Bán thỏ giống, thỏ thịt -cần thơ

  • Thread starter tam01ct
  • Ngày gửi
hiện nay bệnh bại huyết đã xuất hiện ở một số trại nhỏ ( vài chục nái)
điều này trước đây là chưa có và đặc biệt xuất hiện ở nhiều trại nuôi theo cỏ. hầu hết các trại nuôi theo thức ăn ở cần thơ thì không có. tuy nhiên cũng cần đề phòng là an toàn nhất.
nên tiêm 1cc cho mỗi con, và nên chú ý ko nên tiêm cho những con đang mang thai vì khi tiêm thuốc vào thì thỏ sẽ sinh non.
 


cần chú ý đến lượng nước sử dụng cho thỏ khi cho ăn toàn bộ bằng thức ăn viên vì khi ăn thức ăn thì thỏ rất khát nước và uống rất nhiều nước nhưng khi uống quá nhiều nước đãn đến thỏ bị trướng hơi, ỉa chảy vì thế cần khống chế lượng nước cho uống. cho thỏ uống vừa đủ không dư, không phải lúc nào cũng cho uống thoải mái, chính vì điều này làm cho thỏ con của nhiều trại bị hao rất nhiều do sử dụng dư lượng nước mà không để ý.

Như thế này thì nuôi theo hình thức thức ăn thì không làm hệ thống uống nước tự động cho thỏ được hả anh tâm
 
nói như vậy ko phải là không sử dụng hệ thống van tự động được vẫn sử dụng bình thường nhưng cần quản lý lượng nước. chẳng hạn như khi cho ăn xong mình cho uống thông quan van tự động khoảng 1-2 giờ thì mình ngắt hệ thống, đến khi cho ăn lần tiếp theo thì mình lại làm như thế. nếu cho uống tự do thì thỏ lớn không sao nhưng thỏ nhỏ thì dễ bị tiêu chảy nếu nó quá khát và uống quá nhiều. còn cách khác là có 1 van chủ cho nước vào cả hệ thống thì mình chỉ cần vặn cho nước vào hệ thống 1 lượng ít thôi chứ không cần mở van hết mức.
 
em cũng ở cantho nuôi cung 30 40 chục con nhưng giờ ko bán được cho ai huhuhu
 
hiện tại thỏ con mới biết ăn bao nhiêu tiền 1 cặp
 

hiện tai vân sử dụng thức ăn 7118. vì theo tôi nó ưu việt hơn các loại thức ăn khác và nếu có thay đổi về giá cả thì hãng hà lan ít thay đổi và nếu có thì giá cũng thay đổi ít so với các hãng khác.
 
mih có thể bán thỏ ở đâu nhỉ? Hiện ở chỗ e không thấy có người mua
 
Last edited by a moderator:
bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi, tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số thương lái tại cần thơ cũng như các thương lái ở một số tỉnh lân cận mà họ vẫn thu mua ở cần thơ.
 
Em là quý ở nha trang, hôm trước có gọi cho anh đó , anh cho em cùng mọi người trên diễn đàn vài tấm hình của trại anh được không ạ ? cảm ơn anh nhiều, chúc trại ngày càng phát triển.
 
a cho em hoi ,thuoc tim ngua cho thola loai nao ,,,nhan hiu ten ji ...vui long cho e bit duoc ko
 
QUI TRÌNH DÙNG THUỐC VÀ VACIN CHO THỎ

Thời gian


Loại công việc


Thuốc sử dụng


Liều lượng


Phương pháp thực hiện

Trước khi bắt thỏ hậu bị 3 ngày( khoảng 2 tháng tuổi)


Nên nhốt riêng từng con, chuẩn bị chuồng, tiêu độc sát trùng chuồng


Vime Iodine hoặc Vimekon


15ml/4 lít nước


Phun sương ướt chuồng, ngày/lần, liên tục 3 ngày

Bắt thỏ( sáng sớm hoặc chiều mát)


Chuẩn bị lồng, giỏ






Tạo điều kiện thông thoáng, mát mẻ trên đường đi, khoảng cách càng ngắn càng tốt

Ngày đâu về chuồng


Giảm stress do vận chuyển


Vime-C-Electrolyte


1g/2-4 lít nước uống


Pha nước cho uống, không cho ăn, để nghỉ ngơi.

Tuần thứ1


Cho ăn lại từ từ







Tuần thứ2


Tẩy giun, diệt ngoại ký sinh, ve, ghẻ


Vimectin 0,3 %


1ml/ con 2kg


Tiêm dưới da, 1 liều

Tuần thứ3


Tiêm phòng bệnh xuất huyết


Vắc xin xuất huyết


1ml/ con


Tiêm bắp hoặc dưới da. 5-6 tháng sau lặp lại

Tuần thứ4


Tẩy câu trùng


Vicox toltra


1ml/2,5kg thể trọng


Ngày/liều, cho uống 2 liều, sau đó 1-2 tháng lặp lại 1 liều

Tuần thứ5


Theo dõi lên giống


Poly AD


0,2-0,3 ml/thỏ


Tiêm bắp, 1 liều/tháng

Phối giống lần đầu

15 ngày sau phối giống


Kiểm tra đậu thai

Bồi dưỡng


Vimekat hoặc Canxi- mangie


1ml/5 kg thể trọng


Tiêm dưới da, mỗi loại cách nhau 3-5 ngày xen kẽ nhau.



