bi giờ ai muốn xem hình các sản phẩm kháng sinh thì chịu khó google tí nha
 
bài viết hay .!nhưng theo mình nghĩ nên hạn chế việc sử dụng kháng sinh kết hộp !!
duchuy có thể giải thích rỏ hơn về mục số 7 ??về liều dùng có phải bạn dùng ngựa làm mốc và so sánh với các con vật có trọng lượng thấp hơn mà dùng giảm liều ??
 
Back
Top