Kiếm hàng trăm triệu nhờ trồng rau má

Trồng cây rau má cho thu nhập gần 400 triệu đồng/ha, mỗi năm, Nhơn Phú cung ứng ra thị trường khoảng 5.000 tấn rau má.
Những năm qua, hàng trăm hộ nông dân phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn (Bình Định) duy trì diện tích trồng rau má ổn định bởi trồng rau má cho lợi nhuận gấp 3 – 4 lần trồng lúa, hầu hết các hộ dân trồng rau má đã có cuộc sống khấm khá và giàu có.

trong_rau_ma.jpg

Nông dân Nhơn Phú đang thu hoạch rau má.
Theo ông Nguyễn Văn Bùi – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp số 1 Nhơn Phú, cây rau má là một loại rau trước đây mọc hoan dã và mọc khắp nơi ở bờ rào, bờ ruộng, không có nơi cung cấp giống. Do đó, khi trồng rau má người dân phải tự tìm kiếm, tuyển chọn và nhổ gốc rau má tốt về để nhân giống.

Sau khi chăm sóc đến lúc lá rau má cao khoảng 10 – 12 cm thì thu hoạch, 1 sào cho sản lượng từ 500 – 700 kg.

1 ha sản xuất rau má thu hoạch 1 năm được khoảng 80 tấn rau, với giá bình quân 5.000 đồng/kg thì người trồng rau đạt doanh thu 400 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí thì còn lãi không dưới 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Bùi – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp số 1 Nhơn Phú, cho biết: “Chúng tôi cũng đã hạch toán về sản xuất rau má hiệu quả hơn cây lúa để tổ chức hội thảo đó là: mỗi 1 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm, mỗi vụ khoảng 65 tạ/ha thì cho tổng doanh thu khoảng 80 – 85 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi 30% thì nông dân chỉ có lãi từ 28 – 30 triệu đồng. Còn trồng cây rau má 1 ha chúng tôi hạch toán trên 1 ha thì cho thu nhập gần 400 triệu đồng, sau khi từ chi phí khoảng 70 – 75% thì người trồng rau má lãi khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Như vậy làm cây rau má lãi gấp 3 – 4 lần so với sản xuất lúa”.

Nhờ trồng rau má mà hầu hết các hộ dân ở phường Nhơn Phú khấm khá hẳn lên. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa – 53 tuổi, chuyên trồng 5.500 m2 cây rau má, mỗi năm cho lợi nhuận không dưới 100 triệu đồng. Từ một hộ khó khăn với 2 bàn tay trắng lúc lập gia đình, nhờ cây rau má mà vợ chồng anh có nhà cao cửa rộng, vật dụng và phương tiện sinh hoạt trong gia đình chẳng thiếu thứ gì. Anh Hòa phấn khởi nói: “Nói chung cây rau má ban đầu có chi phí đầu tư cao khoảng 3,5 triệu đồng/sào 500 m2, nhưng cây rau má cho thu nhập cao nên tôi quyết định đầu tư cho câu rau má. Từ ngày canh tác cây rau má đến nay thì cho thu nhập ở mức cao, nhờ vậy mà tôi lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, kinh tế ổn định.”

Theo các hộ nông dân trồng rau má, trồng rau má nhọc công phục vụ cho làm cỏ, cắt rau. Mỗi 1 sào thì cần phải thuê khoảng 7 – 8 công lao động làm việc. Do đó các hộ trồng rau má đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Với diện tích trồng cây rau má ở HTX Nông nghiệp số 1 Nhơn Phú, mỗi năm, các hộ trồng rau má ở Nhơn Phú cung ứng ra thị trường khoảng 5.000 tấn rau má. Rau má chủ yếu được các thương lái thu mua và vận chuyển đi các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Kom Tum… tiêu thụ. Chính vì vậy, đầu ra của cây rau má không sợ bị… “ế”.