Nếu không đậu thai cho phối lại


B.complex ADE


1ml/10 kg thể trọng


Tiêm bắp, 1 liều. đôi khi khám thai không chính xác, chưa nên can thiệp bằng thuốc.

28-30 ngày sau phối giống


Chuẩn bị trước đẻ






Rỗ đẻ cho thỏ.




Đẻ lứa đầu


Tiêm kháng sinh phòng nhiễm trùng hậu sản


Forloxin hoặc Ceptiket


1ml/8-10kg thể trọng


Tiêm bắp, ngày/lần. 3 ngày liên tục

Bồi dưỡng


Vimekat hoặc vime-ATP


1ml/5kg thể trọng


Tiêm dưới da, ngày/lần. 3 ngày

Bổ sung canxi


Vime- canlamin hoặc Canxi-magie


1ml/ 5 kg thể trọng


Tiêm dưới da, ngày/lần. 3 ngày

Thỏ trên 32 ngày không đẻ


Xử lý


Cloprostenol


0,1ml/kg thể trọng


Tiêm dưới da, 1 liều duy nhất.

Nếu thỏ đẻ: thu con bình thường

Nếu không đẻ cho phối giống lại



LỨA 1 ngày thứ 3


Tiêm bổ sung vitamin A , D, E


Poly AD


0,2-0,3ml/ thỏ


Tiêm bắp, 1 liều

Phối giống lần kế cho thỏ đẻ






Nếu thỏ mẹ khỏe, không mất sức.

Ngày thứ 5-7


Phòng E.coli cho thỏ con


Aralis


1ml/5kg thể trọng


0,6ml thuốc+0,4ml nước uống, cho mỗi thỏ con uống 1 giọt, 3 ngày liên tục

Ngày thứ 8


Bổ sung men tiêu hóa cho thỏ con


Vime 6 way


2g pha 1 lít nước


Uống 2-3 ngày liên tục

Ngày thứ 10


Phòng cầu trùng cho thỏ mẹ và con lứa 1


Vicox toltra


1ml/2,5kg thể trọng


Thỏ mẹ: cho uống trực tiếp

Thỏ con: lấy 0,3ml thuốc+0,7ml nước uống, dùng 0,1 ml/75g thể trọng, uống 2 ngày liên tục

Ngày thứ 15


Kiểm tra đậu thai lứa 2. bồi dưỡng


Vimekat hoặc Canxi-magie


1ml/5 kg thể trọng


Tiêm dưới da, 1 liều

Nếu không đậu thai cho phối lại


B.complex ADE


1ml/10 kg thể trọng


Tiêm bắp, 1 liều.

