Sản xuất phân lân hữu cơ Vi Sinh/Chất trồng cây

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò quan trọng quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu giúp cho nông dân biết chọn lựa những loại phân có ích nhất và cách sử dụng phân như: Bón phân vào thời điểm nào và liều lượng bao nhiêu là có hiệu quả cao nhất. Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp như: Phân hoá học dưới dạng đa lượng hoặc vi lượng: Phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh. Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin: Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914).
>
Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizolium do Beijerink phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên vào năm 1889 dùng để bón cho các loại cây thích hợp của họ đậu. Từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định nitơ mà thành phần còn được phối hợp thêm một số vi sinh vật có ích khác như một số xạ khuẩn cố định nitơ sống tự do Frankia spp, Azotobacter spp, các vi khuẩn cố định nitơ sống tự do clostridium, pasterium, Beijerinkiaindica, các xạ khuẩn có khả năng giải cellulose, hoặc một số chủng vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các nguồn dự trữ phospho và kali ở dạng khó hoà tan với số lượng lớn có trong đất mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric v.v... chuyển chúng thành dạng dễ hoà tan, cây trồng có thể hấp thụ được.

Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng tăng vì:

- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.

- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.

- Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.

- Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, dựa vào thế mạnh của Viện có một đội ngũ kỹ sư vi sinh, kỹ sư nông nghiệp khá đông, với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho việc bảo quản giống và cung cấp giống ban đầu với một cơ sở nông trại chăn nuôi trồng trọt bảo đảm đủ điều kiện cho việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh có chất lượng. Được sự giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu vi sinh vật học ứng dụng và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở Hà Nội, bước đầu cơ sở đã đi vào sản xuất và thu được một số kết quả khả quan.

Quá trình sản xuất được thực hiện dựa trên cơ sở:

1- Chủng giống vi sinh vật do Trung tâm nghiên cứu vi sinh vật học ứng dụng cung cấp gồm các chủng loại sau:

- Vi khuẩn cố định đạm (T6): Azotobacter

- Vi khuẩn phân giải phospho và kali khó tan (H1, H2): B. megathelium var. phosphoticum.

- Xạ khuẩn phân giải chất xơ (L1, L3): Actinomyces.

Hoạt tính của các chủng có thể tóm tắt:
Các chủng trên có các chức năng:

- Phân giải các hợp chất xơ tạo ra nguồn năng lượng cung cấp các vi sinh vật khác có điều kiện phát triển và làm giàu thêm độ xốp của đất.
- Chủng cố định được nitơ phân từ từ khi trời làm giàu nguồn đạm cho đất.
-Chuyển hoá lân từ các nguồn lân khó tan thành dễ tan để cho cây dễ hấp thụ.

2- Nguồn nguyên liệu:

- Than bùn đã được hoạt hoá
- Rác phế thải có nguồn gốc từ thực vật.
- Quặng apatit hay phosphorit nghiền nhỏ
- Phân chuồng đã được ủ diệt các trứng ký sinh trùng

Phân chuồng và rác là hai nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn ở nông trại và có thể cung cấp liên tục lâu dài.

3- Phương pháp và kỹ thuật tiến hành có thể mô tả như sau:

- Giai đoạn 1: Nghiền nhỏ quặng, hoạt hoá than bùn để đảm bảo được pH thích hợp và xử lý phân chuồng, rác phế thải với vôi để diệt các trứng của ký sinh trùng.
- Giai đoạn 2: Bao gồm từ chủng giống đến khi thành phẩm và tiến hành qua các bước sau:
* Bước1: Bảo quản các chủng giống bằng cách đông khô. Đây là phương pháp bảo quản tương đối ưu việt vì giữ chủng được lâu dài mà các hoạt tính của chủng vẫn được bảo đảm, khi sản xuất giống sẽ được nhân qua các môi trường đặc hiệu.
* Bước 2: Tạo nguồn nguyên liệu nền và nhân giống.
- Tạo nguồn nguyên liệu nền

- Nhân giống: Giống được nhân lên qua môi trường rỉ đường có bổ sung một số các nguyên tố thích hợp và được nuôi cấy trên máy lắc, sau đó nhân tiếp qua hệ thống sục khí ở nhiệt độ 37 - 45oC/72 giờ (giống C2).

* Bước 3: Lên men bán rắn.

4- Phương pháp kiểm tra:

- Kiểm tra số lượng các vi sinh vật có mặt trong sản phẩm bằng phương pháp đếm số lượng khuẩn lạc đặc trưng.
- Đo lường khả năng phân giải cellulose qua kích thước các vòng phân giải.
- Định lượng NH3 và NO3 tạo thành.
- Thử nghiệm qua thực địa so với đối chứng.

Qua kết quả phân tích ở trong phòng thí nghiệm cũng như ở trên thực địa, với hơn 20 tấn phân đã được sản xuất và sử dụng để bón mía và cỏ cung cấp cho súc vật thí nghiệm tại trại Suối Dầu, cho thấy phân hữu cơ vi sinh được sản xuất ở trại Suối Dầu đạt yêu cầu về chất lượng và có hiệu quả tác dụng thật sự trên đồng ruộng. Hy vọng phân hữu cơ vi sinh do trại Suối Dầu sản xuất sẽ góp một phần giải phân cho dự án an toàn thực phẩm trong vùng.
PHAN BỔN,
LÊ CHÍ KHÁNH
Viện Vắcxin Nha Trang - Đà Lạt
Nguồn: Thông tin khoa học, công nghệ Lâm Đồng, số 3.1996
 


Last edited:
Phân bón vi sinh vật ( gọi tắt là phân vi sinh ) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ đạt theo tiêu chuẩn hiện hành. Thông qua các hoạt động của chúng sau quá trình bón vào đất tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng được ( N, P ,K,…) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng xuất và ( hoặc) chất lượng nông sản. Phân vi sinh bảo đảm không gấy ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
http://ramitavn.blogspot.com/2014/04/phan-vi-sinh-huu-co-emz-usa-soil.html
phan+bon+EMZ-USA.jpg

http://ramitavn.blogspot.com/2014/04/phan-vi-sinh-huu-co-emz-usa-soil.html
 


Back
Top