Từ năm 2013, Trạm Khuyến nông TP. Quy Nhơn phối hợp với HTX Nông nghiệp số 1 Nhơn Phú đã xây dựng mô hình “trồng rau má an toàn sử dụng phân bón sinh học” trên quy mô 1 ha, với 6 hộ nông dân ở khu vực 5, phường Nhơn Phú tham gia thực hiện. Việc triển khai mô hình khuyến nông trồng rau má an toàn này nhằm giúp cho nông dân áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng sinh học cho vùng rau má của thành phố, cung cấp rau xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Đây cũng cơ sở để HTX Nông nghiệp số 1 Nhơn Phú hướng đến sản xuất nguồn rau má an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời tăng thêm thu nhập cho các hộ trồng rau má ở đây khi được cơ quan chứng năng công nhận.

“Chúng tôi sản xuất chỉ dùng phân bón sinh học WEHG và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy mà dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong rau má hạn chế và được các cơ quan cho phép”, ông Nguyễn Văn Bùi chia sẻ.

Lưu Ly
Nguồn: http://infonet.vn/
 


van so nhat la van de dau ra.lam cai gi cung fu thuoc thuong lai ca,minh lam ra san pham mat may thang troi,benh tat mua nang ban thi re nhu beovan so nhat la van de dau ra.lam cai gi cung fu thuoc thuong lai ca,minh lam ra san pham mat may thang troi,benh tat mua nang ban thi re nhu beo
 
ở địa phương tôi người ta mua rau má nhổ cả rễ chứ không cắt như vậy
 
ở địa phương tôi người ta mua rau má nhổ cả rễ chứ không cắt như vậy
Cái này là rau má loại lớn rồi, ở nhà em toàn ăn rau má bờ rào, ko có 1 giọt thuốc trừ sau nào, ăn lại giòn, ngon :)
 
Rau má là loài cây cỏ mọc hoang hóa ở Miền Nam Việt Nam... Cây rau này có nhiều chất bổ dưỡng, cần cho cơ thể.
Dể trồng, nhiều người ăn rất thông dụng.
- "Thân tôi ở bụi, ở bờ
Bà con không có, nhưng nhờ tiếng kêu (MÁ)"
Tại sao tôi khẳng định rau này là rau của Miền Nam các bạn có biết không?
Đấy, tiếng kêu đó ..."MÁ" , là tiếng thiên liêng của người Miền Nam
 
Rau má là loài cây cỏ mọc hoang hóa ở Miền Nam Việt Nam... Cây rau này có nhiều chất bổ dưỡng, cần cho cơ thể.
Dể trồng, nhiều người ăn rất thông dụng.
- "Thân tôi ở bụi, ở bờ
Bà con không có, nhưng nhờ tiếng kêu (MÁ)"
Tại sao tôi khẳng định rau này là rau của Miền Nam các bạn có biết không?
Đấy, tiếng kêu đó ..."MÁ" , là tiếng thiên liêng của người Miền Nam
Ở Miền Bắc từ trước 1975 cũng kiu là "rau má". Không biết có phải do các Cụ tập kết đặt tên không nữa ?
 
Bác Tuấn tham khảo nè:

Sự tích " Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu"


Tôi là 1 người Thanh Hóa, điều đó không có gì có thể phủ nhận. Với mỗi người dân quê tôi, câu nói "Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" hay " Ước mơ lớn của người Thanh Hóa - lá rau má to bằng lá sen" dường như khá quen thuộc, nó được gắn mác cho chúng tôi mỗi khi chúng tôi nói mình là người Thanh Hóa, nó còn được xem như tỉnh kì của tỉnh Thanh Hóa nữa. Đôi khi người ta nói câu nói để chế giễu, trêu chọc đôi khi là khinh miệt dân Thanh. Nhưng cũng có 1 sự thật là không phải người ai cũng biết về sự tích của câu nói này. Dẫn đến việc xem câu nói đó như 1 vệt đen của quê hương, đôi khi có người không dám nhận mình là người Thanh Hóa.