Ngày thứ 20


Tẩy giun, diệt ngoại ký sinh, ve, ghẻ cho mẹ


Vimectin 0,3 %


1ml/ con 2kg


Tiêm dưới da, 1 liều

Ngày thứ 27-29


Phòng stress chuẩn bị tách con


Marbovitryl 250 uống hoặc tetra-colivet


1ml/2,5kg thể trọng


2ml/ 1 lít nước uống

Ngày thứ 30


Tách con


Vime-C-Electrolyte


1g/ 2 lít nước uống


Cho uống 2-3 ngày

Ngày thứ 33 thỏ mẹ đẻ lứa 2: tiếp tục thực hiện như lứa 1









Thỏ con lứa 1, 45 ngày tuổi


Tẩy cầu trùng


Vicox Toltra


1ml/2,5kg thể trọng


Ngày/liều, cho uống 2 liều, sau đó 1-2 tháng lặp lại 1 lần

Thỏ con lứa 1, 50 ngày tuổi


Tẩy giun, và phòng ghẻ cho thỏ con


Vimectin 0,3%


1ml/2kg


Tiêm dưới da, 1 liều

Thỏ con lứa 1, 55 ngày tuổi


Bồi dưỡng, chống stress chuẩn bị tiêm phòng


Vimekat plus


5ml/ 1 lít nước uống


Cho uống 3 ngày liên tục

Thỏ con lứa 1, 60 ngày


Tiêm phòng xuất huyết cho thỏ con liều 1


Vacin xuất huyết


1ml/ con


Tiêm bắp hoặc dưới da

Thỏ con lứa 1: 75 ngày


Tiêm phòng xuất huyết cho thỏ con liều 2


Vacin xuất huyết


1ml/ con


Tiêm bắp hoặc dưới da
 
buoi toi co can mo den sag khong vay anh Tam
thỏ là loại gậm nhấm nên hoạt động về đêm. tối là thời gian mà nó hoạt động mạnh nên không cần phải ấm đèn vào buổi tối.ngày nay, để nâng cao lợi nhuận đối với nghề nông thì cần có sự chuyên canh, cũng như cơ giới hóa trong nông nghiệp. Đặc biệt trong ngành chăn nuôi thỏ hiện nay đang phát triển với số lượng tăng nhanh chống, chính vì vậy để chăm sóc được với quy mô lớn cần chế ra loại thức ăn phù hợp cho thỏ vừa tận dụng những nguồn phụ phẩm có sẵn ở địa phương vừa hạ giá thành sản xuất.
hiện nay nhiều trại thỏ đã biết tự chế biến ra những loại thức ăn riêng cho thỏ mà không cần phải thêm rau xanh. Đa phần trong các công thức bao gồm: bã đậu nành + cám mịn + cám to + tấm + hỗn hợp đậm đặc+ premix khoáng +... thức ăn làm ra vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng. tuy nhiên, để cho thỏ dễ ăn và không làm hao hụt thức ăn thì cần phải ép hỗn hợp nguyên liệu nói trên thành viên nhỏ điểu này có nhiều cái lợi:
thỏ dễ ăn
thỏ không cào đổ
nhẹ công vò bóp thành cục (không có máy ép viên)
thời gian bảo quản lâu.
 
Last edited by a moderator:
Cho thỏ ăn cám 7118 hoàn toàn thì mình có phải cho ăn thêm các loại vitamin,khoáng chất để thay cho rau cỏ không Tâm. Vừa rồi mình cho ăn bã đậu ủ với cám bắp nhưng thấy vất vả quá,xong chuyển sang cám heo nái nhưng thấy không hiệu quả bằng cám cá(vì ngày xưa mình cũng cho ăn rồi).Hỏi bạn vậy là mình cho ăn cám cá mà không phải cho ăn cỏ thì mình sẽ chuyển sang cám cá mặc dù giả thành hơi cao.
 
trước đây tôi sử dụng hà lan 7118 ( thức ăn của cá) thì hoàn toàn không cho ăn thêm rau cỏ chỉ cho nó gậm chơi cho vui 1 tuần 1 lần mỗi con chỉ cho ăn vài cọng chơi. tuy nhiên khi tìm hiểu về qui trình sản xuất thức ăn cho cá cũng như những ý kiến của các người chuyên môn và bản thân tôi đã thấy thì khi cho ăn thức ăn cho cá (tất cả các loại cá) thì giai đoạn thỏ con đôi khi sẽ bị hao hụt nhiều. nguyên nhân là do trong thức ăn của cá có thành phần là bột cá, bột cá là do các loại cá tạp hay những loại cá đã chết... đôi khi để ương thối rồi đem sấy khô và nghiền thì trong thành phần của nó sẽ có chất độc. chính vì thế thỏ con ăn vào sẽ bị nhiễm độc.
hiện nay tôi đã chuyển sang loại thức ăn tự chế (vẫn không cần cung cấp rau thêm)
thành phần công thức:
10 kg bã đậu nành đã nấu chính 1500đ/kg 15.000đ
4kg cám mịn 6000đ/kg 24.000đ
1.5kg cám to 2000đ/kg 3.000đ
1kg tấm 6000đ/kg 6.000đ
0.5kg bấp 10000đ/kg 5.000đ
0.5 thức ăn đậm đặc cho heo 20000đ/kg 10.000đ
20g premix khoáng 1500đ
tổng cộng: được 17.5kg 64.500đ
gần 4.000đ/kg chưa khô lắm viên thức ăn vừa đủ cứng
nếu nuôi thỏ thịt thì cần 4kg thức ăn loại này thì đạt 1kg thịt (16.000đ được 1kg thịt)
đây chỉ là công thức sơ bộ và chỉ thử nghiệm bước đầu. cần nghiên cứu thêm khi thay đổi tỉ lệ giữa các thành phần để có giá thành hạ và thỏ hấp thu tốt nhất.
nếu nuôi bằng loại thức ăn này thì thỏ mẹ tiết sữa tốt và tỉ lệ sống cáo từ 90% trở lên.
tuy nhiên cần thiết phải có máy ép viên, đôi khi có thể bóp bằng tay như chí toàn ở trại thỏ LONG TUYỀN vẫn làm nhưng như vậy thỏ sẽ bươi rất nhiều và vệ sinh máng ăn cực vì dính máng nhiều. còn ép viên thì có nhiều cái lợi:
1) thỏ ăn hết hoàn toàn
2) có thể phơi khô hoặc sấy để bảo quản lâu. nếu làm xong phơi 4 giờ thì có thể bảo quản từ 1-2 tháng mà vẫn đảm bảo chất lượng.
3) nhẹ công
tất cả đều là mới thí nghiệm ban đầu và sẽ cho kết quả thực nghiệm cụ thể sau 1 thời gian thử nghiệm nữa.
chúng ta sẽ trao thêm về các thành phần thức ăn tự chế này và máy ép viên.
chúc mọi người thành công.
thân chào!...
 


Back
Top