Theo khảo sát, khi 1 người Thanh Hóa bị gọi là dân rau má thì có 30% tỏ thái độ bực mình khó chịu,35% cảm thấy bình thường,35% cảm thấy thích thú.

Với công cụ tìm kiếm Google, tôi gõ cụm từ " Sự tích câu nói dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu", và tôi nhận được 367.000 kết quả (sau 0,13 giây) .

Đọc qua các bài viết, tôi cũng thấy có nhiều luồng suy nghĩ về vấn đề này, có người đưa ra những chứng cớ lịch sử từ xa xưa, có người đưa ra cuộc sống khổ cực của người dân Thanh Hóa, về sự anh hùng luôn chống chọi với thiên nhiên của người dân xứ Thanh, về tinh thần bảo vệ tổ quốc. Nhưng theo tôi, câu nói này thực sự xuất hiện sau kháng chiến chống Pháp. Tôi xin trích dẫn 1 bài viết cụ thể:

"Không có một chiến trường lớn nào trong những năm gian khó này mà không có sự chuẩn bị từ hậu phương. Tất cả ông bà tổ tiên chúng ta đã chấp nhận gian khổ, hy sinh cho sự Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Khu 3, khu 4 là nơi cung cấp quân chính quy nhiều nhất. Chính vì vậy tôi rất đau buồn khi nhìn thấy hàng bia mộ của những người con Xứ Thanh nhiều nhất trong Nghĩa trang Trường Sơn. Không có đợt quyên góp hủ gạo cứu đói nào là không có đóng góp của người dân xứ Thanh (thường là vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần), không có đợt tòng quân nào thiếu sức người, xương máu của dân Thanh, thử hỏi với 1 miền đất cằn cỗi nắng mưa thất thường như Thanh Hóa thì lấy đâu ra nhiều gạo mà đóng góp như thế, câu trả lời chính là "Rau má thay cơm". Và không gì có thể phủ nhân câu nói của Bác Hồ: "Thanh hóa anh hùng"


1339320380873858529_574_0.jpg




Ngày xưa, thực dân Pháp lúc này đã hoàn toàn thống trị được VN, chúng tổ chức làm đường xe lửa để vận chuyển các khoáng vật ra Cảng mang về nước. Khi làm đường tàu đến đất Hoằng Hoá thì bị dân Thanh Hoá ta tổ chức phá, làm cho công việc của bọn chúng rất khó khăn. Quan Pháp mới hỏi quan huyện Hoằng Hoá là tại sao lại để dân chúng phá đường tàu? Quan huyện Hoằng Hoá cũng là người yêu nước mới nói rằng:"Thưa quan, dân chúng con khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu là non và ngon nhất, dân con không cố ý phá đâu ạ." Đây là câu chuyện có thật, nói lên tinhthần yêu nước của người dân xứ Thanh, vì vậy chẳng có gì là xấu hổ khi bảo là "dân Thanh Hoá ăn rau má, phá đường tàu"

1 ý kiến khác lại cho rằng: "Truyện kể rằng, thời đánh Pháp Thanh Hóa là hậu phương của cuộc kháng chiến. Người dân Thanh Hóa đã huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải và chiến đấu. Gian khổ phải ăn rau má cầm hơi, phá đường tàu của pháp để lột sắt đường tàu rèn thêm dao kiếm."

Còn các kiến thức lịch sử oai hùng của các đời vua về trước tôi không nhắc ở đây. Cho dù với lý do nào đi chăng nữa, thì không ai có thể phủ nhận được những đóng góp của người dân Thanh Hóa trong sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước, với điển tích " các cụ già bắn rơi máy bay", cha ông chúng tôi cùng với người dân cả nước đã hy sinh như thế.


13393207251147373037_574_0.jpg




Tôi không biết các bạn gặp bao nhiêu người xấu trong đời và bao nhiêu trong số đó là người Thanh Hóa, nhưng hãy nhớ rằng đó không phải là tất cả, chúng tôi vẫn tự hào là vùng đất hiếu học, cần cù, biết sống đùm bọc nhau trong gian khổ, mong các bạn hãy một lần nhìn lại lịch sử, nhìn lại những ng con xứ Thanh bạn từng gặp trong đời để hiểu được, chúng tôi, cũng như bao vùng miền khác, cũng có đủ phẩm chất con người Việt Nam.

Với mỗi người trong chúng ta, nếu đã đọc qua bài viết này, hy vọng các bạn hiểu được cội nguồn vấn đề, để mỗi người dân Thanh Hóa khi được nhắc đến câu nói này không còn tủi hổ và đau lòng. Còn với các bạn không phải người xứ Thanh, hy vọng các bạn có thêm một chút kiến thức lịch sử, thêm chút thiện cảm với những con người cần lao quê tôi ! Chúng tôi xứng đáng được đánh giá hơn thế.

Còn với mỗi người dân Thanh Hóa, chúng ta chẳng có gì phải xấu hổ khi nghe câu nói này cả, hãy cười với họ và kể cho họ sự tích này. Cũng thật vui khi dân mình có 1 nét đặc trưng riêng. Chúng ta chỉ thực sự buồn khi không thể thay đổi được cuộc sống nghèo khổ của quê hương mình.

Bonus thêm cho mọi người:

Bài thơ " Rau má ":

Mới nghe em chớ vội cười

Cây rau má - “ Sâm “ của người xứ Thanh

Miền quê bão lụt nắng hanh

Vươn lên để sống chỉ nhành má thôi

Cứ xanh rười rượi với đời

Cứ chia sẻ tất cho người cháo rau !

Dù ai lận đận nơi đâu

Dù ai sống giữa nhà lầu xe hơi

Riêng vị rau má, em ơi

Vẫn còn ngai ngái trong người xứ Thanh

Bao giờ em về quê anh

Mà xem dấu vết Kinh thành xa xưa

Vĩ nhân và các đời Vua

Cũng từ rau má, ốc cua nên người.

http://blog.zing.vn/jb/dt/zo_iu_91/10914692?from=like
 
Rau Má vốn mọc hoang khắp nơi trên miền Bắc.
Rau này bình thường bị người ta khinh rẻ,
chẳng ai trồng. Nó may mắn mà sống sót được,
chen nhau với các cây dại khác. Trâu Bò cũng
chẳng thích ăn nó, vì nó hơi đắng, và nó không
ngon ngọt bằng cỏ.

Năm Ất Dậu bị đói, dân phải bới cỏ hoang tìm
được rau Má ăn cho đỡ đói, rồi ai đói quá thì
cũng vẫn phải chết, chứ rau Má nào có thể cứu
đói được thay cho cơm?

Rau Má trong hình đương nhiên không ngon, vì
chúng được trồng quá dày. Trồng dày thì giữ
được nước đỡ bị bay hơi so với trồng thưa. Mặt
khác, trồng dày thì cây bị thiếu nắng, nên mọc
nhanh hơn, tuy rằng chất lượng thì kém đi. Rau
Má trồng dày thì trông bắt mắt hơn: non hơn, to
lớn hơn, màu xanh đẹp hơn, nhưng ăn dai hơn, và
nhạt hơn, mùi thơm cũng nhạt hơn.

Kỹ thuật thu hái rau Má thì cần cắt sát gốc hơn
để chóng mọc hơn, và không có những cuộng rau
già cũ từ lần cắt trước còn sót lại. Nếu nhổ gốc,
vừa khó ăn, mà vừa không có cây rau Má con mọc lại.
 
Không ổn định đâu.

Năm 1972, tôi làm ở An Dương, ngoài đê Yên Phụ,
bị Mỹ ném bom rải thảm B52, chạy lên Hà Tây,
huyện Chương Mỹ tạm ở 2 tháng. Đến khi ký hiệp
nghị Paris thì trở lại Hà Nội.

Ở Huyện Chương Mỹ này, dân nghèo đói lắm, đói
hơn cả công nhân chúng tôi nữa. Họ chỉ trồng
cây khoai lang, mà khoai lang thì ăn trừ cơm
làm sao được? Đất đai khô cằn, chỉ mọc hoang
cây Hà Thủ Ô. Ruộng lúa nước có lẽ vào hợp tác
xã nông nghiệp, nên bờ ruộng thẳng tắp và khá
to lớn, chứ không nhỏ xíu như thời sau Cải Cách
Ruộng Đất. Bờ ruộng này mới làm một vài năm thôi,
nên không có nhiều loại cỏ hoang, mà rặt một giống
rau má. Chẳng có ai hái cả. Trâu bò cũng không đặt
móng lên những bờ ruộng này. Nếu nội thành Hà Nội
ăn nhiều rau má, thì ở đây làm gì còn rau má mọc
hoang thuần nguyên chất như thế này?

Bài báo viết, chúng ta tham khảo thôi, chứ đừng
dại mà bỏ vốn ra trồng rau má. Năm ngoái, báo
cũng đã đăng trồng rau mồng tơi chỉ để lấy hạt
bán, kiếm bạc triệu. Sau đó còn có thấy ai đua
trồng mồng tơi để bán hạt nữa đâu?
 
Không ổn định đâu.

Năm 1972, tôi làm ở An Dương, ngoài đê Yên Phụ,
bị Mỹ ném bom rải thảm B52, chạy lên Hà Tây,
huyện Chương Mỹ tạm ở 2 tháng. Đến khi ký hiệp
nghị Paris thì trở lại Hà Nội.

Ở Huyện Chương Mỹ này, dân nghèo đói lắm, đói
hơn cả công nhân chúng tôi nữa. Họ chỉ trồng
cây khoai lang, mà khoai lang thì ăn trừ cơm
làm sao được? Đất đai khô cằn, chỉ mọc hoang
cây Hà Thủ Ô. Ruộng lúa nước có lẽ vào hợp tác
xã nông nghiệp, nên bờ ruộng thẳng tắp và khá
to lớn, chứ không nhỏ xíu như thời sau Cải Cách
Ruộng Đất. Bờ ruộng này mới làm một vài năm thôi,
nên không có nhiều loại cỏ hoang, mà rặt một giống
rau má. Chẳng có ai hái cả. Trâu bò cũng không đặt
móng lên những bờ ruộng này. Nếu nội thành Hà Nội
ăn nhiều rau má, thì ở đây làm gì còn rau má mọc
hoang thuần nguyên chất như thế này?

Bài báo viết, chúng ta tham khảo thôi, chứ đừng
dại mà bỏ vốn ra trồng rau má. Năm ngoái, báo
cũng đã đăng trồng rau mồng tơi chỉ để lấy hạt
bán, kiếm bạc triệu. Sau đó còn có thấy ai đua
trồng mồng tơi để bán hạt nữa đâu?
Trồng rau má rồi lượm cho sạch cũng hết ngày mỏi mắt .
Bác ơi rau má bây giờ người ta dùng nhiều rồi . Bún có rau má , bánh canh cũng có ...lẩu cũng có...nước ép rau má ... sinh tố rau má ....canh rau má ...v..v.v.
Bên mỹ không có rau má .
 
Ở đâu có người Việt Nam thì ở đó có các
cây Việt Nam. Tôi không trồng, thì có
người khác trồng. Tôi mua, giá cắt cổ.
 
rau má chắc chỉ các tỉnh nắng nóng chuộng chứ em ở miền Bắc thì chả khoái món này. mà cái rau má trong hình ăn ko ngon, cây rau má miền Bắc mọc bờ ao, rệ đường còn non mới có 1 thân thơm và béo hơn nhiều.
 


Back
Top